HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Ký kết ghi nhớ giữa Bộ Y tế nước CHXHCN Việt Nam và Cục Giám sát Dược phẩm Quốc gia nước CHND Trung Hoa

Tuesday 2024-11-12 11:11

Tổng thuật chiều 11/11: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế

Monday 2024-11-11 13:00

Đảng ủy Bộ Y tế triển khai, quán triệt công tác tổ chức đại hội các cấp thuộc Đảng bộ Bộ Y tế

Monday 2024-11-11 12:38

Bộ Y tế chuẩn bị “Hội chợ dược liệu Y Dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai, năm 2024”

Monday 2024-11-11 12:35

Đồng bộ các biểu mẫu và đưa vào sử dụng phù hợp với mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe ngành Y tế

Monday 2024-11-11 12:27

Bệnh ung thư gia tăng mạnh mẽ và trở thành một trong những vấn đề sức khỏe hàng đầu hiện nay

Sunday 2024-11-10 11:37

Cập nhật và triển khai các chiến lược phòng ngừa, cấp cứu và điều trị đột quỵ một cách toàn diện

Sunday 2024-11-10 11:32

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường và ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt

Saturday 2024-11-09 02:57

Ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mang tính cách mạng trong y học

Saturday 2024-11-09 02:53

Tiếp tục nỗ lực thực hiện đấu thầu, mua thuốc và thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân

Friday 2024-11-08 07:32

Thủ tướng bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Wednesday 2024-11-06 10:20

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan gửi thư chúc mừng Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động thuộc các cơ sở đào tạo và các cơ sở thực hành đào tạo nhân lực lĩnh vực y tế

Wednesday 2024-11-06 05:06

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với đoàn công tác Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam

Wednesday 2024-11-06 03:05

Bộ Y tế công bố các Quyết định công tác nhân sự thuộc Đảng Bộ Văn phòng Bộ Y tế

Wednesday 2024-11-06 02:59

Chia sẻ kinh nghiệm của các nước khu vực ASEAN về kiểm soát thuốc lá

Monday 2024-11-04 11:37

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Liên minh Phòng, chống tác hại thuốc lá Đông Nam Á

Monday 2024-11-04 11:24

Thành lập Trung tâm đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm

Sunday 2024-11-03 01:34

Chính thức triển khai bệnh án điện tử tại bệnh viện hạng đặc biệt thuộc Bộ Y tế

Saturday 2024-11-02 00:38

'Em bé Làng Nủ' xuất viện: 50 ngày hồi sinh thần kỳ ở Bạch Mai

Saturday 2024-11-02 00:34

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam

Friday 2024-11-01 13:27

Asset Publisher Asset Publisher

Đẩy lùi dịch bệnh do não mô cầu tại Việt Nam

11/11/2024 | 05:43 AM

 | 

Phòng và chống bệnh do não mô cầu đang là vấn đề cấp thiết, được ưu tiên hàng đầu trên thế giới và là vấn đề đáng quan tâm tại Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với sự lưu hành mạnh mẽ của các nhóm huyết thanh B và C, việc sử dụng vắc xin VA-Mengoc BC là hợp lý và kịp thời, đáp ứng được nhu cầu cần thiết trong phòng bệnh.

Thượng tá, thạc sĩ, bác sĩ Triệu Phi Long – Viện Y học dự phòng Quân đội, báo cáo tại Hội thảo khoa học “Bệnh viêm màng não do não mô cầu và vắc xin phòng ngừa”.

Thượng tá, thạc sĩ, bác sĩ Triệu Phi Long – Viện Y học dự phòng Quân đội, đã nhấn mạnh điều này khi chia sẻ với phóng viên bên lề Hội thảo khoa học “Bệnh viêm màng não do não mô cầu và vắc xin phòng ngừa” diễn ra tại Hà Nội sáng 9/11.

Tôi được biết bác sĩ là chuyên gia nghiên cứu rất sâu về bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh viêm màng não do não mô cầu. Điều gì đã khiến anh say mê với đề tài này đến vậy?

Thượng tá, thạc sĩ, bác sĩ Triệu Phi Long: Tôi xin phép được chia sẻ một kỷ niệm sâu sắc, một trải nghiệm đã khắc sâu vào tâm trí tôi ngay từ những ngày đầu công tác. Tôi được biên chế vào đội cơ động phòng chống dịch của Viện Y học Dự phòng Quân đội, và chuyến công tác đầu tiên của tôi là đi lấy mẫu xét nghiệm cho một trường hợp nghi nhiễm não mô cầu (Nm). Bệnh nhân là một chiến sĩ có cơ thể cường tráng, chỉ mới 19 tuổi, đã nhập ngũ được 2 tháng và đang trong quá trình huấn luyện tân binh.

Khi tôi đến nơi để lấy mẫu thì em đã rơi vào tình trạng hôn mê, với nhiều nốt ban hoại tử hiện rõ trên da. Cảnh tượng đó thật sự đáng buồn và đau xót. Người nhà bệnh nhân đứng bên cạnh với tâm trạng lo lắng, nhưng trong sâu thẳm cũng tràn đầy hy vọng rằng, việc lấy mẫu xét nghiệm sẽ giúp tìm ra căn nguyên, từ đó giúp em được điều trị khỏi bệnh. Chúng tôi cũng hy vọng, mong chờ một điều kỳ diệu gì đó sẽ diễn ra.

Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 4 tiếng, khi mà kết quả xét nghiệm vẫn chưa có, chúng tôi nhận được tin buồn — em đã vĩnh viễn ra đi. Hình ảnh ấy, nỗi đau mất mát ấy nó ám ảnh tôi mãi đến tận ngày nay và nó cũng trở thành động lực mạnh mẽ, thúc đẩy tôi tìm hiểu sâu hơn bệnh này. Tôi tự nhủ bản thân mình phải làm gì đó để không xảy ra những trưởng hợp tương tự. Từ đó cho đến nay, tôi đã tham gia giám sát nhiều đợt dịch bệnh do Nm và thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả dự phòng và điều trị bệnh do Nm trong Quân đội.

Mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng

Bệnh do não mô cầu nguy hiểm như thế nào thưa chuyên gia?

Thượng tá, thạc sĩ, bác sĩ Triệu Phi Long: Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bệnh do vi khuẩn Neisseria meningitidis (Nm) được xác định là tất cả các bệnh lý do vi khuẩn này gây ra. Hai thể bệnh chính được quy định phải khai báo bắt buộc, bao gồm viêm màng não (VMN) và nhiễm khuẩn huyết (NKH).

Vi khuẩn Nm có nơi cư trú tự nhiên chủ yếu là đường hô hấp trên của người. Trong trạng thái bình thường, Nm thường không gây bệnh, được gọi là tình trạng người mang mầm bệnh. Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều yếu tố độc lực, Nm có thể chuyển sang trạng thái xâm lấn, gây ra bệnh lý nghiêm trọng được gọi là bệnh viêm màng não xâm lấn. Bệnh thường xảy ra khi vi khuẩn vượt qua hàng rào niêm mạc hô hấp, đi vào máu và tiếp tục vượt qua hàng rào máu-màng não để vào xoang não tuỷ, dẫn đến hai thể bệnh nghiêm trọng là nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não.

Bệnh do Nm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm, có khả năng gây dịch lớn với những diễn biến vô cùng phức tạp và khó lường. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 1,2 triệu ca mắc, trong đó khoảng 350.000 ca tử vong. Bệnh lý này đã từng gây ra hàng loạt đợt dịch lớn, đặc biệt là ở châu Phi trong suốt thế kỷ 20, và vẫn đang là mối đe doạ nghiêm trọng đối với sức khoẻ cộng đồng hiện nay.

Năm 2021, WHO đã phát động Chiến dịch "Đánh bại viêm màng não vào năm 2030". Chiến dịch này hướng tới mục tiêu giảm tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh này trước năm 2030. Để đạt được mục tiêu trên, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia tiếp cận vắc xin một cách hiệu quả.

Chuyên gia có thể thông tin thêm về tình hình nhiễm não mô cầu trên thế giới hiện nay và đâu là vấn đề đang phải đối mặt?

Thượng tá, thạc sĩ, bác sĩ Triệu Phi Long: Trên thế giới, bệnh do Nm từng được xem là rất nguy hiểm, ở giai đoạn chưa có kháng sinh tỷ lệ tử vong lên đến trên 80%, đươc coi là nỗi kinh hoàng của nhân loại. Từ năm 2010, bệnh do não mô cầu đã giảm mạnh nhờ sự phát triển của nhiều loại vắc xin mở rộng độ bao phủ và bảo vệ cộng đồng. Tại châu Phi, vùng “Vành đai viêm màng não” đã chứng kiến sự giảm đột ngột từ hơn 100 ca (năm 2011) xuống chỉ còn 0,02 ca vào năm 2013. Các số liệu từ nhiều quốc gia đều cho thấy xu hướng giảm mạnh trong tỷ lệ mắc bệnh. Tuy nhiên, một số nhóm huyết thanh vẫn nổi lên như nhóm W tại châu Phi, trong khi nhóm B vẫn là nhóm chủ yếu gây bệnh ở các khu vực khác trên thế giới. Sự xuất hiện của các biến chủng có đặc tính gây dịch là mối lo ngại mới mà chúng ta cần chú ý.

Bên cạnh đó, kháng kháng sinh đang là một vấn đề ngày càng nghiêm trọng trong điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra, bao gồm cả Nm. Trong lịch sử đã xuất hiện hiện tượng Nm kháng sulfonamid diễn ra một cách nhanh chóng. Kháng sinh sulfonamid đã được sử dụng trong điều trị nhiễm Nm từ những năm 1940. Ban đầu kháng sinh này tỏ ra vô cùng hiệu quả trong điều trị ca bệnh và người tiếp xúc gần, dẫn đến sự lạc quan rằng bệnh do Nm sẽ bị đẩy lùi, thậm chí mục tiêu phát triển vắc xin ở giai đoạn này cũng bị lãng quên. Tuy nhiên, đến năm 1947, Nm đã kháng sulfonamid, khiến cho việc điều trị nhiễm Nm trở nên khó khăn hơn. Đầu những năm 1960, Quân đội Mỹ đã thất bại khi dùng sulfonamid điều trị ca bệnh và người tiếp xúc gần. Điều này khiến cho việc phát triển vắc xin được khởi động trở lại.

Sự xuất hiện của các chủng Nm kháng Ampicillin, Ciprofloxacin, Chloramphenicol và những chủng đa kháng (kháng ít nhất 2 loại kháng sinh) cũng đã được ghi nhận tại nhiều quốc gia. Hiện nay, người ta phát hiện Nm nhận gen kháng kháng sinh từ vi khuẩn Lậu cầu - một trong những tác nhân có mức độ kháng kháng sinh phổ biến và lan rộng nhất hiện nay, khiến cho diễn biến kháng sinh càng trở nên khó lường hơn.

Vậy còn ở Việt Nam, tình hình nhiễm Nm có đáng lo ngại, thưa chuyên gia?

Thượng tá, thạc sĩ, bác sĩ Triệu Phi Long: Trong giai đoạn từ 1976 đến 1979, Việt Nam đã ghi nhận một đợt dịch lớn do não mô cầu gây ra tại nhiều tỉnh miền Nam, với số liệu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em là rất nghiêm trọng. Theo nghiên cứu, tổng số ca mắc được ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng là 1.510, tỷ lệ tử vong ở trẻ trên 5 tuổi dao động từ 27,4% đến 34,7%. Mặc dù hệ thống giám sát dịch bệnh tại Việt Nam đã được thành lập từ năm 2012, nhưng các số liệu còn thiếu. Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ năm 2011 đến 2012 có 610 ca mắc, trong đó có một đợt bùng phát nhỏ vào năm 2011 với 272 ca mắc. Theo Niên giám thống kê y tế năm 2018, tỉ lệ mắc bệnh/100.000 người tại Việt Nam vào năm này là khoảng 0,02.

Thượng tá, thạc sĩ, bác sĩ Triệu Phi Long cùng các chuyên gia giải đáp các nội dung tại hội thảo.

Giải pháp vàng để phòng chống bệnh nguy hiểm

Như vậy, bệnh do Nm rất nguy hiểm, song bệnh có thể điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Thượng tá, thạc sĩ, bác sĩ Triệu Phi Long: Các nguyên tắc điều trị chính bao gồm: Phát hiện sớm, điều trị kịp thời, điều trị kháng sinh kèm điều trị theo triệu chứng và nâng cao thể trạng. Trong đó, kháng sinh được chỉ định sử dụng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, số lượng kháng sinh có thể dùng để điều trị bệnh do Nm rất hạn chế do phải thoả mãn ngấm qua màng não.

Để phòng bệnh, người dân chú ý các biện pháp phòng bệnh lây qua đường hô hấp như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, khử trùng… Tuy nhiên, các biện này chỉ là biện pháp hỗ trợ giảm nguy cơ lây nhiễm. Với những người tiếp xúc gần và nhóm nguy cơ cao cần điều trị dự phòng bằng kháng sinh theo chỉ định.Để phòng bệnh, tiêm vắc xin chính là biện pháp hiệu quả nhất, căn bản và lâu dài. Các loại vắc xin phòng bệnh do não mô cầu đã có sự phát triển rõ rệt. Tại Việt Nam, vắc xin VA-MENGOC-BC là một lựa chọn hiệu quả cho việc phòng ngừa. Bởi dịch tễ học của Việt Nam chủ yếu là 2 nhóm huyết thanh B và C của vi khuẩn não mô cầu. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy đây là huyết thanh lưu hành phổ biến. Việc sử dụng vắc xin này không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn giúp tạo ra miễn dịch cộng đồng vững mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc cần cải thiện các hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu giúp định hình các chiến lược can thiệp phòng ngừa bệnh trong tương lai.

Thượng tá, thạc sĩ, bác sĩ Triệu Phi Long cùng Giáo sư Viện Finlay, Cuba.

Hiệu quả của vắc xin trong phòng bệnh viêm não mô cầu tại Việt Nam?

Thượng tá, thạc sĩ, bác sĩ Triệu Phi Long: Vắc xin Mengoc BC đã được sử dụng rộng rãi tại Cuba, cho thấy một mô hình thành công trong chiến dịch tiêm chủng. Người dân Cuba đã hưởng lợi từ việc tiêm vắc xin này, với tỷ lệ mắc bệnh giảm và sự tạo ra miễn dịch cộng đồng. Nhiều nước đã học hỏi từ kinh nghiệm của Cuba trong việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin Mengoc BC và đạt được kết quả khả quan trong việc kiểm soát dịch bệnh, bao gồm Việt Nam.

Phòng và chống bệnh do não mô cầu vẫn đang là vấn đề cấp thiết, được ưu tiên hàng đầu trên thế giới và là vấn đề đáng quan tâm tại Việt Nam. Vắc xin Mengoc BC được phát triển từ những thành phần kháng nguyên đã chứng minh hiệu quả trong việc tạo ra phản ứng miễn dịch bảo vệ, đặc biệt là đối với nhóm huyết thanh B và C. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vắc xin này không chỉ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ở những cá nhân được tiêm chủng, mà còn góp phần tạo ra miễn dịch cộng đồng, điều này rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Bên cạnh đó, các kết quả thu được từ việc triển khai tiêm chủng vắc xin Mengoc BC ở Cuba - nơi đã giảm thiểu đáng kể tỷ lệ mắc bệnh - cung cấp những bằng chứng khoa học cần thiết nhằm khẳng định hiệu quả của vắc xin trong việc phòng ngừa não mô cầu. Tính an toàn và hiệu quả của vắc xin đã được xác nhận qua nhiều nghiên cứu, cho thấy vắc xin này là một lựa chọn khả thi cho chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam.

Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với sự lưu hành mạnh mẽ của các nhóm huyết thanh B và C, việc sử dụng vắc xin Mengoc BC là hợp lý và kịp thời, đáp ứng được nhu cầu cần thiết trong phòng bệnh. Nó không chỉ bổ sung vào danh mục vắc xin phòng ngừa hiện có mà còn là một lựa chọn đáng tin cậy đối với các đối tượng có nguy cơ cao, như trẻ em và thanh thiếu niên.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến