HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Ban Điều phối quốc gia Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV, Lao và Sốt Rét (CCM) Việt Nam họp phiên toàn thể quý I/2025

Thursday 2025-02-20 10:19

Tăng cường hợp tác thử nghiệm lâm sàng Việt Nam- Nhật Bản

Thursday 2025-02-20 10:17

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực xây dựng và phát triển

Thursday 2025-02-20 03:55

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức: Phấn đấu rút ngắn tiến độ ít nhất 1 tháng

Wednesday 2025-02-19 14:01

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02

Tuesday 2025-02-18 04:11

Đẩy mạnh việc hợp tác, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh, thuốc chuyên khoa đặc trị

Monday 2025-02-17 11:45

Bộ trưởng Bộ Y tế: Tuyên Quang phát huy lợi thế cơ sở vật chất, đẩy mạnh chuyển đổi số để chăm sóc sức khoẻ nhân dân tốt hơn

Monday 2025-02-17 01:35

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và làm việc tại Tuyên Quang

Sunday 2025-02-16 01:14

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tri ân các nhà giáo, nhà khoa học lão thành của ngành Y tế

Sunday 2025-02-16 00:40

Thứ trưởng Bộ Y tế thăm, chúc mừng các bệnh viện phía Nam nhân Ngày thầy thuốc Việt Nam

Sunday 2025-02-16 00:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tập đoàn NIPRO Nhật Bản

Saturday 2025-02-15 12:17

Tôn vinh, tri ân những đóng góp của thầy thuốc qua các giai điệu đẹp về ngành y

Saturday 2025-02-15 05:16

Tăng cường hợp tác y tế Việt Nam và Phần Lan

Friday 2025-02-14 01:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Tổng hội Y học Việt Nam

Thursday 2025-02-13 01:00

Đảng ủy Bộ Y tế tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Thursday 2025-02-13 00:58

Bộ Y tế dâng hương Y tổ, tưởng niệm ngày viên tịch của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thursday 2025-02-13 00:53

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Wednesday 2025-02-12 06:29

Hội nghị góp ý kiến dự thảo Kế hoạch hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Wednesday 2025-02-12 01:11

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm lại Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế

Tuesday 2025-02-11 03:48

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

Monday 2025-02-10 14:34

Asset Publisher Asset Publisher

Sử dụng Tamiflu điều trị cúm cho trẻ em như thế nào?

19/02/2025 | 08:55 AM

 | 

 

Bác sĩ chỉ kê đơn Tamiflu khi trẻ có các triệu chứng cúm và có kết quả thử nghiệm dương tính với cúm A hoặc cúm B và thường sử dụng trong vòng 48 giờ từ khi có triệu chứng. Vì vậy, cha mẹ không nên sử dụng Tamiflu "bừa bãi" khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tamiflu là một loại thuốc kháng virus được kê để điều trị bệnh cúm mùa.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thu Nguyệt, Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, Tamiflu là một loại thuốc kháng virus được kê để điều trị bệnh cúm mùa. Trẻ em cũng có thể được kê đơn sử dụng Tamiflu để điều trị bệnh cúm. Mặc dù thuốc không làm giảm hoàn toàn các triệu chứng cúm nhưng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm và giảm thời gian trẻ bị cúm cũng như hạn chế nguy cơ mắc các biến chứng do cúm.

Về độ an toàn của Tamiflu đối với trẻ thì Tamiflu đã được phê duyệt sử dụng vào năm 1999 để sử dụng cho trẻ em từ 2 tuần tuổi trở lên. Các tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ. Vì vậy, thuốc được coi là an toàn để sử dụng.

Cơ chế của Tamiflu là thuốc kháng virus hoạt động bằng cách ngăn virus nhân lên trong cơ thể. Mặc dù thuốc kháng virus khác với thuốc kháng sinh, nhưng đều là các thuốc phải được bác sĩ kê đơn thay vì mua không cần đơn.

Tuy nhiên, bác sĩ Nguyệt nhấn mạnh, việc cho trẻ uống Tamiflu cần theo chỉ định của bác sĩ. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý cho con uống thuốc.

"Bác sĩ nhi khoa có thể kê đơn Tamiflu cho trẻ nếu có biểu hiện sau: Sốt/ớn lạnh; ho; sổ mũi; viêm họng; đau người; mệt mỏi... Các cha mẹ hãy nhớ rằng, bác sĩ chỉ kê đơn Tamiflu khi trẻ có các triệu chứng cúm và có kết quả thử nghiệm dương tính với cúm A hoặc cúm B và thường sử dụng trong vòng 48 giờ từ khi có triệu chứng. Vì vậy, cha mẹ không nên sử dụng Tamiflu bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nếu trẻ có các triệu chứng cúm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ cao bị các biến chứng do cúm, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho trẻ dùng Tamiflu ở giai đoạn muộn hơn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các yếu tố nguy cơ bao gồm trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim phổi", bác sĩ Nguyệt nói.

Chia sẻ về lợi ích của Tamiflu trong điều trị cúm, bác sĩ Nguyệt cho hay, các nghiên cứu trên cả trẻ em và người lớn cho thấy thuốc kháng virus như Tamiflu có thể ngăn ngừa bệnh cúm nặng có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Đặc biệt, những loại thuốc này có thể làm giảm nguy cơ viêm phổi hoặc các vấn đề sức khỏe khác dẫn đến nhập viện.

Nhìn chung, thuốc kháng virus có thể làm cho các triệu chứng của trẻ ít nghiêm trọng hơn và rút ngắn thời gian bị bệnh từ 1 đến 3 ngày. Điều này có nghĩa là trẻ có thể quay trở lại cuộc sống hàng ngày ở gia đình, trường học, tham gia các hoạt động, đến các điểm vui chơi sớm hơn so với khi không dùng thuốc.

Khi được sử dụng sớm, Tamiflu cũng có thể ngăn ngừa tình trạng viêm tai phát triển khi bệnh cúm tiến triển. Tamiflu thậm chí có thể làm giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh để điều trị các biến chứng do nhiễm vi khuẩn khác liên quan đến bệnh cúm ở trẻ em từ 1 đến 12 tuổi.

"Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) nhấn mạnh rằng Tamiflu có hiệu quả nhất khi được dùng trong vòng 48 giờ sau khi con bạn xuất hiện các triệu chứng. Vì vậy, nếu bạn nhầm những cơn ho, sốt hoặc hắt hơi ban đầu do cúm gây nên với cảm lạnh thông thường, bạn có thể đã bỏ lỡ khoảng thời gian điều trị lý tưởng. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ trẻ mắc cúm, hãy đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời", bác sĩ Nguyệt cho hay.

Tuy nhiên, Tamiflu có thể không hiệu quả với một số chủng cúm nhất định. CDC Hoa Kỳ mới chỉ xác định được một trường hợp virus cúm đã kháng lại Tamiflu, đó là chủng H1N1 vào năm 2009.

Vì vậy, cha mẹ không được tự ý sử dụng Tamiflu cho trẻ em. Bác sĩ sẽ thăm khám, chỉ định sử dụng Tamiflu điều trị cho con bạn trong trường hợp cần thiết.

Các tác dụng phụ chính liên quan đến Tamiflu bao gồm buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, FDA lưu ý rằng các tác dụng phụ không phổ biến và rất hiếm gặp đã được ghi nhận ở trẻ em từ 16 tuổi trở xuống, bao gồm: Ảo giác; hoang mang, sợ hãi; co giật; các vấn đề thần kinh hoặc tâm thần khác.

Bác sĩ Nguyệt khuyến cáo, nếu trẻ được bác sĩ chỉ định dùng Tamiflu, hãy theo dõi trẻ để biết các dấu hiệu thay đổi hành vi bất thường và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn nhận thấy trẻ có các dấu hiệu khó thở, mất nước hoặc các triệu chứng xấu đi, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Về việc có nên sử dụng Tamiflu để phòng ngừa cúm, bác sĩ Nguyệt khuyến cáo, Tamiflu còn được gọi là chất ức chế neuraminidase vì khả năng ngăn chặn enzyme neuraminidase của virus, có nhiệm vụ cho phép virus cúm xâm nhập vào các tế bào trong hệ hô hấp. Do đó, bác sĩ nhi khoa có thể kê đơn thuốc Tamiflu cho trẻ trước khi các triệu chứng bắt đầu để ngăn ngừa bệnh cúm diễn biến nặng.

Điều đó có nghĩa rằng, Tamiflu không được kê đơn để phòng ngừa cúm cho mọi trẻ em, trừ khi trẻ có nguy cơ rất cao mắc bệnh cúm nặng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo phương pháp tốt nhất để phòng ngừa cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là tiêm phòng cúm theo mùa mỗi năm.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến