HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Hội thảo góp ý dự thảo "Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khoẻ"

Friday 2024-05-17 02:16

Công bố lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần 2

Wednesday 2024-05-15 07:57

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Giám đốc phụ trách kinh tế Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Wednesday 2024-05-15 07:49

Bộ Y tế họp về cán bộ Bệnh viện Mắt Trung ương

Wednesday 2024-05-15 01:30

Triển khai hiệu quả việc đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025

Tuesday 2024-05-14 09:22

Khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam

Tuesday 2024-05-14 09:13

Việt Nam mong muốn WHO giúp nâng cao năng lực y tế dự phòng, sản xuất vaccine, mua sắm thuốc

Monday 2024-05-13 07:40

Phát triển y tế cơ sở người dân đến khám chữa bệnh hài lòng hơn, cán bộ y tế làm việc trong điều kiện tốt hơn

Monday 2024-05-13 03:55

Khoảng 7 triệu người Việt sống trong vùng sốt rét lưu hành, phải nỗ lực để loại trừ bệnh này vào năm 2030

Monday 2024-05-13 02:32

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương

Monday 2024-05-13 01:30

Về đích đúng hạn để đổi mới y tế cơ sở

Sunday 2024-05-12 02:39

Đảm bảo người dân có được những liều vắc xin an toàn, hiệu quả

Friday 2024-05-10 09:44

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm Viện trưởng Viện Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường

Friday 2024-05-10 09:39

Bộ Y tế trao tặng Kỷ niệm chương “Vì Sức khỏe nhân dân” cho Giám đốc dự án USAID/PATH STEPS, Giám đốc chương trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu, Tổ chức PATH Toàn cầu

Friday 2024-05-10 06:47

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, động viên nữ bác sĩ nội trú bị tai nạn hy hữu

Thursday 2024-05-09 07:41

Ngành Y tế phát động Tháng Công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024

Thursday 2024-05-09 04:09

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Công ty TNHH Boehringer Inglheim Việt Nam

Wednesday 2024-05-08 01:37

Bàn giao xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên

Wednesday 2024-05-08 01:33

Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế

Wednesday 2024-05-08 01:30

Bộ Y tế họp triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính năm 2024

Wednesday 2024-05-08 01:00

Asset Publisher Asset Publisher

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

04/05/2024 | 08:09 AM

 | 

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?- Ảnh 1.

Bộ Y tế đề xuất 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, Bộ Y tế đề xuất 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, bao gồm:

1- Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp;

2- Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp;

3- Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp;

4- Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp;

5- Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp;

6- Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp;

7- Bệnh hen nghề nghiệp;

8- Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp;

9- Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng;

10- Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp;

11- Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp;

12- Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp;

13- Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp;

14- Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp;

15- Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp;

16- Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp;

17- Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp;

18- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn;

19- Bệnh giảm áp nghề nghiệp;

20- Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân;

21- Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ;

22- Bệnh phóng xạ nghề nghiệp;

23- Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp;

24- Bệnh nốt dầu nghề nghiệp;

25- Bệnh sạm da nghề nghiệp;

26- Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm;

27- Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài;

28- Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su;

29- Bệnh Leptospira nghề nghiệp;

30- Bệnh viêm gan virus B nghề nghiệp;

31- Bệnh lao nghề nghiệp;

32- Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

33- Bệnh viêm gan virus C nghề nghiệp;

34- Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp;

35- Bệnh COVID-19 nghề nghiệp.

Nguyên tắc chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp

Dự thảo nêu rõ, người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó; điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời.

Bên cạnh đó, cần điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.

Dự thảo nêu rõ, một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân, nhiễm độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.

Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.

Tiêu chí đề xuất các bệnh mới, đặc thù bổ sung vào Danh mục

Dự thảo nêu rõ, các Viện thuộc hệ y tế dự phòng, các trường đại học Y, Dược chủ động nghiên cứu, đề xuất các bệnh mới, đặc thù thuộc các lĩnh vực, ngành nghề để Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) xem xét bổ sung vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm trên cơ sở các tiêu chí, cụ thể:

1- Xác định được mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với yếu tố có hại trong quá trình lao động với một bệnh cụ thể. Một số bệnh có thể xuất hiện sau nhiều năm tiếp xúc lần đầu với yếu tố có hại trong quá trình lao động, người lao động có thể đã nghỉ hưu hoặc chuyển sang công việc khác;

2- Bệnh xảy ra trong nhóm người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nhóm người lao động không tiếp xúc;

3- Một số bệnh xảy ra ở người lao động do tiếp xúc với yếu tố có hại trong quá trình lao động nhưng chưa có điều kiện nghiên cứu mà đã được quốc tế công nhận là bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm có thể bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam.

Y tế các Bộ, ngành căn cứ vào các tiêu chí trên để đề xuất các bệnh mới, đặc thù thuộc các lĩnh vực, ngành nghề để Bộ Y tế xem xét bổ sung vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm; hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong ngành thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật về khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp; thường xuyên kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bệnh nghề nghiệp.

Căn cứ vào các tiêu chí trên, các cơ sở lao động, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp, công đoàn các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo đề xuất bổ sung các bệnh mới thuộc các lĩnh vực, ngành nghề để Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) xem xét bổ sung vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm...

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

 


Thăm dò ý kiến