HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao những kết quả đạt được của Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia trong năm 2024

Wednesday 2025-01-08 05:34

Bệnh viện Lão khoa Trung ương sẵn sàng đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Wednesday 2025-01-08 02:05

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận thăm và kiểm tra công tác trực tết tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Wednesday 2025-01-08 01:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, chúc mừng cầu thủ Xuân Son phẫu thuật thành công

Wednesday 2025-01-08 01:26

Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động hiến, lấy, ghép mô tạng phát triển mạnh mẽ và bền vững

Wednesday 2025-01-08 01:19

Hội nghị cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Y tế năm 2024

Wednesday 2025-01-08 01:06

Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo tổng kết quả công tác năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Wednesday 2025-01-08 01:02

Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Tuesday 2025-01-07 05:13

Hội nghị phổ biến Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 01/01/2025 của Chính phủ

Tuesday 2025-01-07 05:08

TP. Hồ Chí Minh: Khởi công nhà máy sản xuất sinh phẩm từ huyết tương đầu tiên ở Việt Nam

Monday 2025-01-06 06:59

Thành lập Chi hội Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Monday 2025-01-06 00:00

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhiệm kỳ 2020 – 2025

Saturday 2025-01-04 08:00

Lễ trao giải tôi khỏe đẹp hơn lần 3

Saturday 2025-01-04 01:16

Bộ Y tế gặp mặt các lãnh đạo, cán bộ, công chức đã nghỉ hưu

Friday 2025-01-03 08:52

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội

Friday 2025-01-03 06:25

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đoàn Tập Đoàn xây dựng Thái Bình Dương, Trung Quốc

Friday 2025-01-03 01:00

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Văn phòng Bộ Y tế

Thursday 2025-01-02 07:04

Bộ Y tế phổ biến Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thursday 2025-01-02 06:54

Bộ Y tế gặp mặt chúc Tết Lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Y tế đã nghỉ hưu và đang công tại TP Hồ Chí Minh

Wednesday 2025-01-01 05:21

Phát triển cấp cứu ngoại viện, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân

Tuesday 2024-12-31 14:03

Asset Publisher Asset Publisher

Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động hiến, lấy, ghép mô tạng phát triển mạnh mẽ và bền vững

08/01/2025 | 08:19 AM

 | 

Hội nghị Tổng kết mạng lưới hiến mô, tạng năm 2024 và định hướng phát triển năm 2025

Chiều ngày 07/01/2024, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị tổng kết mạng lưới hiến mô, tạng năm 2024 và định hướng phát triển năm 2025. Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và đông đảo các cơ quan truyền thông báo chí.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chia sẻ, trải qua hơn 30 năm thực hiện ghép tạng, với ca ghép thận đầu tiên vào tháng 6/1992, tính đến hết năm 2024, chúng ta đã thực hiện được 9.516 ca trên cả nước với sự tham gia của 27 bệnh viện, Trung tâm. Ba năm trở lại đây, mỗi năm chúng ta đã thực hiện thành công trên dưới 1.000 ca ghép tạng, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên từng đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ghép tạng của nhân dân, tỷ lệ 94% tạng ghép từ hiến sống là quá cao và tỷ lệ đăng ký hiến mô tạng từ người chết não ở Việt Nam là rất thấp.

Thực hiện lời hiệu triệu của Thủ tướng Chính phủ, với tinh thần “Mở lòng nhân ái - Lan tỏa yêu thương - Thắp sáng niềm tin - Tiếp nối hi vọng - Gieo mầm sự sống” vì “Cho đi là còn mãi”, trong năm 2024, hàng chục Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người ra đời, không chỉ ở các cơ sở y tế công lập mà các cơ sở y tế tư nhân cũng tham gia vô cùng mạnh mẽ. Số lượng người đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết đã cao gấp nhiều lần tổng số người đăng ký những năm trước đó, và con số thực tế ghi nhận được trong năm 2024, số người bệnh hiến tạng sau chết là 41 ca, đây là con số kỷ lục của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, và tôi tin rằng, với sự hoạt động năng nổ, tích cực và vô cùng hiệu quả của Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam cùng các Chi hội trực thuộc, con số này sẽ gia tăng không ngừng.

Năm 2024 cũng là năm mà chuyên ngành ghép tạng ghi dấu ấn mạnh mẽ khi được vinh danh là một trong những sự kiện tiêu biểu của y học Việt Nam. Chúng ta đã thực hiện thành công ca ghép tim-gan đồng thời đầu tiên tại Việt Nam và thực hiện ca ghép khí quản từ người cho chết não, một kỹ thuật hiếm gặp không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới. Chúng ta đã thực hiện thành công 03 ca ghép phổi chỉ riêng trong năm 2024, nâng tổng số ca ghép phổi lên 12 ca kể từ khi ca đầu tiên được thực hiện vào năm 2017.

Ghi nhận tấm lòng nhân ái của một gia đình khi con trai họ không may bị tai nạn giao thông và qua đời vào đầu tháng 4/2024, khi gia đình đồng ý hiến tạng, hơn 100 thầy thuốc đã tập trung cao độ thực hiện lấy, bảo quản, vận chuyển và ghép tạng thành công cho 7 người. Chúng ta cũng khắc ghi tấm lòng của gia đình điều dưỡng Lê Thị Thùy Linh công tác tại Bệnh viện E mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến chết não, gia đình đã đồng ý hiến tặng mô, tạng đem lại sự sống mới cho 4 người bệnh khác. Và còn rất nhiều, rất nhiều những tấm gương sáng khác...

Mỗi hành động hiến tạng là một câu chuyện của lòng nhân ái, của tình yêu thương vô bờ bến và niềm tin vào cuộc sống. Đây cũng là lời nhắc nhở về trách nhiệm cộng đồng, sự đồng lòng và quyết tâm chung tay vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bên cạnh những thành công đạt được, vẫn còn đó những tồn tại, khó khăn. Đó là vẫn chưa có cơ chế, chính sách cho các hoạt động tư vấn hiến mô tạng từ người chết não, chết tim. Hiện nay trên cả nước chỉ có số ít bệnh viện thành lập được tổ tư vấn, vận động hiến tạng, nguyên nhân là chưa có chế độ, chính sách đãi ngộ thực sự phù hợp.

Ngoài ra, các chi phí cho các hoạt động hồi sức, chẩn đoán chết não, lấy, bảo quản, điều phối, vận chuyển mô, tạng cũng như các chi phí để thực hiện dịch vụ kỹ thuật liên quan tới ghép tạng vẫn chưa được xây dựng thống nhất, khiến cho các bệnh viện gặp nhiều khó khăn khi thanh toán các khoản chi phí này, đặc biệt là các bệnh viện tham gia vào quá trình lấy tạng.

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Đứng trước những thách thức đó, Bộ Y tế đã và đang quyết liệt chỉ đạo để từng bước hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động hiến, lấy, ghép mô tạng phát triển mạnh mẽ và bền vững. Bước đầu là cập nhật, hoàn thiện hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, từ đó đưa ra định mức kinh tế - kỹ thuật, xây dựng một mức giá được tính đúng, tính đủ, bao phủ toàn bộ chi phí cấu thành, và hướng đến thanh toán bảo hiểm y tế. Cụ thể hóa, trong năm 2024, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về hiến, lấy, ghép, vận chuyển, bảo quản và chăm sóc sau ghép gan từ người hiến sống và từ người hiến chết não; và vào những ngày cuối năm, Thông tư số 48 quy định về đăng ký ghép và nguyên tắc điều phối, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người hiến sau khi chết ra đời để hướng dẫn, cụ thể hóa cũng như vận động việc hiến mô, tạng sau khi chết.

Thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, đặc biệt là Vụ Bảo hiểm y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Vụ Kế hoạch – Tài chính tập trung nghiên cứu, vận dụng đề xuất các chính sách chi trả, cũng như cơ cấu giá hợp lý, để đảm bảo tính bền vững và thúc đẩy công tác ghép tạng tại Việt Nam.

Đối với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, tôi đề nghị Trung tâm cần (1) khẩn trương đề xuất với các cấp có thẩm quyền chọn một ngày là Ngày Hiến mô tạng Quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ phát động hồi tháng 5 năm 2024; (2) dưới sự hướng dẫn của các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, bám sát các đơn vị liên quan, sớm hoàn thiện việc bàn giao, chuyển trụ sở của Trung tâm về số 41 Nguyễn Đình Chiểu; (3) Tăng cường thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số trong việc quản lý hệ thống đăng ký, danh sách chờ ghép, tuân thủ các nguyên tắc điều phối đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch, kết nối chặt chẽ bằng hệ thống dữ liệu đồng bộ giữa các trung tâm hiến - ghép để tận dụng tối đa nguồn tạng hiến, giúp nhanh chóng tìm được người nhận phù hợp, đảm bảo tạng được sử dụng kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lãng phí trong khi nhu cầu đang rất thiếu.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, vận động về ý nghĩa nhân văn, cao cả của việc hiến mô tạng. Cần lan tỏa sâu rộng thông điệp tới mọi tầng lớp nhân dân, từ các cơ quan, tổ chức cho đến từng gia đình và cá nhân. Song song với đó, đề nghị các bệnh viện, cơ sở y tế tăng cường các hoạt động tư vấn, vận động hiến mô tạng tại chỗ, đặc biệt là tại các đơn vị hồi sức cấp cứu, nơi có nhiều trường hợp bệnh nhân chết não, phù hợp với hiến tạng. Việc thành lập và duy trì các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào hiến tạng tại các địa phương.

PGS. TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia phát biểu tại hội nghị

Năm 2024, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia tập trung đào tạo các bệnh viện để phát hiện, tư vấn cho người nhà bệnh nhân chết não tiềm năng hiến tạng. Việc này trước đây chưa được chú trọng nhiều, bây giờ cần quan tâm những hoạt động đó, cần được coi là thường quy, một nét văn hóa, gọi là văn hóa hiến tạng tại các bệnh viện. Trung tâm còn đào tạo trực tiếp tại bệnh viện, thường sau khi đào tạo các bệnh viện đó có ca đồng ý hiến mô, tạng ngay như Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, Bệnh viện Xanh pôn, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương…

Sự phối hợp chặt chẽ với Hội Vận động hiến tặng mô, bộ phận người Việt Nam trong việc tuyên truyền, đào tạo, thành lập Chi Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại bệnh viện. Từ những yếu tố đó đã cấu thành số lượng người hiến sau chết kỷ lục như vậy.

Từ kinh nghiệm của các năm trước. Để nguồn tạng hiến tăng nhiều trong thời gian tới rất cần có sự ủng hộ mạnh từ 3 phía: Thứ nhất là sự ủng hộ của cả cộng đồng xã hội; Thứ hai là sự vào cuộc của ngành Y tế, đặc biệt sự quyết liệt từ phía bệnh viện vì nơi đây tập trung vào bệnh nhân chết não tiềm năng. Các bệnh viện cần phát hiện bệnh nhân có nguy cơ chết não tiềm năng để tiếp cận tới gia đình, từng bước thực hiện tư vấn; Thứ ba là sự ủng hộ của hệ thống pháp luật.

Toàn cảnh hội nghị

Năm 2024, được coi là cột mốc quan trong trong việc phát triển nguồn tạng hiến mà trong thời gian qua Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia đã xây dựng; là bài học kinh nghiệm cho các bệnh viện nơi điều trị bệnh nhân chết não tiềm năng. Từ hiệu quả của số ca hiến năm 2024, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm và lan tỏa ra các đơn vị khác. Lãnh đạo các bệnh viện cần quyết liệt, tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển mảng tư vấn, vận động hiến tặng mô, tạng. Đây là điều quan trọng và cần thiết thúc đẩy nguồn hiến mô, tạng trong thời gian tới./.

 

 


Thăm dò ý kiến