HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phát động Chương trình “Đăng ký hiến tặng mô, tạng – Cho đi là còn mãi”

Sunday 2024-05-19 07:50

Lễ ra quân Hành trình "Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác" năm 2024

Sunday 2024-05-19 07:44

Thư của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan kêu gọi cán bộ, nhân viên ngành Y tế tham gia đăng ký hiến mô, tạng cứu người.

Saturday 2024-05-18 09:31

Bộ Y tế trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

Saturday 2024-05-18 07:41

Hội thảo góp ý dự thảo "Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khoẻ"

Friday 2024-05-17 02:16

Công bố lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần 2

Wednesday 2024-05-15 07:57

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Giám đốc phụ trách kinh tế Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Wednesday 2024-05-15 07:49

Bộ Y tế họp về cán bộ Bệnh viện Mắt Trung ương

Wednesday 2024-05-15 01:30

Triển khai hiệu quả việc đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025

Tuesday 2024-05-14 09:22

Khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam

Tuesday 2024-05-14 09:13

Việt Nam mong muốn WHO giúp nâng cao năng lực y tế dự phòng, sản xuất vaccine, mua sắm thuốc

Monday 2024-05-13 07:40

Phát triển y tế cơ sở người dân đến khám chữa bệnh hài lòng hơn, cán bộ y tế làm việc trong điều kiện tốt hơn

Monday 2024-05-13 03:55

Khoảng 7 triệu người Việt sống trong vùng sốt rét lưu hành, phải nỗ lực để loại trừ bệnh này vào năm 2030

Monday 2024-05-13 02:32

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương

Monday 2024-05-13 01:30

Về đích đúng hạn để đổi mới y tế cơ sở

Sunday 2024-05-12 02:39

Đảm bảo người dân có được những liều vắc xin an toàn, hiệu quả

Friday 2024-05-10 09:44

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm Viện trưởng Viện Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường

Friday 2024-05-10 09:39

Bộ Y tế trao tặng Kỷ niệm chương “Vì Sức khỏe nhân dân” cho Giám đốc dự án USAID/PATH STEPS, Giám đốc chương trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu, Tổ chức PATH Toàn cầu

Friday 2024-05-10 06:47

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, động viên nữ bác sĩ nội trú bị tai nạn hy hữu

Thursday 2024-05-09 07:41

Ngành Y tế phát động Tháng Công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024

Thursday 2024-05-09 04:09

Asset Publisher Asset Publisher

Tầm soát để sớm phòng bệnh tan máu bẩm sinh

07/05/2024 | 14:50 PM

 | 

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi, nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra hàng năm mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

Tầm soát để sớm phòng bệnh tan máu bẩm sinh- Ảnh 1.

Việt Nam hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới (8/5) năm 2024

Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh. Bệnh gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh ghi nhận ở cả nam và nữ.

Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.

Người mang gen bệnh là người có hình thể bên ngoài hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện lâm sàng, là nguồn di truyền gen trong cộng đồng. Do đó, xác suất những người mang gen bệnh gặp nhau và kết hôn trong cộng đồng, dẫn đến nhiều cặp đôi có nguy cơ sinh con bị bệnh mà không biết.

Theo Cục Dân số, Bộ Y tế, tại Việt Nam, hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, trên 20.000 người bệnh đang cần được điều trị. Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng, cần được điều trị cả đời.

Hiện nay, số lượng bệnh nhân Thalassemia đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên "ngân hàng" máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội, nhất là nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Ước tính, mỗi năm Việt Nam cần hàng nghìn tỷ đồng để điều trị cho tất cả bệnh nhân Thalassemia. Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi, nhưng hoàn toàn có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra hàng năm bị bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng giống nòi.

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới (8/5), các hoạt động của ngành y tế sẽ được tổ chức trên quy mô cả nước nhằm nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, các chức sắc tôn giáo, những người có uy tín trong cộng đồng, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam nữ thanh niên sắp kết hôn…về tầm quan trọng của việc tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh…

Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân về quyền, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, đặc biệt về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia, góp phần làm giảm gánh nặng về kinh tế và tinh thần của từng gia đình, cộng đồng, xã hội và nâng cao chất lượng dân số.

Để giảm thiểu gánh nặng điều trị và chăm sóc người bệnh, các chuyên y tế khuyến cáo, người dân có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp như: tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh trước sinh và sơ sinh, từ đó giúp cho họ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh đẻ, nhằm sinh ra những đứa con không mắc bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia.

Đặc biệt, nếu cả hai người mang gen bệnh Thalassemia kết hôn với nhau, cần được tư vấn trước khi có dự định có thai.

Nếu hai vợ chồng mang gen bệnh Thalassemia có thai, cần được chẩn đoán trước sinh khi thai được 12-18 tuần tại các cơ sở y tế chuyên khoa./.

Nguồn: Chinhphu.vn


Thăm dò ý kiến