HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai

Thursday 2024-09-12 05:35

Tăng cường hợp tác về y tế nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Thursday 2024-09-12 01:56

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn đại biểu liên ngành Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Wednesday 2024-09-11 08:15

Thường trực Ủy ban Xã hội thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Wednesday 2024-09-11 07:32

Lễ ký kết hợp tác giữa Công đoàn Y tế Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

Tuesday 2024-09-10 14:08

Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn y tế Hàn Quốc tăng cường hợp tác hữu nghị

Tuesday 2024-09-10 13:56

Bộ Y tế phát động cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” lần 3

Tuesday 2024-09-10 06:40

Chuẩn bị phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024

Tuesday 2024-09-10 02:29

Triển khai dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Arteminisin

Monday 2024-09-09 09:49

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga

Monday 2024-09-09 02:15

Thủ tướng đi thị sát, động viên người dân và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại Quảng Ninh

Monday 2024-09-09 01:49

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3

Sunday 2024-09-08 05:04

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão

Sunday 2024-09-08 00:58

Bộ Y tế chủ động triển khai ứng phó cơn bão số 3 (bão YAGI) năm 2024

Friday 2024-09-06 10:23

Triển khai thực hiện sổ sức khỏe điện tử, giấy hẹn tái khám và giấy chuyển tuyến tích hợp trên VneID

Thursday 2024-09-05 14:27

Kỷ niệm 60 năm thành lập thanh tra y tế: Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thanh tra trong ngành Y tế

Thursday 2024-09-05 09:23

Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Wednesday 2024-09-04 09:53

Tiếp tục triển khai các hoạt động quản lý, phòng, chống lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và kháng kháng sinh

Wednesday 2024-09-04 07:51

Họp Ban soạn thảo xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Wednesday 2024-09-04 05:13

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Saturday 2024-08-31 06:44

Asset Publisher Asset Publisher

Một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Y tế tỉnh Kon Tum

20/08/2024 | 18:53 PM

 | 

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề toàn cầu, có tác động mạnh mẽ đến môi trường, phát triển, kinh tế, xã hội và sức khoẻ cộng đồng trên toàn thế giới, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại.

Biến đổi khí hậu, kéo theo là thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (tăng tần suất và cường độ bão, nhiệt độ trái đất ấm dần lên và nước biển dâng…) đang trở thành mối đe dọa toàn cầu trong thế kỷ 21 và tác động tới tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống.

Theo Tổ chức Y tế thế giới ước tính hàng năm BĐKH góp phần gia tăng gánh nặng một số bệnh tật như suy dinh dưỡng với 3,5 triệu người tử vong, tiêu chảy với khoảng 2,2 triệu người tử vong, sốt rét với khoảng 900 ngàn người tử vong và khoảng 60 ngàn người tử vong do các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, sốc nhiệt. Dự báo từ năm 2030 đến năm 2050, ước tính tác động của BĐKH sẽ làm tăng thêm khoảng 250 ngàn trường hợp tử vong mỗi năm.

Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương và chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Trong thời gian qua, biến đổi khí hậu, thiên tai cùng với sự phát triển kinh tế đã tạo ra những tác động kép đến nhiều vùng, nhiều địa phương trên cả nước, gây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt, sạt lở đất, ô nhiễm môi trường, thiếu nước sinh hoạt… ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống y tế và sức khỏe người dân. Khi nhiệt độ tăng 10C thì tăng 3,4-4,6% số trẻ em nhập viện, tăng 7-11% nguy cơ mắc SXH, tăng 5,6% nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng và tăng 1,5% số ca tiêu chảy. Vào những ngày có sóng nhiệt, tỷ lệ người già nhập viện do bệnh tim mạch tăng 13%. Thay đổi các điều kiện khí hậu như độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ có nguy cơ làm gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm và các bệnh mới nổi như sốt xuất huyết, sốt rét, cúm AH5N1, H1N1, bệnh Zika… Dự báo trong tương lai có thể có thêm nhiều bệnh mới do tác động BĐKH tại Việt Nam.

Để ứng phó với BĐKH, bảo vệ sức khỏe người dân, phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó giao nhiệm vụ cho ngành Y tế xây dựng kế hoạch thích ứng với BĐKH giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường, BĐKH tới sức khoẻ con người.

Một số giải pháp của Ngành Y tế cần triển khai thực hiện để thích ứng với BĐKH

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trung ương, Bộ Y tế, Kế hoạch của UBND tỉnh và của ngành Y tế nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp, lồng ghép nội dung bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng trước tác động của BĐKH vào các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án có liên quan của địa phương.

Tăng cường kiến thức về BĐKH, tác động tới sức khỏe và các giải pháp thích ứng cho các cán bộ quản lý y tế, nhân viên y tế và cộng đồng qua các buổi tập huấn, hội thảo và các hoạt động/chương trình truyền thông.

Lồng ghép các hoạt động truyền thông của ngành y tế về BĐKH và sức khỏe với các hoạt động truyền thông khác do ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai vì ngành này đang thực hiện các hoạt động truyền thông khác nhau ở cộng đồng.

Từng bước hoàn thiện quy hoạch ngành, xây dựng mạng lưới y tế, đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế, trang thiết bị đảm bảo phục vụ công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh thích ứng với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan, chú trọng khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của BĐKH. Bố trí các trạm y tế xã ra khỏi khu vực có nguy cơ cao bị lở đất, lũ quét, đảm bảo cung cấp các dịch vụ liên tục tới những người bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết cực đoan và các dịch bệnh.

Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch, các điều kiện vệ sinh, xử lý và tiêu hủy chất thải y tế tại các cơ sở y tế, bao gồm các trạm y tế xã, bệnh viện… Giảm thiểu phát sinh chất thải y tế, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải; áp dụng các biện pháp tiên tiến trong xử lý chất thải, nước thải nhằm giảm phát thải khí mê-tan.

Thiết lập hệ thống giám sát chủ động và cảnh báo sớm các tác động sức khỏe do BĐKH và các điều kiện thời tiết cực đoan gây ra, chú trọng tới các đợt nắng nóng/rét hại và tại các xã/huyện có người dân tộc thiểu số. Xây dựng bản đồ thể hiện các khu vực bị tổn thương và các tác động sức khỏe do BĐKH và thời tiết cực đoan gây ra. Dự báo thời tiết và các thông tin cảnh báo cần được chia sẻ kịp thời với ngành y tế để có thể ứng phó chủ động với các nguy cơ sức khỏe có liên quan.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo sớm các tác động của BĐKH đến sức khoẻ tích hợp với các hệ thống thông tin chuyên ngành Y tế.

Tăng cường năng lực thích ứng an toàn với BĐKH (tăng cường khả năng phục hồi với các đợt rét đậm, lũ quét, lở đất, hạn hán …) và xác định các giải pháp khác nhau nhằm tăng cường tính khả thi và hiệu quả của “Phương châm 4 tại chỗ” trong phòng ngừa và giảm thiểu các tác động của thảm họa.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum tập huấn nâng cao năng lực cho nhân viên y tế tuyến huyện về hoạt động thích ứng Biến đổi khí hậu năm 2024

Nguồn: CDC Kon Tum

Một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Y tế tỉnh Kon Tum Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum (cdckontum.vn)

Phòng Truyền thông y tế- Văn phòng Bộ


Thăm dò ý kiến