HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thursday 2024-12-26 07:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Wednesday 2024-12-25 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Tuesday 2024-12-24 11:31

Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Tuesday 2024-12-24 02:05

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Monday 2024-12-23 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Monday 2024-12-23 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Monday 2024-12-23 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Saturday 2024-12-21 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Saturday 2024-12-21 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Saturday 2024-12-21 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Saturday 2024-12-21 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Friday 2024-12-20 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Friday 2024-12-20 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Friday 2024-12-20 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Friday 2024-12-20 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Friday 2024-12-20 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Friday 2024-12-20 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thursday 2024-12-19 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thursday 2024-12-19 04:33

Asset Publisher Asset Publisher

Bật “báo động đỏ” trong đêm cấp cứu tối khẩn thiếu niên 16 tuổi bị đâm thấu tim

10/12/2024 | 14:32 PM

 | 

Đêm 7/12, kíp trực của Bệnh viện E (Hà Nội) nhận điện thoại từ Trung tâm cấp cứu 115 báo có nạn nhân bị đâm thấu tim, nên bật nút “báo động đỏ”, toàn đơn vị sẵn sàng cấp cứu. Nhờ sự nỗ lực của ê kíp, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Ca mổ tối khẩn ngay trong đêm đã cứu sống nạn nhân 16 tuổi bị đâm thấu tim.

TS.BS Nguyễn Đình Liên - Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học Bệnh viện E - cho biết trong đêm trực 7/12, anh nhận được cuộc điện thoại từ Trung tâm cấp cứu 115 và Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh (Hà Nội) báo tin có một thiếu niên 16 tuổi bị đâm thấu tim. Vết thương chảy máu ồ ạt, có thể nguy hiểm đến tính mạng nạn nhân.

Ngay lập tức, TS.BS Nguyễn Đình Liên (trực cọc I ngoại) và TS, bác sĩ nội trú Bùi Văn Dân - Trưởng khoa Miễn dịch dị ứng và Da liễu (trực cọc I nội) cùng ekip trực cấp cứu đã ấn nút “báo động đỏ”, để cấp cứu người bệnh.

Thông tin được báo cáo ngay với TS.BS Nguyễn Công Hựu - Giám đốc Bệnh viện E, một chuyên gia tim mạch - để có phương án phối hợp toàn bệnh viện.

Ít phút sau, nạn nhân được đưa đến trong tình trạng mất máu nhiều, huyết áp thấp, phải thở máy qua nội khí quản, vết thương ở ngực rộng 3cm, do vật sắc nhọn gây nên. Kết quả khám ban đầu cho thấy tiếng tim mờ, rì rào phế nang phổi trái không còn...

Xác định đây là vết thương cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong cho nạn nhân, nên kíp trực lập tức báo với kíp trực tim mạch và xin ý kiến chỉ đạo của TS.BS Nguyễn Công Hựu về phương án mổ tối cấp cứu. Không chờ kết quả các xét nghiệm như thông thường, các bác sĩ đã đẩy nạn nhân vào phòng mổ, tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Nam bệnh nhân được 115 đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện E trong tình trạng nguy kịch.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Nam - Phó khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Trung tâm tim mạch được tin cậy giao thực hiện ca mổ tối khẩn này.

Các bác sĩ cho hay, với những trường hợp cấp cứu vết thương lồng ngực đặc biệt vết thương tim phức tạp đòi hỏi các bác sĩ phải xử trí thật nhanh và chính xác mới có thể cứu sống người bệnh đang nguy kịch. Như trường hợp người bệnh này, các bác sĩ đã không chờ kết quả các xét nghiệm mà đẩy thẳng vào phòng mổ mới kịp phẫu thuật cứu sống người bệnh.

Sau hơn 2 giờ phẫu thuật khẩn cấp, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam cùng kíp phẫu thuật đã tiến hành mở dọc đường mở ngực: đường ngực trước bên trái đi qua vết thương vào khoang màng phổi trái qua khoang liên sườn 4, tương ứng đi qua vết thương.

Toàn bộ màng phổi phải đầy dịch máu loãng lẫn máu cục, phần mỡ vị trí trung thất bầm tím. Các bác sĩ đã hút ra khoảng 2.500 ml máu. Thăm dò màng tim, các bác sĩ xác định có vết thủng rách màng tim khoảng 2cm, có máu cục...

Mở rộng màng tim, các bác sĩ tìm thấy có vết thương vị trí phễu của đường ra thất phải vẫn đang phun máu liên tục. Trong quá trình phẫu thuật xử lý khâu vết thương để cầm máu, người bệnh được truyền liên tục 7 đơn vị máu (tương đương với số máu đã mất của người bệnh). Các bác sĩ cẩn thận kiểm tra toàn bộ màng phổi để xác định không tổn thương nào khác trước khi đóng lồng ngực cho người bệnh.

Ca phẫu thuật căng thẳng của các bác sĩ để giành lấy sự sống cho người bệnh. Sau 12 tiếng, tình trạng sốc mất máu của người bệnh đã ổn định và được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực điều trị. Tại đây, người bệnh đã tỉnh táo và tiếp xúc tốt, tự thở ô-xy, dự kiến có thể được xuất viện trong vài ngày tới.

Nam thiếu niên bị đâm thấu tim đã qua cơn nguy kịch.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Nam khẳng định, đây không phải là trường hợp đầu tiên các bác sĩ của Bệnh viện E cấp cứu và phẫu thuật thành công cho người bệnh với vết thương tim nguy kịch.

Trước đó đã có nhiều người bệnh bị tương tự được cứu sống. Điều quan trọng, đối với những vết thương tim là tổn thương rất nặng và ít gặp của vết thương ngực hở (khoảng dưới 5%), được coi là tối cấp cứu trong ngoại khoa, vết thương tim cần được ưu tiên số 1 trong chẩn đoán, vận chuyển, xử lý.

Vì vậy, thực hiện “báo động đỏ” xử trí cấp cứu tối khẩn cấp với mục đích là cứu sống được người bệnh, đưa người bệnh thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Khi “nút” báo động đỏ được khởi động, các bác sĩ sẽ có cơ hội tiếp cận người bệnh và xử trí vết thương tim trong thời gian ngắn nhất.

Thêm nữa, Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa với nhiều chuyên khoa thế mạnh như cấp cứu, tim mạch, gây mê hồi sức tích cực... Việc thực hiện “báo động đỏ” sẽ huy động nhiều khoa, tập trung phương tiện, kỹ thuật và các thầy thuốc giỏi để cứu sống người bệnh trong thời gian vô cùng ngắn. Quy trình “báo động đỏ” mang lại cơ hội vàng, giúp hồi sinh các trường hợp người bệnh bị các vết thương tim nguy kịch...

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến