Đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế cần đẩy mạnh công tác phối hợp với các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức có liên quan, tạo điều kiện tối đa để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu vắc xin phòng bệnh COVID-19. (Bình Dương)

03/11/2020 | 08:55 AM

 | 

Bộ Y tế trả lời như sau:

Triển khai Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, Bộ Y tế đã tập trung triển khai các hoạt động đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Khoa học và Công nghệ, các chuyên gia, các nhà khoa học hàng đầu để tập trung đánh giá nhiệm vụ, giải pháp đã triển khai, đề xuất các giải pháp hỗ trợ điều trị và hướng nghiên cứu phục vụ lâu dài phòng, chống dịch COVID-19, trong đó đã đẩy mạnh triển khai các nghiên cứu thuốc và vắc xin phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể như sau:

1. Các nghiên cứu về thuốc đang thực hiện:

          Đề tài cấp Quốc gia: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung lopinavir, ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm vi rút Corona mới (2019-nCoV).

          Đề tài cấp Bộ Y tế: Thử nghiệm đa trung tâm nhãn mở để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của chloroquine trong điều trị bệnh nhân người lớn nhập viện có chẩn đoán xác định nhiễm SARS-CoV-2 tại Việt Nam.

          Tên đề tài thử nghiệm lâm sàng: Nghiên cứu kết hợp giai đoạn I/II, xác định liều dung nạo tối đa, an toàn và hiệu quả liều đáp ứng miễn dịch của KOVIR trên các bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp cấp (ARI) do vi rút.

2. Các nghiên cứu về vắc xin phòng vi rút (SARS-CoV-2):

Tên đề tài cấp Quốc gia: (1) Nghiên cứu chế tạo kháng thể đơn dòng người kháng SARS-CoV-2 ứng dụng trong điều trị COVID-19. (2) Nghiên cứu quy trình sản xuất vắc xin phòng COVID-19 bằng công nghệ protein tái tổ hợp sử dụng vector vi rút Sởi. (3) Nghiên cứu quy trình sản xuất vắc xin phòng COVID-19 bằng công nghệ protein tái tổ hợp tạo tiểu thể giống vi rút (VLP) và tiểu thể nano.


Thăm dò ý kiến