HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Hội nghị trực tuyến liên ngành về tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024

Wednesday 2024-03-27 09:07

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Monday 2024-03-25 08:43

Cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số

Sunday 2024-03-24 09:55

Kỷ niệm Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2024: “Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao”

Friday 2024-03-22 09:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế

Friday 2024-03-22 02:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự Hội nghị Quốc gia về Y tế biển đảo lần thứ VII

Thursday 2024-03-21 12:50

Bộ Y tế bổ nhiệm Cục trưởng Cục Y tế dự phòng

Thursday 2024-03-21 09:18

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm việc với Quỹ Toàn cầu

Wednesday 2024-03-20 01:52

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc năm 2024

Sunday 2024-03-17 12:23

Hội thảo triển khai công tác khoa học và công nghệ ngành Y tế 2024

Saturday 2024-03-16 12:33

Điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Saturday 2024-03-16 12:28

Đánh giá nhân lực y tế khoa học, chuẩn mực, nhưng có độ mở, linh hoạt

Thursday 2024-03-14 08:57

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

Thursday 2024-03-14 01:40

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị cấp cáo ASEAN – Australia thăm chính thức Australia và NewZealand

Monday 2024-03-11 06:08

Thủ tướng thúc đẩy các tập đoàn hàng đầu New Zealand và thế giới đầu tư vào Việt Nam

Monday 2024-03-11 03:41

Hội nghị giao ban y tế dự phòng khu vực Tây Nguyên năm 2024

Sunday 2024-03-10 08:50

Việt Nam-Australia ký kết, trao đổi 12 văn kiện hợp tác quan trọng

Thursday 2024-03-07 07:14

Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thursday 2024-03-07 07:11

Bộ Y tế bổ nhiệm hai Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy

Thursday 2024-03-07 03:29

Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Australia theo nghi thức trọng thể nhất

Thursday 2024-03-07 02:16

Asset Publisher Asset Publisher

Sáng 24/6: Theo dõi chặt biến chủng mới của COVID-19; Kiểm soát tại cửa khẩu các dịch bệnh mới nổi, không để xâm nhập

24/06/2022 | 10:37 AM

 | 

Bộ Y tế cho biết đang tiếp tục theo dõi chặt tình hình dịch trên thế giới; nâng cao công tác phân tích, dự báo để có phương án đáp ứng hiệu quả các tình huống dịch có thể xảy ra, nhất là đối với các biến chủng mới của COVID-19; Đồng thời kiểm soát ngay tại cửa khẩu các dịch bệnh mới nổi, không để xâm nhập.

Cả  nước còn 32 ca COVID-19 nặng

Theo Bộ Y tế, ngày 23/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 740 ca nhiễm mới đều ở trong nước (giảm 148 ca so với ngày trước đó) tại 37 tỉnh, thành phố (có 634 ca trong cộng đồng). Hà Nội có 154 ca COIVD-19, tiếp tục là địa phương ghi nhận nhiều nhất; 36 tỉnh, thành còn lại chỉ ghi nhận từ 1-54 ca COVID-19/ ngày, trong đó gần 1/3 trong số đó có dưới 10 ca COVID-19/ ngày.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 693 ca/ngày. Đây là cọn số trung bình thấp nhất trong nhiều tháng qua bởi trước đó, có những thời điểm số mắc trung bình lên đến hơn 100.000 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.740.595 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.422 ca nhiễm).

Sáng 24/6: Theo dõi chặt biến chủng mới của COVID-19; Kiểm soát tại cửa khẩu các dịch bệnh mới nổi, không để xâm nhập - Ảnh 1.

Sáng 24/6: Theo dõi chặt biến chủng mới của COVID-19; Kiểm soát tại cửa khẩu các dịch bệnh

Theo Bộ Y tế, biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào nước ta và có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc COVID-19 trong thời gian tới.

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.732.828 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.604.530), TP. Hồ Chí Minh (609.935), Nghệ An (485.458), Bắc Giang (387.718), Bình Dương (383.796).

Đến nay, theo thống kê, tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh ở nước ta là: 9.627.924 ca. Trong số các trường hợp mắc COVID-19 đang điều trị có 32 bệnh nhân đang thở ô xy, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 23 ca;Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 5 ca.

Đánh giá miễn dịch cộng đồng để chủ động có giải pháp phòng ngừa lây nhiễm COVID-19, nhất là đối với các biến chủng mới

Theo Bộ Y tế, số mắc COVID-19 trong thời gian qua có xu hướng giảm mạnh nhưng số mắc mới được ghi nhận tăng nhẹ trở lại trong những ngày qua tại một số tỉnh, thành phố.

Thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2; trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào nước ta và có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc COVID-19 trong thời gian tới.

Do vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.

Cần tiếp tục quản lý, duy trì bền vững thành quả phòng, chống dịch. Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19. Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới; nâng cao công tác phân tích, dự báo tình hình dịch để có phương án đáp ứng hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, nhất là đối với các biến chủng mới của COVID-19; chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi để ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu, không để xâm nhập vào nước ta.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi và tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên; Đánh giá miễn dịch cộng đồng để chủ động có giải pháp phòng ngừa lây nhiễm, nhất là đối với các biến chủng mới.

 Nâng cao năng lực điều trị tất cả các tuyến; bảo đảm người mắc COVID-19 được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế phù hợp, người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở. Tăng cường giám sát, có các biện pháp đồng bộ giảm thiểu ảnh hưởng sau điều trị COVID-19.

Tăng cường truyền thông, huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống giáo dục…trong việc vận động tiêm vaccine phòng COVID-19 và phòng, chống dịch bệnh; tổ chức phát động Chiến dịch tiêm chủng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn quốc, đi đầu, gương mẫu trong việc tiêm vaccine phòng COVID-19 theo khuyến cáo. 

Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 546,7 triệu ca, trên 6,34 triệu ca tử vong.

Nhiều quốc gia châu Âu đang lo ngại làn sóng COVID-19 mùa Hè. Ngày 22/6, Italy thông báo số ca nhiễm COVID-19 mới lại gia tăng tại nước này, số ca nhiễm COVID-19 mới hằng tuần tại Italy đã tăng trong tuần thứ ba liên tiếp sau 8 tuần giảm.

Tại Pháp, số ca mắc mới tăng dần từ cuối tháng 5, với trung bình số ca mắc mới trong giai đoạn 7 ngày đã tăng gần gấp 3 lần, từ mức khoảng 17.705 ca công bố ngày 27/5 lên mức 50.402 ca công bố ngày 21/6. Số người nhập viện vì COVID-19 tại Pháp ngày 18/6 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng, với 13.76 ca nhưng sau đó tăng thêm 458 ca trong 3 ngày qua lên mức 14.334 ca, cao nhất trong 3 tuần trở lại đây. Số ca tử vong vì COVID-19 tại Pháp cũng tăng thêm 56 ca trong ngày 21/6 lên mức 149.162 ca.

Riêng Bồ Đào Nha, cũng đang chứng kiến làn sóng dịch gia tăng do 2 dòng phụ của biến thể Omicron gồm BA.4 và BA.5 gây ra. Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho rằng 2 dòng phụ này nhiều khả năng sẽ trở thành biến thể gây bệnh chủ đạo tại khu vực.

Theo các chuyên gia dịch tễ tại châu Âu, có 2 yếu tố có thể khiến số ca nhiễm mới tăng lên. Một là sự suy giảm khả năng miễn dịch theo thời gian, hai là các biến thể phụ mới BA.4 và BA.5 vừa dễ lây lan hơn vừa có khả năng "trốn" khả năng miễn dịch tốt hơn./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến