Điểm tin y tế tháng 10.2019

12/10/2019 | 15:38 PM

 | 

Bộ trưởng Bộ Y tế tham dự Đại hội đồng LHQ về bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân

Từ ngày 23-26/9, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự phiên họp toàn thể Cuộc họp Đại hội đồng LHQ về bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân (UHC) tại New York, Mỹ đồng thời thăm và làm việc tại Đại học Harvard.

Tại phiên họp toàn thể Cuộc họp Đại hội đồng LHQ về bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân (UHC). Với chủ đề “Cùng xây dựng một thế giới khỏe mạnh hơn”, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến đã có bài phát biểu, trong đó nêu rõ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc củng cố hệ thống y tế cơ sở để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt hơn cho người dân, đảm bảo để người dân được thụ hưởng các chương trình chăm sóc sức khỏe do ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả. (187)          

2. Tăng hiệu quả của tuyến dưới

Mô hình bệnh tật thay đổi, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng nhưng năng lực y tế tuyến dưới chưa đáp ứng kịp thời, dẫn đến quá tải ở tuyến trên. Điều đó đòi hỏi những giải pháp, nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư trang thiết bị, mô hình tổ chức... để giúp tuyến dưới hoạt động hiệu quả hơn.

Mạng lưới y tế cơ sở đang tồn tại nhiều khó khăn, bất cập cần được tháo gỡ. Trong đó, khó khăn lớn nhất là mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, cơ chế chính sách và phát triển nguồn nhân lực. Đóng vai trò “người gác cổng” nhưng phần lớn trạm y tế tuyến xã mới chỉ làm được công tác y tế dự phòng, chưa thực hiện đầy đủ chức năng của tuyến cơ sở. Ngoài ra, trình độ nhân viên trạm y tế còn hạn chế, danh mục thuốc, kỹ thuật ít... khiến người dân chưa thật sự tin tưởng đến trạm y tế khi ốm đau và thường vượt tuyến trên để khám, chữa bệnh... Hệ thống y tế tại các vùng khó khăn thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt yếu kém về nhân lực làm cho năng lực chăm sóc sức khỏe ban đầu hạn chế. Một số nghiên cứu cho thấy trang thiết bị y tế tại các bệnh viện huyện (theo danh mục đã được Bộ Y tế ban hành) nhiều nơi mới đạt từ 30 đến 50%, thậm chí có huyện chỉ đạt 20%; trình độ của nhân lực y tế chưa đủ để khai thác hết các tính năng trang thiết bị hiện có. Trong khi đó, các bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, đái tháo đường, thừa cân, béo phì) và tai nạn thương tích nằm trong số những bệnh gia tăng nhanh chóng và dần trở thành phổ biến trong cộng đồng. Việc chẩn đoán, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính, chấn thương lại vượt quá năng lực của cán bộ trạm y tế xã.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có hiệu quả cần bảo đảm các yếu tố: tính toàn diện (từ tuyên truyền giáo dục sức khỏe đến cung cấp các dịch vụ phòng bệnh, điều trị, phục hồi chức năng, khám sức khỏe định kỳ và quản lý sức khỏe); tính lồng ghép (trong cung ứng dịch vụ y tế giữa các thầy thuốc của y tế cơ sở và giữa các tuyến điều trị); tính liên tục (có sự trao đổi thông tin giữa người bệnh và thầy thuốc, sự tiếp tục theo dõi điều trị sau khi được ra viện ở tuyến trên).

Nhằm nâng cao năng lực hệ thống y tế tuyến dưới, với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới và Liên hiệp châu Âu, Bộ Y tế triển khai dự án Giáo dục và Đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET). Dự án tập trung vào các hoạt động: Cải thiện chất lượng giáo dục nhân lực y tế bậc đại học, cao đẳng thông qua đổi mới tiếp cận dạy và học dựa trên năng lực và cải thiện hệ thống; nâng cao năng lực quản lý y tế và quản lý, sử dụng nhân lực y tế; nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu thông qua đào tạo, bổ sung các điều kiện và năng lực cần thiết, đồng bộ cho đội ngũ cán bộ huyện và xã. Đến nay, sau 5 năm triển khai, hầu hết các trường đại học, cao đẳng đã hoàn thiện các mô-đun tích hợp, lồng ghép dựa trên năng lực cho sinh viên năm thứ nhất và đã chính thức đưa vào giảng dạy chương trình mới từ năm 2018. Giảng viên các trường được nâng cao năng lực giảng dạy, tạo ra năng lực thực hành nghề nghiệp; chương trình đào tạo lồng ghép, bảo đảm năng lực thực hành nghề nghiệp của đội ngũ nhân lực sau khi ra trường… Đây được coi là một cuộc cách mạng trong đào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam.

Do chất lượng đội ngũ tuyến dưới còn nhiều hạn chế cho nên dự án tập trung đào tạo, bổ sung các điều kiện và năng lực cần thiết. Các chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên việc đánh giá nhu cầu thực tế, lấp khoảng trống trong kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành lâm sàng cho các cán bộ tuyến xã với cách tiếp cận theo nguyên lý y học gia đình (chăm sóc toàn diện, liên tục), hướng tới dự phòng cho cộng đồng. Năm chương trình đào tạo liên tục theo nguyên lý y học gia đình cho các đối tượng đang công tác tại trạm y tế xã (bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, cán bộ dược) đã được áp dụng. Theo đánh giá ban đầu, kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp không những được tăng lên mà thái độ, hành vi trong công tác và ứng xử với người bệnh và sự phối hợp giữa các thành viên trong đội chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm y tế xã cũng tăng lên rõ rệt.

Một giải pháp được Bộ Y tế triển khai đem lại hiệu quả thiết thực là dự án “Thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)”. Hàng chục khóa bác sĩ chuyên khoa cấp một liên tục được tổ chức tại các trường đại học: Y Hà Nội, Y dược Huế, Y dược Hải Phòng cho gần 400 bác sĩ, thuộc 11 chuyên khoa (Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Hồi sức cấp cứu, Gây mê hồi sức, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Y học cổ truyền, Truyền nhiễm và Răng hàm mặt). Chương trình đào tạo dành riêng cho các bác sĩ này được thực hiện liên tục trong 24 tháng, theo hướng “cầm tay chỉ việc” chú trọng thực hành tay nghề (chiếm 70% đơn vị học trình). Kết thúc khóa học, có sự kiểm soát chặt chẽ kết quả đầu ra, bảo đảm có thể “độc lập tác chiến” ở vùng sâu, vùng xa, thực hiện tốt các kỹ thuật khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến huyện. Theo khảo sát, đánh giá, bác sĩ sau khi tốt nghiệp lên các huyện vùng cao công tác đang phát huy rất tốt, có người thực hiện được 50 thậm chí 70 kỹ thuật, đảm nhận 50% đến 60% công việc chuyên môn. Đồng thời chuyển giao kỹ thuật và tham gia tập huấn, truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho đồng nghiệp tại nơi về công tác, qua đó nhiều người bệnh được cứu sống hoặc không phải chuyển tuyến. (1195)

3. Chủ động tìm kiếm nguồn cung, đảm bảo đủ thuốc phòng, chống dịch bệnh

Cục Quản lý dược đề nghị các đơn vị nhập khẩu thuốc chủ động liên hệ với các cơ sở cung cấp thuốc, tìm kiếm nguồn cung dung dịch cao phân tử để phục vụ nhu cầu khhám chữa bệnh, cung ứng đủ thuốc.

Thiếu thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết là dung dịch cao phân tử HES 200.000 dalton 6% trong điều trị sốt xuất huyết là tình trạng một số bệnh viện các tỉnh, thành phố phía Nam đang gặp phải, nhất là trong thời điểm số ca mắc sốt xuất huyết vẫn đang tiếp tục tăng mạnh, diễn biến phức tạp khó lường.

Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tính từ đầu năm đến ngày 25/9, toàn tỉnh ghi nhận hơn 9.780 trường hợp mắc sốt xuất huyết; trong đó 13 trường hợp nặng, đã có 5 trường hợp tử vong. Riêng tháng Chín này, số ca sốt xuất huyết tăng rất nhanh với hơn 2.000 ca.

Tại tỉnh Vĩnh Long, số ca mắc sốt xuất huyết đã lên tới gần 2.100 trường hợp, với 428 ổ dịch tại 8 huyện, thị xã, thành phố, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Điều lo lắng là bệnh sốt xuất huyết năm nay diễn biến phức tạp, không chỉ xảy ra đối với trẻ em mà kể cả người lớn. Đặc biệt, nhiều trường hợp mắc bệnh trong tình trạng nặng có sốc.

Tại tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 20/9 vừa qua, toàn tỉnh ghi nhận hơn 14.500 ca sốt xuất huyết, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2018 (hơn 3.800 ca mắc); ghi nhận hai ca tử vong do sốt xuất huyết…

Trước tình trạng thiếu dịch truyền cao phân tử HES 200 do hết nguồn dự trữ, các công ty dược phẩm cung cấp loại dịch truyền lại thông báo hết hàng, đại diện các bệnh viện cho biết, bên cạnh đi “mượn” của các bệnh viện đang còn dịch truyền, các bệnh viện đã đề nghị Sở Y tế để Sở báo cáo Bộ Y tế xem xét, chỉ đạo việc nhập khẩu cung ứng thuốc, đáp ứng yêu cầu điều trị của các đơn vị.

Trong khi đó, Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế cho biết, trong phác đồ điều trị sốt xuất huyết do Bộ Y tế ban hành năm 2011 và cập nhật ngày 22/8 vừa qua, dung dịch cao phân tử (dextran 40 hoặc 70, hydroxyethyl starch 200.000 dalton) được chỉ định dùng chống sốc trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng.

Hiện có 6 thuốc là dung dịch cao phân tử có chứa hydroxyethyl starch (HES) có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam gồm Tetraspan 10% solution for infusion, Tetraspan 6% solution for infusion, Hestar-200, Heacodesum, Voluven 6%, Volulyte 6%.Theo quy định tại Luật Dược, tất cả các thuốc này được nhập khẩu theo nhu cầu của đơn vị mà không phải thực hiện việc cấp phép nhập khẩu.

Ngay sau khi nhận được thông tin về thiếu dung dịch cao phân tử tại một số tỉnh phía Nam, Cục Quản lý dược đã có công văn đề nghị các đơn vị nhập khẩu thuốc chủ động liên hệ với các cơ sở cung cấp thuốc, tìm kiếm nguồn cung dung dịch cao phân tử để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, cung ứng đủ thuốc ngay khi nhận được đặt hàng của các cơ sở khám, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất xây dựng kế hoạch nghiên cứu sản xuất thuốc có chứa dextran hoặc HES nhằm tăng cường tính chủ động trong cung ứng thuốc cũng như an ninh y tế.

Trường hợp cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài chưa thể cung ứng ngay dung dịch cao phân tử theo đúng hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt hoặc cơ sở nhập khẩu tìm được nguồn cung mới có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở nhập khẩu khẩn trương lập hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.

Cục Quản lý Dược sẽ xem xét, giải quyết theo quy trình thẩm định nhanh để đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn liên hệ với các cơ sở kinh doanh, nhập khẩu thuốc để chủ động lập dự trù, thực hiện việc mua sắm, đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh. Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ chủ động liên hệ với các cơ sở kinh doanh, nhập khẩu thuốc để chủ động lập dự trù, thực hiện việc mua sắm, đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh.

Lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Để giảm quá tải bệnh viện, tránh lây nhiễm chéo và nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm ca tử vong, các chuyên gia y tế cho biết, những ca bệnh nhẹ có thể được cho điều trị tại nhà. Bệnh nhân nghi sốt xuất huyết, mắc sốt xuất huyết nhẹ được bác sỹ chỉ định điều trị tại nhà cần: nghỉ ngơi tại giường; uống đủ nước: uống sữa, nước trái cây (cần thận trọng với người bệnh đái tháo đường), các dung dịch điện giải đẳng trương (Oresol) và nước cơm.

Uống nước trắng đơn thuần có thể gây rối loạn điện giải; uống paracetamol (trên 4 gr mỗi ngày đối với người lớn và tính liều theo trẻ em). Bệnh nhân được chườm ấm; chú ý không để bị muỗi cắn; tìm, diệt muỗi, lăng quăng trong nhà và xung quanh nhà. Người bị sốt xuất huyết lưu ý: không uống acid acetylsalicylic (aspirin), mefenemic acid (ponstan), ibuprofen, các chất chống viêm không steroid khác (NSAID) hay các thuốc steroid.

Trường hợp bệnh nhân đã uống những thuốc này cần đến gặp bác sỹ. Bệnh nhân không cần thiết uống kháng sinh.

Người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay nếu có bất kỳ triệu chứng cảnh báo nguy hiểm nào sau đây: chảy máu; xuất hiện các chấm hoặc đốm màu đỏ trên da; chảy máu mũi, lợi (nướu); nôn ra máu; đi tiêu phân đen; kinh nguyệt ra nhiều, chảy máu âm đạo.

Bệnh nhân nôn liên tục; đau bụng dữ dội; lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật; xanh tím, tay và chân lạnh ẩm; khó thở. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sỹ./. (1146)

4. Đà Nẵng tích cực phòng chống bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng (TCM) trên địa bàn TP Đà Nẵng đang có dấu hiệu gia tăng. Trước tình hình đó, ngành Y tế TP Đà Nẵng đã chủ động phối hợp với các ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp quyết liệt phòng chống, cũng như tuyên truyền đến tận khu dân cư, trường học, nhất là các trường mầm non, các nhóm trẻ gia đình nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp mắc bệnh và khống chế không để dịch bùng phát diện rộng...

 
 
 

Bệnh TCM có dấu hiệu tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (TTKSBT) TP Đà Nẵng, tính đến nay, trên địa bàn TP ghi nhận 1.366 ca bệnh TCM (tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018) và 13 ổ dịch nhỏ, chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Từ giữa tháng 9-2019, bệnh TCM có dấu hiệu gia tăng, mỗi tuần ghi nhận hơn 60 trường hợp mắc mới. Hiện nay, nơi thu dung, điều trị chính bệnh TCM trên địa bàn TP Đà Nẵng là Khoa Y học nhiệt đới (BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng). Theo các bác sỹ, hiện nay, mỗi ngày, Khoa Y học nhiệt đới điều trị cho từ 60-80 ca bệnh TCM, kể cả bệnh nhân được đưa ra từ Quảng Nam, Quảng Ngãi...

Đang bồng trên tay đứa con trai 2 tuổi, anh Bùi Thái H. (trú Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết: "3 ngày trước, thấy con trai có triệu chứng bỏ ăn, sốt nhẹ và lưỡi bị lở nên tôi vội đưa con đến BV Phụ sản - Nhi để điều trị. Hiện bệnh của cháu đã có dấu hiệu thuyên giảm nhưng bác sĩ nói vẫn cần phải ở lại để tiếp tục theo dõi và điều trị...". Theo tìm hiểu của chúng tôi, những năm trước, phần lớn các trẻ mắc bệnh TCM từ 1 đến 3 tuổi, nhưng nay, trẻ lớn hơn cũng bị nhiễm bệnh nên khiến cho số lượng bệnh nhân tăng lên. Chị Mai Thi T. (quê H. Thăng Bình, Quảng Nam) cho biết: "Khi nghe các bác sỹ ở bệnh viện địa phương thông báo con trai 4 tuổi của gia đình bị bệnh TCM, vợ chồng tôi liền xin xuất viện để đưa cháu ra đây nằm điều trị cho yên tâm". Dấu hiệu bệnh TCM ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da... Để phát hiện sớm bệnh TCM, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay khi thấy các triệu chứng, như: Bóng nước hoặc vết loét trong niêm mạc miệng (thường biểu hiện bằng khó ăn, khó uống, bú ít và chảy nước bọt nhiều); bỏng nước hoặc mụn đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, cùi chỏ, gối. Các bác sỹ Khoa Y học nhiệt đới (BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng) cho rằng, đối với những trẻ mắc bệnh TCM được bác sỹ cho phép điều trị tại nhà thì cần nghỉ ngơi, tránh kích thích, ăn lỏng, chia nhỏ nhiều bữa; vệ sinh răng miệng, thân thể và hạ sốt, giảm đau bằng Paracetamol hoặc Efferalgan, kháng sinh nếu có bội nhiễm. Tuy nhiên, cần phải nhập viện gấp khi trẻ có các dấu hiệu sốt liên tục (bằng hoặc trên 39,5 độ C), hốt hoảng, giật mình, chới với, run chi, co giật, đứng không vững; nôn ói nhiều, có thể có tiêu chảy; da nổi bông, mạch nhanh không tương ứng với nhiệt độ đang sốt, tay chân lạnh. Đặc biệt, đưa trẻ tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh, đối với trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ...

Theo Thạc sỹ Đặng Quang Ánh - Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm - TTKSBT TP Đà Nẵng, dù hiện nay trên địa bàn TP Đà Nẵng không ghi nhận ca bệnh TCM nào nhiễm khuẩn EV71, nhưng không vì thế mà mọi người chủ quan, lơ là. Bởi, đây đang là đỉnh của dịch bệnh TCM nên nếu mọi người không chủ động phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát và lan rộng là rất lớn. EV71 là chủng vi-rút có tính lây lan nhanh, gây sốt cao, dẫn đến nhiều biến chứng nặng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và tử vong nhanh.

Chủ động phòng chống bệnh TCM

Theo Sở Y tế TP Đà Nẵng, hiện nay đang là đỉnh dịch thứ 2 trong năm của bệnh TCM (từ tháng 9 đến tháng 11); đồng thời, trẻ em, học sinh đã bước vào năm học mới nên bệnh có khả năng bùng phát mạnh nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống hiệu quả, kịp thời.

Ths.Bs Nguyễn Tiên Hồng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, Sở Y tế đã chỉ đạo TTKSBT TP và Trung tâm Y tế (TTYT) các quận, huyện tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện, xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lan rộng, kéo dài. Ngoài ra, TTYT các quận, huyện tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh, thực hiện 3 bước sạch (ăn uống sạch, bàn tay sạch và đồ chơi sạch); tuyên truyền các biện pháp phòng chống lây nhiễm TCM bằng nhiều hình thức đến tận người dân. Bên cạnh đó, TTYT quận, huyện chủ động phối hợp với Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch liên ngành Y tế - Giáo dục về phòng chống bệnh TCM trong trường học, nhất là các trường mầm non, mẫu giáo, các cơ sở chăm sóc trẻ; thực hiện kiểm tra liên ngành về phòng chống bệnh TCM tại các trường mầm non, mẫu giáo, các cơ sở chăm sóc trẻ...

"Người dân cần phải ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh, nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, khi trẻ mắc bệnh cần thông báo với trạm y tế nơi cư trú để được hướng dẫn cách phòng bệnh cho gia đình và cộng đồng; cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, hạn chế tiếp xúc với trẻ khác...", Ths Đặng Quang Ánh khuyến cáo. (1100)

5. Gia tăng bệnh tay chân miệng trẻ em ở Lào Cai

Sáng 26-9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai cho biết, bệnh tay chân miệng ở trẻ em đã xuất hiện và có chiều hướng gia tăng ở các địa phương trong tỉnh.

Bệnh tay tay chân miệng xuất hiện từ đầu tháng 9, rải rác ở các địa phương, và có chiều hướng gia tăng nhanh. Đặc biệt, trung tuần tháng 9 đã xuất hiện một chùm 27 ca bệnh tại Trường mầm non ở xã Xuân Giao và Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng.

Hiện tại, Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai thường xuyên có hơn 10 bệnh nhi vào điều trị bệnh tay chân miệng, đơn vị đã bố trí một khu vực dành riêng để điều trị bệnh tay chân miệng, tránh lây lan cho các bệnh nhi khác. Theo các bác sĩ tại đây, bước vào năm học mới cùng với thời tiết thay đổi là nguy cơ khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng.

Bệnh tay chân miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi. Khi thấy trẻ có dấu hiệu như sốt, loét miệng, nổi hồng ban, mụn nước lòng bàn tay, bàn chân, cha mẹ cần báo cho cán bộ y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Nếu trẻ sốt cao, thở bất thường, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình, hốt hoảng, ngồi không vững hoặc đi loạng choạng, co giật, nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú… thì cần nhập viện ngay, bởi đây là những dấu hiệu bệnh trở nặng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chưa có vaccine phòng bệnh, do vậy bảo đảm vệ sinh cá nhân sạch sẽ và cách ly với trẻ bị bệnh vẫn là biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho trẻ. (355)

6. Sự trở lại của căn bệnh bị “lãng quên”

Chỉ trong tháng 8 vừa qua, Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận 12 ca mắc whitmore (hay còn gọi là bệnh melioidosis), trong đó có bốn trường hợp tử vong, nâng tổng số ca mắc bệnh này phải nhập viện từ đầu năm 2019 lên 20 người. Ngoài ra, tại một số bệnh viện cũng rải rác tiếp nhận điều trị cho người mắc bệnh whitmore.

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên, có tỷ lệ gây chết người cao nếu người bệnh không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Do số lượng người mắc tăng cao so với những năm trước và bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, các cơ quan chuyên môn đã đưa ra cảnh báo nguy cơ quay trở lại của căn bệnh đã được phát hiện từ những năm 50 của thế kỷ trước và xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị “lãng quên”.

Whitmore gây tổn thương nhiều cơ quan từ da đến phổi, thận, gan… nhất là đối với những người mắc các bệnh phổi, tim, thận mãn tính thì bệnh dễ làm suy đa tạng, sốc và dẫn tới tử vong. Đáng chú ý, khi điều trị, các bác sĩ phải chỉ định kháng sinh liều cao kết hợp hội chẩn liên chuyên khoa. Thế nhưng thực tế hiện nay, nhiều bác sĩ, nhất là bác sĩ ở tuyến dưới chẩn đoán nhầm là bệnh nhiễm trùng huyết do tụ cầu hay lao phổi...

Do vậy, theo các chuyên gia đầu ngành về căn bệnh này thì ở thời điểm hiện tại, với những người bệnh có biểu hiện sốt nhiễm trùng nhưng áp xe nhiều nơi, người bị gan, thận, tiểu đường… phải nghĩ đến whitmore để điều trị đúng cách. Mặt khác, các cơ quan chuyên môn cần tập huấn cho các nhà vi sinh ở các tuyến vì họ chưa chẩn đoán xác định được loại vi khuẩn gây bệnh.

Mặc dù không gây thành dịch, không lây từ người sang người, chưa có vắc-xin và phương pháp phòng bệnh đặc hiệu, các chuyên gia đã khuyến cáo người dân biện pháp dự phòng cơ bản nhất vẫn là che chắn tốt đường hô hấp trong môi trường khói bụi; tăng cường hơn nữa các phương tiện bảo hộ lao động đối với những người làm việc, tiếp xúc nhiều với môi trường đất và nước, cũng như trong sinh hoạt, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để sẽ tránh được nguy cơ vi khuẩn trong đất xâm nhập cơ thể qua các vết thương. Ngoài ra, khi phát hiện thấy có những dấu hiệu như sốt cao, mệt mỏi, nổi mụn mủ bất thường… cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xét nghiệm. (495)

7. Bộ Y tế giải mật nhiều tài liệu liên quan VN Pharma

Tại phiên tòa sáng 26-9 xét xử vụ án buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh xảy ra tại VN Pharma, HĐXX cho biết Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định giải mật một số tài liệu liên quan. Luật sư và những người tham gia tố tụng khác có thể sử dụng các tài liệu này.

Các bị cáo trong phiên xử ngày 26-9

Trình bày trước tòa, ông Nguyễn Thành Lâm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cho biết, ngày 20-9, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định số 4346 về việc giải mật các tài liệu liên quan đến vụ án này.

Đó là công văn số 279 ngày 21-12-2018 và công văn 77 ngày 27-4-2018 về việc cung cấp thông tin tài liệu phục vụ quá trình điều tra; công văn số 79 ngày 2-5-2018 về việc giám định lô thuốc H-Capita kèm theo kết luận giám định của hội đồng chuyên môn.

Cụ thể hơn, HĐXX cho biết đó là các tài liệu như kết luận giám định số 31 (trong đó có nội dung thuốc H-Capita “kém chất lượng, không dùng chữa bệnh cho người”), kết luận của hội đồng chuyên môn, và tài liệu của Bộ Y tế sau khi công tác ở Ấn Độ đã được hợp pháp hóa lãnh sự.

Theo các tài liệu này, đáng chú ý là kết quả chuyến làm việc của Bộ Y tế tại nhà máy Affy Prenterals của Ấn Độ - nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO. H-Capita là một trong những loại thuốc mà nhà máy này sản xuất. Nhà máy này xác nhận có bán lô thuốc H-Capita cho một công ty tại Ấn Độ. Công ty này bán lô thuốc cho VN Pharma. 

Tại tòa, đại diện Cục Quản lý dược tiếp tục khẳng định “thuốc giả”, “thuốc kém chất lượng” là các khái niệm khác nhau.

Nhân chứng Ngô Nhật Phương cũng tiếp tục khẳng định lô thuốc của VN Pharma có xuất xứ từ Ấn Độ. Theo ông Phương: “Giả” là giả hồ sơ, giả nguồn gốc xuất xứ để kiếm lời, do giá hàng Canada cao gấp 5 lần hàng Ấn Độ, chứ không phải là thuốc giả”.Chiều nay, sau phần xét hỏi của các luật sư, VKS sẽ trình bày quan điểm luận tội. (415)

8. Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Hà Tĩnh khám, mổ mắt mắt miễn phí cho người cao tuổi

Từ ngày 1/10 đến 31/12/2019, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Hà Tĩnh phối hợp với Hội Người cao tuổi tỉnh triển khai chương trình chăm sóc người cao tuổi miễn phí trên toàn tỉnh.

Đây là hoạt động hướng đến ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10 và Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam.

Theo đó, Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Hà Tĩnh sẽ tài trợ toàn bộ chi phí khám, cấp thuốc miễn phí và mổ mắt cho người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên). Ngoài ra, còn hỗ trợ thực hiện 3 xét nghiệm cận lâm sàng miễn phí (siêu âm, chụp X quang, điện tim).

Các hoạt động khám, cấp thuốc, mổ mắt miễn phí sẽ được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Hà Tĩnh tại địa chỉ: số 100 đường Lê Hồng Phong - Thành phố Hà Tĩnh.

Được biết, hoạt động khám, cấp thuốc miễn phí cho người cao tuổi đã được Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn - Hà Tĩnh thực hiện trong nhiều năm qua nhân Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam. (261)

9. Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, người dân cần tự bảo vệ chính mình

Những ngày qua tại nhiều khu vực ở phía Nam TP Hồ Chí Minh xuất hiện lớp sương mù dày đặc do ô nhiễm không khí và khói bụi gây ra. Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần chủ động bảo vệ sức khỏe cho chính mình, tránh bị nhiễm bệnh.

Đây là những hình ảnh ghi lại vào buổi sáng tại nhiều khu vực ở TP HCM: không khí biểu hiện có màu trắng đục tựa như sương mù che phù khắp nơi. Hiện tượng này được các chuyên gia gọi là "mù", thường xuất hiện do khói bụi ô nhiễm ẩn trong không khí. Càng những khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao thì hiện tượng "mù" càng rõ rệt và dày đặc bao phủ.

Trước tình trạng ô nhiễm không khí diễn biến ngày càng nghiêm trọng ở TPHCM, các chuyên gia sức khỏe đã lên tiếng cảnh báo người dân về nguy cơ nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là những người có các bệnh mãn tính như viêm xoang hoặc hen - suyễn.

Không khí ô nhiễm có thể làm trầm trọng thêm bệnh rối loạn dị ứng và các bệnh về đường hô hấp khác. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm không khí, thường khó thở khi hoạt động người trời. Các tác động nặng - nhẹ tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

Biện pháp phòng tránh nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí mà các chuyên gia khuyến cáo trước hết là người dân cần tránh những hoạt động ngoài trời, hoặc phải trang bị bảo hộ để hạn chế tiếp xúc lâu dài với không khí bị ô nhiễm.

Hiện cơ quan chức năng ở TPHCM vẫn chưa có trả lời chính thức về tình trạng ô nhiễm không khí, cũng như nguyên nhân gây nên hiện tượng "mù" ở nhiều nơi trên địa bàn TP. Cho nên người dân cần phải chủ động bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình. Nên tránh những hoạt động ngoài trời hoặc chỉ tiến hành vào buổi sáng khi mức độ ô nhiễm thấp hơn. Khi ra ngoài trời vào những ngày ô nhiễm, có thể sử dụng các khẩu trang; đồng thời thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ốc, làm thông thoáng môi trường sống./. (425)

10. Người phụ nữ 20 năm dùng tay đỡ khối u tuyến giáp nặng 3,2kg

Bệnh nhân V. có khối u thùy phải tuyến giáp kích thước rất lớn, tăng sinh mạch máu, đè đẩy khí quản sang bên đối diện, chèn ép động mảnh cảnh. Khối u ở vị trí tập trung nhiều mạch máu quan trọng.

T.G (Vietnam+) 26/09/2019 16:17 GMT+7 

Các bác sỹ Bệnh viện K vừa phẫu thuật thành công loại bỏ u bướu tuyến giáp khổng lồ, nặng hơn 3kg cho một người phụ nữ.

Bà Hà Thị V. 61 tuổi quê tại xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Bệnh nhân đã sống chung với khối u trên cổ to như quả bưởi.

Bà V. cho biết, phát hiện bệnh từ hơn 20 năm trước nhưng do bệnh không ảnh hưởng sức khoẻ, hoàn cảnh lại khó khăn, quê ở xa nên không đi khám.

“20 năm qua tôi thường xuyên phải dùng khăn quàng để che và đỡ khối u, vì khối u ngày một to lên nên tôi không lao động được nhiều, tay cũng phải đỡ khối u nếu không sẽ rất khó chịu,” bà V chia sẻ.

Gần đây, khối u to nhanh, chèn ép mạnh khiến bà khó thở, khó nuốt, không thể chịu đựng được thêm bệnh nhân mới đi khám.

Sau khi được thăm khám và chụp cắt lớp vi tính, bác sỹ cho biết bệnh nhân V. có khối u thùy phải tuyến giáp kích thước 28 x 20 cm làm tăng sinh mạch, chèn ép gây hẹp lòng khí quản. Khối u có kích thước quá lớn, nếu không phẫu thuật thì cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nặng nề.

Phó giáo sư Lê Văn Quảng cho biết, bệnh nhân V. có khối u thùy phải tuyến giáp kích thước rất lớn, tăng sinh mạch máu, đè đẩy khí quản sang bên đối diện, chèn ép động mảnh cảnh, đẩy tĩnh mạch cảnh trong ra ngoài, khối u ở vị trí tập trung nhiều mạch máu quan trọng, u lớn làm tăng sinh mạch máu nên nguy cơ mất máu rất lớn trong quá trình phẫu thuật. Nếu không xử trí tốt có thể gây tổn thương mạch máu lớn, dây thần kinh thanh quản gây khàn tiếng hoặc mở khí quản.

Ngày 12/9, êkip phẫu thuật và các bác sỹ ngoại đầu cổ đã tiến hành phẫu thuật cho bà V. Ca mổ diễn ra thành công, khối u đường kính 28cm, nặng 3,2kg được cắt bỏ hoàn toàn và vẫn bảo tồn được các dây thần kinh, tuyến cận giáp không tổn thương khí quản, mạch máu lớn.

Một tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân ăn uống, giao tiếp tốt, không còn khó thở, không khàn tiếng và vừa được ra viện./. (473)

11. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong điều trị vô sinh, hiếm muộn

Trí tuệ nhân tạo sẽ đánh giá chính xác những phôi có khả năng làm tổ cao nhất trước khi được chuyển vào cơ thể người mẹ. Công nghệ mới bước đầu cho thấy, tỷ lệ thành công trong việc hỗ trợ sinh sản mang lại hiệu quả khả thi hơn so với những phương pháp trước đó.

Đó là nội dung được các chuyên gia đề cập tới trong buổi công bố ứng dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản tủ nuôi cấp phôi công nghệ Time-lapse được tổ chức ngày 26/9 tại một bệnh viện ở Bình Dương. Đây là công nghệ của Đức, vừa được triển khai ở Việt Nam khoảng 6 tháng qua.

Giải pháp thụ tinh trong ống nghiệm là một phát minh vĩ đại mang lại thiên chức làm cha mẹ cho rất nhiều cặp vợ chồng không may bị vô sinh, hiếm muộn trên toàn cầu. Việc nuôi cấy phôi là giai đoạn quan trọng có tính quyết định tới thành công của một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm. Trứng sau khi thụ tinh và phát triển thành phôi được nuôi trong tủ nuôi cấy cho tới giai đoạn đông phôi hoặc chuyển phôi (2 đến 6 ngày).

Đến nay, sự phát triển của công nghệ tủ nuôi cấy phôi đã qua 3 giai đoạn cơ bản từ tủ nuôi cấy lớn một cửa đến tủ nuôi cấy nhiều ngăn và gần đây nhất là tủ nuôi cấy nhiều ngăn tích hợp hệ thống kính hiển vi soi và camera (công nghệ Time-lapse). Với công nghệ này, mỗi phôi sẽ được nuôi cấy riêng biệt và được camera ghi nhận hình ảnh phôi ở các giai đoạn phôi phân chia.

Các dữ liệu hình ảnh phôi sẽ được truyền vào máy vi tính giúp chuyên viên phôi học có thể đánh giá chất lượng phôi dựa vào hình thái cũng như động học của phôi mà không cần phải lấy ra ngoài. Do đó, quá trình nuôi cấy phôi sẽ không bị gián đoạn, môi trường nuôi cấy phôi sẽ ổn định hơn nhiều so với việc nuôi cấy phôi thông thường.

Nhưng quan trọng hơn phần mềm trí tuệ nhân tạo được tích hợp trong công nghệ này sẽ giúp đánh giá phôi nhanh hơn, chính xác và khách quan hơn với xác suất gần như tuyệt đối. Thông tin của mỗi phôi sẽ chi tiết hơn giúp các chuyên viên phôi học chọn đúng phôi có khả năng làm tổ cao nhất để chuyển vào cơ thể người mẹ tiếp tục cho quá trình nuôi dưỡng.

Theo Ths Susanna Brandi, chuyên gia Khoa học Y sinh đến từ Đức thì hệ thống công nghệ trên là ứng dụng tiến bộ trong điều trị vô sinh hiếm muộn đang được sử dụng tại Châu Âu, Mỹ và nhiều nước phát triển. Tại Việt Nam, công nghệ này đã được áp dụng cho 40 ca thụ tinh trong ống nghiệm với tỷ lệ có thai khi chọn phôi chuyển kết hợp hình thái học và động học phôi lên tới hơn 56% (9/16 ca chuyển phôi) tỷ lệ này cao hơn so với các giải pháp trước đây (khoảng 45%).

Theo các chuyên gia, nếu xét trên từng ca bệnh thì chi phí bệnh nhân phải trả cho kỹ thuật mới cao hơn khoảng 30% đến 40% so với các phương pháp trước đây. Tuy nhiên, xét trên tổng thể thì tỷ lệ có thai cao hơn của công nghệ mới sẽ giúp người bệnh giảm được những lần thất bại trong nuôi cấy phôi từ đó giảm chi phí nếu phải thực hiện lại, đồng thời giảm áp lực tâm lý cho các cặp vợ chồng.

Với công nghệ mới, toàn bộ hình ảnh của quá trình phát triển phôi thai sẽ được lưu lại. Các cặp vợ chồng sẽ được nhận toàn bộ những thước phim trong những ngày đầu đời của con mình để xem và lưu giữ. Các bác sĩ đánh giá những thông tin chính xác nhất về sự phát triển của phôi thông hình ảnh sinh động và giàu cảm xúc cũng sẽ là liệu pháp tâm lý giúp các cặp vợ chồng thêm vững tâm và tự tin hơn trong hành trình đi tìm thiên chức làm cha, làm mẹ.

Được biết, tại Việt Nam hiện đã có 4 cơ sở y tế triển khai Time-lapse trong hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn. (764)

12. Cụ bà 80 tuổi may mắn thoát chết dù đã hoại tử đến 3m ruột

Các bác sĩ BVĐK tỉnh Quảng Ninh vừa phẫu thuật cứu sống một cụ bà 80 tuổi bị tắc mạch hoại tử ruột.

Cụ bà N.T.R (80 tuổi, TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh) bị đau bụng quanh rốn 2 ngày, bụng chướng, chẩn đoán tuyến dưới là tắc ruột nên được chuyển lên bệnh viện tỉnh.

Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đái tháo đường nhưng điều trị không thường xuyên.

Tại đây, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị tắc mạnh mạc treo do cục máu đông di chuyển từ tim gây hoại tử ruột.

Bệnh nhân ngay lập tức được thực hiện chụp cắt lớp vi tính 512 dãy mạch máu trên ổ bụng, kết quả phát hiện tắc gốc mạch treo tràng trên do huyết khối.

Do đây là trường hợp rất nặng lại cao tuổi, sức yếu nên các bác sĩ quyết định phẫu thuật ngay bởi nếu để lâu sẽ dẫn đến tử vong vì đã hoại tử ruột.

Bác sĩ Phạm Việt Hùng – Trưởng khoa Ngoại, BVĐK tỉnh Quảng Ninh cho biết, quá trình phẫu thuật các bác sĩ đã mở bụng kiểm tra và thấy toàn bộ ruột non và đại tràng phải đã tím lạnh do thiếu máu.

Các phẫu thuật viên đã cắt bỏ khoảng 3m ruột non và ruột già bị hoại tử, mở động mạch mạch treo tràng trên lấy huyết khối.

Rất may đoạn đầu ruột non đã hồng ấm trở lại và được nối với phần đại tràng còn lại. Sau 2 giờ phẫu thuật căng thẳng, ca mổ diễn ra thành công.  

Được biết, sức khỏe bệnh nhân sau ca mổ đã tiến triển tốt, các chỉ số ổn định, đã đi vệ sinh, ngồi dậy đi lại và tập ăn theo chế độ của bác sĩ dinh dưỡng. (326)

13. Loại bỏ u rễ thần kinh vùng chẩm cổ phức tạp

NDĐT - Khối u vùng chẩm cổ luôn thách thức các bác sĩ trong quá trình phẫu thuật để bảo toàn hô hấp và tuần hoàn cho người bệnh. Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã phẫu thuật thành công một ca u vùng chẩm cổ khá phức tạp.

Bệnh nhân Nguyễn Thị N (50 tuổi, Nam Định) trong một thời gian có hiện tượng đau đầu liên tục, không ngủ được, các vận động như giơ tay lên cặp tóc, vệ sinh cá nhân… rất khó khăn. Bệnh nhân có các cơn đau nhói kèm xen kẽ rát bỏng vùng đầu, đau như điện giật thường xuyên xảy ra.

Ngày 10-9, bác N được gia đình đưa đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để khám. Tại đây, sau khi được làm các xét nghiệm, chụp X-quang, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị u rễ thần kinh vùng chẩm cổ, khối u chèn ép tủy sống và hành tủy.TS Phan Trọng Hậu, Chủ nhiệm khoa Chấn thương chỉnh hình cột sống, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, việc phẫu thuật cho bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn, vì khối u nằm ở vị trí vùng chẩm cổ là nơi có liên quan đến hô hấp, tuần hoàn… Trong quá trình phẫu thuật, sau khi phẫu tích dưới kính hiển vi các bác sĩ phát hiện ra đó là khối u xuất phát từ rễ thần kinh cổ hai đã phát triển ống sống lan tỏa lên sọ não. Các bác sĩ phải rất khéo léo trong quá trình phẫu thuật, không rất dễ sẽ dẫn đến nguy cơ suy hô hấp.

“Đây là ca bệnh đặc biệt vì bệnh nhân đến bệnh viện muộn, khối u đã phát triển khá lớn. Hơn nữa, khối u nằm ở vị trí đặc biệt nên việc phẫu thuật rất khó khăn", BS Hậu nói.Sau hơn hai giờ đồng hồ các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã lấy ra khối u vùng chẩm cổ kích thước 3x2 cm khỏi bệnh nhân. Sau mổ bệnh nhân đã ổn định, vận động tốt, đi lại được.

Ngày 26-9, bệnh nhân được xuất viện sau hai tuần điều trị tại bệnh viện.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi có triệu chứng bại yếu tứ chi, đau cột sống, giảm cảm giác thân mình và rối loạn tiểu tiện thì người bệnh nên đến các bệnh viện có khoa khám chuyên khoa thần kinh, cột sống để được khám, tư vấn và phẫu thuật sớm. Phẫu thuật lấy bỏ khối u nhỏ thường an toàn hơn cho người bệnh và thuận lợi hơn cho các bác sĩ. (468)

14. Bác sĩ cứu sống bệnh nhân trong gang tấc dù không chạm mặt

Đo điện tim ở trạm y tế xã, bệnh nhân được các chuyên gia tim mạch ở bệnh viện trung ương đọc và trả kết quả chỉ trong vòng 6 phút.

Bệnh viện Đa khoa Mường Khương (Lào Cai) - bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - vừa triển khai ứng dụng công nghệ trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh lý tim mạch nhờ giải pháp điện tâm đồ từ xa Tele-ECG.

Với công nghệ này, người bệnh dù đến đo điện tim ở Bệnh viện Đa khoa Mường Khương, vẫn có thể được các chuyên gia tim mạch của Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đọc, trả kết quả, hội chẩn. Qua đó, phát hiện ngay các trường hợp có nguy cơ nhồi máu cơ tim sớm.

Hệ thống này gồm máy điện tim, bộ kết nối và gửi dữ liệu của người bệnh qua mạng 3G/4G và hệ thống phần mềm.

 
 

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trong các bệnh lý về tim mạch thì nhồi máu cơ tim là nguy hiểm nhất, nguyên nhân tử vong hàng đầu. Bệnh có tỷ lệ mắc cao và ngày càng tăng. Với bệnh nhồi máu cơ tim cấp, thời gian chính là sự sống. Do đó, việc phát hiện sớm, can thiệp sớm có ý nghĩa sống còn với người bệnh.

Thống kê tại Viện Tim mạch quốc gia (Hà Nội) cho thấy chỉ có gần 2% bệnh nhân nhồi máu cơ tim đến sớm trong khoảng “thời gian vàng” là 2 tiếng đầu. Số người đến viện trước 12 giờ là khoảng 40%. Bệnh nhân đến quá muộn thường không thể bảo toàn tính mạng hoặc để lại di chứng nặng nề.

Vì thế, PGS Hiếu cho rằng công nghệ chẩn đoán bệnh từ xa này sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp có bệnh lý tim mạch nguy hiểm, cần can thiệp sớm như nhồi máu cơ tim. Trong những trường hợp ở vùng sâu, vùng xa không có chuyên gia, bác sĩ, chỉ cần kỹ thuật viên với sự giúp đỡ của các chuyên gia tuyến trên cũng có thể phát hiện ra các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

“Điện tim từ xa cũng có thể giúp loại trừ những trường hợp không cần thiết lên tuyến trên đi xa, vất vả, tốn tiền. Đồng thời cũng giúp thống nhất phương pháp điều trị giữa các tuyến, giảm thiểu các trường hợp chẩn đoán không đúng, nâng cao trình độ của cán bộ y tế”, PGS Hiếu chia sẻ.

Trước đó, hệ thống này đã được thí điểm tại 6 xã của huyện Nam Đàn, Nghệ An, giúp phát hiện một số trường hợp bất thường, thiếu máu cục bộ, rung nhĩ cần can thiệp ngay. (497)

15. Cà Mau: 232 học sinh bị bệnh với cùng triệu chứng

Liên quan vụ việc nhiều học sinh ở tỉnh Cà Mau bị bệnh với các triệu chứng sốt, ho, chóng mặt, nhức đầu,... thông tin mới nhất từ phòng GD&ĐT huyện U Minh, đã có tới 232 học sinh bị các triệu chứng trên.

Ngày 26/9, ông Trần Hoàng Lạc, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện U Minh, tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo về diễn biến bệnh tại các trường trên địa bàn huyện.

Theo báo cáo của phòng GD&ĐT huyện U minh, vào sáng 25/9/2019, các trường trên địa bàn huyện báo cáo có tổng số 232 học sinh xảy ra tình trạng bệnh với các triệu chứng: Sốt, ho, sổ mũi, người mệt mỏi, tay chân miệng,…

Các trường có em học sinh bị bệnh như: Trường tiểu học Nguyễn Văn Huyên (78 học sinh); trường tiểu học Nguyễn Việt Khái (60 học sinh); trường tiểu học Nguyễn Văn Hài (29 học sinh); trường tiểu học Thái Văn Lung (24 học sinh); trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (25 học sinh);…

Ngành chức năng tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng, phòng ngừa mầm bệnh lây lan.

Có mặt tại trường tại trường tiểu học Thái Văn Lung (thị trấn U Minh, huyện U Minh), cô Trần Lệ Chi, Hiệu trưởng trường tiểu học Thái Văn Lung cho biết: “Chúng tôi tuyên truyền cho các em giữ vệ sinh, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Tiến hành lau chùi, khử trùng trong trường. Thầy cô dạy cũng phải mang khẩu trang để hạn chế lây lan. Trường cũng bố trí thuốc men để chủ động sơ cứu ban đầu cho các em học sinh”.

Anh Lê Hoàng Thể, phụ huynh của em Lê Quốc Khánh (trường tiểu học Nguyễn Văn Huyên) chia sẻ thêm: "Trước tình hình dịch bệnh trong những ngày qua, tôi thấy rất lo lắng vì có con nhỏ đang học ở đó.

Ngành chức năng cũng đã tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng, tuy nhiên chưa biết bệnh này sao nữa, chưa xác định được là bệnh gì. Cái nữa, nghe nói là đeo khẩu trang phòng bệnh được nhưng vẫn thấy rất lo".

Theo UBND huyện U Minh, khoảng một tuần qua, chính quyền địa phương đã cử các đoàn công tác xuống kiểm tra thực tế và làm việc với các trường có học sinh nghi mắc bệnh, nhằm có giải pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, phòng GD&ĐT huyện U Minh đã chỉ đạo nhà trường cho toàn bộ số học sinh bị bệnh được nghỉ học và báo cáo đến phòng y tế, cử cán bộ kiểm tra bệnh cho các em.

Ngoài ra, trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Cà Mau cũng đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm, để xác định vi rút gây bệnh.

Trong thời gian chờ cơ quan chuyên môn có kết luận chính thức về nguyên nhân gây bệnh, chính quyền huyện U Minh cũng đã chỉ đạo ngành Y tế phối hợp với các trường trên địa bàn phun thuốc tiêu độc khử trùng, phòng ngừa mầm bệnh lây lan trên hơn 40 điểm trường của toàn huyện. (559)

16. Khám sàng lọc để phát hiện sớm ung thư vú, nâng cao cơ hội sống

Ung thư vú chiếm tỷ lệ 9,2% trong số ca mắc mới mỗi năm ở nước ta. Đây là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Nhưng vẫn còn nhiều chị em chưa chủ động việc tự đi khám sàng lọc bệnh ung thư vú

Theo thống kê Ghi nhận ung thư năm 2018, mỗi năm nước ta có 164.671 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 15.229 ca (chiếm tỷ lệ 9,2%). Tuy nhiên, đây là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp, phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp.

Mặc dù trong những năm gần đây, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống bệnh ung thư vú đã được triển khai tại các tỉnh/thành phố vẫn còn rất nhiều chị em phụ nữ Việt Nam vẫn chưa chủ động trong việc tự đi khám, sàng lọc bệnh ung thư vú.

GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết: "Tầm soát và phát hiện ung thư vú có ý nghĩa rất lớn trong điều trị. Nếu được phát hiện giai đoạn đầu có thể chữa khỏi bệnh, giai đoạn 1, 2 có thể chữa ổn định tới hơn 90%, ở giai đoạn 3, tỉ lệ này sẽ là 60% và đến giai đoạn 4 thì thường việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn. Chính vì vậy, việc sàng lọc phát hiện sớm đóng một vai trò quan trọng”.

Điển hình trong 3 năm (2016-2018) có 30.000 phụ nữ tại các tỉnh thành được tầm soát ung thư vú miễn phí của Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng, trong đó phát hiện sớm 130 trường hợp nghi ngờ ung thư và ung thư vú.

Điều trị ung thứ vú hiện đã có những bước tiến lớn về phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và kết hợp với các phương pháp khác như liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhằm trúng đích) và đã cải thiện đáng kể chất lượng điều trị ung thư vú.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, yếu tố then chốt vẫn là việc điều trị khi ung thư đang ở giai đoạn sớm. Chính vì vậy tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú ngay khi phụ nữ sang độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao (từ độ tuổi 40 trở lên) là rất quan trọng.

Ung thư vú ngày càng trẻ hóa, do vậy, theo khuyến cáo của bác sĩ, chị em phụ nữ dưới 40 tuổi nên tầm soát bằng cách tự kiểm tra vú tại nhà; khám định kỳ, siêu âm và chụp X quang tuyến vú nhằm phát hiện bất thường để xử lý kịp thời.

Dấu hiệu phổ biến của ung thư vú là xuất hiện khối u, u có thể gây đau hoặc không. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể không có triệu chứng, tuy nhiên khi khối u đã phát triển thì có một số dấu hiệu sau: Sưng toàn bộ hoặc một phần vú (ngay cả khi không phát hiện thấy khôi u); xuất hiện khối u cứng ở vú; thay đổi da ở vùng vú, đau rát hoặc có chỗ lõm; đau tức ở bầu vú hoặc núm vú; tiết dịch ở núm vú không phải sữa; núm vú thụt vào trong, vùng da xung quanh bị ửng đỏ, đóng vảy hoặc dày lên.

Khi có các triệu chứng trên, cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để thăm khám. (1222)

17. Sai sót y khoa đoạt mạng hàng triệu bệnh nhân

Những sai sót, biến chứng trong quá trình phẫu thuật đang là nguyên nhân trực tiếp gây ra hàng loạt ca tử vong cho người bệnh. Phẫu thuật sai bệnh nhân, sai vị trí, những thất bại trong các giải pháp an toàn phẫu thuật đang là những sự cố nghiêm trọng nhưng có thể phòng tránh.

Đó là nội dung được Phó giáo sư Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn, TPHCM nêu ra tại Hội thảo chuyên môn diễn ra ở Bệnh viện Bình Dân (ngày 25/9). Theo bà Anh Thư, việc phẫu thuật là phương pháp quan trọng trong y học hiện đại giúp người bệnh có thể thoát khỏi bệnh tật, bình phục sức khỏe. Tuy nhiên, quá trình phẫu thuật cũng luôn tồn tại những rủi ro tai biến, để lại hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân hoặc dẫn tới tử vong.

Ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 281 triệu ca phẫu thuật tương đương với cứ 25 người thì có 1 người phải can thiệp bằng dao kéo. Những sự cố như phẫu thuật sai bệnh nhân, phẫu thuật sai vị trí, phẫu thuật, nhiễm khuẩn vết mổ, biến chứng gây mê… có thể chiếm tới 25% tức là khoảng 7 triệu người gặp sai sót y khoa hàng năm. Các sự cố y khoa đang cướp đi sinh mạng của khoảng 1 triệu người bệnh mỗi năm, trong đó nhiễm khuẩn vết mổ đang ngày càng nguy hiểm khiến bệnh nhân phải kéo dài thời gian nằm viện, phát sinh thêm nhiều chi phí điều trị, nguy cơ tử vong cao.

PGS Anh Thư cho biết, 50% những sự cố y khoa trong phẫu thuật có thể chủ động phòng tránh nếu các bệnh viện tuân thủ 6 mục tiêu an toàn người bệnh (theo JCI); 10 mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về an toàn trong phẫu thuật; áp dụng các nguyên tắc quản lý chất lượng vào an toàn phẫu thuật (Học thuyết Deming). Trong đó, an toàn trong phẫu thuật cho người bệnh phải được xem là vấn đề sức khỏe cộng đồng.

Liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn và kháng kháng sinh trong điều trị dự phòng cho người bệnh, PGS.TS.BS Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Phó giám đốc Bệnh viện Bình Dân cho biết: “Trên thực tế, bệnh viện đã triển khai nhiều phương án nhằm tăng hiệu quả trong phẫu thuật, điều trị, giảm rủi ro cho người bệnh. Tuy nhiên, một số thiếu sót trong sử dụng kháng sinh dự phòng vẫn đang tồn tại và có xu hướng ngày càng gia tăng như chỉ định sai chủng loại kháng sinh dự phòng; sai thời điểm dùng kháng sinh; sai thời lượng dùng kháng sinh.

Từ thực tế trên, PGS Cẩm Hoàng cho rằng: “kháng sinh dự phòng là rất cần thiết trong ngoại khoa nhưng cần được sử dụng đúng cách. Bác sĩ cần phải làm quen với việc được nhắc nhở về sử dụng kháng sinh. Cần phải tuân thủ quy trình giúp quản lý sử dụng kháng sinh dự phòng và kháng sinh nói chung trên cơ sở tăng cường trao đổi thảo luận, báo cáo những trường hợp khó giữa bác sĩ phẫu thuật viên với ban phác đồ”.

Để tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn đảm bảo an toàn người bệnh trong bối cảnh nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn vết mổ, vi khuẩn đề kháng kháng sinh đang là vấn đề thách thức của y tế toàn cầu, bệnh viện Bình Dân đang thực hiện nhiều chiến lược trong đó chú trọng đến việc tiệt khuẩn.

TS.BS Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện Bình Dân cho biết: “Bệnh viện đã đầu tư chiến lược nhằm nâng cao kiểm soát nhiễm khuẩn, từ đào tạo nguồn nhân lực cho đến xây dựng và chuẩn hóa các quy trình và trang bị những thiết bị hiện đại. Trong đó, Bệnh viện đã ứng dụng phương pháp tiệt khuẩn nhiệt độ cao bằng hơi nước, cho phép tiêu diệt hơn 1 triệu vi khuẩn với khung thời gian ngắn. Bên cạnh hiệu quả trong tiệt khuẩn, kỹ thuật này còn bảo đảm độ bền của dụng cụ phẫu thuật, đặc biệt là các dụng cụ nội soi tinh vi có đường kính nhỏ. Ngoài ra, cách thức này còn giúp tiết kiệm thời gian và thân thiện với môi trường do sử dụng hơi nước thay cho hóa chất ngâm rửa”. (772)

18. Hương Khê: Thầy giáo và nữ hộ lý hiến máu cứu bệnh nhân qua cơn nguy kịchEmailPrintGoogle+  Twitter  Facebook 

Chiều 26/9, thông tin từ Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 2 đơn vị máu từ thầy giáo Phan Thanh Bình và nữ hộ lý Nguyễn Thị Thúy để cấp cứu cho một bệnh nhân qua cơn nguy kịch.

Trước đó, bệnh nhân Phan Thị Lê (41 tuổi, trú tại thị trấn Hương Khê) là giáo viên Trường THCS Phúc Đồng được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Hương Khê trong tình trạng sức khỏe yếu, da xanh, niêm mạc trên cơ thể nhợt…

Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê tiến hành thăm khám và chẩn đoán, bệnh nhân Phan Thị Lê bị trụy tim mạch, máu ngập ổ bụng do vỡ nang phần phụ trái nên tiến hành hồi sức và phải mổ cấp cứu. Bệnh nhân cần được truyền máu gấp.

Để có máu thuộc nhóm A phù hợp với bệnh nhân Phan Thị Lê, Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê đã thông báo cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong bệnh viện và người nhà tình nguyện hiến máu để truyền cấp cứu cho bệnh nhân.

Biết được thông tin, chị Nguyễn Thị Thúy (SN 1988) là hộ lý Khoa ngoại Bệnh viện đa khoa Hương Khê và thầy giáo Phan Thanh Bình (SN 1975) là giáo viên Trường THCS Chu Văn An (khối 8, thị trấn Hương Khê) đã hiến 2 đơn vị máu.

Được truyền máu và mổ cấp cứu kịp thời, hiện sức khỏe của bệnh nhân Phan Thị Lê đã tiến triển tốt và đang tiếp tục điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hương Khê. (299)

19. 54 người chết vì bị chó dại cắn chỉ trong 9 tháng năm nay

9 tháng năm 2019, cả nước ghi nhận có 54 người chết vì bệnh dại, trong đó có những ca được ghi nhận ở địa phương trước đây chưa có người mắc.

Chiều nay 26.9, thông tin từ Chương trình quốc gia khống chế và loại trừ bệnh dại, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, cho biết thống kê trên cả nước, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 54 người chết vì bệnh dại ở 24 tỉnh, thành.

Đáng lưu ý, bệnh dại có xu hướng lan rộng ở các tỉnh, thành phố, khi nhiều địa phương trước đó chưa từng có ca mắc bệnh dại nay đã ghi nhận có ca chết vì bệnh dại. Trong năm 2018, bệnh dại được ghi nhận ở 20 tỉnh, thành phố với 64 người chết.

TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết biện pháp hiệu quả nhất về chi phí và ngăn ngừa các trường hợp bị chó cắn chết vì bệnh dại là phải quản lý tốt đàn chó và tiêm vắc xin để loại trừ bệnh dại trên đàn chó, ngăn ngừa lây lan sang người.

Theo thông tin từ các tổ chức quốc tế, bệnh dại hiện là một trong những bệnh truyền nhiễm lâu đời và đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại. Khi đã lên cơn dại thì bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong.

Hiện tại, bệnh dại đang lưu hành ở 150 quốc gia trên thế giới. Dù đã được dự phòng bằng vắc xin nhưng ước tính mỗi năm, trên thế giới có khoảng 59.000 người tử vong vì bệnh dại. Trong đó, khoảng 40% người tử vong là trẻ em dưới 15 tuổi ở các nước châu Á và châu Phi.

Còn tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, ở Việt Nam, số người bị chó cắn mỗi năm tăng trên 100.000 người và tính trung bình mỗi năm có trên nửa triệu người bị chó cắn. Nếu tính chi phí vắc xin bỏ ra tiêm và các chi phí đi lại, ăn uống, thời gian nghỉ làm việc, học hành, thì mỗi năm xã hội tiêu tốn cả nghìn tỉ đồng do bị chó cắn và chi phí điều trị bệnh dại.

2019 là năm thứ 23 thế giới kỷ niệm ngày Phòng chống bệnh dại. Trong ngày 27.9, Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế, Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ tổ chức lễ mít tinh hướng ứng ngày Phòng chống bệnh dại tại Bà Rịa - Vũng Tàu, với chủ đề "Tiêm vắc xin để loại trừ bệnh dại".(479)

20. Mổ miễn phí bệnh nhân hội chứng truyền máu song thai, hội chứng dải sợi buồng ối

Với các bác sĩ, hội chứng truyền máu song thai hay hội chứng dải sợi buồng ối luôn là “nỗi đe dọa”, thai phụ mắc hội chứng này ở trước tuần thai trước 20 tuần, tỷ lệ tử vong thai nhi gần như 100%...

Hội chứng truyền máu song thai

Hội chứng này xảy ra trong trường hợp có hiện tượng kết nối mạch máu bất thường được hình thành trong nhau thai và tình trạng máu phân phối không được đồng đều ở giữa các thai nhi xảy ra. Điều này dẫn đến một em bé mà đứa trẻ sinh đôi này được gọi là thai nhi cho, sẽ truyền máu qua các động mạch đến bánh rau, và không nhận được đủ lượng máu có chứa chất dinh dưỡng và ô xy trở lại từ bánh rau thông qua tĩnh mạch. Trong khi đó đứa trẻ còn lại là thai nhi nhận, sẽ được nhận nhiều máu thông qua tĩnh mạch hơn, so với lượng máu mà em bé còn lại truyền đi thông qua các động mạch. Do đó, thai nhi cho sẽ thường có kích thước nhỏ hơn và bị thiếu ô xy cũng như chất dinh dưỡng. Trong khi đó thai nhi nhận sẽ nhận được nhiều máu nên hệ tuần hoàn luôn luôn phải làm việc dẫn đến quá tải, làm suy giảm chức năng tim mạch. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm cho cả hai thai nhi.

 
 

Hội chứng truyền máu song thai (TTTS) do sự nối các động mạch và tĩnh mạch dẫn đến sự mất cân bằng huyết động giữa thai cho và thai nhận. Hơn nữa TTTS còn được biết đến bởi sự chênh lệch thể tích giữa hai buồng ối, đa ối và thiểu ối (TOPS).

Khi mắc hội chứng truyền máu song thai nếu không được điều trị thì 90-100% thai sẽ chết. Còn nếu một trong hai thai chết thì 25% thai còn lại bị di chứng thần kinh nặng nề. Tỷ lệ mắc hội chứng truyền máu song thai là 0,1 - 1,9/1.000 trẻ sinh ra.

Hội chứng dải sợi buồng ối

Trong y khoa, dải xơ ối còn được gọi là vách ngăn buồng ối với sự xuất hiện của một hoặc nhiều sợi dây bắt ngang buồng ối. Vẫn chưa có trường hợp nào được chứng minh nguy cơ cao đối với hiện tượng này và nguyên nhân xảy ra dựa trên sự ngẫu nhiên. Những bất thường trong buồng ối không phải do di truyền, cũng không phải do vấn đề sức khỏe ở thai phụ gây ra.

 
 

Các sợi ối xuất hiện khi lớp màng bên trong của túi ối (màng ối) bị vỡ mà không gây tổn thương màng ngoài (màng đệm). Sau sự hư tổn này, phần màng ối trôi nổi trong nước ối vô tình trở thành những cọng chỉ sắt bén quấn vào tay, chân, đầu hay bất kỳ bộ phận nào của thai nhi và gây ra các dị tật bẩm sinh về thể chất.

Rủi ro khi thai nhi bị quấn phải dải sợi ối được phát hiện thông qua các lần siêu âm. Nếu không được chẩn đoán sớm mà đợi đến khi chào đời mới nhận ra thì khả năng con bị tổn thương vĩnh viễn khó tránh khỏi.

Theo tiến độ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được giao, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã hoàn thiện phòng mổ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế để mổ nội soi can thiệp cho bào thai bị hội chứng truyền máu song thai, hội chứng dải sợi buồng ối.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện khám, điều trị và mổ miễn phí cho sản phụ mắc hội chứng truyền máu song thai và dải sợi buồng ối, với sự hợp tác cùng chuyên gia phẫu thuật hàng đầu thế giới: Giáo sư Yves Ville - Bệnh viện Necker - Paris - Cộng hòa Pháp. (687)

21. Bác sĩ hành hung nữ điều dưỡng từng vác dao truy đuổi người nhà bệnh nhân

Hơn 8 năm trước, Lê Quang Huy Phương từng vác dao truy đuổi người nhà một bệnh nhân vì dám đến phòng khám của cha anh ta đòi bồi thường.

Chiều 26-9, chị Dương Huỳnh Thu T. (SN 1996; trú tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn còn điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Chị T. là nữ điều dưỡng thuộc cấp và bị Lê Quang Huy Phương (SN 1983; trú tại TP Huế), cựu bác sĩ Khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương Huế có hành vi hiếp dâm và đánh đập dã man vào ngày 17-9 nên phải nhập viện điều trị đến nay. 

Vào chiều 25-9, Phương đã bị Cơ quan CSĐT Công an TP Huế tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng để điều tra làm rõ 2 tội danh "Hiếp dâm" và "Cố ý gây thương tích".

Theo tìm hiểu, Lê Quang Huy Phương là con của một bác sĩ có phòng khám da liễu nổi tiếng ở đường Nguyễn Sinh Cung, phường Vỹ Dạ, TP Huế. Vào năm 2011, vị bác sĩ trẻ này đã gây "tiếng tăm" lớn khi cầm dao truyđuổi người nhà một bệnh nhân vì dám đến phòng khám của cha mình đòi bồi thường vì làm cho bệnh tình nặng hơn.

Cụ thể, vào tháng 5-2011, chị Nguyễn Thị H. (SN 1980; trú tại xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) bị bệnh vảy nến đến mua thuốc tại phòng khám của phòng khám cha con bác sĩ Phương mang về uống. Một tuần sau, người này có triệu chứng nhức đầu, toàn thân phù nề, sốt cao, bong tróc da ở lòng bàn tay và mu bàn chân, phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Ngày 11-5-2011, người nhà người này đến phòng khám của cha bác sĩ Phương đòi bồi thường thì bị Phương cầm dao đuổi chém. Sự việc đã bị Công an phường Vỹ Dạ lập biên bản vi phạm hành vi gây rối trật tự công cộng. (364)

22. Dưới 40 tuổi cũng có thể mắc bệnh Parkinson

Ngỡ ngàng phát hiện bệnh khi chưa được 40 tuổi

Chị N.T.K.O (39 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) cách đây 2 năm bị run tay phải, cử động chậm chạp và mất khả năng ngửi mùi. Chị khám bệnh tại địa phương thì được chẩn đoán bị Parkinson. Ngỡ ngàng! Chị không tin vì thấy mình còn trẻ và gia đình, thậm chí những người già, cũng không có ai bị bệnh này. Chị được chỉ định điều trị bằng thuốc levodopa. Sau 1 năm, chị O. xuất hiện biến chứng vận động do sử dụng thuốc, bị loạn động và dao động vận động.

Sau đó, chị được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) để đánh giá và điều chỉnh lại thuốc điều trị thì tình trạng tiến triển ổn định.

Theo tiến sĩ - bác sĩ Trần Ngọc Tài, Phó trưởng Khoa Thần kinh, Trưởng Đơn vị rối loạn vận động, BV ĐHYD TP.HCM: Bệnh Parkinson là một trong những bệnh thoái hóa hệ thần kinh tiến triển thường gặp ở người lớn tuổi nhưng cũng có đến 10% trường hợp người bệnh khởi phát dưới tuổi 40.

Không ít người dưới 40 tuổi chủ quan, không nghĩ mình có thể mắc bệnh này nên ngỡ ngàng khi được chẩn đoán bệnh.

“Nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, sau 5-7 năm người bệnh sẽ có nguy cơ bị tàn phế”, bác sĩ Tài đánh giá.

Theo nghiên cứu mới nhất năm 2019, đăng trên tạp chí Lancet Neurology, trên thế giới có khoảng 6,1 triệu người mắc bệnh Parkinson. Thống kê tại Việt Nam cho thấy hiện có khoảng 85.000 người mắc bệnh này.

Tại BV ĐHYD TP.HCM, Khoa Thần kinh ghi nhận số lượng bệnh nhân Parkinson đến khám và điều trị có xung hướng tăng nhanh, từ tháng 9.2018 đến nay, có tới gần 2.700 trường hợp người bệnh đang được theo dõi và điều trị trên tổng số 8.000 lượt người bệnh đến khám.

Dấu hiệu bệnh Parkinson

Bác sĩ Tài cho biết: Có thể nhận biết sớm bệnh Parkinson thông qua các triệu chứng chính là: run khi nghỉ, đơ cứng, cử động chậm, rối loạn dáng đi và mất ổn định tư thế.Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng như viết chữ khó khăn, nhỏ dần; giọng nói thay đổi; thường xuyên bị táo bón, chảy nước dãi; tiểu gấp; giảm ham muốn tình dục, mất ngủ…

Diễn tiến bệnh ngày càng nặng dần với các dấu hiệu thường gặp là run lúc nghỉ, chậm cử động và đơ cứng, gây khó khăn cho các hoạt động sống hằng ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các biến chứng do điều trị thuốc levodopa.

“Người bệnh Parkinson ở giai đoạn nặng có thể gặp phải một số biến chứng như: sa sút trí tuệ, sụt cân, suy kiệt, nhiễm trùng phổi, đường tiểu; hay té ngã gây chấn thương, gãy xương, đặc biệt cổ xương đùi ở người lớn tuổi”, bác sĩ Tài cho biết thêm.

Bác sĩ Tài khuyến cáo, ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh Parkinson, người dân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

“Người bệnh Parkinson khi biết mình bị bệnh mạn tính, tiến triển và không chữa khỏi thì hay có cảm giác lo lắng, sợ hãi, bi quan”, bác sĩ Tài nhận định.

Bác sĩ khuyên người bệnh Parkinson nên giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ cũng như duy trì chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp.

“Mặc dù, cho đến nay, y khoa vẫn chưa có phương pháp có thể chữa lành cũng như làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh có chất lượng sống tốt hơn. Khi được theo dõi vào điều trị tốt, nhiều người bệnh Parkinson vẫn có triệu chứng rất nhẹ và có thể tiếp tục làm công việc hiện tại của mình trong nhiều năm”, bác sĩ Tài cho biết. (750)

23. Sự thật vắc xin chữa được ung thư giai đoạn cuối giá 350 triệu

Tháng 3 vừa qua, BV Gia An 115, TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học "Liệu pháp phòng ngừa và điều trị ung thư bằng vắc xin hệ miễn dịch HITV" với sự tham dự của nhiều y, bác sĩ.

Tại hội thảo, TS.BS Kenichiro Hasumi, Chủ tịch phòng khám Shukokai, BV Hijirigaoca, Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Hijiri-no-Sato, thuộc Viện Điện Hóa và ung thư Tokyo Nhật Bản báo cáo rằng, ông đã phát minh và chế tạo thành công hơn 30 loại vắc xin để phòng ngừa và điều trị ung thư bằng liệu pháp sử dụng miễn dịch của chính cơ thể.

Cụ thể, ông điều chế vắc xin bằng cách lấy máu của người bệnh để tạo ra vắc xin sau đó tiêm lại cho người bệnh. Phương pháp này đã được ông nghiên cứu hơn 40 năm qua.

TS Hasumi thông báo, đến nay vắc xin Hasumi đã được tiêm cho hơn 100.000 bệnh nhân ung thư tại 20 quốc gia, có thể giúp điều trị các ung thư phổ biến như ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư dạ dày...

Vắc xin Hasumi gồm 2 loại: Vắc xin phòng ung thư, tránh tái phát và vắc xin điều trị ung thư. Hầu hết các bệnh ung thư đều có thể áp dụng, ngoại trừ ung thư gan, úng thư túi mật, ung thư tuyến tụy.

Trong đó loại vắc xin dự phòng được tiêm cho những người khoẻ mạnh muốn ngừa ung thư và tiêm cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn 1, 2 để tránh tái phát.

Với vắc xin điều trị, bệnh nhân ung thư không cần dùng xạ trị, hoá trị, ngay giai đoạn 4 vẫn có tỉ lệ thành công lên tới 70 - 80%, hiện đã có 22.000 người trên thế giới điều trị thành công.

Dù vậy, TS Hasumi không công bố những số liệu này được đăng tải trên tạp chí khoa học uy tín nào hay chỉ là con số tự thống kê và cũng không công bố các loại giấy tờ đã được cấp phép.

Vắc xin có giá 350 triệu đồng

Tại Việt Nam, BV Gia An 115 và Trung tâm chăm sóc sức khoẻ World Medical tại TP.HCM được giới thiệu là 2 cơ sở độc quyền trong việc hợp tác tác cùng phòng khám Shukokai của TS Kenichiro Hasumi. 

 

Riêng phía World Medical đã tự nâng cấp “phòng khám” Shukokai thành bệnh viện Shukokai, giới thiệu đây một trung tâm y khoa hiện đại của thế giới tại Nhật Bản trong việc nghiên cứu và ứng dụng thành công vắc xin Hasumi để phòng và điều trị ung thư, đối với ung thư giai đoạn 1, 2, 3 là hoàn thiện 100%, với ung thư giai đoạn 4, tỉ lệ thành công cao 70-80%.

Trung tâm này còn giới thiệu vắc xin Hasumi không có tác dụng phụ vì vắc xin sử dụng hệ miễn dịch trong cơ thể để tiêu diệt ung thư.

Đáng lưu ý, trung tâm này quảng cáo vắc xin Hasumi không chỉ dùng riêng cho bệnh nhân ung thư mà người khoẻ mạnh cũng nên sử dụng để nâng cao sức khoẻ, thậm chí có thể sử dụng cho trẻ em từ 7 tuổi.

Để tiêm vắc xin Hasumi, khách hàng sẽ đến 2 cơ sở nói trên để được tư vấn. Nếu bệnh nhân đồng ý sẽ được đưa sang Nhật để tiêm.

Nhân viên tư vấn của World Medical cho biết, mỗi mũi tiêm sẽ có giá 6-7 triệu đồng, với người khoẻ mạnh có thể tiêm 6 mũi, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Với bệnh nhân ung thư, liệu trình điều trị 1 năm là 350 triệu đồng. 

 

Để quảng bá cho loại vắc xin “thần dược” này, World Medical đã thuê nhiều người nổi tiếng quảng bá, trong đó có diễn viên M.T.H., doanh nhân L.A.T., vợ MC nổi tiếng. Doanh nhân T. cho biết đã tìm hiểu kĩ loại vắc xin này trước khi tiêm. Sau tiêm, thấy sức khoẻ cải thiện nhiều, trước hay bị viêm mũi dị ứng nhưng giờ khoẻ, ít bị stress hơn và đang dự định dùng cho cả nhà. Chị T. cũng khuyên nhiều người nên đi tiêm. Bài viết này sau đó đã nhận được hơn 1.500 lượt like và 1.700 lượt share facebook. Dưới mỗi thắc mắc của khách hàng, đều có nhân viên của World Medical trả lời.

Lừa đảo trắng trợn

Khi biết vắc xin Hasumi được quảng cáo rầm rộ và thổi phồng sai sự thật về tác dụng, rất nhiều bác sĩ ung bướu trong tổ chức Ruy Băng Tím – tổ chức phi lợi nhuận phòng chống ung thư tại Việt Nam đã lên tiếng phản bác.

Trao đổi với VietNamNet, TS Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu Ung thư City of Hope (Mỹ) cho biết, ông và các cộng sự trong tổ chức Ruy Băng Tím đã kiểm tra tất cả thông tin từ website và Facebook của trung tâm World Medical, đi đến khẳng định, tất cả những thông tin quảng cáo sử dụng vắc xin Hasumi để phòng và điều trị ung thư là lừa đảo.

Thứ nhất, về quảng cáo vắc xin Hasumi ngừa được nhiều bệnh ung thư, TS Vũ khẳng định đây là điều chưa từng có. Bản chất ung thư là do đột biến gen, nếu người bệnh chưa bị ung thư, chưa có tế bào ung thư, không biết tế bào ung thư hình dạng ra sao thì không thể “dạy” tế bào miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư được. Nên việc quảng cáo vắc xin Hasumi có thể ngừa ung thư ở người khoẻ mạnh điều vô lý và không thể thực hiện. 

Nhiều người so sánh, hiện thị trường đã có vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung thì vắc xin Hasumi cũng tương tự, tuy nhiên TS Vũ cho biết, bản chất vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung là vắc xin ngừa virus HPV, nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Và vắc xin này chỉ ngừa được một số chủng HPV chứ không phải tất cả.

Thứ hai, vắc xin Hasumi để điều trị ung thư, TS Vũ cho biết đến nay chưa có bất kỳ báo cáo khoa học nào nói vắc xin Hasumi đã được sử dụng thành công trên người với các con số như TS Hasumi cung cấp. Các số liệu, dẫn chứng này chỉ có giá trị khi đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín.

Vắc xin Hasumi cũng chưa được bất kỳ tổ chức y tế chính phủ nào (bao gồm cả Bộ Y tế Việt Nam) cấp phép như một thuốc sử dụng ung thư chính thống vì chưa có một công bố khoa học nào chứng tỏ giá trị của nó.

Theo TS Vũ, để phát minh ra một loại vắc xin, có thể mất 10-30 năm thậm chí lâu hơn nữa vì cần trải qua nhiều giai đoạn tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng. Có những loại thuốc đến giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng rồi vẫn bị loại vì không thấy sự khác nhau với nhóm đối chứng.

“Chưa kể khi được xem là thuốc chính thống thì mọi quy trình chất lượng sản xuất thuốc phải được đảm bảo tiêu chuẩn, tuy nhiên với những gì như quảng cáo thì ai đảm bảo. Việc sử dụng trên người một cách đại trà như vậy là nguy hiểm và phạm luật”, TS Vũ nhấn mạnh.

Sau khi nhiều chuyên gia phản biện, hiện nữ doanh nhân đỡ gỡ nội dung quảng cáo trên trang facebook cá nhân. Trang web của trung tâm World Medical cũng đã chỉnh sửa lại các nội dung quảng cáo về vắc xin Hasumi theo hướng "nhẹ nhàng", ít tác dụng hơn. (1347)

24. WHO báo động về số các ca mắc dịch tả gia tăng tại Sudan

Thông báo của WHO đưa ra tối 25/9 dẫn các báo cáo của Bộ Y tế Sudan cho biết trong tháng qua, tổng cộng 184 ca mắc dịch tả đã được xác nhận tại quốc gia Đông Bắc châu Phi này.

Lê Ánh (TTXVN/Vietnam+) 26/09/2019 19:07 GMT+7 

Ngày 25/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận 8 ca tử vong vì dịch tả tại Sudan, trong đó có 6 ca tại bang đang xảy ra chiến sự Blue Nile giữa lúc các trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng.

Thông báo của WHO đưa ra tối 25/9 dẫn các báo cáo của Bộ Y tế Sudan cho biết trong tháng qua, tổng cộng 184 ca mắc dịch tả đã được xác nhận tại quốc gia Đông Bắc châu Phi này, trong đó có 128 ca ở bang Blue Nile và 56 ca ở Sinnar.

WHO đang phối hợp với Bộ Y tế Sudan, giới chức các bang và các đối tác để kiểm soát đợt bùng phát dịch và giảm thiểu tỷ lệ tử vong.

WHO đã chuyển 36 tấn thuốc chữa bệnh tả và trang thiết bị tới Khartoum và đang chuẩn bị phân phát tới các địa phương có dịch.

Trong số thuốc mới được chuyển tới Sudan có thuốc điều trị cho 2.500 bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng vì mắc bệnh và số thuốc này sẽ được đưa tới các trung tâm điều trị tại bang Blue Nile và Sinnar cũng như ở những bang có nguy cơ bùng phát dịch cao. Bệnh tả là bệnh do vi khuẩn gây ra, chủ yếu do người bệnh sử dụng các nguồn nước nhiễm khuẩn. Nếu không điều trị sớm bệnh có thể dẫn tới tử vong.

Tình trạng kém vệ sinh, thiếu nước sạch ở các khu vực bên ngoài thủ đô Khartoum và cơ sở y tế nghèo nàn càng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra tại quốc gia với 40 triệu dân này. Hồi năm 2016, dịch tiêu chảy cấp tính bùng phát tại quốc gia này đã khiến hàng nghìn người mắc bệnh, trong đó có hàng chục ca tử vong./

Thăm dò ý kiến