HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Hội đàm khảo sát tính khả thi xây mới cơ sở 2 Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

Friday 2024-03-29 07:49

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự họp báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với thuốc lá mới

Thursday 2024-03-28 13:40

Hội nghị trực tuyến liên ngành về tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024

Wednesday 2024-03-27 09:07

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Monday 2024-03-25 08:43

Cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số

Sunday 2024-03-24 09:55

Kỷ niệm Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2024: “Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao”

Friday 2024-03-22 09:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế

Friday 2024-03-22 02:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự Hội nghị Quốc gia về Y tế biển đảo lần thứ VII

Thursday 2024-03-21 12:50

Bộ Y tế bổ nhiệm Cục trưởng Cục Y tế dự phòng

Thursday 2024-03-21 09:18

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm việc với Quỹ Toàn cầu

Wednesday 2024-03-20 01:52

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc năm 2024

Sunday 2024-03-17 12:23

Hội thảo triển khai công tác khoa học và công nghệ ngành Y tế 2024

Saturday 2024-03-16 12:33

Điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Saturday 2024-03-16 12:28

Đánh giá nhân lực y tế khoa học, chuẩn mực, nhưng có độ mở, linh hoạt

Thursday 2024-03-14 08:57

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

Thursday 2024-03-14 01:40

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị cấp cáo ASEAN – Australia thăm chính thức Australia và NewZealand

Monday 2024-03-11 06:08

Thủ tướng thúc đẩy các tập đoàn hàng đầu New Zealand và thế giới đầu tư vào Việt Nam

Monday 2024-03-11 03:41

Hội nghị giao ban y tế dự phòng khu vực Tây Nguyên năm 2024

Sunday 2024-03-10 08:50

Việt Nam-Australia ký kết, trao đổi 12 văn kiện hợp tác quan trọng

Thursday 2024-03-07 07:14

Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thursday 2024-03-07 07:11

Asset Publisher Asset Publisher

Mô hình 'mentor' - gợi ý của chuyên gia để Hà Nội kiểm soát tốt điều trị COVID-19

15/01/2022 | 21:09 PM

 | 

Hạn chế tối đa F0 chuyển tầng là giải pháp quan trọng được ngành Y tế Hà Nội đưa ra để kiểm soát tốt điều trị bệnh nhân COVID-19. Làm sao để đạt được mục tiêu đó?

F0 liên tục "phi mã" kéo bệnh nhân nặng và nguy kịch tăng

Giữa tháng 12/2021, lãnh đạo Thành uỷ Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng của thành phố xây dựng kịch bản, phương án ứng phó khi số ca F0 tăng lên 2.000 và 3.000 ca/ngày. Thời điểm đó, Hà Nội ghi nhận hơn 1.000 ca/ngày.

Tới ngày 2/1, Sở Y tế Hà Nội công bố số ca nhiễm trong ngày lần đầu vượt mốc 2.000. Từ đó, số ca mắc của Hà Nội hàng ngày tăng liên tục. Tới ngày 14/1, con số này chạm mức gần 3.000, cao nhất từ trước tới nay. Chỉ hơn 3 tuần, Hà Nội có gần 65.000 ca COVID-19 mới, chiếm hơn 76% tổng ca mắc trong gần 7 tháng qua.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh hôm 5/1 cho biết thành phố đang triển khai phương án đáp ứng 100.000 ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn.

Tới hết ngày 14/1, toàn thành phố có hơn 58.000 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (135 ca là bệnh nhân ở Hà Nội), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (218 ca), tại các bệnh viện của Hà Nội (gồm các bệnh viện tầng 2 và tầng 3) là 3.299 ca, tăng hơn 200 ca so với 3 ngày trước. Số còn lại điều trị ở tầng 1 là bệnh nhân không triệu chứng hoặc thể nhẹ, chiếm 94% tổng số ca nhiễm đang điều trị. 

Số bệnh nhân nặng, nguy kịch ở Hà Nội liên tục tăng. Nếu ngày 8/1 có 408 ca nặng, nguy kịch thì 6 ngày sau, con số này tăng lên gần 550 ca. Theo nhận định của PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 Hoàng Mai, 40-50% bệnh nhân nguy kịch (phải thở máy trở lên) có nguy cơ tử vong. 

Những ngày gần đây, các bệnh viện tại Hà Nội ghi nhận trung bình hơn 10 ca COVID-19 tử vong/ngày, đặc biệt trong ngày 14/1, có 18 ca. Tổng số ca tử vong từ ngày 29/4 đến nay là 325, chiếm 0,4% tổng ca mắc.

Đại đa số các bệnh nhân tử vong đều là người cao tuổi, chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vaccine, có nhiều bệnh lý nền nặng. Đây chính là điểm khác biệt so với tình hình tử vong giai đoạn trước ở miền Nam (có cả bệnh nhân trẻ tuổi).

Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, khẳng định: 3 giải pháp chính để phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay cần được tập trung thực hiện, gồm tăng cường tiêm vaccine; cung cấp thuốc đầy đủ, kịp thời cho người bệnh và quản lý chặt chẽ bệnh nhân điều trị tại nhà; hạn chế tối đa bệnh nhân chuyển tầng.

Làm gì để hạn chế tối đa việc chuyển tầng bệnh nhân?

Hiện nay, thực hiện phương châm "4 tại chỗ", các địa phương đều thiết lập mô hình điều trị COVID-19 theo "tháp 3 tầng". Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, mô hình này nhằm sử dụng nhân lực hiệu quả, tiết kiệm nhất.

Theo BS Cấp, thực tế khi hình thành mô hình này, xuất hiện tình trạng ở tầng trên có thầy thuốc giỏi, trang thiết bị nhưng số giường bệnh có hạn, tầng dưới nhiều nhân lực, giường bệnh, lại có ít thầy thuốc giỏi và trang thiết bị tốt. Câu hỏi đặt ra là làm sao để phát huy được tốt nhất ưu thế về lực lượng của tầng dưới và chất xám, kinh nghiệm của các thầy thuốc và kỹ thuật tầng trên?

 

Mô hình "chị em" hoặc "mentor" (người cố vấn) từng thành công ở nhiều địa phương sẽ giải quyết vấn đề này" – BS Cấp nhận định.
 

BS Cấp là người từng có nhiều đợt trực tiếp chi viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Chí Linh - Hải Dương, Bắc Ninh, TP HCM và các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang... Ông dẫn chứng hiệu quả điều trị rõ nét của mô hình "mentor" trong giai đoạn chống dịch ở nhiều địa phương.

Mô hình "mentor" manh nha từ vụ dịch đầu năm 2021 ở Chí Linh - Hải Dương. Tại đây lực lượng bác sĩ điều trị thuộc đủ mọi chuyên khoa: Nội, Ngoại, Mắt, Tai Mũi Họng,… Những ngày đầu tiếp nhận điều trị, 100% bác sĩ ở Bệnh viện Chí Linh chưa được tập huấn, không có kinh nghiệm về COVID-19. Khi đó các bệnh nhân phải làm bệnh án online để bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ở vòng ngoài hướng dẫn điều trị với từng bệnh nhân một. Những ca phức tạp được hội chẩn mẫu kèm theo đào tạo và hướng dẫn minh họa. Nhờ đó chỉ sau 1 tuần mọi người đều nắm được những vấn đề cốt lõi trong điều trị COVID-19.

Trong đợt dịch tại Bắc Ninh vào tháng 5-6/2021, mô hình đã được mở rộng ra toàn tỉnh. Bệnh viện tỉnh hướng dẫn điều trị cho bệnh viện huyện. Lúc đầu bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương phải hội chẩn toàn bộ các bệnh nhân, nhưng chỉ sau 2 tuần, một số trưởng khoa ở  bệnh viện tỉnh đã nắm được hầu hết "võ" của các thầy để có thể tự chủ trì hội chẩn hầu hết các bệnh nhân trong tỉnh. Bệnh viện Trung ương chỉ còn tham gia một số ca quá phức tạp.

"Điều này có nghĩa là bác sĩ ở tầng trên điều trị từ xa cho bệnh nhân ở tầng dưới. Vì thế, ở tầng dưới có thể huy động được bất cứ nhân lực nào trong điều trị, kể cả bác sĩ thuộc nhiều chuyên ngành khác hoặc thậm chí  sinh viên y khoa giúp việc, vì luôn có sự hướng dẫn, giám sát từ người ở tầng trên" - BS Cấp phân tích.

Mô hình "Mentor" đòi hỏi những yêu cầu nào?

Để thực hiện được mô hình này, theo BS Cấp, cần có lực lượng thầy thuốc chuyên môn tốt để nắm vai trò người hướng dẫn và tư vấn. Nếu mở rộng được mô hình mentor này, nghĩa là các chuyên gia của Trung ương sẽ chia nhau ra mỗi người  phụ trách hỗ trợ một tỉnh, một khu vực và chỉ sau một thời gian, khu vực đó trưởng thành lên thì có thể  hỗ trợ tiếp khu vực khác. 

Mô hình “mentor” - gợi ý của chuyên gia để Hà Nội kiểm soát tốt điều trị COVID-19 - Ảnh 5.

Thầy thuốc chuẩn bị thuốc để điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội. Ảnh: Tuấn Anh

Mỗi bác sĩ tầng 3 chịu trách nhiệm hỗ trợ "kèm cặp" một bệnh viện tầng 2 và mỗi bác sĩ tầng 2 chịu trách nhiệm hỗ trợ một bệnh xá để kiểm soát các F0 từ cộng đồng. Cả hệ thống vận hành theo nguyên tắc "Tiếp nhận hoặc hỗ trợ - Admit or Advise": Nếu tuyến dưới thấy quá khả năng thì mentor tuyến trên phải nhận về điều trị hoặc theo dõi, hướng dẫn điều trị từ xa đến khi bệnh nhân hồi phục.

"Cần một hệ thống chặt chẽ, tầng dưới tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của người ở tầng trên. Bác sĩ ở tỉnh hướng dẫn bác sĩ ở huyện, ở huyện hướng dẫn cho tuyến xã/trạm y tế lưu động... Từ đó, hình thành nên mạng lưới rộng lớn và không bệnh nhân có nguy cơ nào bị bỏ sót. Mạng lưới này vận hành tốt ngay cả khi số bệnh nhân gia tăng rất nhiều" - BS Cấp nói.

Sau nhiều lần họp bàn với Sở Y tế Hà Nội liên quan vấn đề điều trị COVID-19 ngay khi số ca mắc tăng, vị chuyên gia này đánh giá đội ngũ "mentor" của 5 bệnh viện (gồm Đức Giang, Thanh Nhàn, Xanh Pôn, Đống Đa và Hà Đông) có trình độ tốt, rất chủ động trong hội chẩn, hướng dẫn điều trị các bệnh nhân ở bệnh viện tầng 2.

Điều cần thiết với hệ thống điều trị COVID-19 ở Hà Nội là cần cơ chế để những "mentor" tại các bệnh viện tầng 3, tầng 2 không chỉ có trách nhiệm phụ trách bệnh nhân trong nội bộ khoa mình, bệnh viện mình mà còn trên toàn bộ bệnh nhân khu vực mình phụ trách.

"Thực tế, có những đơn vị rất có ý thức vươn lên. Nhưng nếu các cơ sở ở tầng dưới không có ý thức điều trị bệnh nhân nặng hơn khả năng hiện tại của mình, chỉ quá tầm một chút lại tìm cách đẩy lên tầng trên, thì hệ thống đó sẽ thất bại. Khi đã có người hướng dẫn ở tầng trên thì tầng dưới có thể mạnh dạn điều trị bệnh nhân ở mức nặng hơn, bởi rõ ràng họ không đơn độc trong điều trị " - BS Cấp lưu ý sự nỗ lực từ hai phía trên - dưới.

Nguồn: SKĐS


Thăm dò ý kiến