Thông tin y tế 21 – 23/02/2020

23/02/2020 | 10:39 AM

 | 

1. Đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 tại Cao Bằng

Đến 9h sáng ngày 21/2, tại tỉnh Cao Bằng chưa ghi nhận, phát hiện trường hợp nào có biểu hiện nghi ngờ COVID 19. Tính đến nay Cao Bằng đã tiếp nhận 1.457 công dân Việt Nam từ Trung Quốc về qua biên giới tỉnh Cao Bằng và tổ chức quản lý, thực hiện cách ly theo dõi sức khoẻ tập trung theo quy định.

Lập 70 điểm chốt để quản lý việc qua lại khu vực đường mòn trên biên giới

Ngày 22/2, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Trương Quốc Cường- Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra, Trưởng tiểu ban Hậu cần làm trưởng đoàn đã về kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Cửa khẩu Quốc gia Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh và khu cách ly người nhập cảnh tỉnh Cao Bằng. Cùng đi có lãnh đạo một số cục, vụ thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Công an.

Ngay sau đó, Đoàn công tác có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo của tỉnh Cao Bằng tại UBND huyện Trà Lĩnh.

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/thaibinh/2020/02/22/thu_truong.jpg

Đoàn công tác kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu Trà Lĩnh 

Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Trung Thảo – Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Phó trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Cao Bằng cho biết: Tỉnh đã tổ chức, triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn, phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh; các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tầng lớp nhân dân đã thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực trong phòng, chống dịch bệnh, thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và các bộ ngành TW.

Tại tỉnh Cao Bằng chưa ghi nhận, phát hiện trường hợp nào có biểu hiện nghi ngờ COVID - 19. Tính đến ngày 22/2, Cao Bằng đã tiếp nhận tổng số 1.457 công dân Việt Nam từ Trung Quốc về qua biên giới của tỉnh. Tỉnh đã tổ chức quản lý, thực hiện cách ly theo dõi sức khoẻ tập trung theo quy định. Hiện tại, số công dân đang được cách ly theo dõi tính đến 9h sáng 22/2 là 715 người; cách ly theo dõi tại nhà, nơi cư trú 26 người.

Riêng huyện Trà Lĩnh từ ngày 3/2 đến nay tiếp nhận 408 công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc; huyện bố trí khu cách ly tập trung  tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, đến nay cơ sở đang cách ly 68 người.

Bên cạnh đó, Lực lượng Biên phòng đã lập 70 điểm chốt để quản lý việc qua lại khu vực đường mòn trên biên giới; thực hiện khai tờ khai y tế và kiểm dịch y tế chặt chẽ tại các cửa khẩu; tổ chức rà soát, thống kê số lượng người dân địa phương đi làm việc tại Trung Quốc đã trở về địa phương hoặc đang ở Trung Quốc, số lao động Trung Quốc làm việc trên địa bàn để có biện pháp phòng, chống dịch bệnh… Ngoài ra, các đơn vị y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện đã thành lập đội phản ứng nhanh và đội cơ động phản ứng nhanh.

Ngoài ra, tỉnh Cao Bằng cũng đã tổ chức Hội nghị tập huấn về phòng, chống dịch bệnh cho các địa phương. Đồng thời, công bố đường dây nóng (0812.848.389) để tiếp nhận thông tin và chỉ đạo kịp thời; bảo đảm các cơ sở khám, chữa bệnh đầy đủ thuốc men, phương tiện cấp cứu, khu cách ly, giường bệnh…

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/thaibinh/2020/02/22/AB8I4847-4.jpg

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường phát biểu tại buổi làm việc về công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tỉnh trong công tác phòng, chống dịch

Tại buổi làm việc, UBND tỉnh Cao Bằng  cho biết, để phòng chống dịch, tỉnh đã bố trí hơn 20 tỉ đồng dành cho hoạt động phòng chống dịch. Tuy nhiên, UBND tỉnh Cao Bằng cũng kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ cho địa phương một số trang thiết bị vật tư phòng chống dịch...

Sau khi lắng nghe báo cáo của các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và các đơn vị liên quan của Bộ Y tế, Thứ trưởng Trương Quốc Cường đánh giá tỉnh Cao Bằng đã thực hiện nghiêm túc các công việc phòng chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương, chuẩn bị cơ sở vật chất, nơi thu dung, tiếp nhận công dân cách ly...

Đoàn công tác sẽ kiến nghị Bộ Y tế cấp thêm trang thiết bị, hỗ trợ tỉnh nhân lực y tế phòng chống dịch. Đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Cao Bằng quan tâm trang bị đầy đủ thiết bị y tế cho lực lượng chống dịch nơi tuyến đầu như biên phòng, y tế; thực hiện nghiêm các công văn hướng dẫn của Bộ Y tế.

Khẳng định, công tác cách ly là phương pháp quan trọng hiện nay, Thứ trưởng đề nghị tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm các hướng dẫn về quy định cách ly. Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp trình xin nâng kinh phí hỗ trợ cho công dân trong thời gian cách ly. (23/2/2020, 952 từ)

2. Hoa Kỳ đánh giá cao năng lực kiểm soát COVID-19 của Việt Nam

Hoa Kỳ đánh giá cao năng lực y tế của Việt Nam nói chung và đặc biệt trong công tác kiểm soát dịch Covid-19 nói riêng. Hoa Kỳ tin rằng Việt Nam sẽ chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả. Phía Hoa Kỳ cũng đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ hiệu quả của Việt Nam khi thường xuyên chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hợp tác phòng dịch bệnh.

Ngày 19/02, bà Erika Elvander, Giám đốc Văn phòng Châu Á-Thái Bình dương, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ và ông Mitchell Wolfe, Chuyên gia Y tế trưởng, Văn phòng Giám đốc Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã trao đổi với Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ về tình hình dịch COVID-19.

Tại cuộc gặp, phía Hoa Kỳ đánh giá cao năng lực y tế của Việt Nam nói chung và đặc biệt trong công tác kiểm soát dịch COVID-19 nói riêng. Bộ Y tế Hoa Kỳ nhận định Lãnh đạo Việt Nam từ trung ương đến địa phương đã quan tâm và chỉ đạo kịp thời, có các biện pháp toàn diện, quyết liệt và triệt để đối phó với COVID-19, nhất là trong việc nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng. Ngoài ra, Việt Nam hiện có hệ thống cơ sở y tế về cơ bản tốt và đã triển khai xuyên suốt, rộng khắp công tác tiêm chủng, phòng bệnh từ lâu nay. Do đó, phía Hoa Kỳ tin rằng Việt Nam sẽ chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả. Phía Hoa Kỳ cũng đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ hiệu quả của Việt Nam khi thường xuyên chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hợp tác phòng dịch bệnh.

Phía Hoa Kỳ cho biết các nhà khoa học Hoa Kỳ đang tích cực phối hợp nghiên cứu về COVID-19 để tìm hiểu về bản chất, cơ chế hoạt động và đề ra biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả. Hiện nay, một số phòng thí nghiệm của Hoa Kỳ đã phát triển vắc-xin dự kiến thử nghiệm trên người trong vòng 2 tháng tới và có thể đưa ra sử dụng trong 6 tháng đến 1 năm tới.

Về hợp tác ASEAN - Hoa Kỳ, phía Hoa Kỳ đánh giá cao việc Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2020, đã phản ứng kịp thời, có các sáng kiến hợp tác khu vực về COVID-19. Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ sẵn sàng trao đổi với ASEAN thông qua cơ chế ASEAN–Hoa Kỳ và tại các tổ chức quốc tế như WHO để đẩy mạnh các hoạt động hợp tác y tế, đặc biệt trong việc ngăn chặn và đẩy lùi COVID-19. CDC dự kiến cử đoàn công tác sang Việt Nam trong tháng 3/2020 để trao đổi hợp tác và việc thành lập Văn phòng CDC khu vực tại Việt Nam. Đồng thời, các cơ quan của Hoa Kỳ, trong đó có Trung tâm Nguồn thuốc thử quốc tế (IRR),  sẵn sàng chia sẻ với Việt Nam các kết quả nghiên cứu về COVID-19, trao đổi chuyên gia, cung cấp các bộ thử và trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho Việt Nam để nâng cao năng lực phòng chống dịch.

Tại cuộc họp, Đại sứ quán Việt Nam đã chia sẻ thông tin cập nhật về tình hình phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam; cảm ơn sự hợp tác của phía Hoa Kỳ thời gian qua và đề xuất phía Hoa Kỳ triển khai thêm các dự án hỗ trợ Việt Nam và ASEAN nâng cao năng lực y tế, các trang thiết bị phòng chống dịch; tiếp tục tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa hai bên, nhất là trong bối cảnh Việt Nam và Hoa Kỳ đang kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao (1995-2020) và Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2020. (23/2/2020, 695 từ)

3. Tháng 2: Thầy thuốc tình nguyện hiến máu

Tin từ BVĐK tỉnh Thái Bình cho biết, hiện nay, lượng máu dự trữ của bệnh viện đang thiếu trầm trọng. Để phục vụ cho việc điều trị tại bệnh viện, dự kiến mỗi ngày cần 60-70 đơn vị máu nhưng hiện tại nguồn máu dự trữ tại bệnh viện chỉ đủ dùng trong vài ngày.

Tham gia hiến máu tình nguyện trong đợt đầu năm 2020 của ngành y tế Thái Bình, đã có 450 cán bộ, nhân viên y tế đến từ 18 bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, nhiều người là cán bộ chủ chốt của sở y tế và các đơn vị y tế trong tỉnh. Đợt này, BVĐK tỉnh Thái Bình thu nhận được 450 đơn vị máu quý giá bổ sung vào ngân hàng máu.

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/anhvan/2020/02/22/Thc_s_Nguyn_Quang_Huy_-_Pho_giam_c_S_Y_t_Thai_Binh_tham_gia_hin_mau.JPG

Th.s Nguyễn Quang Huy, Phó giám đốc Sở Y tế Thái Bình tham gia hiến máu

Trong nhiều năm qua, Công đoàn ngành Y tế Thái Bình phát động nhiều phong trào hiến máu và đã có rất nhiều lãnh đạo các đơn vị y tế, cán bộ y tế tích cực tham gia hiến máu, nhiều người đã tham gia hiến máu trên 20 lần, có người hiến máu 30 lần. Tỉnh thành lập và duy trì Câu lạc bộ “Ngân hàng máu sống”, số lượng thành viên của câu lạc bộ ngày càng đông và sẵn sàng cho máu khi có yêu cầu từ bệnh viện.

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/anhvan/2020/02/22/Bs_Nguyn_Hng_Vit_-_Giam_c_Bnh_vin_Y_hc_C_Truyn_tham_gia_hin_mau.JPG

BS Nguyễn Hồng Việt, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình cùng tham gia hiến máu đợt này

Trước đó, đã có Công An tỉnh Thái Bình, Hội Liên hiệp Phụ nữ, huyện Đông Hưng và huyện Vũ Thư… tổ chức hiến máu tình nguyện, mỗi cơ quan đóng góp hơn 200 đơn vị máu cung cấp cho hoạt động cấp cứu, điều trị tại các bệnh viện.

Ngay sau đợt này, tại tỉnh Thái Bình sẽ có Đoàn khối Doanh nghiệp tỉnh và Công ty Cổ phần MXP tiếp tục tổ chức hiến máu tình nguyện. Những đợt hiến máu tình nguyện của các tổ chức, cá nhân đã đóng góp tích cực cho công tác điều trị, cứu người, làm lan tỏa ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng, tiếp tục thu hút được các cấp, ngành và nhiều người dân tham gia, góp phần chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. (22/2/2020, 450 từ)

4. Tự chủ bệnh viện ở Nghệ An giúp tiết kiệm ngân sách hơn 200 tỷ đồng

Sáng 21/2/2020, tại phiên họp thường kỳ tháng 2, UBND tỉnh Nghệ An đã họp và nghe báo cáo đánh giá phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của các đơn vị y tế công lập, giai đoạn 2017 - 2019.

Theo Sở Y tế Nghệ An, hiện toàn ngành có 16 bệnh viện được giao quyền tự chủ nhóm 2, trong đó năm 2017 có 8 đơn vị gồm các bệnh viện: Hữu nghị đa khoa, Sản - Nhi, Ung bướu, Nội tiết, Phục hồi chức năng, đa khoa khu vực Tây Bắc, đa khoa khu vực Tây Nam, đa khoa thành phố Vinh.

Năm 2018 có 7 đơn vị gồm: Bệnh viện đa khoa: Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Thanh Chương; Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình và Bệnh viện Phổi. Năm 2019 có thêm Bệnh viện Mắt.

Theo đó, đối với tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, đến hết 2019, các bệnh viện đã thực hiện 100% danh mục kỹ thuật được phê duyệt, trong đó kỹ thuật của tuyến trên chiếm trung bình 30%.

Thực hiện tự chủ về tổ chức bộ máy, các bệnh viện đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại, tăng cường số lượng, chất lượng nhân lực từ đó chủ động xây dựng kế hoạch phát triển khoa, phòng/bộ phận.

Về tự chủ về nhân lực, đến nay số nhân lực làm việc tại 16 bệnh viện công lập tự chủ nhóm 2 có 6.123 người/12.457 người của toàn ngành (chiếm 49,2%). Trong số 6.123 người của 16 đơn vị tự chủ có 4.362 người của 8 bệnh viện tự chủ giai đoạn 2017- 2019 và 1.706 người của 8 bệnh viện tự chủ năm 2018 và 2019.

Nhờ tự chủ tài chính, nguồn thu của các bệnh viện tăng dần hàng năm, trong khi đó ngân sách Nhà nước tiết kiệm được 215, 493 tỷ đồng.

PGS.TS Dương Đình Chỉnh - Giám đốc Sở Y tế Nghệ An đề nghị tiếp tỉnh tiếp tục cho thực hiện tự chủ nhóm 2 giai đoạn 2020 - 2022 gồm 7 bệnh viện: Hữu nghị đa khoa; Sản nhi; Ung bướu; Nội tiết; Phục hồi chức năng; ĐKKV Tây Bắc;  ĐKKV Tây Nam; Phê duyệt Phương án thí điểm thực hiện tự chủ nhóm I thời hạn 02 năm (2020- 2021) “tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư”, cho Bệnh viện Đa khoa TP Vinh.

“Ở đây, chúng tôi mới đề xuất 8/16 đơn vị hết chu kỳ 3 năm, còn lại năm nay có thêm 7 đơn vị và sang năm 2021 có thêm 1 đơn vị”, PGS.TS Dương Đình Chỉnh làm rõ thêm, đồng thời cho biết đến nay Nghệ An đã có 19 bệnh viện thực hiện tự chủ nhóm 2 do có thêm 3 đơn vị thực hiện năm 2020.

Phát biểu tại cuộc họp, TS. BSCKII Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ghi nhận, đánh giá cao nhiều chuyển biến theo hướng tốt lên tại các bệnh viện thực hiện tự chủ, trong đó nhiều trang thiết bị hiện đại được trang bị nên điều kiện phục vụ người bệnh tốt hơn, đặc biệt được đầu tư trang thiết bị thực hiện kỹ thuật cao. Tuy nhiên, các đơn vị tự chủ hiện đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là về cơ chế.

Kết luận nội dung, ông Thái Thanh Quý - Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đồng ý đề xuất tiếp tục thực hiện tự chủ giai đoạn 2020 -2022 của 7 đơn vị nhóm 2 theo đề xuất của Sở Y tế.

Bên cạnh đó, đề nghị ngành y tế tham mưu phương án thí điểm thực hiện tự chủ nhóm 1 thời hạn 2 năm (2020- 2021) “tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư”, cho Bệnh viện Đa khoa TP Vinh, với quan điểm là phải tạo ra sự công bằng, lành mạnh, sự phát triển bền vững của bệnh viện; đồng thời đảm bảo lợi ích của Nhà nước, tập thể trong quá trình tự chủ. (22/2/2020, 740 từ)

5. Nữ sinh tử vong tại Huế âm tính với COVID-19

Ngày 22/2, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết mẫu bệnh phẩm thu thập từ nữ sinh T.H.T.N (18 tuổi) do Trung Tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế gửi chiều 21/2 đã cho kết quả âm tính với COVID-19.

Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm COVID - 19 là nữ sinh lớp 12. Trước khi tử vong, nữ sinh bị các triệu chứng khó thở, sốt và ho trong 1 tuần.

Kết quả xét nghiệm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp chiều 21/2 cho thấy bệnh nhân âm tính với COVID-19.

Trung tâm này cũng cho hay, Bệnh viện Trung ương Huế đã sử dụng kỹ thuật xét nghiệm Real time RT-PCR để kiểm tra mẫu dịch của nạn nhân. Các bác sĩ đã sử dụng bộ xét nghiệm do Viện Pasteur TP.HCM cung cấp.

Được biết, ngoài mẫu vật gửi cho Bệnh viện Trung ương Huế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh còn gửi mẫu cho viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm.

Kết quả khám nghiệm bước đầu của bộ phận pháp y cho thấy nữ sinh tử vong là do bệnh lý về não chứ không phải do COVID-19. (22/2/2020, 214 từ)

6. Nhật Bản tiếp tục viện trợ sinh phẩm cho Việt Nam phòng chống dịch COVID-19

Để ứng phó với dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định viện trợ sinh phẩm cho Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh với tổng giá trị tương đương 4 triệu yên.

Ngày 21/2, Nhật Bản đã quyết định trao tặng gói viện trợ sinh phẩm đầu tiên trị giá khoảng 1 triệu yên cho Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.

Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị quản lý các trung tâm kiểm soát bệnh tật của 20 tỉnh phía Nam, và là nơi thực hiện các chẩn đoán xác định các bệnh nhân nghi nhiễm virus COVID-19 tại khu vực phía Nam.


https://media.suckhoedoisong.vn/Images/haiyen/2020/02/21/sinh_pham.jpg

Nhật Bản viện trợ sinh phẩm y tế cho Viện VSDT Trung ương hôm 7/2.

Cho đến nay, Việt Nam cũng đã phải đối phó với rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như đại dịch SARS năm 2003, đại dịch cúm gia cầm H5N1 năm 2004. Từ năm 2006, Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ các dự án viện trợ không hoàn lại thiết lập phòng an toàn sinh học cấp 3, dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho hệ thống phòng xét nghiệm y tế về an toàn sinh học và xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

Hiện nay, dự án giai đoạn 3 “Nâng cao năng lực cho hệ thống phòng xét nghiệm y tế về an toàn sinh học và xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại Việt Nam, Lào, Campuchia (2017 – 2022)” đã phái cử 2 chuyên gia dài hạn làm việc tại NIHE để nâng cao năng lực xét nghiệm không chỉ ở NIHE mà còn cả Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh. Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các đối tác chính nhận hỗ trợ kỹ thuật về thiết lập phòng an toàn sinh học cấp 3 và nâng cao năng lực xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm và an toàn sinh học để có thể thực hiện các xét nghiệm phát hiện nhanh hơn.

Trước đó, vào ngày 7/2 để ứng phó với dịch bệnh COVID-19 và dựa trên đề nghị của NIHE, JICA đã cung cấp gói viện trợ sinh phẩm với tổng giá trị tương đương 14 triệu yên cho NIHE, trong đó đã trao lô hàng viện trợ đầu tiên tương đương 2,3 triệu yên ngày 7/2. Ngoài ra, JICA cũng đã thực hiện các hoạt động viện trợ cho các đơn vị y tế khác, trong đó có hỗ trợ đồ bảo hộ cá nhân cho Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương… Tổng giá trị viện trợ cho Việt Nam để ứng phó với dịch bệnh COVID-19 dự kiến lên tới 20 triệu yên. (22/2/2020, 501 từ)

7. Lái xe công cộng làm cách nào để phòng dịch COVID-19?

Để phòng tránh sự lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối (trên các nền tảng ứng dụng Grab, Bee, Go Viet,…).

Bộ Y tế đề nghị Bộ GT-VT chỉ đạo các đơn vị triển khai, phổ biến nội dung khuyến cáo cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối.

UBND các tỉnh thành chỉ đạo phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở quản lý vận tải triển khai và bố trí nguồn lực thực hiện

1. Trước khi làm việc

- Tự theo dõi sức khỏe bản thân nếu có sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị, đồng thời chủ động cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe, thông báo cho đơn vị quản lý;

- Không được đi làm nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế;

- Chuẩn bị các trang bị cần thiết đủ cho thời gian làm việc: Nước uống và cốc uống dùng riêng (đảm bảo vệ sinh); khăn giấy, khẩu trang, găng tay, sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); quần áo sử dụng riêng khi làm việc, túi đựng rác…

2. Trong khi làm việc

- Sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc, trao đổi với hành khách. Chủ động thực hiện và hướng dẫn hành khách đeo khẩu trang đúng cách; che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào túi đóng kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay sát khuẩn;

- Sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh, không khạc nhổ bừa bãi. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây khi có điều kiện hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh tay;

- Chủ động giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng;

- Giữ ấm cơ thể, tăng cường vận động, có lối sống khoa học và dinh dưỡng;

- Khuyến khích sử dụng thông gió tự nhiên trên phương tiện;

- Không vận chuyển hành khách có đem theo các loại động vật hoang dã;

- Trong quá trình làm việc nếu người điều khiển phương tiện hoặc hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở cần thông báo với đơn vị quản lý và thông báo cho cơ quan y tế (qua đường dây nóng), đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Ngay sau khi trả khách, lái xe thực hiện khử khuẩn xe và vệ sinh cá nhân.

3. Khi kết thúc ca làm việc

- Dọn vệ sinh và vứt bỏ túi chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác có nắp đúng nơi quy định; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch;

- Không mặc quần áo sử dụng khi làm việc về nhà. Để quần áo đã sử dụng trong túi kín và giặt sạch sau mỗi ca làm việc.

4. Công tác khử khuẩn phương tiện giao thông

- Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn;

- Thường xuyên vệ sinh, dọn rửa, lau khử khuẩn bề mặt vô lăng lái, tay nắm cửa xe, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe, điều hòa xe và các bề mặt để đảm bảo vệ sinh của phương tiện tham gia giao thông. (22/2/2020, 700 từ)

8. Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Chợ Rẫy đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế

Sáng nay 21/2, Tổ chức Chứng nhận quốc tế TNV (Anh quốc) đã trao chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 cho Khoa Thận tạo Bệnh viện Chợ Rẫy.

ISO 9001 là tiêu chuẩn về hệ thống Quản lý Chất lượng quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành như nền tảng cho tổ chức, doanh nghiệp quản lý các quá trình trong hoạt động của mình. Và ISO 9001: 2015 là tiêu chuẩn phiên bản quốc tế mới nhất và cũng là hệ thống tập trung nhiều phiên bản mới về kiểm soát chất lượng.

Phát biểu tại buổi lễ, Thầy thuốc ưu tú BSCK2 Nguyễn Tri Thức, Giám đốc bệnh viện khẳng định, sự kiện này đã đánh dấu những nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ - viên chức bệnh viện trong việc nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 sẽ giúp người bệnh được chăm sóc trong môi trường an toàn, thân thiện, được sử dụng các dịch vụ y tế hiện đại theo công nghệ mới, giảm thiểu sai sót nhờ các quy trình và hướng dẫn cụ thể, góp phần cải thiện tình trạng quá tải của bệnh viện, đồng thời nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mang đến sự hài lòng cho người bệnh. Với ý nghĩa đó, trong tương lai, bên cạnh việc duy trì những đơn vị đạt chất lượng ISO 9001: 2015, Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển tiêu chuẩn ISO 9001 cho các khoa, phòng khác.

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 đang được ứng dụng rộng rãi cho hơn 1 triệu tổ chức, doanh nghiệp tại 178 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì vậy, việc xây dựng và quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 là sự khẳng định của y hiệu Bệnh viện Chợ Rẫy với nền y khoa quốc tế, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Chợ Rẫy là tuyến cuối của khu vực phía Nam tiếp nhận, điều trị các bệnh nhân bị suy thận, đa dạng về mặt bệnh cũng như sự quá tải về bệnh nặng. Với sự kiện này, Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Chợ Rẫy trở thành Đơn vị đầu tiên của bệnh viện hạng Đặc biệt tại Việt Nam đạt chứng nhận này. (21/2/2020, 440 từ)

9. Việt kiều nhiễm COVID-19 đã khỏi bệnh:"Tôi tri ân các bạn đã cứu sống tôi"

Sau 3 tuần nhập viện điều trị cách ly do nhiễm COVID-19, chiều nay (21/2), bệnh nhân Tạ Kiến Hoà, 73 tuổi đã được xuất viện.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thông báo bệnh nhân Tạ Kiến Hoà, 73 tuổi, Việt kiều quốc tịch Mỹ, đã hoàn toàn khỏe mạnh và đủ điều kiện để được xuất viện. Vào lúc 14h15 phút chiều nay (21/2), bệnh nhân đã xuất viện.

Quá cảnh tại Vũ Hán trước khi nhập cảnh vào Việt Nam và tạm trú tại một khách sạn ở phường 5, quận 3, TP.HCM, bệnh nhân trên bị ho khan 6 ngày, không sốt, thở mệt. Tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, kết quả Xquang phổi cho thấy phổi bị tổn thương phế nang mô kẽ lan tỏa cả 2 bên phế trường. Kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với COVID-19.

Người bệnh được điều trị cách ly trong phòng áp lực âm theo phác đồ của Bộ Y tế, hỗ trợ hô hấp và sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân đã khỏe, ăn uống sinh hoạt bình thường, không còn sốt, giảm ho, Xquang phổi có cải thiện nhưng kết quả xét nghiệm virus vẫn dương tính.

Bệnh nhân tiếp tục được điều trị, chăm sóc dinh dưỡng, động viên tinh thần và một tuần sau đó (ngày 17/2), kết quả xét nghiệm đã âm tính lần thứ nhất. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi, chăm sóc trong tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình phục. Các kết quả xét nghiệm sau đó đều âm tính với COVID-19.

Đây là bệnh nhân thứ 3 dương tính với COVID-19 được điều trị tại TP.HCM. Hai cha con người Trung Quốc trước đó được điều trị tại BV Chợ Rẫy đã xuất viện hôm 12/2.

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/thutrang/2020/02/21/benh-nhan-cao-tuoi-nhat-nhiem-covid-19-tai-viet-nam-xuat-vien-sau-3-tuan-dieu-tri1582274397.jpg

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế (trái, ảnh) đã đến chúc mừng bệnh nhân Tạ Kiến Hoà

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế đã đến chúc mừng bệnh nhân Tạ Kiến Hoà. Nhận lời chúc từ PGS. Lương Ngọc Khuê, bệnh nhân gửi lời tri ân đến các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. “Các bạn đã cho tôi sự sống một lần nữa. Tôi tri ân mãi mãi”, bệnh nhân Tạ Kiến Hoà nói.

Thay mặt Bộ Y tế, PGS. Lương Ngọc Khuê chúc mừng và biểu dương lãnh đạo và đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã điều trị thành công cho bệnh nhân.

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/thutrang/2020/02/21/87033508_511069146265935_189249281402601472_n.jpg

Bệnh nhân Tạ Kiến Hoà chụp ảnh lưu niệm cùng PGS.TS Lương Ngọc Khuê và các y bác sĩ thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong ngày xuất viện

Trong không khí chia tay, bệnh nhân Tạ Kiến Hoà đã gửi những bó hoa tươi thắm đến những hộ lý, điều dưỡng, bác sĩ, lãnh đạo bệnh viện và Bộ Y tế đã tận tình giúp mình trong suốt 3 tuần qua.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, trước khi xuất viện, bệnh nhân đã có 10 ngày âm tính với virus COVID-19. Hiện bệnh nhân hoàn toàn khoẻ mạnh và không có khả năng lây bệnh cho người khác. Đây cũng là lý do các bác sĩ và lãnh đạo bệnh viện không dùng khẩu trang trong buổi chia tay với bệnh nhân.

(21/2/2020, 597 từ)

10. Theo dõi sức khỏe phù hợp người dân ở vùng dịch tại Vĩnh Phúc

Ngày 21/2, Cục Y tế Dự phòng có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc theo dõi sức khỏe đối với người dân đến từ khu vực đang có dịch. Theo đó, đối với trường hợp người dân về địa phương từ huyện Bình Xuyên, Tam Dương và Tam Đảo, Vĩnh Phúc, căn cứ vào nơi đi của các trường hợp này để áp dụng các biện pháp theo dõi sức khỏe phù hợp.

1. Người đến từ hoặc đi qua các xã đã có trường hợp mắc bệnh và có lây lan thứ phát tại cộng đồng (xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc):

- Áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung trong vòng 14 ngày kể từ ngày rời khỏi xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên theo quy định của Bộ Y tế.

- Đối với các trường hợp có dấu hiệu: sốt, ho và khó thở cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để cách ly, điều trị kịp thời và lấy mẫu xét nghiệm. Đồng thời yêu cầu những người này không tiếp xúc với người khác khi không cần thiết, trong trường hợp phải tiếp xúc thì áp dụng các biện pháp dự phòng theo hướng dẫn của ngành y tế như: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người tiếp xúc trên 2 mét, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn thông thường.

2. Người đến từ hoặc đi qua các xã có trường hợp bệnh nhưng chưa có lây lan thứ phát tại cộng đồng (xã Quất Lưu, xã Thiện Kế và thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên; xã Minh Quang, huyện Tam Đảo; thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc):

- Phải khai báo, đăng ký qua chính quyền địa phương nơi đến hoặc nơi lưu trú và áp dụng biện pháp theo dõi sức khỏe tại nơi ở hoặc nơi lưu trú trong vòng 14 ngày kể từ ngày rời khỏi các xã trên.

- Trong trường hợp có dấu hiệu: sốt, ho và khó thở cần báo ngay cho cơ quan y tế địa phương nơi gần nhất và chuyển đến cơ sở y tế để cách ly, điều trị kịp thời và lấy mẫu xét nghiệm; đồng thời yêu cầu những người này hạn chế tiếp xúc với người khác, trong trường hợp phải tiếp xúc thì áp dụng các biện pháp dự phòng theo hướng dẫn của ngành y tế như: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người tiếp xúc trên 2 mét, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn thông thường.

3. Đối với người đến từ những xã chưa có trường hợp bệnh (các xã còn lại của huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Tam Đảo và các huyện khác của tỉnh Vĩnh Phúc): Thực hiện việc đi lại, ăn ở, sinh hoạt và các biện pháp phòng chống dịch như các địa phương khác trong cả nước theo các khuyến cáo và hướng dẫn của Bộ Y tế đã ban hành. (21/02/2020, 540 từ)

11. Bộ Y tế bàn giao thêm 28 bác sĩ trẻ về công tác tại 13 huyện nghèo

Bộ Y tế tiếp tục bàn giao 28 bác sĩ trẻ tình nguyện công tác về 13 huyện nghèo như Đà Bắc, Điện Biên Đông, Hạ Lang, Lâm Bình, Minh Hóa, Sốp Cộp… thuộc 8 tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu...

Tại Trường đại học Y Hà Nội, chiều ngày 20/2, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ bàn giao 28 bác sĩ thuộc 9 chuyên ngành quan trọng về công tác tại 13 huyện nghèo. 28 bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khóa Đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I khóa 8 tại 3 Trường đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y - Dược Huế và Trường đại học Y - Dược Hải Phòng được bàn giao về công tác tại 13 huyện nghèo như Đà Bắc, Điện Biên Đông, Hạ Lang, Lâm Bình, Minh Hóa, Sốp Cộp… thuộc 8 tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu... Trong số này có 23 bác sĩ là người dân tộc Mông, Thái, Tày, Dao, Mường và Nùng.

Các bác sĩ trẻ thuộc 9 chuyên ngành gồm: chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức, hồi sức cấp cứu, ngoại, nhi, nội, phụ sản, truyền nhiễm và y học cổ truyền sẽ được cấp bằng chuyên khoa I và chứng chỉ hành nghề được phân về các địa phương theo nhu cầu tại các vùng.

Dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)" được thực hiện từ tháng 2/2013, là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ở địa phương còn khó khăn.

Dự án tạo cơ hội cho đông đảo người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Đến nay đã có 8 khóa bác sĩ trẻ đã tốt nghiệp, dự án đã bàn giao 151 bác sĩ cho 51 huyện nghèo thuộc 19 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Chương trình đào tạo dành riêng cho các bác sĩ này đã được Bộ Y tế xây dựng mới, thẩm định và phê duyệt, chú trọng đến thực hành tay nghề chiếm 70% đơn vị học trình. Các bác sĩ sẽ được đào tạo như bác sĩ nội trú, theo hướng “cầm tay chỉ việc”.

Bên cạnh đó, các trường còn  giao mỗi giảng viên trực tiếp hướng dẫn 1 học viên và có sự kiểm soát chặt chẽ kết quả đầu ra, bảo đảm khi ra trường họ có thể thực hiện tốt các kỹ thuật khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến huyện. Trong thời gian đào tạo các bác sĩ được hỗ trợ tiền học phí, hưởng lương theo quy định và các chế độ khác của dự án.

Báo cáo của các Sở Y tế có huyện nghèo cho thấy nhu cầu bác sĩ tại 62 huyện nghèo là khoảng 598 người thuộc 15 chuyên khoa. Trong số đó, 7 chuyên khoa có nhu cầu nhiều nhất là khoa nội (53), tiếp đến là khoa sản (55), khoa ngoại (49), khoa hồi sức cấp cứu (47), khoa nhi (44), khoa truyền nhiễm (35) và khoa chẩn đoán hình ảnh (33). (21/2/2020, 647 từ)

12. Bác sĩ, y tá BV Giao thông vận tải hiến máu cứu người trong mùa dịch COVID-19

Chiều 19.2, hàng trăm bác sĩ, y tá Bệnh viện Giao thông Vận tải (Hà Nội) đã hiến gần 100 đơn vị máu cứu người trong mùa dịch COVID-19.

Hàng năm nước ta có hơn 1 triệu lượt người hiến máu nhưng do ảnh hưởng tình hình dịch COVID-19 kéo dài nên lượng máu dự trữ tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương những những ngày gần đây luôn ở mức báo động đỏ. Có những thời điểm lượng máu trong kho của Viện chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu của các bệnh viện ở phía Bắc là 3 ngày.


Nữ điều dưỡng xinh đẹp hiến máu cứu người giữa dịch COVID-19

Ngay đầu giờ chiều ngày 19.2, hàng trăm y bác sĩ đã hăng hái đăng ký hiến máu.

Nữ điều dưỡng xinh đẹp hiến máu cứu người giữa dịch COVID-19

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2020/02/20/nu-dieu-duong-xinh-dep-hien-mau_7.jpg

Người hiến máu sẽ được thực hiện các xét nghiệm nhanh để đảm bảo chất lượng máu hiến.

Nữ điều dưỡng xinh đẹp hiến máu cứu người giữa dịch COVID-19

Hưởng ứng lời kêu gọi hiến máu cứu người, đông đảo y bác sĩ Bệnh viện Giao thông Vận tải đã hiến được 96 đơn vị máu cho Viện Huyết học truyền máu Trung ương.

Nữ điều dưỡng xinh đẹp hiến máu cứu người giữa dịch COVID-19

Điều dưỡng Hà Diệu Linh là một trong số những y bác sĩ trẻ đăng ký hiến máu đầu tiên.

(21/2/2020, 119 từ)

13. Cảnh báo căn bệnh khiến hơn chục nghìn ca mắc mỗi năm

Theo BV Phổi Trung ương và Hội Phổi Việt Nam, Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh nấm mạn tính đứng thứ 5 trên thế giới, ước tính số ca nhiễm nấm phổi lên tới 14.523 ca mỗi năm.

Trên thế giới, tỷ lệ hiện mắc nấm phổi là 14,6 triệu ca và  tỷ lệ tử vong là 1,6 triệu ca/năm, tương đương số tử vong do lao, gấp 3 lần tử vong do sốt rét. Bệnh nấm phổi gây ra nhiều gánh nặng bệnh tật cho các quốc gia, bởi nhiều nước không đủ nguồn lực để chẩn đoán và điều trị ca bệnh này.

Nấm Aspergillus  là 1 trong 3 loại nấm gây nên bệnh nấm phổi thường gặp, có kích thước 2- 3µm. Loại nấm này có cả trong nhà và môi trường bên ngoài. Bệnh phổi do nấm Aspergillus  gây ra 3 nhóm bệnh: Nấm phổi xâm lấn, nấm phổi mạn tính và Dị ứng phế quản phổi do nấm.

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/haiyen/2020/02/20/86350484_1220383158351489_1789747206211764224_o.jpg

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc BV Phổi Trung ương phát biểu nhân Ngày thế giới phòng chống bệnh nấm do Aspergillus.

Theo các chuyên gia về bệnh phổi, người có hệ miễn dịch tốt sẽ thải loại được loại nấm này, nhưng với những người suy giảm hệ miễn dịch, khi nấm Aspergillus xâm nhập sẽ phát triển gây bệnh.

Mới đây, BV Phổi Trung ương và Hội Phổi Việt Nam đã tổ chức hội thảo về căn bệnh nguy hiểm này nhằm mục đích cảnh báo tình hình bệnh nấm do Aspergillus ở trong và ngoài nước.

Tại hội thảo, các báo cáo viên là các chuyên gia y tế đầu ngành đã cập nhật tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị căn bệnh nấm phổi cho các y bác sĩ chuyên ngành hô hấp và bệnh phổi. (21/2/2020, 318 từ)

14. Chưa có khuyến cáo về đeo thẻ chống virus phòng ngừa COVID -19

Gần đây, lợi dụng tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới, mạng xã hội lập tức xuất hiện những quảng cáo rao bán thẻ chống virus. Loại sản phẩm này được chào bán mức giá từ 150.000 – 400.000 đồng với công dụng được mô tả là ngăn chặn không cho virus lại gần người đeo thẻ này trong bán kính 1m.

Trên một số trang Facebook người bán hàng quảng cáo là chiếc thẻ này có công dụng rất thần kỳ, khi đeo thẻ trên người có khả năng phòng chống các loại virus đặc biệt là ngăn ngừa được cả COVID-19. Loại thẻ này được quảng cáo là sản phẩm được sản xuất và bán rất chạy tại Nhật Bản. Thành phần chính là Clo dioxide có thể làm giảm việc hít phải khí độc do virus gây ra xung quanh trong không khí, ngăn chặn không cho virus lại gần người đeo sản phẩm, ngoài ra có tác dụng khử mùi trong không khí phạm vi bán kính 1m2.

Trước thông tin trên, PGS.TS Trần Đắc Phu – Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế cho biết, hiện cơ quan y tế của Việt Nam chưa nhận được thông tin chính thức nào từ các nhà khoa học hay chuyên gia phòng bệnh truyền nhiễm, chống dịch của các tổ chức quốc tế về việc đeo thẻ giúp phòng dịch bệnh. PGS. Phu cũng khẳng định, Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chưa có khuyến cáo về phương pháp phòng bệnh bằng loại thẻ này. Trên thế giới cũng chưa có quốc gia nào khuyên người dân sử dụng loại sản phẩm như trên để phòng bệnh COVID-19.

Theo đó, PGS Trần Đắc Phu khuyên người dân thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế trong thực hành phòng chống dịch COVID-19 với cách đơn giản nhất, hiệu quả nhất hiện nay vẫn là: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây, rửa tay liên tục trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi xuống xe ô tô, đi vào nơi làm việc và đeo khẩu trang ở nơi đông người, khi tham gia phương tiện giao thông công cộng… PGS. Phu  cũng khuyến cáo:"Đeo khẩu trang giúp phòng, chống bệnh đường hô hấp rất tốt, nhưng nếu ngồi trong lớp học, văn phòng làm việc không cần thiết phải đeo khẩu trang...".

Trong cùng diễn biến liên quan, ngày hôm qua 19/2, công an quận Thanh Xuân, Hà Nội  phối hợp Đội QLTT số 12, cục QLTT Hà Nội tiến hành kiểm tra một nam thanh niên có biểu hiện nghi vấn, đang chào bán hàng tại khu vực cổng chợ thuốc Hapulico - 85 Vũ Trọng Phụng. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện gần 300 sản phẩm được giới thiệu là “thẻ đeo diệt virus” do nước ngoài sản xuất, không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không có kiểm định chất lượng. Chủ lô hàng là Phạm Tiến Mạnh (SN 1997, trú tại Thái Nguyên) khai nhận số “thẻ chống virus” này được nhập lậu từ nước ngoài và rao bán trên mạng xã hội với giá từ 200.000 đồng - 300.000 đồng/ sản phẩm. Lực lượng chức năng đã tiến hành tạm giữ số thẻ trên để tiếp tục xác minh, làm rõ. (21/2/2020, 608 từ)

15. Xuất cấp không thu tiền 5 tấn Chloramin B chống dịch COVID-19

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế xuất cấp không thu tiền 5 tấn Chloramin B từ nguồn dự trữ quốc gia cho các đơn vị, địa phương phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Tại Quyết định 290/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế xuất cấp không thu tiền 5 tấn Chloramin B từ nguồn dự trữ quốc gia do Bộ Y tế quản lý để cấp cho các đơn vị, địa phương phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu báo cáo. Việc phân bổ, tiếp nhận và sử dụng số hóa chất nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành. (21/2/2020, 155 từ)

16. Bình Xuyên, Vĩnh Phúc: Điều trị khỏi thêm hai bệnh nhân COVID-19

14h00 chiều ngày 20/2/2020, Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã công bố điều trị thành công thêm cho 2 bệnh nhân mắc COVID-19 (nCoV).

Cụ thể: Bệnh nhân P.T.T (nữ 49 tuổi) Địa chỉ: Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là mẹ của bệnh nhân N.T.D (đã được điều trị khỏi). Bệnh nhân P.T.T tiếp xúc với người được xác định nhiễm COVID-19 từ Vũ Hán về ngày 30/01. Người bệnh được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ngày 4/2, có kết quả dương tính với COVID-19 ngày 6/2 và được chuyển đến PKĐK Quang Hà (Bình Xuyên-Vĩnh Phúc) để điều trị. Trước đó, người bệnh có biểu hiện ho khan, ngạt mũi. Sau 14 ngày điều trị bệnh nhân không sốt, toàn trạng ổn định. Người bệnh được xét nghiệm lại lần 1 ngày 14/2 và lần 2 ngày 17/2 cho kết quả âm tính. Hiện tại bệnh nhân sức khỏe ổn định, hết sốt 14 ngày, toàn trạng ổn định.

https://media.suckhoedoisong.vn/Images/bichvan/2020/02/20/2_me_con_o_Vinh_Phuc_khoi_COVID-19_xuat_vien.jpg

Hai mẹ con khỏi COVID-19 ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc xuất viện.

Bệnh nhân N.T.T.D, nữ 16 tuổi là em ruột bệnh nhân N.T.D, đã được điều trị khỏi. Bệnh nhân N.T.T.D tiếp xúc với người được xác định nhiễm COVID-19 từ Vũ Hán về ngày 30/01. Người bệnh được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ngày 4/2, có kết quả dương tính với COVID-19 ngày 6/2 và được chuyển đến PKĐK Quang Hà để điều trị. Tối 6/2 người bệnh có đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Sau 14 ngày điều trị bệnh nhân không sốt, toàn trạng ổn định. Người bệnh được xét nghiệm lại lần 1 ngày 14/2 và lần 2 ngày 17/2 cho kết quả âm tính. Hiện tại bệnh nhân sức khỏe ổn định, hết sốt 14 ngày, toàn trạng ổn định.

Như vậy, đến nay tại PKĐK khu vực Quang Hà đã điều trị thành công cho 4 bệnh nhân mắc COVID-19 (nCoV) trong tổng số 5 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.

 Tại buổi xuất viện này ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá cao sự nỗ lực của ngành y tế Vĩnh Phúc, hiện còn 01 bệnh nhân là ông Nguyễn Văn V. là bố của N.T.D và là chồng của P.T.T. Hiện sức khỏe có nhiều tiến triển tốt, ho ít, hiện được theo dõi sát sao.

Trong buổi xuất viện này, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đã trao quyết định khen thưởng đối với cán bộ, nhân viên phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; động viên kịp thời các cán bộ, nhân viên thời gian qua đã nỗ lực hết sức mình để cứu chữa cho những bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Phó trưởng khoa Viêm gan BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân thời gian qua, đã 20 ngày cách ly chưa về với gia đình cho biết: Hiện tại đây chúng tôi đang quản lý 44 bệnh nhân trong đó có 5 bệnh nhân dương tính, đã xuất viện 4 ca. Hiện nay chỉ còn 1 ca dương tính và 39 ca theo dõi xét nghiệm âm tính, vẫn tiếp tục theo dõi điều trị. (20/2/2020,574 từ)

17. Cung ứng kịp thời bộ mồi, đầu dò, chứng dương xét nghiệm chẩn đoán COVID-19

Bộ Y tế cho biết, các đơn vị trong nước khi đã nhanh chóng sản xuất và cung ứng kịp thời các bộ mồi, đầu dò, chứng dương để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán COVID-19, đảm bảo cho các phòng xét nghiệm được Bộ Y tế giao nhiệm vụ luôn có đủ sinh phẩm xét nghiệm nhanh chóng và kịp thời đối với tất cả các trường hợp nghi ngờ và trường hợp có nguy cơ.

COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay, dịch bệnh lan đã rộng với 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu đã ghi nhận trường hợp mắc.

Tính đến 11h ngày 20/2/2020, trên thế giới ghi nhận 75.726 người mắc, 2.128 người tử vong, chủ yếu là ở Trung Quốc. Tại Việt Nam cũng đã ghi nhận 16 người mắc COVID-19, 14/16 người đã khỏi bệnh và các bệnh nhân còn lại sức khỏe cũng đang tiến triển tích cực, chưa có cán bộ y tế nào bị lây nhiễm.

Theo Bộ Y tế, để có được kết quả trên, được sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã vào cuộc rất quyết liệt với các phương án ứng phó toàn diện, các hướng dẫn cụ thể về giám sát ca bệnh, xét nghiệm, điều trị. Các hoạt động xét nghiệm sàng lọc, khẳng định đã được triển khai nhanh chóng, hiệu quả, góp phần phát hiện sớm, khoanh vùng dịch, cách ly, điều trị bệnh nhân và quản lý người tiếp xúc.

Hệ thống xét nghiệm bệnh truyền nhiễm với các thiết bị xét nghiệm hiện đại đã được triển khai ở các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố, các bệnh viện có khả năng thực hiện các xét nghiệm hiện đại, sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử trên máy Realtime RT-PCR, máy giải trình tự gen thế hệ mới... và thường xuyên cập nhật quy trình xét nghiệm COVID-19 theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) nhằm đảm chất lượng xét nghiệm trên mỗi mẫu bệnh phẩm nhận được.

Bên cạnh sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (WHO, CDC, JICA…) về kỹ thuật cũng như việc cung cấp các sinh phẩm xét nghiệm COVID-19, không thể không kể tới sự chủ động của các đơn vị trong nước khi đã nhanh chóng sản xuất và cung ứng kịp thời các bộ mồi, đầu dò, chứng dương để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán COVID-19, đảm bảo cho các phòng xét nghiệm được Bộ Y tế giao nhiệm vụ luôn có đủ sinh phẩm xét nghiệm nhanh chóng và kịp thời đối với tất cả các trường hợp nghi ngờ và trường hợp có nguy cơ.

Thống kê đến 19/2/2020, Việt Nam đã xét nghiệm 1.183 mẫu (trong đó, số mẫu dương tính với COVID-19 là 16; số mẫu âm tính là 1.167). Số sinh phẩm hiện có tại chỗ đủ để đảm bảo thực hiện xét nghiệm ngay cho các mẫu bệnh phẩm thu thập được.

Song song với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, của các tổ chức trong nước và quốc tế, với trình độ và năng lực đã được minh chứng, việc tự cung ứng được sinh phẩm sản xuất trong nước cho công tác xét nghiệm COVID-19 đã giúp ngành y tế chủ

Những nghiên cứu viên phòng xét nghiệm được xem là những người ở tuyến sau nhưng lại quyết định toàn bộ “cục diện của cuộc chiến” với dịch bệnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, việc sớm có kết quả xét nghiệm chính xác có vai trò rất quan trọng để có thể nhanh chóng triển khai các phương pháp cách ly đặc biệt ngay từ giờ đầu và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Ngoài ra còn là căn cứ xác định ổ dịch để khoanh vùng, cách ly những người có nguy cơ lây nhiễm, từ đó dập dịch kịp thời: “Tôi đánh giá rất cao đội ngũ những người làm xét nghiệm, là những người có nguy cơ lây nhiễm rất cao vì họ phải tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh. Đây là sự hy sinh của ngành y tế”. (20/2/2020, 779 từ)

18. Các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam được kiểm soát tốt trong đầu năm 2020

Bộ Y tế cho biết, các tháng đầu năm 2020 tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh do COVID -19, tuy nhiên tại Việt Nam nhờ được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và sự chủ động giám sát, đáp ứng dịch sớm của ngành y tế, sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, tình hình bệnh COVID-19 tiếp tục được kiểm soát tốt, cả nước ghi nhận 16 trường hợp mắc trong đó đã có 15 trường hợp khỏi bệnh, trường hợp còn lại sức khỏe ổn định.

Bộ Y tế cũng cho biết, các bệnh dịch lưu hành trên cả nước ổn định, không ghi nhận bệnh dịch có số mắc gia tăng đột biến. Các bệnh lưu hành chủ yếu như sốt xuất huyết, tay chân miệng… đều có xu hướng giảm, so với cùng kỳ năm 2019. Số mắc sốt xuất huyết giảm 46%, tay chân miệng giảm 44%, sốt phát ban nghi sởi giảm 76%, số trường hợp dương tính với sởi giảm 16 lần, các dịch bệnh khác ổn định, không ghi nhận các ổ dịch tập trung tại cộng đồng.

Theo đó, để kiểm tra sự chủ động, sẵn sàng trong công tác đáp ứng, phòng chống trước mùa dịch, đặc biệt tại khu vực miền Trung, ngày 19/2/2019, Cục Y tế dự phòng đã đi kiểm tra tình hình dịch bệnh và công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó dịch tại khu vực miền Trung (Quy Nhơn, Bình Định).

Kết quả cho thấy tình hình dịch hiện đang được kiểm soát tốt. So với cùng kỳ năm 2019, trên toàn khu vực số bệnh nhân sốt rét giảm 65%, tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét giảm 63%, không có sốt rét ác tính và không có tử vong do sốt rét; số mắc sốt xuất huyết giảm 21%, những tỉnh có số mắc sốt xuất huyết cao ở cuối năm 2019 là Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị đã có xu hướng giảm mạnh trong các tuần gần đây, các dịch bệnh khác ổn định không có gì đặc biệt. Công tác phòng chống dịch cũng đã và đang được triển khai chủ động và đồng bộ.

Trong đợt kiểm tra, đoàn công tác chỉ đạo khu vực miền Trung tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, phát hiện sớm và khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để, không để lây lan, bùng phát, tăng cường các biện pháp giảm mắc, giảm tử vong, tập huấn và truyền thông phòng chống dịch bệnh.

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), ở nước ta các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét… là những bệnh dịch lưu hành, nhiều dịch bệnh có tính chất phát triển theo mùa, vì vậy công tác phòng, chống trước mùa dịch để giảm tối đa số mắc và tử vong là rất quan trọng.

Do đó, để tiếp tục chủ động kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm ngay từ đầu năm, đề nghị mỗi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế như: Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, duy trì diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy hàng tuần, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân… để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Cùng với đó, các cơ quan y tế dự phòng thường xuyên giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch và tham mưu cho các cấp chính quyền, phối hợp với các ban ngành đoàn thể và toàn dân có các biện pháp kịp thời. (20/2/2020, 659 từ)

19. Việt Nam: Bệnh nhi nhỏ tuổi nhất nhiễm COVID-19 đã khỏi bệnh

Sáng nay, 20/2, sau 9 ngày theo dõi, điều trị và chăm sóc, cách ly tại BV Nhi TW, bé gái 3 tháng tuổi nhiễm COVID-19 đã khỏi bệnh. Đặc biệt mẹ bé, người gần gũi chăm sóc con đã không hề bị nhiễm COVID-19.

Trước đó, ngày 11/2, Bộ Y tế công bố bé gái N.G.L-  3 tháng tuổi ở (sinh ngày 5-11-2019, quê ở xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) nhiễm COVID-19. Bé là bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhỏ tuổi nhất tại Việt Nam cho đến nay.

Cũng trong chiều ngày 11/2, bé được chuyển từ Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, thuộc Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên lên theo dõi, điều trị và chăm sóc, cách ly tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em- BV Nhi TW

Bệnh nhân N.G.L là cháu ngoại của bệnh nhân P.T.B (là bệnh nhân có liên quan đến bệnh nhân N.T.D - 1 trong 8 người đi từ Vũ Hán về đã được báo cáo trước đây, được điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TW và được ra viện ngày 10/02/2020, bà ngoại của bé hôm nay-20/2 cũng được Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà thông báo điều trị khỏi COVID-19).

Ngày 28/01/2020, bệnh nhân N.G.L được mẹ đưa đến nhà bà P.T.B (bà ngoại) chơi và hai mẹ con ở cùng nhà bà ngoại trong 04 ngày tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Sau khi xác định bệnh nhân P.T.B (bà ngoại) bị mắc bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành điều tra lập danh sách người tiếp xúc gần trong đó có cháu N.G.L và mẹ cháu.

Trong quá trình theo dõi người tiếp xúc gần hàng ngày theo quy định, y tế cơ sở phát hiện ngày 6/2/2020, cháu N.G.L có biểu hiện ho và chảy nước mũi, không rõ sốt. Ngay sau đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm và gửi Viện Vệ sinh dịch tễ TW để xét nghiệm.

Theo GS. TS Lê Thanh Hải- Giám đốc BV Nhi TW: Sau khi trao đổi chuyên môn giữa các tuyến, do là ca bệnh nhỏ tuổi, để đảm bảo công tác điều trị, chăm sóc, cách ly tốt hơn, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới, BV Nhi TW lúc 20h30 phút ngày 11/2. Khi vào viện, trẻ tỉnh táo, tiếp xúc tốt, nhiệt độ 36,6 độ C. Trẻ có ho húng hắng, bụng mềm, gan, lách không to, bú tốt, đại tiểu tiện bình thường. Kết quả chụp X-quang tim, phổi cho thấy có tuyến hung to, tăng đậm nhánh phế quản sau tim trái.

“Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhi, Ban lãnh đạo và các bác sĩ tại Trung tâm Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, BV Nhi TW đã hội chẩn, chẩn đoán trẻ viêm đường hô hấp trên/trẻ nhiễm COVID–19 và đưa ra các liệu pháp điều trị phù hợp.

Đến ngày 13/2, trẻ không sốt, còn ho, có đờm, không khó thở, tim phổi bình thường, đại tiểu tiện bình thường. Từ ngày 14/2 đến 17/2, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân ổn định. BV đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ TW để xét nghiệm lần 2 (ngày 14/2) và lần 3 (ngày 17/2) đều cho kết quả âm tính với COVID-19”- GS.TS Lê Thanh Hải cho biết

“Chúng tôi chỉ chăm sóc dinh dưỡng, nâng đỡ thể trạng, long đờm. Trong quá trình điều trị, người mẹ được bảo hộ bằng khẩu trang, quần áo, vẫn tiếp xúc, trẻ bú sữa mẹ và người mẹ hoàn toàn không có dấu hiệu nhiễm bệnh, kết quả xét nghiệm cũng âm tính”, GS Hải thông tin thêm

Cũng theo GS. TS Lê Thanh Hải: Đây là điều đặc biệt, không phải ca nào tiếp xúc gần người bệnh cũng lây bệnh. Cả hai mẹ con đều tiếp xúc với người dương tính (là dì, bà ngoại, ông ngoại) nhưng chỉ con nhiễm bệnh. Hay n

hư trường hợp 3 người Trung Quốc tại TP Hồ Chí Minh, người vợ đi với chồng từ Vũ Hán sang không nhiễm bệnh, trong khi người con tiếp xúc với cha vài ngày đã lây bệnh”, GS Hải cho biết.

Theo GS Hải, có thể lý giải, sự lây nhiễm bệnh liên quan nhiềm đến đề kháng miễn dịch của cơ thể, một cơ thể khoẻ mạnh, miễn dịch cao nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đi.

Hiện tại, trẻ chơi ngoan, tiếp xúc tốt, không sốt, bú tốt, đại tiểu tiện bình thường. Các xét nghiệm sinh hoá, huyết học, X quang tim phổi ổn định. Sức khoẻ của mẹ bé cũng ổn định, đã kiểm tra COVID-19 cho kết quả âm tính.

Phòng cách ly cháu bé nằm theo dõi, chăm sóc và điều trị tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em là một trong 5 phòng cách ly tiêu chuẩn của cả nước, đảm bảo không lây nhiễm được ra môi trường, không lây nhiễm cho cán bộ y tế, đảm bảo tốt nhất về phòng hộ.

BV Nhi TW đã cử 2 bác sĩ và 2 điều dưỡng để thay phiên nhau chăm sóc 2 mẹ con cháu bé. Nhóm 4 nhân viên y tế này cũng được cách ly tại khu vực lưu của bệnh viện.

Theo các bác sĩ, bệnh nhi được đưa về địa phương và sẽ tiếp tục được các y, bác sĩ tại đây theo dõi sức khỏe. Bệnh viện Nhi Trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ các bác sĩ tại địa phương trong việc chăm sóc cho bệnh nhi

Chia sẻ từ phòng bệnh qua điện thoại, mẹ bệnh nhân cho biết cháu ngoan, khỏe, bú tốt, ngủ tốt, hoàn toàn bình thường.

“Gia đình em xin chân thành cảm ơn tất cả các y bác sĩ đã dành nhiều sự quan tâm đến hai mẹ con em. Trong quá trình ở tại Trung tâm, mẹ con em luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm, chu đáo của các y bác sĩ. Em xin cảm ơn tất cả. Con em và em hiện nay đều khỏe. Em và gia đình mong muốn sau này khi con gái lớn lên sẽ làm bác sĩ để chăm sóc sức khỏe cho mọi người”- mẹ bé nói qua điện thoại


Thăm dò ý kiến