HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025
Friday 2025-07-18 08:43Sáng ngày 18/7/2025 tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã chủ trì cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị cho Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam, sự kiện đặc biệt nằm trong...
12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng
Thursday 2025-07-17 12:59Nghị định 188 của Chính phú đã bổ sung mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng mới được quy định tại Luật BHYT số 51/2024/QH15, trong đó quy định tăng mức hỗ trợ đóng cho đối tượng học...
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm
Thursday 2025-07-17 08:13Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), cuối giờ sáng nay (17/7), GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã đến thăm, tri ân...
Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7
Thursday 2025-07-17 02:19Chiều 16/7, tại tỉnh Ninh Bình, Phó Thủ tướng Lê Thành Long và đoàn công tác đã đến kiểm tra dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai. Phó Thủ tướng Lê...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Wednesday 2025-07-16 01:07Chiều ngày 15/7/2025, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cùng đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã có buổi làm việc tại UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Tham...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh
Tuesday 2025-07-15 14:34Chiều 15/7, nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương bệnh binh, cán bộ,...
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ
Tuesday 2025-07-15 04:04Chiều ngày 14/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đã chủ trì cuộc họp tiếp và làm việc với bà Courtney Beale – Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Chuyến thăm và làm việc...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ
Monday 2025-07-14 01:12Trong không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), 75 năm ngày Truyền thống Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, trong hai ngày 12 và...
Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"
Friday 2025-07-11 11:26Sáng ngày 11/7/2025, Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam long trọng tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh...
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
Friday 2025-07-11 11:17Sáng ngày 11/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp trực tiếp và trực tuyến về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên
Friday 2025-07-11 00:52Sáng ngày 10/7/2025, đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên để triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng...
Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”
Thursday 2025-07-10 07:50Sáng ngày 10/7/2025, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng...
Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Wednesday 2025-07-09 15:29Ngày 09/7/2025, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn trực tiếp kết hợp trực tuyến với 34 tỉnh, thành phố, nhằm phổ biến các quy định mới liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế và...
Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'
Tuesday 2025-07-08 14:11Chiều nay (8/7), tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long chủ trì cuộc họp về dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu...
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế
Tuesday 2025-07-08 09:19Ngày 08/7/2025, Bộ Y tế tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong ngành Y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế...
Bộ Y tế làm việc tại Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 – 2035
Tuesday 2025-07-08 09:16Chiều 7/7/2025, đoàn công tác của Bộ Y tế do thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành Y tế Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân...
Bộ Y tế và Hội Quân Dân y Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Monday 2025-07-07 15:02Hôm nay (7/7), tại trụ sở Bộ Y tế đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Hội Quân dân y Việt Nam trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2025...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo
Monday 2025-07-07 09:37Sáng ngày 07/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo làm việc về Trung tâm...
Cảnh báo tình trạng kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh sốt rét
Sunday 2025-07-06 01:31Ngày càng nhiều côn trùng kháng hóa chất, trong đó có An. Epiroticus, An. Minimus...Đây là nhóm thuộc 42 loài muỗi Anopheles, tác nhân chính lây truyền sốt rét tại Việt Nam. Thông tin...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh
Saturday 2025-07-05 14:25Chiều ngày 5/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề với nội dung "Tình hình thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy, xây dựng chính...
Asset Publisher
Hiến giác mạc – nghĩa cử hồi sinh ánh sáng đang lan tỏa mạnh mẽ tại Việt Nam
18/07/2025 | 16:02 PM



Mỗi năm, hàng nghìn người Việt mù lòa vẫn mòn mỏi chờ một cơ hội được nhìn thấy ánh sáng – cơ hội ấy đến từ nghĩa cử hiến tặng giác mạc của những người đã nằm xuống. Trong căn phòng làm việc nhỏ tại Ngân hàng Mắt – Bệnh viện Mắt Trung ương, ông Nguyễn Hữu Hoàng, là người lấy giác mạc từ ca hiến đầu tiên của Việt Nam và là người gắn bó gần hai thập kỷ với công việc thầm lặng này, chia sẻ về hành trình đầy cảm xúc phía sau mỗi ca hiến giác mạc: từ nước mắt chia ly cho đến ánh sáng hồi sinh.
Ông Nguyễn Hữu Hoàng trong một ca lấy giác mạc từ người chết hiến tặng.
Phong trào âm thầm nhưng nhân văn sâu sắc
PV: Thưa ông, xin ông chia sẻ khái quát về quá trình phát triển của phong trào hiến tặng giác mạc ở nước ta từ trước đến nay?
Ông Nguyễn Hữu Hoàng: Việc hiến giác mạc ở nước ta có từ trước khi Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác chính thức có hiệu lực vào năm 2007. Ngay từ tháng 4/2007 đã có người đầu tiên hiến giác mạc, đến tháng 10 cùng năm thì hoạt động này mới chính thức đi vào nề nếp.
Ngân hàng Mắt – Bệnh viện Mắt Trung ương – (là ngân hàng mắt đầu tiên của cả nước) đơn vị đầu tiên trong cả nước – đảm nhận vai trò vừa tiếp nhận, vừa tổ chức tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc hiến tặng mô, đặc biệt là giác mạc. Bởi với người dân Việt Nam và nhiều nước Đông Á, tâm lý “chết phải toàn thây” vẫn còn khá nặng nề. Thêm vào đó, nhiều người chưa hiểu rõ hiến giác mạc là gì, thường nhầm rằng là phải lấy toàn bộ nhãn cầu nên e ngại.
Sau khi được truyền thông đúng, người dân dần hiểu rằng giác mạc chỉ là lớp màng mỏng, trong suốt phía trước mắt – việc lấy giác mạc không làm biến dạng khuôn mặt người mất. Nhờ đó, số người sẵn sàng hiến tặng ngày càng tăng.
Năm đầu tiên, chúng tôi chỉ tiếp nhận được 9 trường hợp hiến giác mạc. Qua từng năm, con số này tăng dần. Đỉnh điểm là năm 2020, cả nước có gần 170 người hiến. Tuy nhiên, dịch Covid-19 khiến phong trào này bị chững lại. Đến năm 2024, chúng tôi mới bắt đầu phục hồi. Trong 6 tháng đầu năm 2025, riêng Ngân hàng Mắt Trung ương đã tiếp nhận khoảng 60 người hiến giác mạc.
Việc hiến và thu nhận giác mạc được tiến hành trong vòng 25 phút. Điều này không ảnh hưởng đến hình dạng khuôn mặt đôi mắt người hiến cũng như việc tổ chức tang lễ cho người quá cố.
PV: Thưa ông, hiện nay, phong trào hiến giác mạc đã lan tỏa ra những địa phương nào?
Ông Nguyễn Hữu Hoàng: Ban đầu, Ninh Bình là địa phương có nhiều người hiến nhất. Nhưng đến nay, phong trào đã lan rộng ra nhiều tỉnh thành khác, nổi bật là Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Bắc Ninh… Ngoài ra, nhiều nơi trong cả nước cũng bắt đầu có người hiến.
Tuy nhiên, chúng tôi chủ yếu tiếp nhận giác mạc trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, trong bán kính khoảng 300 km. Các tỉnh miền núi vẫn còn khó khăn do phong tục tập quán và điều kiện đi lại. Ngoài ra, Ngân hàng Mắt Trung ương cũng phối hợp với các bệnh viện đa khoa của các tỉnh như: Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội... và Trung tâm Điều phối Quốc gia để tiếp nhận giác mạc từ người hiến đã đăng ký, bệnh nhân chết não muốn hiến tặng tạng và giác mạc hoặc người qua đời có nguyện vọng hiến tặng.
PV: Với những thành quả như vậy, ông đánh giá phong trào hiến giác mạc hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu thực tế chưa?
Ông Nguyễn Hữu Hoàng: Nhìn chung, đây là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp và nhân văn. Tuy nhiên, nếu chỉ nói riêng về giác mạc thì nhu cầu vẫn đang rất lớn. Nhiều người bị mù do các bệnh lý giác mạc đang chờ được ghép, nhưng số lượng giác mạc hiến tặng chưa đủ để đáp ứng.
Chúng tôi mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ sở y tế, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội để lan tỏa phong trào. Nếu xây dựng được mạng lưới kết nối như một hệ thống, việc tiếp nhận giác mạc sẽ diễn ra nhanh hơn, chất lượng tốt hơn và đảm bảo đúng nguyện vọng của người hiến.
PV: Vậy so với các nước trong khu vực và thế giới, phong trào hiến giác mạc của Việt Nam đang ở đâu?
Ông Nguyễn Hữu Hoàng: So với các nước phát triển, chúng ta vẫn là một quốc gia “non trẻ”. Luật hiến mô, tạng của Việt Nam mới được ban hành hơn 15 năm, trong khi nhiều nước đã có từ 40–50 năm trước. Tuy nhiên, nếu so với khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam hiện có tỷ lệ hiến giác mạc trong nước cao hơn một số nước lân cận, nơi phần lớn phải nhập từ nước ngoài.Nhiều quốc gia vẫn phải nhập giác mạc từ các ngân hàng mô ở nước ngoài. Đây là điểm tích cực, cho thấy nỗ lực của ngành y tế và xã hội trong suốt thời gian qua đã có hiệu quả.
Trước đại dịch, Ngân hàng Mắt Trung ương có thể hỗ trợ 400–450 ca ghép giác mạc/năm. Hiện tại, dù giảm xuống còn 200–300 ca/năm, chúng tôi vẫn nỗ lực tăng cường tiếp nhận để giúp nhiều người tìm lại ánh sáng.
PV: Vậy đâu là những thuận lợi và khó khăn trong công tác vận động hiến tặng giác mạc?
Ông Nguyễn Hữu Hoàng: Thuận lợi lớn nhất là nhận thức của ngành y và xã hội ngày càng tích cực hơn. Các bệnh viện, tổ chức xã hội như Hội Chữ thập đỏ, truyền thông… đều đồng hành, góp phần đưa thông điệp hiến giác mạc đến cộng đồng. Những tấm gương như bé Hải An, người nước ngoài hiến tặng mô, hay các cụ già, trẻ nhỏ đồng ý hiến sau khi mất – tất cả đều để lại ấn tượng sâu sắc và hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.
Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn. Không phải ai cũng dễ dàng vượt qua rào cản tâm lý. Có những người đã đăng ký hiến, nhưng khi mất, người thân hoặc dòng họ lại phản đối. Người quyết định cuối cùng lại không phải là người ký đơn. Đó là rào cản lớn mà chỉ có truyền thông và giáo dục dài hạn mới tháo gỡ được.
Anh em làm trong lĩnh vực này cũng rất vất vả. Không giống tạng có thể chuẩn bị trước, giác mạc chỉ có thể lấy trong vòng 6–8 tiếng sau khi người mất. Chúng tôi phải lên đường bất cứ lúc nào – ngày đêm, mưa nắng – không có khái niệm “lên kế hoạch trước”.
Giác mạc là màng mỏng trong suốt, che chắn trước nhãn cầu.
Niềm tin gửi vào những ánh sáng được trao đi
PV: Đặc thù công việc của Ngân hàng Mắt là chủ yếu tiếp xúc với người hiến giác mạc, vậy các ông có cơ hội được chứng kiến thành quả công việc của mình qua những bệnh nhân được ghép giác mạc hay không?
Ông Nguyễn Hữu Hoàng: Đúng vậy, đặc thù công việc của anh em Ngân hàng Mắt là chỉ tiếp xúc với người hiến giác mạc là chính, còn bệnh nhân được ghép giác mạc thì các nhân viên Ngân hàng Mắt không tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật ghép giác mạc, các bác sĩ đều đã giải thích rõ cho người bệnh hiểu là nguồn giác mạc dùng để ghép chỉ lấy được từ những người đã qua đời hiến tặng lại. Nhờ đó, thỉnh thoảng anh em Ngân hàng Mắt cũng được tiếp đón những người bệnh sau khi ghép tìm lại thấy ánh sáng, họ tìm đến để thắp hương cảm ơn tại nơi tưởng niệm những người đã hiến tặng giác mạc. Chúng tôi cũng rất vui và thấy được thành quả công việc thầm lặng của mình đã đem lại hạnh phúc cho những người bệnh. Có những bệnh nhân sau khi ghép, từ chỗ phải dò dẫm từng bước đi thì đã trở lại sinh hoạt bình thường, thậm chí còn thi đỗ cả 2 trường đại học như cậu bé ở Hải Dương, hay những chị công nhân ở Ninh Bình sau ghép đã trở lại sinh hoạt lao động như chưa từng bị bệnh, và còn rất nhiều bệnh nhân khác nữa…
Mỗi ánh sáng được hồi sinh là một minh chứng sống động cho ý nghĩa cao đẹp của việc hiến tặng. Những câu chuyện ấy tiếp thêm động lực to lớn cho chúng tôi, để những người làm công việc thầm lặng này tiếp tục nỗ lực, mang lại hy vọng và hạnh phúc cho nhiều người hơn nữa trên hành trình tìm lại ánh sáng. Đó là niềm vui và sự an ủi lớn nhất cho những cống hiến không ngừng nghỉ của chúng tôi.
PV: Gần đây ông có kỷ niệm nào đáng nhớ không?
Ông Nguyễn Hữu Hoàng: Mỗi chuyến đi đều là một kỷ niệm khó quên. Dù là những người thường xuyên tiếp xúc với những người đã khuất, chúng tôi cũng có cảm xúc như bao người khác. Khi đến nhà người hiến, chứng kiến nước mắt, sự xúc động của người thân, nhiều lúc không thể không nghẹn ngào. Nhưng khi làm việc, chúng tôi luôn phải giữ vững chuyên môn, tập trung toàn tâm toàn ý, không để cảm xúc lấn át.
PV: Vậy thời đại 4.0, mạng xã hội phát triển có giúp ích gì cho công tác vận động không, thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Hoàng: Rất nhiều. Trước đây, năm 2007 chưa có Facebook, TikTok như bây giờ. Chúng tôi chỉ có máy ảnh chụp phim, rửa ra rồi mang đi truyền thông. Nay, mọi hình ảnh, video có thể được chia sẻ tức thì. Người dân chỉ cần xem một đoạn clip ngắn là có thể hiểu rõ quy trình hiến giác mạc. Đó là lợi thế rất lớn để tiếp cận người trẻ, lan tỏa thông điệp nhân đạo.
Ông Hoàng và đồng nghiệp cặm cụi lấy giác mạc từ người hiến.
PV: Sau cùng, ông có đặt niềm tin hay kỳ vọng gì vào phong trào này trong tương lai?
Ông Nguyễn Hữu Hoàng: Chắc chắn là có. Tôi tin rằng nếu có sự phối hợp đồng bộ từ nhà nước, ngành y tế, các tổ chức xã hội và đặc biệt là truyền thông, phong trào hiến giác mạc sẽ ngày càng lan tỏa. Không chỉ người dân, mà ngay cả các bệnh viện tư cũng đã chủ động xây dựng ngân hàng mắt. Mong rằng chúng ta có thể tạo ra một mặt bằng chung để kết nối, cùng hướng tới mục tiêu cao cả: đem lại ánh sáng cho những người không may bị mù lòa do bệnh lý giác mạc.
Theo ông Hoàng, người chết có thể hiến nhiều mô như giác mạc, gân, xương, da... Trong đó, giác mạc là bộ phận duy nhất có thể lấy tại nhà, không bắt buộc ở viện như các mô khác. Ngoại trừ trường hợp bị HIV, viêm gan B, C, ung thư tại mắt, chó dại và bò điên cắn, bất kỳ ai cũng có thể hiến giác mạc sau khi qua đời, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nhóm máu.Những người thị lực kém, mang tật khúc xạ, từng phẫu thuật về mắt hay kể cả những người mắc ung thư, đái tháo đường…, vẫn có thể hiến tặng bộ phận này. Đặc biệt, người được ghép giác mạc khi qua đời cũng có thể tặng lại mô này cho người khác.Giác mạc là màng mỏng trong suốt, che chắn trước nhãn cầu (tương đương với phần lòng đen của con mắt), cho phép ánh sáng, hình ảnh đi qua để hội tụ trên đáy mắt và từ đó truyền lên não bộ.Khi hiến giác mạc, các kỹ thuật viên chỉ bóc tách lớp màng mỏng. Nhìn bên ngoài, mắt của người hiến gần như bình thường. Kỹ thuật bóc tách giác mạc cũng không gây chảy máu. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ đậy lại mi mắt cho người hiến kín như đang ngủ.Việc hiến và thu nhận giác mạc được tiến hành trong vòng 25 phút. Điều này không ảnh hưởng đến hình dạng đôi mắt người hiến cũng như việc tổ chức tang lễ cho người quá cố. Giác mạc được lấy trong vòng 6 tiếng sau khi người hiến tặng mất.Giác mạc sau khi thu nhận được bảo quản tại Ngân hàng Mắt và các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương sẽ phẫu thuật ghép cho người mù do bệnh lý giác mạc. Một người hiến giác mạc có thể mang lại ánh sáng cho tối thiểu 2 bệnh nhân. |
Related news
- Mời báo giá trang thiết bị Công nghệ thông tin
- Mời tham gia thẩm định giá
- Mời báo giá cung cấp và lắp đặt màn hình LED
- Ngành Y tế quyết tâm đổi mới toàn diện: Nâng tầm chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi, tạm giữ, tạm khóa trong trường hợp nào?
- Tăng cường công tác phòng, chống bệnh liên cầu lợn sang người