HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế công bố bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y Hà Nội

Thursday 2025-04-03 08:04

Hoàng hậu Vương quốc Bỉ Mathilde thăm Bệnh viện Nhi Trung ương

Wednesday 2025-04-01 22:34

Hội nghị khoa học về Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 51

Tuesday 2025-04-01 09:44

Lễ phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”

Saturday 2025-03-29 09:25

Tin từ Colombia: Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của ngành Y tế trong tuyên truyền vận động rà soát và xây dựng các quy định liên quan đến phòng chống ô nhiễm không khí

Saturday 2025-03-29 04:37

Thứ trưởng Bộ Y tế: Y học cổ truyền là di sản văn hoá quý cần được bảo tồn và phát triển

Saturday 2025-03-29 00:27

Người dân, bệnh viện ở TPHCM không chủ quan trước bệnh sởi dù ca mắc đang giảm

Friday 2025-03-28 07:34

Chủ động "cắt" lây, không để dịch sởi kéo dài

Friday 2025-03-28 01:32

Bộ trưởng Bộ Y tế: Hải Phòng tiếp tục rà soát để tránh bỏ sót đối tượng, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi

Friday 2025-03-28 01:28

Hội nghị triển khai một số quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế

Friday 2025-03-28 01:02

Tiếp cận đa chuyên ngành trong quản lý bệnh nhân cao tuổi

Thursday 2025-03-27 14:32

Bộ trưởng Bộ Y tế: Duy trì bao phủ tiêm chủng là then chốt để phòng chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Thursday 2025-03-27 14:30

Bộ trưởng Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng chống bệnh sởi, chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi tại Quảng Ninh

Thursday 2025-03-27 14:24

Họp bàn về việc tăng mức chế tài xử phạt đối với vi phạm an toàn thực phẩm và rà soát các nội dung phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Y tế

Thursday 2025-03-27 03:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương dự hội nghị toàn cầu lần thứ hai về Ô nhiễm không khí và Sức khoẻ - Thúc đẩy hành động cho không khí sạch, tiếp cận năng lượng sạch và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Colombia

Wednesday 2025-03-26 06:21

Tăng cường tiếp cận y tế toàn diện trong lĩnh vực sức khỏe phổi

Wednesday 2025-03-26 06:17

Thủ tướng: Đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở ngay trong năm nay

Wednesday 2025-03-26 00:47

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện 74 Trung ương

Tuesday 2025-03-25 12:36

Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2025: Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao

Monday 2025-03-24 12:54

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm và làm việc tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn

Monday 2025-03-24 01:29

Asset Publisher Asset Publisher

Hội nghị tập huấn toàn quốc hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị sởi

03/04/2025 | 10:57 AM

 | 

Hội nghị tập huấn hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị sởi

Sáng ngày 03/4/2025, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị tập huấn toàn quốc hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị sởi. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh, đại diện Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các cơ sở y tế thuộc các Bộ, ngành có thu dung, điều trị sởi. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến kết nối trên 500 điểm cầu trên toàn quốc.

Phát biểu khai mạc, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Hà Anh Đức cho biết: Từ cuối năm 2024 đến giờ bệnh sởi diễn biến gia tăng và kéo dài ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt số bệnh nhân sởi tăng cao trong quý 1 năm 2025 so với năm 2024 và đã có một số trường hợp người bệnh tử vong liên quan đến bệnh sởi. Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 14/11/2024 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 15/3/2025 về việc về việc đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi. Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng đã có văn bản gửi các đơn vị về tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Hà Anh Đức phát biểu khai mạc

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Sởi cũng đã được Bộ Y tế ban hành cách đây 11 năm (Quyết định số1327/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Sau 11 năm, đã có nhiều cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi trên thế giới, nhất là các đồng thuận sử dụng thuốc trong điều trị bệnh sởi, đặc biệt về chỉ định sử dụng Immunoglobulin (IVIG) đối với trẻ dưới 9 tháng tuổi, phụ nữ mang thai và chưa được tiêm chủng… Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và các đồng nghiệp ở Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới và từ thực tiễn để soạn thảo, cập nhật “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi”. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã tổ chức 02 phiên họp Hội đồng chuyên môn để nghiệm thu Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi, trên cơ sở góp ý của các thành viên Hội đồng, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa và hoàn thiện Hướng dẫn. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi đã được Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành tại Quyết định số 1019/QĐ-BYT ngày 26/03/2025. Đây là tài liệu chuyên môn quan trọng để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai áp dụng trong thực hành lâm sàng.

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi 2025 có 10 điểm cập nhật mới chính so với Hướng dẫn năm 2014:

Điểm thứ nhất: Yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán sởi như:

- Xét nghiệm cơ bản: Bổ sung thêm xét nghiệm khí máu động mạch khi có suy hô hấp;

- Yêu cầu xét nghiệm đánh giá đáp ứng viêm: Ferritin, LDH, interleukin khi sởi có biến chứng nhiễm khuẩn nặng;

- Xét nghiệm phục vụ chẩn đoán nhiễm sởi: Bổ sung thêm “Nếu xét nghiệm IgM sởi âm tính mà triệu chứng lâm sàng vẫn nghi ngờ sởi thì có thể làm lại lần 2 sau 72 giờ, hoặc chỉ định PCR sởi qua bệnh phẩm dịch tỵ hầu” và “Phân lập vi rút từ máu và dịch mũi họng trong giai đoạn sớm của bệnh”.

Điểm thứ hai: Yêu cầu đánh giá yếu tố nguy cơ bệnh sởi diễn tiến nặng. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: trẻ < 12 tháng; người chưa tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm không đầy đủ; suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải; bệnh nền nặng; suy dinh dưỡng nặng; thiếu vitamin A; phụ nữ mang thai;

Điểm thứ ba: Hướng dẫn cách xác định ca bệnh nghi ngờ mắc sởi khi có các dấu hiệu:

Tiền sử tiếp xúc với người bệnh sởi trong vòng 7-21 ngày hoặc sống trong vùng dịch sởi lưu hành;

Triệu chứng lâm sàng nghi ngờ sởi (sốt và viêm long đường hô hấp trên).

Điểm thứ tư: Hướng dẫn chẩn đoán ca bệnh sởi trên lâm sàng khi người bệnh có các triệu chứng: Sốt, Ho, chảy nước mũi hoặc viêm kết mạc, có hạt Koplik hoặc phát ban dạng sởi.

Điểm thứ năm: Cập nhật tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh sởi: bao gồm

Ca bệnh nghi ngờ hoặc ca bệnh lâm sàng mắc sởi, và có xét nghiệm kháng thể IgM hoặc PCR dương tính với sởi (trước đây tiêu chí chẩn đoán xác định dựa trên yếu tố dịch tễ, dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm có kháng thể IgM đối với vi rút sởi).

Điểm thứ sáu: Bổ sung chẩn đoán phân biệt sởi với một số bệnh, bao gồm: Bệnh do Mycoplasma pneumoniae, bệnh sốt mò, nhiễm vi rút Epstein-Barr, viêm màng não mủ.

Điểm thứ bẩy: Hướng dẫn chi tiết về điều trị biến chứng viêm phổi ở người bệnh sởi: Trong đó chi tiết về các liệu pháp hỗ trợ hô hấp theo các mức độ suy hô hấp, có lưu đồ hướng dẫn cụ thể.

Điểm thứ tám: Hướng dẫn chi tiết về chỉ định và liều sử dụng globuline miễn dịch đường tĩnh mạch (IVIG). Về chỉ định sử dụng globuline: Khi tình trạng nhiễm trùng nặng kèm theo bằng chứng tăng đáp ứng viêm; suy hô hấp tiến triển nhanh; viêm não. Hướng dẫn về liều dùng: IVIG tĩnh mạch 0,25 g/kg/ngày x 3 ngày liên tiếp (tổng liều có thể 1g/kg, dùng từ 2-4 ngày). Truyền tĩnh mạch chậm trong 8-10 giờ.

Điểm thứ chín: Phân cấp chuyên môn trong khám, chữa bệnh sởi:

Trạm y tế xã, phường và phòng khám: Khám và điều trị ngoại trú người bệnh sởi không biến chứng. Thực hiện chuyển cơ sở khác để điều trị đối với bệnh sởi có biến chứng hoặc có suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh nền nặng;

Bệnh viện quận, huyện, bệnh viện tư nhân: Khám và điều trị người bệnh sởi không có biến chứng và bệnh sởi có biến chứng. Chuyển cơ sở khác điều trị khi vượt quá năng lực: Với người bệnh sởi có biến chứng viêm phổi cần thở oxy, viêm não, nhiễm khuẩn huyết hoặc có suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh nền nặng;

Bệnh viện đa khoa tỉnh, đa khoa khu vực, bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm hoặc chuyên khoa Nhi: Khám và điều trị người bệnh sởi tất cả các trường hợp. Hội chẩn, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác điều trị các trường hợp nặng hoặc khó điều trị.

Điểm thứ 10: Bổ sung một số nội dung liên quan đến chăm sóc điều dưỡng; Dự phòng và kiểm soát lây nhiễm: như cách ly dài hơn đối với người bệnh sởi có suy giảm miễn dịch;  dự phòng sau phơi nhiễm: Tiêm vắc xin, sử dụng Immune Globulin (IG) đường truyền tĩnh mạch, hoặc tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, chỉ định Immune Globulin dự phòng sau phơi nhiễm cho một số trường hợp đặc biệt: Người suy giảm miễn dịch nặng, trẻ em dưới 9 tháng có bệnh lý nền nặng đang tiến triển, xem xét chỉ định đối với phụ nữ mang thai.

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến kết nối trên 500 điểm cầu trên toàn quốc

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe các chuyên gia trình bày tham luận về chẩn đoán và xử trí bệnh sởi không biến chứng, xử trí bệnh sởi có biến chứng, dự phòng và kiểm soát lây nhiễm sởi. Đây là những thông tin cần thiết, hữu ích để kịp thời cập nhật chi tiết những điểm mới của Hướng dẫn, tăng cường hiệu quả công tác phát hiện, phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện nghiêm Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 14/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi./.

 

 

 


Thăm dò ý kiến