HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Tăng cường hợp tác y tế nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Friday 2025-04-04 13:53

Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày sức khỏe thế giới (07/4) năm 2025

Friday 2025-04-03 22:37

Bộ Y tế công bố bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y Hà Nội

Thursday 2025-04-03 08:04

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp đại diện Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam

Thursday 2025-04-03 03:26

Hoàng hậu Vương quốc Bỉ Mathilde thăm Bệnh viện Nhi Trung ương

Wednesday 2025-04-01 22:34

Hội nghị khoa học về Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 51

Tuesday 2025-04-01 09:44

Lễ phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”

Saturday 2025-03-29 09:25

Tin từ Colombia: Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của ngành Y tế trong tuyên truyền vận động rà soát và xây dựng các quy định liên quan đến phòng chống ô nhiễm không khí

Saturday 2025-03-29 04:37

Thứ trưởng Bộ Y tế: Y học cổ truyền là di sản văn hoá quý cần được bảo tồn và phát triển

Saturday 2025-03-29 00:27

Người dân, bệnh viện ở TPHCM không chủ quan trước bệnh sởi dù ca mắc đang giảm

Friday 2025-03-28 07:34

Chủ động "cắt" lây, không để dịch sởi kéo dài

Friday 2025-03-28 01:32

Bộ trưởng Bộ Y tế: Hải Phòng tiếp tục rà soát để tránh bỏ sót đối tượng, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi

Friday 2025-03-28 01:28

Hội nghị triển khai một số quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế

Friday 2025-03-28 01:02

Tiếp cận đa chuyên ngành trong quản lý bệnh nhân cao tuổi

Thursday 2025-03-27 14:32

Bộ trưởng Bộ Y tế: Duy trì bao phủ tiêm chủng là then chốt để phòng chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Thursday 2025-03-27 14:30

Bộ trưởng Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng chống bệnh sởi, chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi tại Quảng Ninh

Thursday 2025-03-27 14:24

Họp bàn về việc tăng mức chế tài xử phạt đối với vi phạm an toàn thực phẩm và rà soát các nội dung phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Y tế

Thursday 2025-03-27 03:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương dự hội nghị toàn cầu lần thứ hai về Ô nhiễm không khí và Sức khoẻ - Thúc đẩy hành động cho không khí sạch, tiếp cận năng lượng sạch và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Colombia

Wednesday 2025-03-26 06:21

Tăng cường tiếp cận y tế toàn diện trong lĩnh vực sức khỏe phổi

Wednesday 2025-03-26 06:17

Thủ tướng: Đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở ngay trong năm nay

Wednesday 2025-03-26 00:47

Asset Publisher Asset Publisher

Tăng thuế thuốc lá, giải pháp hiệu quả cứu sống nhiều người, cân bằng ngân sách cho phát triển

04/04/2025 | 09:01 AM

 | 

 

Nếu áp dụng thuế tuyệt đối ở mức 5.000 đồng mỗi bao thuốc lá vào năm 2026 và tăng lên 15.000 đồng mỗi bao vào năm 2030, Việt Nam có thể giảm đáng kể tỷ lệ hút thuốc, đồng thời tăng nguồn thu ngân sách để đầu tư vào các chương trình y tế và phát triển xã hội.

Phương án này sẽ giúp nguồn thu thuế tăng thêm 29.000 tỷ đồng mỗi năm vào năm 2030, tăng 169% so với kịch bản không tăng thuế, cao hơn khoảng 25% so với phương án do Bộ Tài chính đề xuất.

Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị áp dụng hệ thống thuế hỗn hợp, kết hợp thuế tuyệt đối với thuế theo tỷ lệ phần trăm hiện có.

Bài học kinh nghiệm quốc tế ủng hộ chính sách tăng thuế thuốc lá

Trong nhiều năm qua, việc tăng thuế thuốc lá đã được nhiều quốc gia trên thế giới chứng minh là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Tăng thuế thuốc lá, giải pháp hiệu quả cứu sống nhiều người, cân bằng ngân sách cho phát triển- Ảnh 1.

Thuốc lá gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho sức khoẻ người sử dụng. Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 103 nghìn ca tử vong liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Các quốc gia như Philippines đã thành công trong việc giảm tỷ lệ hút thuốc 30% (từ 27% năm 2009 xuống còn 19,5% năm 2021) nhờ tăng thuế thuốc lá, đồng thời tăng doanh thu thuế lên 400%.

Cụ thể, doanh số thu thuế thuốc lá của Chính phủ Philippines đã tăng hơn gấp đôi trong vòng một năm, từ 680 triệu USD (năm 2012) lên 1,66 tỷ USD (năm 2013), và tiếp tục tăng lên 2,9 tỷ USD (năm 2022).

Nhiều quốc gia khác đã áp dụng mức thuế thuốc lá cao (đạt 75% giá bán lẻ) để hạn chế tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Theo báo cáo của WHO, số lượng các quốc gia áp dụng thuế tỷ lệ đang ngày càng giảm xuống (từ 45 quốc gia năm 2010 xuống còn 34 quốc gia năm 2022), và xu hướng chuyển đổi sang hệ thống thuế tuyệt đối hoặc thuế hỗn hợp (đánh cả thuế tỷ lệ và thuế tuyệt đối) đang ngày càng tăng lên (trong giai đoạn từ 2010-2022, số quốc gia áp dụng thuế hỗn hợp đã tăng từ 51 lên 64 quốc gia; số quốc gia áp dụng thuế tuyệt đối cũng tăng từ 59 lên 70 quốc gia).

Chính sách thuế kết hợp với quản lý chặt chẽ giúp giảm tỷ lệ tiêu dùng thuốc lá

Một số ý kiến lo ngại rằng việc tăng thuế sẽ làm gia tăng tình trạng buôn lậu, nhưng thực tế cho thấy quản lý chặt chẽ và thực thi nghiêm ngặt có thể kiểm soát rủi ro này. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia cho thấy rằng việc tăng thuế không nhất thiết dẫn đến buôn lậu gia tăng, miễn là đi kèm với các biện pháp kiểm soát hiệu quả.

Chính sách thuế kết hợp với quản lý chặt chẽ không chỉ giúp giảm tỷ lệ tiêu dùng sản phẩm có hại như thuốc lá mà còn đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững, phục vụ các mục tiêu y tế công cộng.

Tại Việt Nam hiện cũng có nhiều chỉ đạo từ chính phủ tăng cường các biện pháp phòng chống buôn lậu, nhờ đó mà tỷ lệ sử dụng thuốc lá lậu vẫn được kiểm soát (thị phần tiêu dùng thuốc lá lậu giảm từ mức khoảng 20% những năm 2010-2015 xuống mức dưới 14% từ năm 2017, theo nghiên cứu của DEPOCEN).

Hơn nữa, tác động kinh tế của chính sách này là tích cực: khi tiêu dùng thuốc lá giảm, chi tiêu sẽ chuyển sang các ngành khác, tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng tăng thuế thuốc lá là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ hút thuốc ở giới trẻ. Việc thuốc lá trở nên đắt đỏ hơn sẽ khiến nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, từ bỏ thói quen hút thuốc.

Việt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên ngày càng tăng, vì vậy, một chính sách thuế thuốc lá mạnh mẽ có thể giúp ngăn chặn thói quen này ngay từ khi còn nhỏ. Bảo vệ giới trẻ là bảo vệ tương lai, và sức khỏe cộng đồng chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững.

Đối với nông dân trồng thuốc lá và lao động trong ngành, Chính phủ có thể hỗ trợ họ chuyển đổi sang các ngành nghề bền vững hơn thông qua hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và chính sách ưu đãi. Nông dân có thể được hướng dẫn trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, thân thiện với môi trường. Lao động trong ngành được đào tạo để tìm việc làm mới trong các lĩnh vực nông nghiệp bền vững hoặc công nghiệp xanh. Đồng thời, khuyến khích đầu tư vào các ngành thay thế giúp tạo thêm việc làm.

Những biện pháp này không chỉ giúp ổn định sinh kế mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế bền vững. Hiện nay ở một số tỉnh, Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá đã hỗ trợ các chương trình giúp chuyển đổi đem lại những kết quả thành công ban đầu.

3 khuyến nghị chính sách thuế thuốc lá cho Việt Nam

Với kỳ họp Quốc hội thảo luận về điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt sắp diễn ra, Việt Nam đang có cơ hội quan trọng để giảm tỷ lệ hút thuốc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tăng nguồn thu ngân sách bằng cách thực hiện một chính sách thuế thuốc lá mạnh mẽ và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, các khuyến nghị về chính sách thuế thuốc lá bao gồm:

Áp dụng hệ thống thuế hỗn hợp với mức thuế tuyệt đối đủ mạnh, tăng theo lộ trình rõ ràng và phù hợp với mức thu nhập chuyển đổi từ hệ thống thuế tỷ lệ hiện tại sang hệ thống thuế hỗn hợp, bao gồm thuế tuyệt đối đủ mạnh để hạn chế tiêu dùng thuốc lá.

Phương án thuế do Bộ Y tế và WHO khuyến nghị là áp dụng hệ thống thuế hỗn hợp bao gồm thuế tỷ lệ đạt 75% giá bán lẻ và thuế tuyệt đối tăng lên ít nhất 5.000 đồng mỗi bao thuốc vào năm 2026 và tăng dần theo lộ trình tới 15.000 đồng mỗi bao vào năm 2030 để đảm bảo giá thuốc lá không trở nên rẻ hơn theo thời gian.

Thuế tuyệt đối phải đủ mạnh để đảm bảo tác động đủ lớn và lâu dài. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia cho thấy thuế hỗn hợp giúp giảm tiêu thụ thuốc lá đáng kể đồng thời tăng nguồn thu ngân sách ổn định. Định kỳ điều chỉnh mức thuế theo lạm phát và mức tăng thu nhập bình quân để duy trì hiệu quả chính sách trong dài hạn.

Hướng nguồn thu thuế thuốc lá vào các chương trình y tế và phát triển xã hội. Sử dụng nguồn thu từ thuế thuốc lá để tài trợ cho các chương trình phòng chống tác hại thuốc lá, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đầu tư vào các biện pháp phòng ngừa, truyền thông và điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá nhằm giảm chi phí y tế và gánh nặng bệnh tật cho quốc gia.

Tăng thuế thuốc lá, giải pháp hiệu quả cứu sống nhiều người, cân bằng ngân sách cho phát triển- Ảnh 2.

Chính sách thuế kết hợp với quản lý chặt chẽ không chỉ giúp giảm tỷ lệ tiêu dùng sản phẩm có hại như thuốc lá mà còn đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững, phục vụ các mục tiêu y tế công cộng.

Giáo dục và hỗ trợ nông dân và người lao động trong ngành công nghiệp thuốc lá chuyển đổi việc làm sang các ngành bền vững hơn. Xây dựng các chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông dân trồng thuốc lá chuyển đổi sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, thân thiện với môi trường.

Cung cấp chương trình đào tạo nghề và tạo việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp xanh và nông nghiệp bền vững để đảm bảo sinh kế ổn định cho lao động trong ngành thuốc lá.

Tăng cường thực thi và kiểm soát buôn lậu thuốc lá. Củng cố hệ thống giám sát thị trường, tăng cường kiểm soát buôn lậu thuốc lá bằng cách sử dụng công nghệ theo dõi sản phẩm và các biện pháp pháp lý nghiêm khắc.

 Phối hợp với các nước láng giềng để kiểm soát dòng chảy thuốc lá nhập lậu, đồng thời thực thi các quy định nghiêm ngặt về quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của ngành công nghiệp thuốc lá.

Hành động ngay bây giờ sẽ cứu sống hàng triệu người, bảo vệ thế hệ tương lai khỏi tác hại của thuốc lá và góp phần xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững hơn cho Việt Nam.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến