Thông tin Y tế tháng 11.2019

05/11/2019 | 15:05 PM

 | 

NGÀY 05/11/2019

  1.  Bệnh viện tự chủ: Tốn kém nên thu nhiều!

PGS-TS Nguyễn Tiến Quyết cho rằng với những quy định cơ chế tự chủ bệnh viện rất chung chung hiện nay, nếu không sửa thì có thể những người đang làm đúng có khi lại thành sai, "thậm chí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" sau này Sáng 3-10, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (QH) tổ chức phiên giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện (BV) công lập.

Báo cáo giải trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết đến nay, tất cả BV, trung tâm y tế huyện đã được giao quyền tự chủ. Tính đến năm 2018, cả nước có 215 BV đã tự bảo đảm chi thường xuyên. Đối với các BV do Bộ Y tế quản lý, đến năm 2018 có 26/45 BV đã tự chủ chi thường xuyên.

Từ cơ chế tự chủ, năm 2018, kinh phí chi trực tiếp cho các BV giảm được 9.450 tỉ đồng so với 2017. Ngoài ra, toàn ngành giảm được trên 100.000 người hưởng lương từ ngân sách. Với 4 BV đặc biệt đang được thí điểm tự chủ toàn bộ theo Nghị quyết 33/NQ-CP năm 2019 của Chính phủ, số chi ngân sách cắt giảm được trung bình là 1.000 tỉ đồng/BV/năm.

Để thực hiện tự chủ, theo Bộ trưởng Bộ Y tế, nhiều BV đã vay ngân hàng, mở rộng hợp tác, đầu tư trang thiết bị để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người bệnh, phần lớn các BV đã không phải nằm ghép. Các BV tự chủ cũng tiết kiệm chi, tăng nguồn thu, tăng thu nhập và chủ động thuê các chuyên gia, bác sĩ nước ngoài.

"Phục vụ con người là mục tiêu cao nhất. Cái được nhất là chỉ số hài lòng của bệnh nhân. Khảo sát của Tổ chức Sáng kiến Việt Nam cho thấy chỉ số hài lòng của người bệnh nội trú năm 2018 đạt 80,8%. Đây là con số vượt cả mong đợi" - Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành y tế đánh giá tự chủ có tồn tại, bất cập. Đó là chưa làm rõ và giao cụ thể các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao và hoạt động dịch vụ theo yêu cầu để hạn chế việc chạy theo, ưu tiên các hoạt động để tăng nguồn thu. Ngoài ra, còn có tình trạng lạm dụng các dịch vụ, kỹ thuật cao không cần thiết để tăng thu, làm cho người bệnh phải chi phí nhiều hơn.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH - bà Nguyễn Thúy Anh - cũng cho biết qua giám sát của ủy ban cho thấy do còn thiếu các cơ chế kiểm soát dẫn đến hiện tượng lạm dụng các dịch vụ y tế không cần thiết, làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, tăng gánh nặng cho người bệnh và góp phần bội chi Quỹ BHYT.

Đại biểu QH, GS-TS Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), nguyên Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu trung ương, chỉ ra nhiều vướng mắc như giá dịch vụ y tế chưa thống nhất giữa các đơn vị, các tỉnh - thành, BV nên chưa tính đúng, tính đủ, thu lên, thu chênh; có hiện tượng đặt máy, gửi máy để hưởng chênh lệch. Ông Trí cũng băn khoăn về cơ chế tự chủ bởi có nơi giao "tự chủ nhưng không biết tự chủ cái gì" hay được giao tự chủ nhưng không cho tự chủ, đặc biệt là tự chủ về công tác cán bộ, về tài chính.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình, đề nghị bộ trưởng Bộ Y tế làm rõ nguyên nhân một số BV tự chủ lạm dụng chỉ định sử dụng thuốc, dịch vụ, kỹ thuật cao để "móc túi" bệnh nhân.

PGS-TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc BV Hữu nghị Việt Đức, rất băn khoăn trước nguy cơ tư nhân hóa BV công lập. "Chúng ta đi theo con đường tự chủ là chính xác nhưng đừng bao giờ cổ phần hóa BV công và đừng bao giờ áp dụng Luật Doanh nghiệp với cơ sở y tế. Nếu chúng ta cổ phần hóa, sẽ lâm ngay vào tình trạng bất cập..." - ông Quyết nhấn mạnh.

Giải trình trước các đại biểu QH, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận nếu tính đúng, tính đủ, chất lượng dịch vụ được nâng lên thì giá dịch vụ y tế phải cao hơn. Mấu chốt của vấn đề tự chủ là muốn chất lượng tốt phải có nguồn thu để chi trả; thu hút cán bộ chất lượng cao, xây dựng mới cơ sở vật chất… rất tốn kém nên BV phải thu nhiều. "Vì vậy, hiện tượng bác sĩ lạm dụng chỉ định dịch vụ kỹ thuật, lạm dụng xét nghiệm, kê thuốc ngoài danh mục BHYT chi trả, kéo dài thời gian nội trú, là có" - Bộ trưởng nhận định và cho biết giải pháp là phải có định mức, thanh tra, kiểm toán đồng thời, ngành y tế tăng cường giám sát. Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định chắc chắn tự chủ BV có ảnh hưởng đến quyền lợi của người nghèo do các BV tuyến trên chỉ có bệnh nhân nặng mới chuyển lên và đương nhiên ở đây có phòng dịch vụ cho người nước ngoài, cho người giàu. Tuy nhiên, người nghèo nếu có BHYT đúng tuyến, tuyến tỉnh chuyển lên thì vẫn được hưởng quyền lợi. Như vậy, người nghèo vẫn được hưởng lợi ích từ việc tự chủ BV. Hiện nay, các BV tuyến trên vẫn có đến 60% nguồn thu từ bệnh nhân BHYT.

Đại biểu QH Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Tim Hà Nội, cho hay việc giảm biên chế, tự chủ tài chính khiến nhiều nhân viên y tế không còn trong biên chế nhà nước mà do BV tự trả lương. Mặc dù vậy, theo luật hiện hành, BV lại không thể bổ nhiệm cán bộ nếu đó không phải là công chức, viên chức.

Bộ trưởng Bộ Y tế thừa nhận do vướng nhiều quy định, có tình trạng bác sĩ giỏi nhưng không được bổ nhiệm vị trí cao hơn, dẫn đến chán nản, chuyển sang làm tư nhân (1099).

  1.  ‘Doanh nghiệp hóa bệnh viện là sai lầm nghiêm trọng’

Việc tiến hành tự chủ tại các bệnh viện công lập là hướng đi đúng đắn, tuy nhiên nhiều đại biểu cho rằng nếu cổ phần hóa bệnh viện, áp dụng Luật Doanh nghiệp vào trong y tế là sai lầm nghiêm trọng và vô cùng nguy hiểm.

Sáng 3-10, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện (BV) công lập. Nhiều vấn đề còn vướng mắc, hạn chế bộc lộ trong quá trình thực hiện tự chủ tại các BV công đã được đề cập tại phiên giải trình.

Lạm thu của người bệnh

Báo cáo tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết đến nay 100% số BV, trung tâm y tế huyện đã được giao quyền tự chủ. Tính đến năm 2018, cả nước có 215 BV đã tự đảm bảo chi thường xuyên. Đối với các BV do Bộ Y tế quản lý, đến năm 2018 có 26/45 BV đã tự chủ chi thường xuyên.

Để thực hiện tự chủ, nhiều BV đã vay ngân hàng, mở rộng hợp tác, đầu tư trang thiết bị. Các BV tự chủ cũng tiết kiệm chi tiêu, tăng nguồn thu, tăng thu nhập cho cán bộ, bác sĩ, nhân viên. Cơ chế tự chủ đã giúp họ chủ động thuê các chuyên gia, bác sĩ nước ngoài đến từ Mỹ, Pháp, Nga…

Chất vấn tại phiên giải trình, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đề nghị bộ trưởng làm rõ nguyên nhân của tình trạng một số BV tự chủ lạm dụng chỉ định sử dụng thuốc, dịch vụ, kỹ thuật cao để người bệnh phải trả chi phí nhiều hơn.

Trả lời chất vấn, bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng là do mục đích tăng thu để đầu tư trang thiết bị, giường bệnh, thu hút cán bộ chất lượng, rồi trang phục, hệ thống chống nhiễm khuẩn… để thu hút người bệnh nên đã xảy ra tình trạng lạm thu như trên. Giải pháp cho việc này, theo bà Tiến là có định mức, thanh tra, kiểm toán, giám sát. Một thực tế đang xảy ra khi tiến hành tự chủ BV là cơ chế thị trường làm chênh lệch lớn thu nhập giữa bác sĩ BV công và tư. Điều này khiến một bộ phận bác sĩ xin nghỉ việc ở BV công để ra làm bên ngoài. Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Bình Thuận) chất vấn Bộ Nội vụ có chính sách gì để giữ chân đội ngũ y bác sĩ giỏi ở lại BV công lập. Tham gia trả lời chất vấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa giải thích: Thực tế, khi thu nhập của người được tuyển dụng vào thấp quá thì họ sẽ chuyển dịch sang khu vực tư nhân. Bộ Nội vụ sắp trình Chính phủ quy định đãi ngộ, trọng dụng nhân tài. Khi đó Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các bộ, ngành quy định các đơn vị tự chủ được phép trả lương trên cơ sở hiệu quả công việc, đồng thời có đãi ngộ tốt để giữ chân cán bộ y tế.

Có mặt tại phiên giải trình, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng bày tỏ quan điểm không nên cổ phần hóa BV công. Ông Nhưỡng nói: “Biến BV thành một doanh nghiệp là sai lầm nghiêm trọng và vô cùng nguy hiểm”.

Đồng quan điểm, PGS-TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc BV Việt Đức, hiện là phó Tổng hội Y học Việt Nam, cũng bày tỏ sự không đồng tình với một số ý kiến cho rằng nên cổ phần hóa BV công.

“Bản thân tôi cũng như người dân kính đề nghị với Quốc hội, với Nhà nước đừng bao giờ và cũng không bao giờ cổ phần hóa BV công, đừng đưa Luật Doanh nghiệp áp dụng vào trong y tế” - PGS-TS Nguyễn Tiến Quyết nói.

Ông cho biết việc đi theo con đường tự chủ là rất chính xác, rất hợp lý. Tuy nhiên, nếu cổ phần hóa BV công sẽ lâm ngay vào tình cảnh giống Trung Quốc đang mắc phải và đang phải sửa. Việc áp dụng Luật Doanh nghiệp vào trong y tế sẽ khác hẳn hoàn toàn định hướng, đường lối, nghị quyết của Đảng về mục tiêu của ngành y tế, vì chúng ta phải đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cho người dân không bị tổn thương. “Tôi đề nghị có cơ chế chi tiết, rạch ròi từng tí một đối với các BV mà thực hiện tự chủ” - PGS- Nguyễn Tiến Quyết đề nghị. Chất vấn thêm về công tác đấu thầu tập trung, PGS Nguyễn Tiến Quyết cho biết nhiều ý kiến nói công tác đấu thầu tập trung rất tốt nhưng với bản thân ông lại thấy không tốt.

“Tôi đi một số BV thì các sở y tế bắt đấu thầu tập trung ở bên trên, chọn được loại thuốc này đến khi BV tôi thiếu, tôi cũng chọn được loại thuốc với chất lượng như thế, xuất xứ như thế nhưng nhà cung cấp khác rẻ hơn nhưng lại không được vì đấu thầu tập trung quy định phải chọn nhà cung cấp này. Như vậy làm cho quản lý ở dưới bị ức chế, không thể thực hiện được” - ông Quyết nói. Tham gia giải trình, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết cơ quan bảo hiểm đã áp dụng nhiều biện pháp để chống lợi dụng, lạm dụng dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm như áp dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát.

Do vậy, cơ quan bảo hiểm mới phát hiện được những trường hợp người đã cắt tử cung rồi vẫn đi sinh, một bệnh nhân được yêu cầu thanh toán chi phí mổ… ba mắt. Nhưng những trường hợp này khi truy lại phía BV thì chỉ nhận được giải trình là… nhầm. Duy nhất trường hợp người phụ nữ đã cắt bỏ tử cung vẫn đi sinh được thừa nhận là do người chị (đã cắt bỏ tử cung) cho em gái mượn thẻ bảo hiểm y tế để đi sinh.Theo bộ trưởng Bộ Y tế, việc tự chủ có bất cập là chưa làm rõ và giao cụ thể các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao và hoạt động dịch vụ theo yêu cầu để hạn chế việc chạy theo các hoạt động để tăng nguồn thu.  (1133)

  1.  Tìm giải pháp ngăn chặn tư nhân hóa bệnh viện công?

Ngày 3/10, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức Phiên giải trình về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập. Trong đó, một trong những vấn đề được đặt ra là có những nơi giao tự chủ nhưng lại không biết tự chủ cái gì, không cho tự chủ về tổ chức, bộ máy; đồng thời cơ chế đãi ngộ người tài cũng là vấn đề gây băn khoăn.

Đánh giá về những mặt được khi thực hiện cơ chế tự chủ với bệnh viện công, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, việc thực hiện cơ chế tự chủ đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sự hài lòng của người bệnh, giải quyết cơ bản tình trạng quá tải một số bệnh viện T.Ư và TP. Riêng các bệnh viện K, Nội tiết T.Ư, Nhi T.Ư đã giảm từ 60 - 70% số giường nằm ghép. Nhiều bệnh viện đã chuyển từ tư duy “phục vụ” sang “cung ứng dịch vụ”. Kết quả khảo sát Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2019 cho thấy, chỉ số hài lòng của người dân về y tế công lập đã tăng từ 1,92 năm 2017 lên 1,96 năm 2018. Khảo sát của Tổ chức Sáng kiến Việt Nam cho thấy, chỉ số hài lòng của người bệnh nội trú năm 2018 đạt 80,8%.

Khi giao quyền tự chủ tài chính, đòi hỏi các bệnh viện phải thay đổi tinh thần thái độ phục vụ tốt hơn, năng động hơn trong quản lý, chặt chẽ hơn trong tổ chức để đảm bảo nâng cao chất lượng. Đảm bảo tự chủ về tài chính hoàn toàn phải đảm bảo được nguồn thu, trong đó có cơ chế thoáng về giá dịch vụ. Nhưng tôi cho rằng, thực hiện tự chủ tài chính không có nghĩa là chạy theo lợi ích kinh doanh, tìm mọi cách tăng nguồn thu, điều quan trọng nhất là tạo uy tín để thu hút người bệnh đến với bệnh viện, xem người bệnh là trung tâm.

Tuy nhiên, đi kèm với đó vẫn còn nhiều khó khăn, trước hết là cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của các bệnh có sự chênh lệch khá lớn giữa các tỉnh, TP và giữa các tuyến. Việc cho phép các đơn vị tự chủ về tài chính, được thành lập, giải thể các tổ chức cấu thành, có thể dẫn đến đơn vị sẽ giải thể hoặc không phát triển các khoa, bộ phận không có thu hoặc nguồn thu thấp, chỉ tập trung phát triển các khoa, bộ phận có nguồn thu. Trong khi việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân đòi hỏi hệ thống y tế phải đồng bộ giữa các chuyên khoa, chuyên ngành.

GS.TS Nguyễn Anh Trí (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) đặt vấn đề: Hiện nay giá dịch vụ y tế chưa thống nhất giữa các đơn vị, tỉnh thành, các bệnh viện, dẫn đến tình trạng nơi chưa được thu đủ, nhưng nơi thì thu thêm. Có nơi giao tự chủ nhưng không biết tự chủ cái gì, được giao tự chủ nhưng không cho tự chủ về công tác cán bộ, về tài chính. “Vậy ai có trách nhiệm tháo gỡ vấn đề này và bao giờ thì xong? Làm sao chống được tình trạng tư nhân hóa các bệnh viện công?” - đại biểu chất vấn.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hiện nay có hai loại ý kiến. Có ý kiến nói rằng cần phải quản chặt hơn, tránh tư nhân hóa bệnh viện công, nhưng cũng có ý kiến nói rằng quản chặt quá thì bệnh viện công “thở” thế nào? Bộ trưởng cho rằng, nút thắt này cần được tháo gỡ, quyền tự chủ của bệnh viện về nhân lực phải kèm theo cơ chế giá dịch vụ hợp lý. Khi giá được tính đúng, tính đủ, đồng thời với trao quyền về tổ chức, về nhân sự thì các bệnh viện sẽ thuận lợi hơn trong thực hiện quyền tự chủ.

Cơ chế đãi ngộ tốt để thu hút người tài

Một vấn đề đáng lưu ý nữa là sự chênh lệch thu nhập do chưa có chính sách đãi ngộ, thu hút đối với cán bộ y tế, nhất là người có trình độ cao về làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế vùng khó khăn; đang có tình trạng chuyển dịch lao động từ khu vực bệnh viện công sang bệnh viện tư.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay, hiện nay nhiều bệnh viện khó tuyển dụng người vì vướng trần biên chế, vướng quy định về tinh giản biên chế nên vẫn phải duy trì mô hình 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng chăm sóc nhiều bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân nào vào viện cũng cần ít nhất 1 người nhà chăm sóc, vừa vất vả, tốn kém mà chất lượng chăm sóc người bệnh không thể như điều dưỡng được.

Về nội dung này, đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng không đồng tình việc tinh giản biên chế nhân viên y tế ở một số địa phương. Theo đại biểu, giảm biên chế 10% là giảm số người “ăn lương” nhà nước, còn bệnh viện vẫn phải tăng người làm mới tăng quy mô và chất lượng dịch vụ được. Thực tế ở Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư thời ông làm Giám đốc, số cán bộ, nhân viên y tế tăng 1.000 người nhưng bệnh viện dùng cơ chế tự chủ, không lấy tiền lương từ Bộ Y tế. Ông kêu gọi không “giảm 10% biên chế cán bộ y tế” vì công việc nhiều, bệnh nhân ngày càng đông.

Trả lời các ý kiến của đại biểu, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết, liên quan đến bộ máy, con người, Bộ ủng hộ tháo gỡ vướng mắc, khó khăn. Theo đó, các bệnh viện phải xác định vị trí việc làm, khung trình độ năng lực, từ đó Bộ phân cấp đến các tỉnh, thành phê duyệt. Tuy nhiên khi thu nhập của người được tuyển dụng vào thấp quá, họ sẽ chuyển dịch sang khu vực tư nhân, tới đây chúng ta sửa đổi luật về viên chức thì phải tính đến vấn đề này” – Thứ trưởng Bộ Nội vụ nói. Đồng thời cho biết, Bộ sắp trình Chính phủ quy định đãi ngộ, trọng dụng nhân tài; Bộ cũng sẽ phối hợp các bộ, ngành quy định các đơn vị tự chủ được phép trả lương trên cơ sở hiệu quả công việc, đồng thời có đãi ngộ tốt để giữ chân cán bộ y tế. (1182)

  1.  THẨM TRA BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 15, ngày 04/10, Ủy ban về các vấn đề Xã hội thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả hoạt động và quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá. Ủy viên trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh chủ trì phiên họp.

Báo cáo tại phiên họp, Đại diện Bộ Y tế cho biết, các chính sách, pháp luật về thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ đã được xây dựng, ban hành và bổ sung, sửa đổi kịp thời, bám sát nội dung Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, các văn bản pháp luật có liên quan. Các văn bản, chính sách pháp luật về nội dung này đạo điều kiện để cơ quan điều hành Quỹ cũng như các đơn vị nhận hỗ trợ của Quỹ có cơ sở để triển khai họa động và thanh quyết toán theo đúng quy định của các văn bản pháp luật hiện hành. Giai đoạn 2017-2019, Quỹ đã hỗ trợ 99 đơn vị; sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành các tỉnh, thành phố, bệnh viện đã thể hiện sự cam kết cao trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá.

Mạng lưới về phòng chống tác hại thuốc lá đã được thành lập và duy trì trên toàn quốc. Đến nay có 20 bộ, ngành và tổ chức chính trị, xã hội và 63/63 tỉnh thành đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá. Việc xây dựng kế hoạch của Quỹ để hỗ trợ các đơn vị căn cứ theo các nội dung của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, có các chỉ số cụ thể trong từng giai đoạn.Về kết quả giảm tỷ lệ hút thuốc lá, năm 2018 đã có 12 tỉnh có tỷ lệ hút thuốc ở nam giới giảm so với điều tra toàn quốc năm 2015 như Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Sơn La, Thái Bình, Yên Bái, Lạng Sơn…Tỷ lệ người phơi nhiễm khói thuốc giảm tại nơi làm việc giảm hơn 13%, tại trường đại học cao đẳng giảm hơn 16%, trên các phương tiện giao thông công cộng giảm 15%. Theo điều tra toàn quốc về tình hình sử dụng thuốc lá năm 2015, tỷ lệ người hút thuốc lá được nhân viên tư vấn bỏ thuốc tăng 10,08%.

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban về các vấn đề Xã hội đánh giá cao việc Chính phủ đã thực hiện nghiêm túc quy định của Điều 28 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Ủy ban cho rằng nội dung báo cáo đã phản ánh đầy đủ kết quả hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ; hạn chế, tồn tại, giải pháp đưa ra để khắc phục những vướng mắc. Sau hơn 6 năm thành lập, Quỹ đã giữ vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương thực hiện các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá.

Ủy ban về các vấn đề Xã hội cũng thấy rằng vẫn còn tồn tại một số khó khăn, tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động và việc quản lý Quỹ, cụ thể: quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc, bệnh viện, trường học, địa điểm công cộng vẫn còn chưa thực hiện tốt, vi phạm xảy ra còn phổ biến; các tỉnh thành đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá nhưng vai trò còn hình thức, chưa gắn với hiệu quả thực tiễn; mục tiêu kế hoạch hàng năm, kế hoạch 02 năm không thay đổi qua các giai đoạn, không có mục tiêu đích của từng thời kỳ; chất lượng và hiệu quả làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ còn chưa cao.

Trên cơ sở thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban về các vấn đề Xã hội kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm thực hiện các kiến nghị của Ủy ban tại báo cáo số 857/BC-UBVCVDXH14 ngày 20/10/2017; có giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ; khắc phục việc chậm phê duyệt kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ phòng chống tác hại của thuốc lá theo giai đoạn 02 năm.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban đề nghị cần nghiên cứu để đưa ra mục tiêu kế hoạch phù hợp với tùng giai đoạn cụ thể của các nhiệm vụ phòng chống tác hại của thuốc lá; các hoạt động tuyên truyền cần phù hợp hơn với từng nhóm đối tượng cụ thể; đánh gía thực tiễn 06 năm hoạt động để có các hình thức, phương pháp thực hiện phù hợp, đồng bộ.

Đại biểu Trương Thị Bích Hạnh chỉ rõ, việc cấm hút thuốc lá tại những địa điểm công cộng vẫn chưa có hiệu quả cao, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc ở các điểm công cộng còn cao, đặc biệt là các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê vẫn còn chiếm tới trên 80%. Do đó, đề nghị Bộ Y tế cần quan tâm hơn nữa, có các giải pháp truyền thông mạnh mẽ hơn để người dân nhận thức rõ vấn đề này.Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đặng Thuần Phong và một số thành viên Ủy ban cho rằng cần chú trọng việc tập huấn, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị địa phương trong lập kế hoạch, giám sát và đánh giá các hoạt động phòng chống, tác hại của thuốc lá, các quy định về tài chính của nhà nước khi sử dụng hỗ trợ từ Quỹ, đảm bảo xây dựng kế hoạch theo phương thức từ dưới lên.

Kết luận nội dung làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh trân trọng cảm ơn những ý kiến góp ý xác đáng, tâm huyết tại phiên họp; đề nghị trong thời gian tới cần có sự phối hợp tích cực giữa các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các địa phương để hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu quả hơn nữa, nâng cao công tác dự phòng, công tác đảm bảo sức khỏe của toàn dân.

Cũng trong phiên làm việc buổi sáng, Ủy ban về các vấn đề Xã hội cho ý kiến về tình hình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, đề xuất về chương trình năm 2021 và các năm tiếp theo của Bộ Y tế./. (1146)

  1.  Đại biểu chất vấn Bộ trưởng y tế về chống lạm thu, 'móc túi' người bệnh

Sáng 3/10, Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội tổ chức phiên giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập. Nhiều vấn đề vướng mắc được đại biểu quan tâm, chất vấn Bộ trưởng Y tế.

Đánh giá đây là một chủ trương đúng, song đại biểu Nguyễn Thị Phúc, Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận cho rằng, mặt trái của cơ chế thị trường đã làm chênh lệch lớn thu nhập giữa bác sĩ bệnh viện công và tư. Điều này khiến một bộ phận bác sĩ xin nghỉ việc ở bệnh viện công để sang tư nhân làm. Vậy có chính sách gì để giữ chân đội ngũ y bác sĩ giỏi ở lại bệnh viện công lập?

Phó đoàn Đại biểu Quốc hội Cần Thơ Nguyễn Thanh Xuân cho biết, địa phương này có 13 bệnh viện tự chủ, cái vướng nhất cũng liên quan đến vấn đề nhân sự, khi được giao quyền tự chủ nhưng các bệnh viện lại không được tự quyết. Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn chỉ rõ, theo luật hiện hành, bệnh viện không thể bổ nhiệm cán bộ nếu người đó không phải là công chức, viên chức… Vậy giải pháp để tháo gỡ vướng mắc này?

Giải trình những băn khoăn của đại biểu, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận do vướng nhiều quy định, có bác sĩ giỏi nhưng không được bổ nhiệm vị trí cao hơn, dẫn đến chán nản, chuyển sang làm tư nhân. Bà Tiến lý giải, dù Bộ đã giao quyền tự quyết, song ở một số nơi, UBND, hoặc Sở Y tế vẫn quyết định việc bổ nhiệm nhân sự. Bộ trưởng mong muốn các địa phương để bệnh viện tự chủ hoàn toàn, được quyền tuyển chọn, bổ nhiệm nhân sự...

Về việc này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết, tới đây sẽ có quy định về đãi ngộ, trọng dụng nhân tài. Khi đó, các đơn vị tự chủ được phép trả lương trên cơ sở hiệu quả công việc, đồng thời có đãi ngộ tốt để giữ chân cán bộ y tế giỏi.

Nêu chất vấn, đại biểu đoàn Hà Nội, GS.TS Nguyễn Anh Trí đặt vấn đề giá dịch vụ y tế hiện chưa có sự thống nhất, dẫn đến tình trạng nơi chưa được thu đủ, nơi thì thu thêm. Có nơi giao tự chủ nhưng không biết tự chủ cái gì, được giao tự chủ nhưng không cho tự chủ, đặc biệt là tự chủ về công tác cán bộ, về tài chính. Vậy trách nhiệm thuộc về ai và khi nào tháo gỡ xong? Làm sao chống được tình trạng tư nhân hóa các bệnh viện công?

Về việc này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nêu ra hai loại ý kiến, có người nói phải quản chặt hơn, tránh tư nhân hóa bệnh viện công, nhưng cũng có ý kiến lại bảo, nếu quản chặt quá thì bệnh viện công không “thở” được. Chẳng hạn về biên chế, khi tự chủ, bệnh viện mở thêm dịch vụ, mở thêm phòng bệnh thì cần nhiều nhân lực hơn, nhưng vì đụng đến biên chế lại rất khó, vì nhà nước quản. Theo bà Tiến, giải pháp để tháo gỡ vướng mắc là phải thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ hợp lý. Nghĩa là khi giá được tính đúng, tính đủ, đồng thời với trao quyền về tổ chức, về nhân sự thì các bệnh viện sẽ thuận lợi hơn trong thực hiện quyền tự chủ.

Ghi nhận từ thực tế, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị bộ trưởng làm rõ nguyên nhân một số bệnh viện tự chủ lạm dụng chỉ định sử dụng thuốc, dịch vụ, kỹ thuật cao để “móc túi” người bệnh. Về điều này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lý giải, cơ chế tự chủ buộc các đơn vị phải đầu tư trang thiết bị, giường bệnh, trả lương, rồi nâng cao chất lượng các dịch vụ để thu hút người bệnh… Cũng chính vì mục đích tăng thu để đầu tư nên có xảy ra tình trạng lạm thu như chỉ định sử dụng thuốc, kỹ thuật ngoài danh mục bảo hiểm y tế chi trả, kéo dài thời gian nội trú…

Theo bà Tiến, để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ Y tế sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các bệnh viện, đồng thời hoàn thiện các tiêu chuẩn, danh mục trong khám chữa bệnh. (803)

  1.  Đi viện không dùng tiền mặt, mừng và lo

Từ lợi ích thiết thực của thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, Bộ Y tế đã chỉ đạo một số bệnh viện trên cả nước thí điểm áp dụng các phương thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.

Nhiều năm trở lại đây, việc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến và phát triển tại nhiều nơi trên thế giới. Ví dụ như tại Trung Quốc mọi sinh hoạt mua bán hàng ngày đã trở nên thuận tiện bằng việc thanh toán online. Đi chợ, các bà nội trợ chỉ cần quét mã QR của một số ứng dụng có liên kết với tài khoản ngân hàng. Không cần tiền mặt, không tốn thời gian cũng như nỗi lo trộm cắp hay rơi mất tiền.

Thậm chí tháng 4/2017, trong một hội nghị quy tụ những công ty hàng đầu về công nghệ thông tin ở thành phố Thâm Quyến, Jack Ma đã nói: "Cách mạng công nghệ đi đôi với cách mạng việc làm, đến ăn xin ngoài đường cũng dùng mã QR để xin tiền"...

Tại Việt Nam giao dịch qua thanh toán điện tử  đang tăng mạnh, khoảng 367.000 tỉ đồng mỗi ngày. Ngày 1/10, trao đổi tại cuộc họp báo về tình hình hoạt động của ngành Ngân hàng từ đầu năm đến nay, ông Nghiêm Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tổng giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 8 tháng đầu năm nay đạt trên 104 triệu giao dịch với gần 61.000 tỉ đồng, tăng 19,57% về số lượng và 26,66% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2018.Như vậy, bình quân số lượng giao dịch đạt gần 629.000 giao dịch/ngày, giá trị giao dịch bình quân đạt trên 367.000 tỉ đồng/ngày. Ông Sơn cho biết việc mở và sử dụng tài khoản của cá nhân tiếp tục tăng lên, tính đến cuối tháng 7 đã đạt khoảng 83,3 triệu tài khoản cá nhân, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng tiếp tục tăng, trong 7 tháng đầu năm 2019, số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng đạt hơn 158 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 410.000 tỉ đồng tăng gần 16% cả về số lượng cũng như giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 7 tháng đầu năm nay, số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet đạt hơn 226 triệu giao dịch với giá trị giao dịch khoảng 10,9 triệu tỉ đồng (tăng tương ứng 51,8% và 18,3% so với cùng kỳ năm 2018). Số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động đạt gần 202 triệu giao dịch với giá trị giao dịch hơn 2,09 triệu tỉ đồng, tăng tương ứng 104,9% và 155,3% so với cùng kỳ năm 2018…

Từ lợi ích thiết thực của thanh toán không dùng tiền mặt đối với ngành Y tế như: người dân không phải chờ đợi xếp hàng, rút ngắn thời gian thanh toán viện phí, tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí và đảm bảo sức khỏe tinh thần; không phải mang tiền mặt, giảm nhẹ áp lực mất mát tiền khi đi lại tàu xe trên đường và trong quá trình nằm điều trị; người bệnh có thể tự thanh toán khi xuất viện mà không cần phải có người nhà đi cùng để làm các thủ tục thanh toán...,  Bộ Y tế đã bắt đầu triển khai thanh toán viện phí không dùng tiền mặt trên toàn quốc.

Theo thống kê của ngành Y tế, hiện nay có khoảng hơn 30 bệnh viện đã triển khai các giải pháp, các phương thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt và đạt được những kết quả tương đối khả quan.

Được biết, Việt Nam hiện nay có hơn 70 ngân hàng cung cấp dịch vụ ứng dụng di động Mobile Banking và 31 ví điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có thể tham gia cung cấp các giải pháp thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. Gần 14.000 cơ sở y tế có sử dụng tài khoản ngân hàng.

Hiện tại có nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như: thẻ sử dụng POS, ATM hoặc cài thẻ vào điện thoại để thanh toán; dùng  điện thoại sử dụng ứng dụng ngân hàng hoặc ví điện tử hoặc quét mã QR để thanh toán, điều này mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

"Tôi thấy hình thức thanh toán bằng thẻ này rất tiện lợi.  Đáng nhẽ phải tiến hành phương pháp thanh toán này từ lâu rồi mới đúng. Vì chiếc thẻ khám chữa bệnh này còn  tích hợp với thẻ ngân hàng nên ngoài thanh toán viện phí; thanh toán tiền thuốc; nạp tiền và rút tiền; còn có thể thanh toán tại hệ thống cửa hàng tiện lợi…Vì vậy tôi không cần mang giấy tờ gì hay tiền trong người mà vẫn có thể khám hay sử dụng bất kì dịch vụ nào khi ở trong viện. Điều này giúp tôi tránh phải trường hợp để quá nhiều tiền hay giấy tờ trong người có thể dễ bị mất cắp hay rơi rớt” - một bệnh nhân đang nằm điều trị tại Viện Ung bướu Hà Nội chia sẻ.

Tuy ủng hộ nhưng ông Nguyễn Đình Trình quê Thanh Hóa cũng chia sẻ lo lắng: “Nghe nói giờ đây người ta thanh toán bằng thẻ, rồi quét qua điện thoại thuận tiện lắm. Những người ở quê như ra Thủ đô khám chữa bệnh không phải lo lắng về việc mang tiền nhiều ra bảo quản thế nào cho an toàn không bị mất cắp. Thế nhưng chúng tôi cũng không rành về mấy thứ điện tử này chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn khi sử dụng.

Mong rằng các cơ quan chức năng cần có biện pháp làm đơn giản hoá hơn nữa hoặc có những chính sách hỗ trợ giúp những người già, những người ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa để chúng tôi có thể tiếp nhận được hình thức thanh toán viện phí mà không dùng tiền mặt này một cách dễ dàng”.

Nói về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trong thời gian qua ngành Y tế đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người dân trong lĩnh vực hành chính công, lĩnh vực khám, chữa bệnh, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe và trong công tác đào tạo nhân lực y, dược. Đây cũng là nền tảng để triển khai thanh toán điện tử đổi với các dịch vụ trong ngành Y tế.

Bên cạnh những thuận lợi, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhận định, thanh toán không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập như người dân đến khám chữa bệnh vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, chưa quen sử dụng thẻ, các ứng dụng di động để thanh toán…. (1261)

  1.  Giả danh BV Bạch Mai lừa tiền người bệnh

Các đối tượng giả danh BV Bạch Mai hỗ trợ tặng hộp trà thảo dược chữa bệnh dạ dày và yêu cầu bệnh nhân chuyển tiền vào tài khoản.

Ngày 4-10, thông tin từ BV Bạch Mai cho biết thời gian gần đây phòng Công tác xã hội - BV Bạch Mai liên tục nhận được điện thoại của người dân hỏi về thông tin khoa Tiêu hóa của bệnh viện đang có chương trình hỗ trợ 3.000 hộp trà thảo dược cho các bệnh nhân dạ dày.

Cụ thể, ngày 18-9, một người dân tên Th. phản ánh với bệnh viện khi vào mạng xã hội thì thấy có thông tin: "Nhân dịp 100 năm thành lập, Khoa tiêu hóa của BV Bạch Mai quyết định hỗ trợ chi phí 3.000 hộp trà thảo dược trị đau dạ dày cho bà con trên cả nước. Chỉ năm ngày hết trào ngược. Chỉ 30 ngày khỏi dứt điểm. Bà con nào có dấu hiệu: Trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP, viêm hang vị, ợ hơi ợ chua khó tiêu… thì nhanh tay nhấn “đăng ký” để được hỗ trợ. Lưu ý: Bà con không bị đau dạ dày hoặc đã nhận hỗ trợ từ lần trước vui lòng không đăng ký để nhường cơ hội cho người thực sự cần”.

Vì đang bị bệnh dạ dày nên chị Th. đã để lại số điện thoại và thông tin cá nhân để đăng ký được nhận sản phẩm. Một lúc sau, chị Th. nhận được điện thoại của một người tự xưng là bác sĩ của Khoa tiêu hóa - BV Bạch Mai để xác nhận lại thông tin chị đã đăng ký. Ngay sau đó, chị lại nhận được cuộc điện thoại của một người khác tự xưng là nhân viên của Khoa dược - BV Bạch Mai hỏi địa chỉ để ship trà đến cho chị và nhắn số tiền chị cần chuẩn bị là 1,3 triệu đồng.

Ngay sau khi nhận được phản ánh, phòng Công tác xã hội - BV Bạch Mai đã liên hệ với các đơn vị để xác minh sự việc.

TS-BS Vũ Trường Khanh, Trưởng Khoa tiêu hóa - BV Bạch Mai, khẳng định: “Khoa tiêu hóa không sử dụng fanpage và khoa cũng không triển khai hoạt động này. Đây là dấu hiệu lợi dụng hình ảnh, thông tin của đơn vị để lừa đảo người dân. Đề nghị các lực lượng chức năng vào cuộc làm rõ để người dân không phải chịu cảnh tiền mất tật mang”.

Qua đây, BS Khanh cũng khuyến cáo hiện nay tình trạng lợi dụng hình ảnh bác sĩ, đơn vị y tế uy tín để quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và lừa đảo người dân trên mạng Internet rất phổ biến. Do đó, người dân cần nâng cao cảnh giác để tránh tiền mất tật mang. Nếu có bệnh, người dân nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. (520)

  1.  Nhiều chiêu trò trục lợi bảo hiểm y tế

Dù ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) và ngành y tế đã có nhiều biện pháp chấn chỉnh tình trạng trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng xem ra, đây vẫn là bàn toán nan giải. Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều đơn vị trục lợi BHYT với đủ các chiêu trò.

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết, tính đến hết tháng 8/2019, toàn quốc đã có 85,14 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt tỷ lệ bao phủ 89,7% dân số (trong khi chỉ tiêu Thủ tướng giao năm 2019 là 88,1%). Tuy nhiên, việc sử dụng quỹ khám chữa bệnh (KCB) BHYT vẫn rất “nóng”. Năm 2018, toàn quốc đã chi KCB BHYT 95.921 tỷ đồng, vượt 4.782 tỷ đồng so với dự toán. Số chi 8 tháng năm 2019 là 68.314 tỷ đồng (bằng 75,05% so với dự toán năm 2019) với 119.397.035 lượt người KCB BHYT.

BHXH Việt Nam đã có công văn yêu cầu BHXH các địa phương tổ chức quán triệt các nội dung Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường công tác phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT. Theo đó, BHXH Việt Nam yêu cầu các địa phương chủ động thông báo, phối hợp với Sở Y tế thanh tra, kiểm tra KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT, đặc biệt là ngay khi phát hiện dấu hiệu trục lợi quỹ BHYT; kiểm tra những cơ sở y tế có hiện tượng gia tăng bất thường về chi phí KCB, chỉ định điều trị nội trú, chỉ định dịch vụ kỹ thuật cận lâm sàng hoặc chỉ định thuốc quá mức cần thiết. BHXH Việt Nam cũng đề nghị cơ sở KCB công khai, minh bạch danh mục và giá dịch vụ y tế (bao gồm cả phần chi phí thu thêm của người bệnh), hoàn trả người bệnh các khoản thu không đúng quy định.

Đáng chú ý, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT Nguyễn Tất Thao cảnh báo, vẫn còn tình trạng lạm dụng, trục lợi tại một số địa phương như thu gom bệnh nhân, lập khống hồ sơ, tình trạng mượn thẻ để đi KCB… Đơn cử, Bệnh viện (BV) Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn tổ chức hội thảo khoa học về sức khỏe tại một số thôn, xã của tỉnh Đắk Nông để vận động người dân mang thẻ BHYT về khám chữa bệnh tại BV. Hay như BV Mắt Tây Nguyên (Đắk Lắc), BV Mắt Cao Nguyên và BV Mắt quốc tế Sài Gòn - Gia Lai (Gia Lai) lợi dụng KCB nhân đạo để tổ chức xe đưa đón người có thẻ BHYT về BV của mình phẫu thuật mắt theo chế độ BHYT...

Từ thực tế này, Ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam đã yêu cầu BHXH các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, đổi mới công tác giám định; đồng thời sớm đổi mới quy trình giám định theo Công văn số 2419/BHXH-BHYT của BHXH Việt Nam. Bên cạnh đó, phải đi sâu phân tích, đánh giá sự hợp lý của các chỉ định điều trị; tăng cường thêm giám định viên thường trực tại các cơ sở KCB có đông người bệnh, cơ sở gia tăng đột biến số lượt bệnh nhân và chi phí KCB. Từ đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.

Cung cấp thông tin về tình hình thực hiện giám định BHYT điện tử, Phó Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến phía Bắc Đàm Hiếu Trung cho biết, sau 2 năm vận hành, hiện phần mềm giám định có 192 chức năng phục vụ cho 12 quy trình nghiệp vụ. Theo ông Trung, chất lượng dữ liệu từ các cơ sở y tế gửi lên hệ thống đã có sự cải thiện, số tiền bị hệ thống giám định từ chối do sai danh mục trong 8 tháng đầu năm 2019 là 48,9 tỷ đồng (giảm 70,9% so với cùng kỳ năm 2018). Mặc dù vậy, vẫn còn 32/63 tỉnh đề nghị mở cổng tiếp nhận sau thời điểm “chốt” số liệu theo quy định của Thông tư 48; nhiều cơ sở KCB vẫn chưa gửi danh mục nhân viên y tế, cơ sở vật chất lên hệ thống...

Thực hiện giám định trên hệ thống, năm 2018, tổng số tiền bị từ chối là trên 2.268 tỷ đồng. Trong 8 tháng năm 2019, số tiền từ chối là 441,3 tỷ đồng. Hệ thống cũng phát hiện và cảnh báo nhiều vấn đề bất thường như: Tỷ lệ phẫu thuật viêm phúc mạc ruột thừa cao bất thường; tình trạng khám bệnh từ 45 lần trở lên, KCB nhiều lần... Đặc biệt, Hệ thống thông tin giám định BHYT dựa trên các số liệu tiếp nhận, đã phát hiện, cảnh báo nhiều chuyên đề có dấu hiệu sai phạm như thuốc, chỉ định vào viện chưa hợp lý, thanh toán giường bệnh ngoại khoa sai phân loại phẫu thuật. Từ đó, gửi cảnh báo các trường hợp bất thường đến BHXH các địa phương để tập trung giám định, phát hiện kịp thời các sai phạm. Tuy nhiên, ông Trung cũng đánh giá, nhiều địa phương vẫn chưa sử dụng hiệu quả các cảnh báo từ thông tin giám định chuyên đề.

Tại phiên họp toàn thể thứ 15 của Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội giải trình về thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập sáng 3/10, nhiều đại biểu chất vấn lãnh đạo BHXH Việt Nam về giải pháp ngăn chặn trục lợi BHYT. Trả lời về vấn đề này, ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho rằng: "Kể cả khi đã ứng dụng CNTT để theo dõi, có quy định của Bộ Luật Hình sự nhưng chúng tôi không thể đưa hết những trường hợp gian lận, lạm dụng vào hình sự được, vì phải thông tin, trao đổi giữa 2 đơn vị. Chỉ những trường hợp vô lý thì chúng tôi từ chối thanh toán. Nhưng nếu cứ từ chối và BV không đồng ý, họ báo cáo lên các cấp là chúng tôi chậm". Ông Sơn khẳng định có tình trạng thu gom bệnh nhân xảy ra cả ở BV công lập, nhất là các BV y dược cổ truyền phục hồi chức năng, có tình trạng chia tách dịch vụ y tế để trục lợi bảo hiểm. "Thậm chí có trường hợp cắt tử cung rồi vẫn đi đẻ hay một người mà mổ Phaco 3 mắt. Lúc chúng tôi kiểm tra, trao đổi thì họ bảo nhầm, xin lỗi, chỉ có trường hợp cắt tử cung vẫn đẻ thì thừa nhận là chị cho em mượn thẻ để đi đẻ. Chẳng nhẽ "bỏ tù" cô em vì mượn thẻ của chị đi đẻ hay sao?" - ông Sơn nói. (1207)

  1.  Bộ Y tế: 'Tha thiết giữ quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá'

Một vấn đề được đặt ra tại phiên họp là sự tồn tại của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Ngày 4-10, tiếp tục phiên họp toàn thể của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, tổ chức thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả hoạt động và quản lý, sử dụng Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2018-2019.

Một vấn đề được đặt ra tại phiên họp là sự tồn tại của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, khi vừa qua đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ xây dựng lộ trình để bãi bỏ quỹ.

Bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban, cho rằng tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bà vẫn bảo vệ quỹ, vì chỉ cách đây mấy năm, chính Quốc hội sau khi tranh luận đã quyết định có quỹ này, giờ phải đánh giá lại xem nó có cần thiết nữa không.

Theo bà Thúy Anh, quỹ cũng có vấn đề vì chỉ có nguồn thu từ tiền đóng của doanh nghiệp, mà theo quy định còn hai nguồn thu khác là nguồn tài trợ đóng góp từ thiện của cơ quan tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn thu hợp pháp khác.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế, Giám đốc quỹ), nói: “Chúng tôi tha thiết nếu được thì duy trì quỹ, vì đây là vấn đề sức khỏe nhân dân, vấn đề cộng đồng chứ không phải của một cá nhân nào”.

“Quốc hội mà bỏ thì bỏ thôi nhưng đây là sức khỏe nhân dân. Trước đây khi thông qua luật này, chị Mai (bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận Trung Ương, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội) nói là luật này không phải vì tiền mà là nhân văn, vì sức khỏe con người” - ông Khuê nói.

Theo ông Khuê, đơn vị cũng thấy rằng cần phải nỗ lực rất nhiều. Đây là vấn đề cộng đồng, rất khó đồng bộ tất cả. Đặc biệt phải làm sao để tránh chuyện sử dụng kinh phí không hiệu quả. “Ở đây có một số anh biết, bản thân anh em chúng tôi ở trong quy hoạch nọ kia, không bao giờ dám làm cái gì, làm việc cũng rất là sợ, lo lắng” - ông Khuê giãi bày.

Ông Nguyễn Ngọc Phương (đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình) cho rằng nghe công tác giải ngân chỉ đạt 20% trong sáu tháng đầu năm là không chấp nhận được.

"Vì sao lại chậm phê duyệt kế hoạch, từ đầu năm mà đến tháng 8 mới phê duyệt được kế hoạch, cái này đâu phải chỉ năm này mà là từ năm 2014 đến bây giờ? Kế hoạch chậm thì ở các tỉnh, địa bàn làm sao người ta triển khai được? Đến bây giờ mới quyết toán được 20%, mà còn mấy tháng nữa thì làm sao làm hết được?

Nói thật kiểu phê duyệt kế hoạch chậm, rồi đưa về cho các tỉnh không khéo lại có cái hợp lý hóa hồ sơ để thanh toán, điều này rất có thể xảy ra” - ông Phương nêu hàng loạt câu hỏi và đề nghị Ban Quản lý quỹ phải làm rõ nguyên nhân. (597)

  1.  Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá: “Có những cái nghe không chấp nhận được”

Sáng ngày 4/10, tiếp tục chương trình làm việc, Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho ý kiến và báo cáo của Chính phủ về kết quả hoạt động và quản lý sử dụng Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2018-2019.

Theo ông Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, một trong những hạn chế của Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá là chưa khắc phục được tình trạng chậm phê duyệt kế hoạch hoạt động.

Thêm vào đó, năm 2018, tổng chi của Quỹ là hơn 201 tỷ đồng, thấp hơn so với năm 2017 là  hơn 14 tỷ đồng, trong đó chủ yếu chi cho 2/9 nhiệm vụ truyền thông và xây dựng mô hình điểm không khói thuốc lá.

“Có những cái nghe không chấp nhận được”, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) thẳng thắn nói và đặt vấn đề, vì sao lại chậm phê duyệt kế hoạch, từ đầu năm mà đến tháng 8 mới phê duyệt được kế hoạch.

Theo đại biểu, việc phê duyệt kế hoạch chậm không chỉ năm nay mới diễn ra mà từ năm 2014 đến bây giờ.

“Kế hoạch chậm thì ở các tỉnh, địa bàn làm sao người ta triển khai được. Đến bây giờ mới quyết toán được 20%, mà chỉ còn mấy tháng nữa thì làm sao làm hết được? Vì sao năm 2018 lại chi thấp hơn năm 2017, trong lúc theo báo cáo nguồn kinh phí lại tăng lên. Nói thật, kiểu phê duyệt kế hoạch chậm, rồi đưa về các tỉnh thì không khéo lại có cái hợp lý hoá hồ sơ để thanh toán”, ông Phương nêu. Đại biểu tỉnh Quảng Bình còn thấy không thể “chấp nhận được” khi bao nhiêu năm, mục tiêu hoạt động không thay đổi. “Bộ phận này phải xem lại xem tư duy thế nào, hoạt động thế nào, cần thiết thì phải thay”, ông Phương đặt loạt câu hỏi và đề nghị Ban Quản lý Quỹ làm rõ nguyên nhân.

Chung mối quan tâm, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong, phải làm thế nào để tổng hợp từ các địa phương lên để phê duyệt kế hoạch sớm từ đầu năm.

Cũng theo ông Phong, hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính chưa mạnh. “Tôi thấy những điểm bán thuốc lá vẫn bày tràn lan, không theo quy định của pháp luật mà chẳng ai xử lý. Rồi trẻ em đi mua thuốc lá cho bố, mẹ hoặc tiếp cận với thuốc lá vẫn dễ”, ông Phong nói.

“Xử phạt rất khó”, ông Khuê giải trình và cho hay, vừa rồi các cơ quan đã phối hợp với Bộ Công an. Nhưng, dụi điếu thuốc đi mà không có camera ghi lại bảo phạt thì thực sự không đơn giản.“Trước đây, trong các chương trình mục tiêu quốc gia, khi chúng tôi đi giám sát thấy có những nội dung, 20/12 mới rót kinh phí về và yêu cầu quyết toán là 25/12. Nhưng cũng xong hết, chả biết kết quả nó thế nào”, ông Phong dẫn chứng.

Một vấn đề nữa, ông Phong lưu ý, Quỹ mới thực hiện được 2 nhiệm vụ, trong khi nhiệm vụ “nâng cao sức khoẻ cộng đồng thì mờ nhạt, làm chưa nhiều”.

Ông Phong cho biết, “mục đích của Quỹ này khi chúng ta trình và thông qua được là nhằm nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Như vậy các nhiệm vụ của nó là tập trung để làm sao để nâng cao sức khoẻ cộng đồng”.

Thừa ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám, chữa bệnh giải thích, trong Ban Quản lý Quỹ có Bộ trưởng Bộ Y tế là Trưởng ban, 7 Thứ trưởng là Phó ban nên muốn xây dựng kế hoạch thì 7 Thứ trưởng phải ký.

“7 Thứ trưởng ký thì tất cả các vụ, cục của bộ đó phải xem xét, kế hoạch sau khi 63 tỉnh trình lên”, ông Khuê nói và cho biết, kế hoạch liên quan tới kinh phí nên làm rất chặt chẽ, không khác gì tiền thu chi ngân sách.

“Có tỉnh năm 2018 không tiêu được do thay đổi thông tư của Bộ Tài chính nên trả lại tiền”, ông phân trần, sau đó, chúng tôi phải báo cáo Bộ Tài chính, sửa đổi, tập huấn, vận động, tuyên truyền để các tỉnh làm.

Còn về việc, các khoản chi của Quỹ chủ yếu sử dụng cho công tác tuyên truyền, ông Khuê giải thích tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng nhất, đầu tiên vì nó góp phần thay đổi nhận thức chỉ có điều hiệu quả của tuyên truyền thì chưa thấy, sờ được ngay.Chưa đồng tình, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh, sự chậm trễ trong phê duyệt kế hoạch của Quỹ có thể khắc phục được vì Quỹ hoàn toàn chủ động nguồn thu.

“Tại sao các đồng chí không làm tất cả các dự toán, hoạt động sớm hơn. Như ngân sách Nhà nước tháng 7 hàng năm đã hoàn thiện và triển khai hoạt động rồi”, bà Thúy Anh nhấn mạnh và nêu rõ, cả 9 nhiệm vụ của Quỹ vẫn có thể làm tốt nhưng cần có sự phối hợp của ngành Y tế và sự chủ động của Quỹ.

Một vấn đề được đặt ra tại phiên họp là vừa qua đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ xây dựng lộ trình để bãi bỏ Quỹ.

Bà Thúy Anh cho hay, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bà vẫn bảo vệ Quỹ. Tuy nhiên, theo bà Thúy Anh, Quỹ cũng có vấn đề vì chỉ có nguồn thu từ tiền đóng của doanh nghiệp, mà theo quy định còn 2 nguồn thu khác là nguồn tài trợ đóng góp từ thiện của cơ quan tổ chức cá nhân trong, ngoài nước và nguồn thu hợp pháp khác. Giải trình, với tư cách Giám đốc Quỹ, ông Khuê tha thiết nếu được thì duy trì quỹ vì đây là vấn đề sức khỏe nhân dân, vấn đề cộng đồng chứ không phải của một cá nhân nào.“Quốc hội mà bỏ thì bỏ thôi nhưng đây là sức khỏe nhân dân. Ngày xưa khi thông qua luật này, chị Mai (bà Trương Thị Mai, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban - phóng viên) nói là luật này không phải vì tiền mà là nhân văn, vì sức khỏe con người”, ông Khuê nói và khẳng định, phải nỗ lực rất nhiều, tránh chuyện sử dụng kinh phí không hiệu quả nên việc chi tiêu, lên kế hoạch của Quỹ là rất chặt chẽ, thậm chí còn quá thận trọng. (1187)

  1.  Tăng cường đảm bảo quyền lợi người bệnh BHYT

BHXH Việt Nam vừa có Công văn 3328/BHXH-GĐB, thực hiện Chỉ thị của Bộ Y tế về tăng cường công tác phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT.

Theo đó, BHXH các tỉnh được giao: Chủ động thông báo, phối hợp với Sở Y tế thực hiện công tác thanh kiểm tra khám chữa bệnh và thanh toán BHYT, đặc biệt khi phát hiện các dấu hiệu bất thường về lập khống hồ sơ bệnh an, kê đơn thuốc, chỉ định thêm dịch vụ, đề nghị thanh toán sai quy định…

Đồng thời, tăng cường công tác đảm bảo quyền lợi cho người bệnh BHYT, đề nghị cơ sở khám chữa bệnh công khai danh mục và giá dịch vụ y tế; hoàn trả người bệnh các khoản thu không đúng quy định. Tăng cường giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT… (156)

  1.  Bệnh nhân đầu tiên xuất viện sau ghép phổi được chăm sóc đặc biệt thế nào?

Ngày 4/10, sau hơn 1 tháng rưỡi được ghép phổi từ người cho chết não, bệnh nhân N.V.K (38 tuổi) được xuất viện. Trong khi đó, bệnh nhân đầu tiên ghép phổi bởi các bác sĩ Việt Nam cách đây 10 tháng vẫn đang được trị và chăm sóc đặc biệt. PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch lồng ngực (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, bệnh nhân K. (Hà Nội), được ghép phổi đã ổn định sau 7 tuần chăm sóc, điều trị. Trước đó, ngày 12/8, Bệnh viện Việt Đức công bố đã thực hiện 15 ca ghép tạng trong sáu ngày, trong đó có ca ghép phổi thứ hai tại Bệnh viện Việt Đức, hoàn toàn do các thầy thuốc của bệnh viện thực hiện.

Người nhận phổi mắc bệnh giãn toàn bộ phế quản giai đoạn cuối. 10 năm nay, tình trạng bệnh diễn biến nặng. Gần đây, bệnh nhân liên tục nằm viện với máy thở và ô-xy hỗ trợ vì ở giai đoạn cuối của bệnh và chỉ có cơ hội sống sót nếu được ghép phổi. May mắn đến với bệnh nhân khi sự sống của đang tính bằng tháng thì được nhận phổi từ người cho chết não.

Ca lấy và ghép hai phổi đã diễn ra liên tục trong gần 15 giờ, từ 4 giờ chiều 12/8 tới 6 giờ 30 phút sáng ngày 13/8. PGS, TS Nguyễn Hữu Ước cho biết, diễn biến sau mổ của các bệnh nhân ghép tạng rất phức tạp vì có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, như: kiểm soát nhiễm trùng phổi, chăm sóc đường hô hấp, thuốc chống thải ghép, vật lý trị liệu và nâng cao thể trạng. Sau hơn 1,5 tháng được chăm sóc tích cực, bệnh nhân ghép phổi đã hoàn toàn ổn định và có thể xuất viện. Đây cũng là bệnh nhân ghép phổi đầu tiên tại Việt Nam hồi phục sức khỏe và được xuất viện. GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức chia sẻ: “Thành công của ca ghép hai phổi thứ hai tại Bệnh viện Việt Đức càng khẳng định rõ hơn năng lực của đội ngũ thầy thuốc bệnh viện trong lĩnh vực ghép tạng, có ý nghĩa rất lớn trong việc động viên - khích lệ đội ngũ thầy thuốc tự tin hơn, dám nghĩ dám làm”. PGS. TS Nguyễn Hữu Ước cho biết, với hai ca ghép phổi thành công, với nhiều kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều ca ghép tim và phổi, Trung tâm tin tưởng tới đây sẽ phát triển tốt hơn nữa về các kỹ thuật và sẽ đưa ghép phổi thành thường quy như ghép tim.

Tại lễ ra viện, bà Nguyễn Thị Điển, mệ bệnh nhân K. xúc động chia sẻ: “Gia đình chúng tôi vô cùng biết ơn các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức và biết ơn gia đình người chết não hiến tạng giúp con tôi đã từ cõi chết trở về”.

Sáng 4/10, bệnh nhi 10 tuổi (sống tại Lạng Sơn) tỉnh dậy sau ca ghép gan ngày 1/10. Anh Hà Văn Sảng, bố bệnh nhi cho biết, từ bé khi sinh ra cô bé phát triển hoàn toàn bình thường. Nhưng từ tháng 7/2018, sau một đợt ho sốt mãi không khỏi, vợ chồng anh đưa con gái đi khám bệnh mới phát hiện bé bị giãn cơ tim. Bệnh nhi được vào danh sách hàng đầu chờ nhận tim. 2 tuần trước khi được ghép tim cô bé được bố mẹ cho về nhà để giảm áp lực chờ đợi mòn mỏi tại bệnh viện.  Khi vừa trở lại viện, bất ngờ có tim hiến từ một người xa lạ gần 40 tuổi đã không thể qua khỏi sau tai nạn. Các bác sĩ đã thực hiện ca ghép tim ngay trong đêm 1/10. Ca ghép thành công để hôm nay cô bé 10 tuổi xúc động khi được Hoa hậu Việt Nam Đỗ Mỹ Linh đến thăm tận giường bệnh và động viên: “Cố lên nhé em, ra viện còn về nhà tới trườn”. Trước đó, do chi phí ghép tim hàng tỷ đồng, con gái anh Sang được các bác sĩ kêu gọi nhiều nguồn ủng hộ. Nhóm thiện nguyện của Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cũng đã hỗ trợ, trao tặng cho bé gái số tiền 300 triệu đồng. (755)

  1.  UBND tỉnh yêu cầu tăng cường phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) diễn biến phức tạp, UBND tỉnh vừa có Công văn số 11068 về tăng cường phòng, chống dịch bệnh SXH trên địa bàn tỉnh. Để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh SXH, tránh nguy cơ bùng phát, lan rộng, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai quyết liệt, có hiệu quả các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh. Đồng thời chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với các đơn vị truyền thông, các địa phương tổ chức tuyên truyền phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức phù hợp; chủ động lập kế hoạch phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng ở các địa phương có nguy cơ xảy ra dịch SXH; chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu xử lý ổ dịch, điều trị bệnh…

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã có công văn về việc tập trung thực hiện phòng, chống dịch bệnh SXH trên địa bàn; ngày 9-9-2019, Ban TVTU có công văn về việc tăng cường phòng chống bệnh SXH. Tuy nhiên, dịch bệnh SXH trên địa bàn tỉnh vẫn tăng cao và có diễn biến phức tạp. Đến ngày 19-9, trên địa bàn tỉnh có 14.577 trường hợp mắc SXH, trong đó có 2 trường hợp tử vong, số ca mắc tăng 2,76 lần so với cùng kỳ năm ngoái. (294)

  1.   Bộ Y tế đình chỉ lưu hành toàn quốc 2 loại thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu đình chỉ lưu hành toàn quốc thuốc Desratel (Desloratadin 5mg) và thuốc Cetirizin (Cetirizine 2HCL 10mg) do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Theo đó, căn cứ vào quy chế dược hiện hành và công văn gửi kèm phiếu kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh báo cáo lô thuốc viên nén bao phim Desteral (Desloratadin 5mg), SĐK: VD-28452-17, Số lô: 190157; HD: 19/2/2022 do Công ty cổ phần dược phẩm Đạt Vi Phú sản xuất và mẫu thuốc do Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh lấy tại Công ty cổ phần dược phẩm Đạt Vi Phú, phát hiện thuốc không đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu định lượng (vi phạm mức độ 2).

Do đó, Cục Quản lý Dược yêu cầu thu hồi toàn quốc viên nén bao phim Desteral (Desloratadin 5mg) do Công ty cổ phần dược phẩm Đạt Vi Phú sản xuất.

Trong thời hạn 48h kể từ ngày ký công văn, Cục Quản lý dược yêu cầu Công ty cổ phần dược phẩm Đạt Vi Phú cùng các nhà phân phối thuốc phải gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng viên nén bao phim Desteral. Cùng với đó, gửi báo cáo thu hồi về Cục quản lý Dược trong vòng 18 ngày kể từ ngày ký công văn. Cùng với thuốc Desratel (Desloratadin 5mg), Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu đình chỉ lưu hành thuốc Cetirizin (Cetirizine 2HCL 10mg) do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Được biết, lô thuốc viên nén dài bao phim Cetirizin (Cetirizine 2HCL 10mg) do Công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2 sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan (vi phạm mức độ 3).

Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi hai lô thuốc không đạt chất lượng nêu trên và kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện thông báo; xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành, báo cáo về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan. (421)

  1.  Bệnh viện thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc

Chiều 3-10, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Alive & Thrive tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Bệnh viện thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc cho Bệnh viện (BV) Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.

BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng là một trong những BV tiên phong ở Việt Nam thực hành chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm, đảm bảo mẹ và bé được da kề da ngay sau sinh liên tục 90 phút không tách rời. Cái ôm đầu đời của bé và mẹ là phút giây đầu đời thiêng liêng và hạnh phúc, là chất xúc tác để bé có thể được hưởng trọn vẹn những giọt sữa non ngay trên ngực mẹ... Theo Tổ chức Y tế thế giới, trẻ sơ sinh cần được da kề da với mẹ ít nhất 90 phút đầu sau sinh để ngăn ngừa nguy cơ hạ thân nhiệt và giảm nguy cơ tử vong. Trẻ được da kề da sẽ tăng tỷ lệ bú mẹ sớm trong vòng 90 phút đầu sau sinh lên trên 3 lần và việc bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh giúp giảm 2 lần nguy cơ tử vong so với trẻ không được bú sớm. Nghiên cứu quan sát tác động tích cực của việc áp dụng da kề da đủ 90 phút liên tục ở BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cũng cho thấy điều tương tự, tỷ lệ trẻ sơ sinh phải chăm sóc đặc biệt giảm 30%, tỷ lệ phải sử dụng kháng sinh giảm trên 50% và tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn tăng gấp 3 lần.  Trên thực tế, những BV làm đúng quy trình da kề da sau sinh cho mẹ và trẻ như BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng không phải là nhiều. Theo khảo sát của Bộ Y tế trên 3.500 bà mẹ sau khi xuất viện, chỉ có 39% bà mẹ được da kề da đủ 90 phút với trẻ và 30% bà mẹ không thể cho con bú sớm trong vòng 90 phút sau sinh.

Ts.Bs Trần Đình Vinh - Giám đốc BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cho biết, để có thể thực hiện da kề da ít nhất 90 phút thường quy cho các ca sinh thường và sinh mổ, BV đã rất nỗ lực huy động trí tuệ tập thể, thực hiện các tập huấn, các hội thảo khoa học chuyên đề, thí điểm và ghi chép thống kê các thay đổi tích cực của da kề da ít nhất 90 phút liên tục trên sức khỏe của mẹ và trẻ, sau đó mới nhân rộng trên quy mô toàn BV... Ông Roger Mathisen - Giám đốc Chương trình Alive & Thrive Khu vực Đông Nam Á cho rằng: "Những thành quả và thực hành tốt của BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng nhất thiết cần được nhân rộng, để ngày càng có nhiều hơn trẻ em được bú mẹ sau khi sinh. Đơn vị Đào tạo - Nghiên cứu về Chăm sóc sơ sinh và Sữa mẹ tại BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng là trung tâm duy nhất trên cả nước nghiên cứu về vấn đề này, và là nguồn lực lớn để BV chia sẻ cách làm và hỗ trợ chuyên môn cho các BV khác".

* Sáng cùng ngày, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Quảng Nam tổ chức đón nhận danh hiệu "Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc". Ông Nguyễn Đức Vinh - Vụ trưởng Vụ sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đánh giá: "BVĐK Quảng Nam xứng đáng nhận được danh hiệu nhờ những nỗ lực, tâm huyết trong việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm cho mẹ và bé và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ. Trong 4 quy trình để đạt được "Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc" thì quy trình khó nhất đó là sự quyết tâm của lãnh đạo bệnh viện trong việc thực hiện Nghị định 100/2014/NĐ-CP ngày 6-11-2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo". Hiện nay, cả nước chỉ có 4 bệnh viện đạt danh hiệu "Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc", gồm: Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ; Bệnh viện Trần Văn Thời (TP Cà Mau); Bệnh viện Phụ sản - Nhi TP Đà Nẵng và BVĐK tỉnh Quảng Nam.

Ts.Bs Trần Thị Hoàng -  Phó Giám đốc BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cho biết, ở  BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, thực hành da kề da kéo dài và liên tục hay còn gọi là phương pháp Kangaroo không chỉ dành cho trẻ non tháng nhẹ cân ổn định, mà trẻ cần hỗ trợ thở, truyền dịch, chiếu đèn vàng da vẫn được da kề da với mẹ hoặc người thân trong gia đình tại các phòng chăm sóc Kangaroo. Có thể kể đến trường hợp của chị Hồ Thị Thuận. Khi sinh con đầu lòng non tháng, lúc mới 26 tuần tuổi, hai vợ chồng chị Thuận thay nhau ôm con trong vòng tay, giữ ấm cho con, giúp  con ổn định nhịp thở, dần dần làm quen với bố mẹ. Chi Thuận xúc động: "Em và chồng vẫn thay nhau ấp con. Có khi em da kề da với con được 12 tiếng trước khi đổi ca cho chồng. Ấp được càng nhiều càng tốt, bé càng khỏe và bú mẹ tốt hơn". Chị Thuận là một trường hợp đặc biệt khi sinh con ở 26 tuần tuổi (sinh non hơn 3 tháng), hiện tại bé đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, hằng ngày chị vẫn vắt sữa cho con ăn và da kề da với con. "Trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân nếu được da kề da liên tục ít nhất 20 tiếng mỗi ngày với mẹ hoặc người thân giúp giảm gần 40% nguy cơ tử vong, tỷ lệ nhiễm trùng giảm khoảng 50%, tỷ lệ hạ thân nhiệt giảm 80%, và tăng 50% khả năng trẻ có thể bú mẹ hoàn toàn khi xuất viện"-Ts.Bs Trần Thị Hoàng thông tin.

Ông Nguyễn Đức Vinh - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) khẳng định: "90% bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong thời gian nằm tại BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Kết quả này xuất phát từ các nỗ lực của bệnh viện nhằm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là việc thực hiện da kề da cho bà mẹ và trẻ sơ sinh liên tục ít nhất 90 phút sau sinh trước khi thực hiện các chăm sóc thường quy, như cân trẻ hay tiêm vaccine". (1178)

  1.  Bệnh viện Thể thao Việt Nam:Cán bộ, viên chức, người lao động chung tay giảm thiểu chất thải nhựa

Góp phần giảm ô nhiễm chất thải nhựa, Bệnh viện Thể thao Việt Nam yêu cầu các cán bộ  rà soát, đánh giá nguồn phát sinh, số lượng, chủng loại chất thải nhựa, xây dựng kế hoạch kèm theo lộ trình cụ thể từng bước thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa tại đơn vị này.

Bác sĩ Vũ Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho biết, thực hiện Chỉ thị số 08/CT-BYT về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế, qua các buổi giao ban, hội nghị, lãnh đạo bệnh viện đều lồng ghép tuyên truyền phổ biến triển khai Chỉ thị tới tất cả các đơn vị, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc bệnh viện.Đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tạo sự đồng thuận tham gia của cán bộ y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế.

Những năm qua, số bệnh nhân tin tưởng đến khám, điều trị tại Bệnh viện Thể thao Việt Nam đều tăng, với trung bình là từ 450-500 lượt bệnh nhân/ngày; số giường bệnh theo kế hoạch là 150 giường bệnh, bệnh viện triển khai số giường thực tế là hơn 200 giường bệnh; chỉ tính riêng tổng số lượt khám trong năm 2018 là 47.807 lượt bệnh nhân đạt 129% so với kế hoạch... Bởi vậy, chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt và các hoạt động chuyên môn từ bệnh viện sẽ là rất lớn.

Để giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa, Phó Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho biết, những vật liệu nhựa dùng trong các hoạt động này hướng đến sẽ có thể được thay thế bằng các vật liệu an toàn, thân thiện hơn đối với môi trường nếu có sự quyết tâm, chung tay của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành y tế cũng như người dân.

"Đến nay các phòng, khoa đều hạn chế sử dụng đồ nhựa. Tất cả đều không sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy, đồ nhựa dùng một lần; không sử dụng chai nhựa tại các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, thay bằng ly thủy tinh, bình kim loại...

Cùng với đó, nhiều bệnh nhân của bệnh viện không dùng túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần và thay vào đó là túi phân hủy sinh học, vật dụng bằng các vật liệu an toàn và thân thiện với môi trường", bà Thủy chia sẻ.

Có được những kết quả ban đầu đó, Phó Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho biết, bệnh viện sẽ tiếp tục triển khai những hoạt động tiếp theo để giảm thiểu chất thải nhựa như từng bước sử dụng túi giấy phát thuốc cho người bệnh thay cho túi nilon.

Đặc biệt, trong công tác tuyên truyền về giảm thiểu chất thải nhựa, bảo vệ môi trường bệnh viện xanh sạch đẹp thì các y bác sĩ tại bệnh viện đóng vai trò tích cực, là tuyên truyền viên về ảnh hưởng của chất thải nhựa tới môi trường, tới sức khỏe, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và đã nhận được sự hưởng ứng, ủng hộ của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Việc phân loại rác thải theo từng nhóm riêng đã được các y, bác sỹ tại bệnh viện thực hiện tốt. Phó Giám đốc Bệnh viện Thể thao Bác sỹ Vũ Thị Thu Thủy cho biết, bệnh viện đã giao cho các khoa tự thu gom theo đúng quy định.

Tại mỗi khoa, phòng đều có khu vực lưu giữ riêng biệt từng loại rác thải, có biển chỉ dẫn cụ thể. Bệnh viện cũng đã xây dựng kế hoạch phân loại và xử lý chất thải theo đúng quy định của Bộ Y tế cũng như đáp ứng đủ điều kiện của Luật Bảo vệ môi trường.

Công tác tuyên truyền phân loại rác thải, giảm thiểu chất thải nhựa cũng được y bác sĩ, nhân viên của Khoa Tai - Mũi - Họng, Răng Hàm Mặt (Bệnh viện Thể thao Việt Nam) thực hiện tốt. Bác sĩ Nhâm Văn Lạc - Trưởng khoa cho biết, đội ngũ cán bộ y tế của khoa thường xuyên tuyên truyền đến bệnh nhân và người nhà việc phân loại rác thải và giảm thiểu chất thải nhựa, các túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt.

"Hầu hết các bệnh nhân của khoa thường sử dụng cốc giấy thay cho cốc nhựa. Dùng cốc giấy sử dụng một lần bệnh nhân yên tâm, họ cho rằng không phải dùng   lại của bất cứ ai...", Bác sĩ Lạc chia sẻ.

Tuy nhiên theo bác sĩ Lạc, việc mua và sử dụng cốc giấy bằng nhiên liệu thân thiện với môi trường chi phí vẫn còn cao, hệ thống vật tư nha khoa thì chưa cung cấp ra thị trường. Việc mua cốc giấy, túi giấy thân thiện với môi trường hầu hết phải qua hệ thống siêu thị giá thành cao.

Bệnh nhân Nguyễn Thị Hằng (trú huyện Đại Từ, Thái Nguyên) chia sẻ: “Vào viện, tôi và người nhà được các y, bác sỹ hướng dẫn việc giữ vệ sinh, để rác đúng nơi quy định. Đặc biệt những ngày điều trị lưu trú, các bác sỹ, y tế khuyến cáo gia đình hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần và túi nilon. Gia đình tôi cũng đã dùng bình nước, cốc thủy tinh thay cho chai nước, cốc nhựa...”.

"Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí mua thay thế túi đựng rác thải sinh học thân thiện với môi trường gửi tới Tổng cục Thể dục Thể thao. Xây dựng đề án thành lập Khoa khám bệnh theo yêu cầu, đi vào hoạt động khoa khám bệnh theo yêu cầu sẽ góp phần thực hiện tốt hơn việc giảm thiểu chất thại nhựa dùng một lần...", Bác sỹ Vũ Thị Thu Thủy thông tin.

Trong thời gian tới, bệnh viện sẽ triển khai thực hiện với các nội dung của bản cam kết: Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các vật dụng, vật tư y tế làm từ nhựa không thể thay thế; tăng cường sử dụng các vật dụng, dụng cụ, vật tư, thiết bị, bao bì, dụng cụ đóng gói, chứa đựng thuốc, hóa chất làm tự vật liệu thân thiện với môi trường.

Sử dụng bình nước thủy tinh, cốc thủy tinh để phục vụ nước cho đại biểu khi tổ chức họp, hội thảo, hội nghị; khi thực hiện mua sắm đấu thầu đối với một số loại thuốc, vật tư y tế, văn phòng phẩm bổ sung yêu cầu kỹ thuật bao gói bằng chất liệu thân thiện với mội trường vào hồ sơ yêu cầu, liên hệ với nhà sản xuất thu gom tái sử dụng một số can, thùng chứa dịch, hóa chất có thể tái sử dụng; thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa, ni lông khó phân hủy để thu gom tái chế đúng quy định.

Tăng cường tuyên truyền nâng cao năng lực quản lý chất thải y tế cho đội ngũ y, bác sỹ và nhân viên y tế; có sổ tay quản lý chất thải y tế, kế hoạch cụ thể trong việc tuyên truyền giảm thiểu chất thải nhựa trong y tế từ hoạt động, sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ y tế...

Xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể, lộ trình thích hợp của mỗi đơn vị về việc giảm thiểu chất thải nhựa; lồng ghép giảm thiểu chất thải nhựa vào thực hiện tiêu chí đánh giá chất lượng các bệnh viện; khuyến khích động viên và khen thưởng kịp thời các đơn vị làm tốt việc giảm thiểu chất thải nhựa, tích cực nghiên cứu, áp dụng biện pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động của đơn vị... (1396)

  1.  Thu hồi 11 loại thuốc chứa chất có nguy cơ gây ung thư

Cục Quản lý Dược vừa có thông báo về việc thu hồi 11 loại thuốc chứa tạp chất NDMA vượt quá ngưỡng cho phép của quốc tế, có nguy cơ gây ung thư.

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ban hành quyết định thu hồi 11 loại thuốc chứa hoạt chất Ranitidine (thành phần chính trong thuốc điều trị viêm ruột, loét dạ dày). Nguyên nhân, những loại thuốc này chứa tạp chất N-nitrosodimethylamine (NDMA) vượt quá ngưỡng cho phép của quốc tế, có nguy cơ gây ung thư.Ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết, tất cả các thuốc nằm trong diện thu hồi lần này hầu hết đều có xuất xứ từ: Anh, Ý, Ấn Độ, Malaysia, Tây Ban Nha và Thái Lan.

Theo quy định, giới hạn NDMA của thuốc không được quá 0,32 ppm (tính theo liều chấp nhận tối đa của NDMA là 96 nanogram/ngày và liều sử dụng tối đa của Ranitidine là 300mg/ngày). Tuy nhiên, 11 loại thuốc này đều chứa tạp chất N-nitrosodimethylamine (NDMA) có nguy cơ gây ung thư

Cục Quản lý Dược yêu cầu các công ty nhập khẩu thuốc phối hợp với nhà phân phối thông báo và thu hồi tất cả lô thuốc thành phẩm tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc.

Đồng thời, các công ty nhập khẩu thuốc phải gửi báo cáo về Cục trong vòng 1 tháng, bao gồm số lượng nhập khẩu, số lượng thu hồi, các bằng chứng về việc thực hiện thu hồi tại các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng đã mua thuốc./. (289)

  1.  Bệnh viện Huế “nói không” với rác thải nhựa

Tỉnh Thừa Thiên Huế đang quyết liệt trong việc chống rác thải nhựa với nhiều phong trào được các tầng lớp hưởng ứng. Trong đó, ngành y tế tỉnh nói chung và Bệnh viện Trung ương Huế nói riêng cũng có những cam kết, mô hình hay... để giảm thiểu sử dụng chất thải nhựa.

Thừa Thiên Huế lâu nay luôn được xem là một trong những trung tâm y tế lớn của miền Trung và cả nước, nhiều bệnh viện trong đó có Bệnh viện Trung ương Huế là “đầu tàu” với 125 năm kinh nghiệm. Vì thế, lượng rác thải nói chung và đồ nhựa nói riêng phát sinh là rất lớn.

Trao đổi với PV Báo Điện tử Tài nguyên & Môi trường, GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế thông tin, lượng bệnh nhân điều trị tại bệnh viện khoảng 3.939 giường/ngày; bệnh nhân ngoại trú hơn 3.700 lượt/ngày. Khi vào khám, chữa bệnh thì cứ 1 bệnh nhân sẽ có từ 2- 3 người nhà nên lượng rác thải sinh hoạt từ người bệnh, người nhà rất lớn. Thống kê cho thấy, toàn bệnh viện thải ra 4,150 kg rác thải mỗi ngày; trong đó rác thải y tế 900kg; rác tái chế 250kg; rác sinh hoạt 3.000kg. Vì thế, việc chống lại ô nhiễm bởi rác thải là nhiệm vụ không hề đơn giản.Theo Giám đốc, thời gian qua bệnh viện đã xây dựng 3 bể xử lý nước thải với công suất 2100m3/ngày/đêm, có 2 nhà rác phân loại độc lập và nhà rác tại cơ sở 2 (huyện Phong Điền). Bệnh viện đã mua sắm hơn 3.400 thùng rác các loại, cụ thể thùng 10 lít đựng chất thải trên xe tiêm, thùng 15 lít đựng chất thải lây nhiễm, thùng đựng chất thải sắt nhọn, thùng rác sinh hoạt 20 lít, 60 lít, và 80 lít thùng rác sinh hoạt, thùng đựng chất thải hóa học nguy hiểm đạt tiêu chuẩn... tại các vị trí sân vườn, khu vực công cộng và tại các khoa/phòng/trung tâm trong toàn viện.

Bệnh viện đã đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường, xem đây là một việc làm song hành cùng với công tác khám và điều trị bệnh. Toàn bộ hệ thống khuôn viên, cây xanh bệnh viện được chỉnh trang, bố trí nhiều thùng thu gom rác để tạo môi trường cảnh quang bệnh viện Xanh- Sạch- Đẹp. Bệnh viện bước đầu đã triển khai mua sắm Thùng rác thông minh, đặt tại các vị trí công cộng quanh khuôn viên Bệnh viện để khuyến khích người nhà và bệnh nhân phân loại chất thải có khả năng tái chế và chất thải dễ phân hủy để giảm thiểu chất thải ngay từ đầu.

Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện các biện pháp giảm phát sinh từ đầu nguồn như ưu tiên chọn sản phẩm ít phát sinh chất thải, hạn chế các hoạt động phát thải không cần thiết, đồng thời đưa ra các khẩu hiệu hành động: “Hạn chế phát sinh- phân loại đúng- thu gom đủ - tái sử dụng hợp lý- xử lý an toàn” và tuân thủ nguyên tắc 3R = Reduce- Reuse- Recycle: Giảm thiểu- Tái sử dụng- Tái chế.

 “Thực hiện cam kết nói không với rác thải nhựa mà Bộ Y tế phát động, bệnh viện đã chủ động tuyên truyền và hành động. Trong các cuộc họp từ lâu không còn bóng dáng chai nhựa. Bệnh viện cũng triển khai các giải pháp như giảm thiểu phát sinh chất thải, hạn chế các hoạt động xả thải không cần thiết; tái sử dụng chất thải có thể cho mục đích khác; tận thu gom các chất thải không nguy hại ở dạng vật liệu có thể cho tái chế lẫn trong rác sinh hoạt. Vận động cán bộ nhân viên không sử dụng nước uống đóng chai nhựa sử dụng một lần tại bệnh viện. Trang bị các vật liệu bằng nhựa tại bệnh viện như thùng đựng rác thải y tế, các vật liệu nhựa khác bằng chất liệu nhựa thân thiện với môi trường (PE, PP…). Các can nhựa đựng cồn, các bình đựng hóa chất rửa tay được tái sử dụng nhiều lần. Đầu tư các bình lọc nước RO tại các khoa phòng cho nhân viên, người bệnh, người nhà dùng để hạn chế sử dụng và làm phát sinh các chai nhựa đựng nước. Bệnh viện đã phục vụ xuất ăn tận giường cho bệnh nhân bằng các khay đựng thức ăn, dụng cụ đựng thức ăn bằng inox, gốm sứ… nhằm hạn chế bệnh nhân đem thức ăn bằng hộp xốp, túi nilon khó phân hủy đến bệnh viện”- GS.TS Hiệp chia sẻ.

Ghi nhận tại các khu vệ sinh nam, nữ và khu vực dành cho người khuyết tật, ngoài sự khô thoáng sạch sẽ với các vật dụng vệ sinh cá nhân đầy đủ còn có cây xanh, tranh ảnh, bảng hướng dẫn điện tử, poster dán trên tường để giúp người bệnh, người nhà có thêm thông tin nhằm nâng cao nhận thức, cùng chung tay giữ gìn môi trường bệnh viện. Câu nói “Xanh như công viên - Sạch như bệnh viện” giờ đã và đang trở thành hiện thực ở Bệnh viện Trung ương Huế. Trong khi đó hưởng ứng phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, đều đặn cuối tuần thì các cán bộ, đoàn viên cũng ra quân dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác, bóc tách giấy quảng cáo trong khuôn viên bệnh viện và các tuyến đường xung quanh.

Lưu trú ở Bệnh viện Trung ương Huế suốt gần một tháng vì bệnh tim, chị Lưu Thị Hà Anh (tỉnh Quảng Nam) tỏ ra hài lòng vì môi trường tại bệnh viện trong lành, sạch sẽ. “Tôi thật sự ấn tượng bởi hiện nay bệnh viện rất sạch, không khí không ngột ngạt, ô nhiễm. Đặc biệt tôi thấy rất nhiều đồ vật thân thiện với môi trường, chai nhựa cũng hạn chế... Hi vọng bệnh viện sẽ phát huy để xứng tầm là nơi chữa bệnh tiên tiến của cả nước”- chị Anh bộc bạch.

Điểm đáng chú ý nữa là bệnh viện đã sử dụng nước dưới lòng đất bơm lên để tưới cây. Vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá Bệnh viện Trung ương Huế là bệnh viện xanh sạch đẹp nhất cả nước.

Cũng theo lãnh đạo bệnh viện, một số giải pháp “dài hơi” đã được bệnh viên đưa ra. Cụ thể đang có kế hoạch đầu tư hấp (autoclave) hoặc lò vi sóng để tiệt khuẩn và tái chế các rác thải nhựa chứa yếu tố lây nhiễm như bơm tiêm, dây truyền dịch không bao gồm đầu sắc nhọn… sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật. Đặt thêm nhiều bình nước uống phục vụ bệnh nhân, trang bị cốc uống nước bằng chất liệu thân thiện môi trường. Yêu cầu các căng tin, quầy dịch vụ không bán các loại nước uống đóng chai nhựa, bao bì đóng gói, ống hút, hộp xốp… bằng nhựa hay nilon khó phân hủy. Quy định các tổ chức từ thiện không đóng gói quà bằng các chất liệu trên...

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tổng lượng chất thải phát sinh của các cơ sở y tế trên địa bàn vào năm 2018 là hơn 358 tấn. Trong đó lượng chất thải lây nhiễm gần 41 tấn; chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm khoảng 4 tấn. Ngoài ra, khối lượng nước thải y tế phát sinh trong các đơn vị bệnh viện, trạm y tế... là 221.520m3/năm. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, những con số trên mới cập nhật khoảng hơn 50% cơ sở y tế, khám chữa bệnh trên địa bàn và chưa tính Bệnh viện Trung ương Huế.

Không chỉ thực hiện cam kết của Bộ Y tế, nhờ phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” và “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” mà Thừa Thiên Huế phát động, tinh thần bảo vệ môi trường của ngành y tế Thừa Thiên Huế ngày càng lan tỏa.

Bệnh viện thị xã Hương Thủy cho biết để giảm thiểu chất thải nhựa, bệnh viện sẽ hạn chế triệt để việc sử dụng các hộp xốp đựng cơm cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; nhân viên y tế dùng 1 lần các chai nhựa đựng nước uống, ống hút nhựa, ly tách... Thay vào đó sẽ chuyển sang các bình, ly nước bằng thủy tinh, sành sứ, hoặc đồ dùng thân thiện với môi trường. Bệnh viện thị xã Hương Trà cũng tiến hành treo các băng rôn, áp phích ở những nơi đông người với những khẩu hiệu vận động nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hạn chế tối đa việc sử dụng các vật dụng làm phát sinh chất thải nhựa, thay thế bằng các vật dụng làm từ giấy, thủy tinh...Ông Nguyễn Nam Hùng - Giám đốc sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay: “Vừa qua, lãnh đạo Sở Y tế Thừa Thiên Huế và các đơn vị, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh cũng đã ký cam kết giảm thiểu sử dụng chất thải nhựa và hướng đến chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần và ni lông khó phân hủy. Cụ thể tập huấn hướng dẫn cho cán bộ y tế vệ sinh, thu gom phân loại rác thải nhựa và xử lý đúng quy trình; tổ chức tuyên truyền cho người bệnh và người nhà bệnh nhân thay đổi thói quen về đồ dùng sinh hoạt, giảm thiểu chất thải nhựa. Đây là một trong những tiêu chí mà Sở Y tế đưa vào đánh giá xếp loại thi đua hàng năm cho các cơ sở y tế trên địa bàn...”. (1699)

  1.  Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh “bắt bệnh” sốt xuất huyết ở Thạch Hà

Từ ngày 8/9/2019 đến nay, trên địa bàn huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) xuất hiện 9 bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Bệnh vẫn có thể lây lan ra cộng đồng nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời. Công tác thu gom phế thải tại các hộ gia đình tại thôn Đông Hà chưa được chú trọng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mật độ loăng quang, bọ gậy còn nhiều

Trong số 9 bệnh nhân bị sốt xuất huyết (SXH) của huyện Thạch Hà, có 8 bệnh nhân trú tại xã Thạch Long. Hiện 6 bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe và vẫn còn 3 bệnh nhân đang được tiếp tục điều trị.

Qua kiểm tra, giám sát thực tế tại khu vực có bệnh nhân SXH ở thôn Đông Hà 2, xã Thạch Long, đoàn công tác Sở Y tế Hà Tĩnh do Giám đốc Lê Ngọc Châu dẫn đầu đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến xuất hiện bệnh sốt xuất huyết tại địa bàn.

Đó là môi trường ẩm thấp, các phương tiện giao thông qua lại nhiều, các phế thải, dụng cụ chứa nước trong hộ dân vẫn còn nhiều; mật độ loăng quăng bọ gậy, muỗi vằn truyền bệnh ở mức độ cao; hầu hết người dân vẫn còn thói quen đi ngủ không mắc màn, một số hộ dân đi làm ăn xa để lại “vườn không nhà trống”.Mặc dù 100% hộ dân trong xã đã sử dụng nước máy, có nhiều cải thiện trong vệ sinh môi trường, song nguy cơ bệnh SXH tại đây vẫn có thể lây lan ra cộng đồng nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời.Chỉ đạo tại buổi kiểm tra, giám sát, Giám đốc Sở Y Lê Ngọc Châu đề nghị chính quyền địa phương, Trung tâm YTDP huyện và Trạm y tế xã Thạch Long đẩy mạnh truyền thông về bệnh SXH và cách phòng chống trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và phòng chống.

Phối hợp với các tổ chức đoàn thể địa phương vận động nhân dân ra quân vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, lật úp các dụng cụ chứa nước, phun hóa chất diệt muỗi tại các địa phương có mật độ muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết cao; thực hiện tốt phương châm “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”. (424)

  1.  Tạp chí y khoa lớn nhất thế giới công bố nghiên cứu chữa bệnh lao của

Nghiên cứu về chiến lược mới loại trừ bệnh lao của nhóm bác sĩ Việt cùng cộng sự được đăng tải trên The New England Journal of Medicine - NEJM - một Tạp chí y khoa lớn, nổi tiếng của thế giới vào ngày 3/10.

Công trình nghiên cứu có tên Community-wide Screening for Tuberculosis in a High-Prevalence Setting - (Sàng lọc lao tại cộng đồng tại nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao) của nhóm nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam và Chương trình chống lao quốc gia.

Trao đổi với VietNamNet, bác sĩ Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam (1 thành viên của nhóm nghiên cứu), cho hay lao là một bệnh có từ hơn 100 năm trước và đến nay vẫn là bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam.

"Có tới 1/3 dân số bị nhiễm lao hay còn gọi là lao tiềm ẩn. Tức là trong cơ thể có vi khuẩn lao nhưng chưa bị bệnh mà vi khuẩn ở ẩn. Ở một số người, sau thời gian ở ẩn vi khuẩn bị hoạt hóa gây bệnh và chủ yếu là lao phổi (ho, ho ra máu, sốt, sút cân, nhưng cũng có khi không có bất cứ triệu chứng gì), lao hạch, lao màng não..."- bác sĩ Thu Anh nói.

Theo bác sĩ Thu Anh, mỗi năm Việt Nam có khoảng 120.000 người bị mắc lao được chẩn đoán. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số lượng người mắc bệnh nhưng chưa được chẩn đoán và tiếp tục mang vi khuẩn lây bệnh cho cộng đồng. Thêm vào đó việc chữa bệnh lao rất lâu, thông thường là 6 tháng cho lao nhạy cảm với thuốc và từ 9-20 tháng cho lao kháng thuốc nên rất tốn kém và mất thời gian. Vì vậy cần tìm ra phương pháp mới để loại trừ bệnh lao hoàn toàn, để người dân không phải chịu đựng căn bệnh này. Nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam và Chương trình chống lao quốc gia đã thực nghiên phương pháp nghiên cứu ACT3 (sàng lọc lao chủ động).

"Trước đây, mọi người quan niệm rằng phải ho, sút cân, sốt về chiều thì mới bị lao. ACT3 chứng minh là chỉ 50% bệnh nhân có triệu chứng trên còn 50% thì không. Vì vậy, nếu chỉ tập trung tìm ca bệnh có triệu chứng thì đã bị sót một nửa số ca còn lại. Mọi người cũng tin rằng lao phổi chỉ có ở người nghèo, trình độ học vấn kém, ở chật chội... ACT3 chứng minh rằng nhận định này là sai. Không có nhóm nào có nguy cơ cao mà ai cũng có thể bị bệnh lao, đặc biệt là khi 1/3 dân số nhiễm lao tiềm ẩn thì sau 1 thời gian vi khuẩn có thể tự hoạt hóa và gây bệnh"- BS Anh giải thích.

Cũng theo bác sĩ Anh, mọi người cho rằng cần phải có thuốc mới tốt hơn, phương pháp chẩn đoán tốt hơn thì chương trình can thiệp mới hiệu quả, tuy nhiên phải chờ rất lâu. ACT3 cho rằng chỉ cần dùng những công cụ sẵn có với phương pháp mới là sàng lọc toàn dân và lặp lại 3 lần thì sẽ triệt để phát hiện được các ca bệnh từ đó chặn nguồn lây.

"Kết quả ACT3 chứng minh rằng sau 3 năm, tỷ lệ hiện nhiễm giảm gần 50%. Và quan trọng hơn là tỷ lệ mới nhiễm ở trẻ em cũng giảm gần 50%, tức là số ca nhiễm lao tiềm ẩn ở cộng đồng cũng giảm. Trong khi đó thông thường, các nghiên cứu khác không thể làm giảm tỷ lệ mới nhiễm được"- bà nói.

Nghiên cứu của nhóm bác sĩ Việt có ý nghĩa rất lớn khi chứng minh 1 phương pháp mới đó là chỉ dùng công cụ hiện có để làm giảm nhanh số ca mắc bệnh lao trong cộng đồng, chặn nguồn lây, từ đó bảo vệ cộng đồng không bị lây nhiễm.

"Nếu không làm như vậy, người dân cứ mãi mãi bị nhiễm lao, mắc bệnh lao, đặc biệt bây giờ có lao kháng thuốc thì nguy hiểm hơn nhiều. Vì tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc ở Việt Nam chỉ khoảng 70%".

Cũng theo bác sĩ Anh, hiện nay thế giới cứ mải mê đi tìm thuốc, tìm cách xét nghiệm mới và máy mới. Nhưng việc tìm cái mới rất khó vì vi khuẩn lao rất khôn, nằm ủ bệnh lâu trong cơ thể và không có cách nào diệt được. Do vậy nếu tìm ra cái mới thì cũng không triệt phá hoàn toàn bệnh lao.

"Nhóm nghiên cứu đã dùng 1 cách thức mới giống như giải bài toán theo cách khác là sàng lọc toàn dân (như kiểu tiêm chủng ). Ai bị bệnh thì chương trình lao cho điều trị miễn phí để cắt nguồn lây. Năm sau lại sàng lọc tiếp và bị sót lại thì sẽ phát hiện ra"- bà nói.

Theo bà Anh cách làm này nghe đơn giản, chỉ trừ xét nghiệm PCR - xét nghiệm tìm ADN của vi khuẩn. Do vậy nhóm nghiên cứu thực hiện xét nghiệm tất cả và phát hiện ra người khỏe cũng bị bệnh nhưng lại không có dấu hiệu.

"Khi chúng tôi thực hiện ai cũng bảo sẽ không làm được vì đem toàn dân đi xét nghiệm thì họ không đi hoặc có đi thì không làm nổi. Những chúng tôi đã thiết kế được 1 chương trình sàng lọc có tới 80-85% người dân tham gia là rất hiệu qủa"- bà nói.Bà Anh cũng cho rằng, hiện các nghiên cứu khác tập trung vào nhóm nguy cơ nên để sót 1 cộng đồng lớn những người được coi là "không có nguy cơ". Thực ra đây là những người bị bệnh và làm lây tiếp cho người khác, vì vậy nếu tập trung vào nhóm nguy cơ thì không tác dụng gì.

Công bố Chiến lược mới loại trừ bệnh lao của nhóm tác giả: GS. Guy Marks, TS. Nguyễn Thu Anh, PGS. Greg Fox, TS. Nguyễn Thị Bích Phượng, CN. Lưu Bội Khanh CN. Nguyễn Hải Yến, ThS. Trần Thị Thuận Đức, CN. Võ Thị Ngọc Quý , CN. Lê Thị Oanh, TS. Vũ Quang Độ, , TS Jennifer Ho và sinh viên TS (Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam), TS. Paul Mason, GS. Vitali Sintchenko, GS. Warwick J. Britton (ĐH Sydney), PGS. Nguyễn Viết Nhung, TS. Nguyễn Bình Hòa (Chương trình Chống lao Quốc gia, Bệnh viện Phổi Trung ương), TS. Nguyễn Thị Vân Anh (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), BSCKII Nguyễn Văn Sơn, BSCKII Trần Hiến Khóa (Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Cà Mau), TS. Nguyễn Nhất Linh (Tổ chức Y tế thế giới, Thụy Sĩ).

Toàn bộ kinh phí nghiên cứu được do National Health and Medical Research Council của Úc tài trợ, với 3,5 triệu AUD. Để công bố nhóm đã thực hiện nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2018 với nhiều địa bàn, địa phương. Đây là công trình thứ hai của Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam được đăng tải trên NEJM.

Tạp chí The New England Journal of Medicine đã hoạt động hơn 200 năm, được các nhà khoa học trên thế giới xem là "kinh thánh" của y khoa. Các nghiên cứu được công bố trên tạp chí có tác động rất lớn, là "tiêu chuẩn vàng" của thực hành lâm sàng toàn thế giới.

Mỗi tuần tạp chí xuất bản một số với tiêu chuẩn chọn bài để đăng hết sức gắt gao với nhiều vòng thẩm định của là các chuyên gia hàng đầu thế giới cùng ban biên tập. Việc gửi bài tới NEJM chỉ có 1-2% được đăng tải (trong 100 công trình được gửi đến thì chỉ 1-2 bài được chọn đăng). Do vậy được đăng tải nghiên cứu trên NEJM là niềm tự hào với những người làm ngành y. (1384)

  1.  Trẻ mắc bệnh hô hấp tăng cao, bệnh viện quá tải

So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng bệnh nhân nhập viên nội trú do mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao, cùng với đó diễn biến của bệnh cũng nhanh, nặng và phức tạp hơn, gây khó khăn cho công tác điều trị.

Theo ghi nhận của PV ngày 4/10, bệnh viện Nhi đồng 2 ,TP Hồ Chí Minh luôn l trong tình trạng quá tải cả ở khu khám bệnh và khu điều trị. Số liệu thống kê của bệnh viện cho thấy, trung bình mỗi ngày bệnh viện khám từ 7.000 - 8.000 trẻ, trong đó có 7 -10 % trẻ phải nhập viện điều trị tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Số giường thực kê tại bệnh viện 1.900 giường, nhưng số trẻ nằm viện lên đến 2.100 - 2.200 trẻ, trong đó phần lớn trẻ nằm viện do mắc bệnh về đường hô hấp.Hơn 11 giờ trưa, tại khoa khám bệnh của bệnh viện Nhi đồng 2 vẫn còn rất đông bệnh nhi chờ khám bệnh.

Trưa ngày 4/10, từ trong phòng điều trị đến hành lang của khoa Hô hấp 1, bệnh viện Nhi đồng 2 đều chật kín bệnh nhi và người nhà. Nhiều bệnh nhi phải nằm ghép, phụ huynh tự thuê võng bên ngoài với giá 25.000 đồng/ngày để kê vào hành lang cho con nằm.

Chị Đ. T. C. (ngụ tại Vũng Tàu) ngao ngán cho hay: “Cho con điều trị ở bệnh viện tỉnh gần 2 tuần không khỏi bệnh, tôi đành phải đưa con lên thành phố điều trị. Bệnh viện quá tải, nằm ở đây hơn 1 tuần mà tôi cũng muốn bệnh theo con luôn. Ban ngày thì đỡ, buổi tối ngay cả hành lang cũng không có chỗ để nằm, nhiều phụ huynh tranh cãi giành nhau chỗ để đặt võng”.

Thấy chiếc giường hành lang còn trống, vợ chồng chị N. H. Thảo (nhà quận 4) vội vàng cho cậu con trai 10 tuổi vào nằm nghỉ trên chiếc giường vừa đủ đễ duỗi thẳng chân. Vừa quạt cho con, chị Thảo vừa bức xúc nói: “Con tôi đang bị ốm đã rất mệt rồi, giờ còn phải ngồi suốt từ sáng đến giờ mới được nằm giường nghỉ. Giường ở đây nhỏ quá, một mình con tôi nằm còn không thoải mái, lại còn phải nằm ghép với một bé khác. Thấy bé nhỏ cùng giường nặng hơn nên tôi nhường giường lại cho bé đó. Giờ bé đi khám bệnh nên tôi mới cho con tôi vào nằm nghỉ đỡ”. Chị Thảo cho biết thêm, hai ngày nằm ở bệnh viện, thấy cậu con trai cũng đã đỡ hơn nhiều nên chị đang xin cho con về nhà nằm điều trị cho thoải mái.

Bế cô con gái hơn 6 tháng tuổi đi loanh quanh hành lang của khoa, anh N. V. T. (ngụ Đồng Nai) cho biết, khám ở bệnh viện tỉnh không hết nên anh đành phải đưa con lên thành phố để khám bệnh. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán con anh bị viêm phổi và viêm phế quản nặng, phải nhập viện điều trị. Hai vợ chồng anh thay phiên nhau chăm cô con gái ở bệnh viện Nhi đồng 2 đến nay đã được 12 ngày.

“Một giường bệnh có tới 2 bệnh nhi nằm, cộng thêm một bé kèm theo hai người nhà chăm sóc nữa nên trong phòng chật chội và ngột ngạt lắm. Giờ có thuê võng cũng không có chỗ để đặt. Không có chỗ ngủ nghỉ, lúc nào có người thay chăm con, tôi lại ra ngoài ghế đá bệnh viện nằm đỡ. Từ lúc chăm con bệnh đến giờ tôi sút gần 3kg”, anh T chia sẻ.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phong, trưởng Khoa Hô hấp 1, bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, số giường thực kê của khoa chỉ có 217 giường nhưng số trẻ đang nằm điều trị tại khoa hiện nay lên đến 270 bé, trong đó, có 30 trẻ bị nặng và đang phải nằm điều trị tại phòng cấp cứu.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phong cho biết thêm, mùa bệnh hô hấp ở trẻ thường rơi vào những tháng cuối năm, từ nay đến tháng 11 bệnh nhân vào viện sẽ đông hơn. Hiện trung bình mỗi ngày, Khoa Hô hấp 1 tiếp nhận 280 -300 trẻ nhập viện nội trú. Các mặt bệnh thường gặp là những bệnh lý viêm phổi nặng, viêm phế quản, hen… Nguyên nhân trẻ nhập viện mùa này đông là do chủng vi khuẩn, vi rút phát triển nhanh. Bên cạnh đó, vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng nhiều đến đường hô hấp của trẻ.

“So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng bệnh nhân nhập viện nội trú tăng hơn, diễn biến của bệnh nhân với chẩn đoán các bệnh về viêm phổi, viêm nhiễm đường hô hấp cũng nhanh, nặng và phức tạp hơn. Bệnh này thường rơi nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Bởi trẻ càng nhỏ tuổi, đường hô hấp rất nhạy cảm, hệ miễn dịch kém cùng với đó là ô nhiễm môi trường tác động, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh”, bác sĩ Phong nhận định.Tình trạng quá tải này cũng diễn ra tương tự tại Khoa Hô hấp của bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh). Theo số thông tin của bệnh viện, số trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp nhập viện điều trị tăng cao và bệnh viện cũng trong tình trạng quá tải, bệnh nhi phải nằm ghép. Bởi số giường trong Khoa Hô hấp chỉ có 140 giường, nhưng số bệnh nhi nằm điều trị có những ngày lên đến 300 trẻ.

Bác sĩ Lê Công Phiên, phó Khoa Khám bệnh, bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết thêm, ngoài bệnh về đường hô hấp, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng đang vào thời điểm của dịch nên dẫn đến tình trạng quá tái. Để giải quyết tình trạng quá tải như hiện nay, bệnh viện đã mở thêm 3 - 4 bàn khám, tăng cường thêm y bác sĩ ở các khoa phòng, sắp xếp thêm ghế bố ở hành lang hoặc phải cho bệnh nhi nằm ghép.Các bác sĩ khuyến cáo, vào thời điểm này phụ huynh nên đề phòng bệnh hô hấp và các bệnh truyền nhiễm ở trẻ; phụ huynh cần vệ sinh sạch sẽ nơi sinh hoạt, nâng cao sức đề kháng cho trẻ, tiêm phòng đầy đủ, tập cho trẻ uống nước nhiều, vệ sinh nước muối sinh lý, khi đi ra ngoài cần phải che chắn cho trẻ bằng những loại khẩu trang tốt có khả năng phòng được vi khuẩn, khói bụi ô nhiễm. Hạn chế cho trẻ đến đám đông, đặc biệt là bệnh viện. Khi trẻ có những triệu chứng như ho sốt, sổ mũi, thì nên đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh, tránh trường hợp để lâu bệnh diễn biến nặng, nguy hiểm cho trẻ. (1194)


Thăm dò ý kiến