HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với UBND tỉnh Lai Châu về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn

Friday 2024-04-26 02:33

Bộ Y tế giám sát việc thực hiện các chương trình can thiệp về sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình tại tỉnh Lai Châu

Friday 2024-04-26 01:23

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính

Thursday 2024-04-25 09:07

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao kỷ niệm chương “ Vì sức khỏe nhân dân” cho Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Thursday 2024-04-25 09:00

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số

Wednesday 2024-04-24 09:09

Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp Tổng Giám đốc công ty IMarketKorea

Wednesday 2024-04-24 08:56

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Tuesday 2024-04-23 04:45

Đảng ủy Bộ Y tế sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 và triển khai quy trình kiện toàn, bổ sung chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025

Tuesday 2024-04-23 04:40

Bộ Y tế kiện toàn lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Y học

Monday 2024-04-22 12:48

Hội nghị lấy ý kiến dự thảo “Đề án tổng thể phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT phục vụ chuyển đổi số y tế đến năm 2030”

Monday 2024-04-22 09:40

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với Chủ tịch Viện Ký ức COVID-19, Cộng hòa Pháp

Saturday 2024-04-20 14:33

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự chương trình khám, chữa bệnh miễn phí và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Điện Biên

Saturday 2024-04-20 14:25

Giảm số lượng, tăng nguồn lực khi sắp xếp các bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Friday 2024-04-19 09:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Wednesday 2024-04-17 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Wednesday 2024-04-17 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Wednesday 2024-04-17 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Wednesday 2024-04-17 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Tuesday 2024-04-16 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Tuesday 2024-04-16 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Tuesday 2024-04-16 01:28

Asset Publisher Asset Publisher

Đậu mùa khỉ có dễ lây không?

05/10/2022 | 12:28 PM

 | 

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, triệu chứng quan trọng nhất của những người mắc đậu mùa khỉ là đau dữ dội do vậy khi bị bệnh họ buộc phải đến cơ sở y tế nên có thể sàng lọc, phát hiện.

Trao đổi với Sức khỏe và Đời sống về khả năng lây lan của bệnh đậu mùa khỉ trước thông tin TP.HCM ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng Khoa y tế công cộng, ĐH Y Dược TP.HCM cho biết người dân không nên hoang mang, cần bình tĩnh.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây lan nhưng nó khó lây hơn những bệnh truyền nhiễm khác. Đậu mùa khỉ không dễ lây lan như COVID-19 hay bệnh cúm thông thường, thậm chí khả năng lây thấp hơn nhiều so với bệnh đậu mùa, do đó khả năng thành dịch là rất thấp.

"Virus đậu mùa khỉ chỉ lây truyền trong một số cộng đồng nhất định, khả năng thành dịch là rất thấp. Nó chỉ lây truyền tốt với động vật gặm nhấm và loại khỉ trong môi trường tự nhiên còn trong môi trường xã hội mình thì ít có khả năng lây lan", PGS.TS Đỗ Văn Dũng khẳng định.

Đối với bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh phải tiếp xúc khoảng cách gần, cọ xát, da có trầy xước, quan hệ tình dục... với người bị bệnh đậu mùa khỉ thì mới có thể bị lây truyền.

Đậu mùa khỉ ở TP.HCM có dễ lây không? - Ảnh 1.

Người bị đậu mùa khỉ có triệu chứng đau dữ dội, sốt, phát ban đỏ, mụn nước, sang thương, đặc biệt là nổi hạch.

Cũng theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, triệu chứng quan trọng nhất của những người mắc đậu mùa khỉ là đau dữ dội do vậy khi bị bệnh họ phải đến cơ sở y tế nên có thể sàng lọc, phát hiện. Ngoài ra người bị đậu mùa khỉ còn có triệu chứng sốt, phát ban đỏ, đau cơ, đau đầu, mụn nước, sang thương, đặc biệt là nổi hạch.

Về điều trị gồm có điều trị giảm đau và hỗ trợ. Ở một số bệnh nhân cơ thể suy giảm miễn dịch lại mắc bệnh đậu mùa khỉ, họ có nguy cơ tử vong. Do vậy người bệnh cần điều trị hỗ trợ và có thể điều trị một số loại thuốc kháng virus trên bệnh nhân.

Làm sao phát hiện sớm mắc bệnh đậu mùa khỉ?

PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết, để phát hiện bệnh đậu mùa khỉ cần phải thông qua 3 yếu tố. Thứ nhất là dịch tễ: Phải là những người có nguy cơ tiếp xúc gần, cọ xát, da có trầy trợt và sang thương, quan hệ tình dục... với người bị đậu mùa khỉ thì mới lây bệnh, còn người chưa bao giờ tiếp xúc với người bị đậu mùa khỉ thì không thể mắc được. Bên cạnh đó, những người tiếp xúc với người nước ngoài, chung phòng, chung giường với người lạ, người có phát ban thì có cơ sở nghi ngờ.

Thứ hai là triệu chứng: Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương đối là "cổ điển", tức là đầu tiên có sốt, sau đó phát ban đỏ, đặc biệt là nổi hạch, mụn nước….Thông thường khi xuất hiện các biểu hiện này người bệnh sẽ đi khám, những trường hợp không đi khám là rất cá biệt.

Thứ ba là xét nghiệm:

Với người bình thường thì căn cứ trên dịch tễ và dấu hiệu lâm sàng.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng cũng lưu ý, với những người nhiễm đậu mùa khỉ qua quan hệ tình dục, họ có thể không có triệu chứng trên người mà sẽ ở cơ quan sinh dục trước. Trong trường hợp này cần hết sức lưu ý vì có thể nhầm lẫn với các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Herpes, giang mai...

Đậu mùa khỉ ở TP.HCM có dễ lây không? - Ảnh 3.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến