HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Đảm bảo mọi trẻ sinh non được chăm sóc sức khỏe tốt nhất

Saturday 2024-11-16 11:44

45 năm thành lập Trường Đại học Y Dược Hải Phòng: Đào tạo sinh viên vừa đủ cả tài và đức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội

Saturday 2024-11-16 06:00

Đại học Dược Hà Nội, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu của khu vực và thế giới

Friday 2024-11-15 11:57

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Y tế Việt Nam và chính quyền tỉnh Kanagawa

Friday 2024-11-15 11:51

Hội nghị công tác truyền thông khu vực phía Bắc năm 2024

Friday 2024-11-15 09:39

Bộ trưởng Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia và quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính Bộ Y tế

Friday 2024-11-15 00:33

Bộ Y tế trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho Giám đốc Quốc gia, CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thursday 2024-11-14 13:30

UNDP-WHO hỗ trợ giải quyết ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Thursday 2024-11-14 10:18

Tăng cường sàng lọc, chẩn đoán và điều trị viêm gan B,C tại tuyến y tế cơ sở

Thursday 2024-11-14 09:06

Ký kết ghi nhớ giữa Bộ Y tế nước CHXHCN Việt Nam và Cục Giám sát Dược phẩm Quốc gia nước CHND Trung Hoa

Tuesday 2024-11-12 11:11

Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Quản lý bệnh viện Châu Á năm 2025

Tuesday 2024-11-12 04:16

Tổng thuật chiều 11/11: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế

Monday 2024-11-11 13:00

Đảng ủy Bộ Y tế triển khai, quán triệt công tác tổ chức đại hội các cấp thuộc Đảng bộ Bộ Y tế

Monday 2024-11-11 12:38

Bộ Y tế chuẩn bị “Hội chợ dược liệu Y Dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai, năm 2024”

Monday 2024-11-11 12:35

Đồng bộ các biểu mẫu và đưa vào sử dụng phù hợp với mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe ngành Y tế

Monday 2024-11-11 12:27

Bệnh ung thư gia tăng mạnh mẽ và trở thành một trong những vấn đề sức khỏe hàng đầu hiện nay

Sunday 2024-11-10 11:37

Cập nhật và triển khai các chiến lược phòng ngừa, cấp cứu và điều trị đột quỵ một cách toàn diện

Sunday 2024-11-10 11:32

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường và ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt

Saturday 2024-11-09 02:57

Ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mang tính cách mạng trong y học

Saturday 2024-11-09 02:53

Tiếp tục nỗ lực thực hiện đấu thầu, mua thuốc và thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân

Friday 2024-11-08 07:32

Asset Publisher Asset Publisher

Người phụ nữ 66 tuổi suýt chết vì thói quen chữa tiểu đường nhiều người Việt hay mắc phải

17/11/2024 | 15:11 PM

 | 

Theo các bác sĩ, tiểu đường là bệnh mạn tính, dễ bị biến chứng nếu điều trị không đúng cách. Trong đó, thói quen dùng thuốc “gia truyền” không rõ nguồn gốc tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người bệnh.

Vừa qua, thông tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) cho biết, các bác sĩ đơn vị này đã điều trị thành công cho một trường hợp bị bệnh đái tháo đường với biến chứng nhiễm toan lactic suy đa cơ quan nguy kịch do tự ý dùng thuốc "gia truyền".

Theo đó, bà N.T.L (66 tuổi, ở tỉnh Vĩnh Long) được người nhà phát hiện trong trạng thái hôn mê nên cấp tốc đưa đến cấp cứu. Được biết, người bệnh có tiền sử đái tháo đường type 2 điều trị không liên tục trong 20 năm, tăng huyết áp, hội chứng cushing do thuốc. Người bệnh thường xuyên tự ý dùng thuốc nam, "thuốc gia truyền" để điều trị đái tháo đường.

Qua thăm khám và thực hiện cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị rối loạn tri giác, đái tháo đường nhiễm toan lactic suy đa cơ quan, nhồi máu cơ tim không ST chênh lên, tổn thương thận cấp, viêm phổi, hội chứng cushing do thuốc, viêm dạ dày.

Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, trường hợp người bệnh bị nhiễm toan lactic trong quá điều trị đái tháo đường là một biến chứng hiếm gặp nhưng nếu xuất hiện thì rất nặng và có thể gây tử vong.

May mắn người bệnh được gia đình đưa đến bệnh viện sớm và cấp cứu kịp thời, nếu chậm trễ hơn có thể người bệnh phải điều trị lọc máu liên tục hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Trường hợp này một lần nữa là hồi chuông cảnh báo về mối nguy hại của việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Ngay cuối tháng 8 vừa qua, Bệnh viện Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vừa cứu sống bệnh nhân ngưng tim 2 lần sau khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường mua qua mạng nghi có thành phần phenformin.

Hay tại Bệnh viện Bạch Mai, tháng 3/2024 cũng tiếp nhận một nam giới 61 (Hà Nội) được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng nhiễm toan chuyển hóa nặng, hôn mê. Được biết, bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường từ nhiều năm trước, đã tự ý mua thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc về để điều trị. 

Nghi ngờ thuốc chứa chất độc, các bác sĩ đã yêu cầu xét nghiệm loại thuốc này. Kết quả xét nghiệm cho thấy thuốc chứa chất cấm phenformin (một chất bị cấm sử dụng làm thuốc điều trị bệnh).

Thận trọng thói quen dùng thuốc "gia truyền" chữa bệnh

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai, phenformin là chất cấm. Tuy nhiên, trên thực tế ở nước ta đã phát hiện nhiều trường hợp ngộ độc chất phenformin gây tử vong. Chất này cũng được phát hiện trong các viên thực phẩm chức năng quảng cáo chữa đái tháo đường hoặc thuốc y học cổ truyền không rõ nguồn gốc.

Nhiều người bệnh tiểu đường bị ngộ độc, phải nhập viện vì những loại thuốc "gia truyền" không rõ nguồn gốc. Ảnh minh họa.

Theo các bác sĩ, việc sử dụng thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc rất nguy hiểm. Khi vào cơ thể, thuốc được đào thải qua gan và qua thận. Nếu có những thành phần độc hại, thuốc sẽ làm tổn thương gan, thận. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Trong khi đó, đái tháo đường là bệnh mạn tính, dễ bị biến chứng nếu điều trị không đúng cách. Do đó, bệnh nhân mắc đái tháo đường cần thăm khám, điều trị, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, kết hợp với tuân thủ về chế độ ăn uống, vận động.

Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần cảnh giác với các loại sản phẩm thuốc y học cổ truyền, các thực phẩm chức năng, hay các thuốc không đảm bảo về nguồn gốc (không có các thông tin đầy đủ rõ ràng về giấy phép do Bộ Y tế cấp); không tin những quảng cáo thổi phồng công dụng của thuốc gia truyền trên internet mà bỏ điều trị, làm các biến chứng của bệnh ngày càng nặng nề, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Trường hợp nghi bị ngộ độc hoặc phản ứng bất lợi do một loại sản phẩm thuốc, hoặc thực phẩm chức năng, người bệnh cần giữ lại tất cả các mẫu vật còn lại, cùng các thông tin liên quan để có thể chuyển cho các cơ quan chức năng, hoặc bệnh viện tuyến cuối kiểm tra, xét nghiệm để xác minh và có các biện pháp ngăn chặn ngộ độc tiếp tục xảy ra với người khác.

 

Nguồn: Gia đình & Xã hội

Người phụ nữ 66 tuổi suýt chết vì chữa tiểu đường sai cách

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến