Thông tin đường dây nóng tháng 3.2019

31/03/2019 | 17:30 PM

 | 

  1. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về vấn đề thiếu thuốc tại Bệnh viện Ung bướu thành phố: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 3 năm 2019, bác Hoàng Ngọc Quyết đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: cháu bác là Hoàng Ngọc Lượng bị ung thư vòm họng, được chuyển từ Bệnh viện Bình Phước lên Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh theo BHYT từ khoảng tháng 12/2018. Tuy nhiên Bệnh nhân đã nằm theo dõi ở Bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh đã mấy tháng mà không có phác đồ điều trị cụ thể, hay thuốc men đặc trị, đến gần đây thì bác sỹ của khoa giới thiệu dùng dịch vụ trị xa ngoài bảo hiểm với chi phí rất cao. Gia đình có thắc mắc thì Bệnh viện giải thích là phải khoảng 6 tháng nữa mới có dịch vụ trị xạ của BHYT. Bác Quyết đã gọi điện đến Bệnh viện nhưng nhân viên tiếp nhận không trả lời được thông tin chỉ vâng dạ. Bác Quyết bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã trả lời như sau: Bệnh nhân Hoàng Ngọc Lượng. Sinh năm 1969. Địa chỉ: Bình phước. Chẩn đoán: K hạ hầu. Nhập viện ngày 03/01/2019 đang điều trị ngoại trú khoa Xạ 3. Hiện đang xạ trị được 27/35 tia. Người bệnh đồng ý xạ trị dịch vụ và đóng tiền chêch lệch (người bệnh vẫn được BHYT). Bệnh viện đã liên hệ người bệnh Hoàng Ngọc Lượng (số điện thoại 0913.935.676) và trao đổi trực tiếp và xác nhận thông tin phản ánh của ông Hoàng Ngọc Quyết là không chính xác.
  2. Bệnh viện Quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc bố trí không hợp lý số giường bệnh phục vụ bệnh nhân bảo hiểm y tế: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 3 năm 2019, anh Hà Huy Quốc đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện đa khoa quận Thủ đưc, Khoa nhi có 8 phòng bệnh thì có đến 7 phòng dịch vụ, chỉ có 1 phòng dành cho bệnh nhân Bảo hiểm y tế. Ở đó 4 bé nằm 1 giường phòng số 211. Bệnh nhi được chuẩn đoán là bị viêm phổi, nhập viện hôm nay. Anh Quốc bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi nhận nội dung thông tin phản ánh, nhân viên Chăm sóc khách hàng đã liên hệ khoa Nhi  và được điều dưỡng trường  Lý Cẩm Lệ  cho biết: ngay tại thời điểm bệnh nhân mới vào, do lượng bệnh đông nên trong trong thời gian ngắn sắp xếp cho bệnh nhân nằm tạm tại giường 211, nằm cùng 3 bệnh nhân khác, tuy nhiên bệnh thường nên có tư vấn cho người nhà về tình trạng nằm ghép trên, người nhà không có ý kiến nào khác. Còn về phía giường bệnh thì có 05 phòng nội trú  BHYT, 06 phòng nội trú dịch vụ, còn như nội dung phản ánh là không đúng sự thật. Nhân viên Chăm sóc khách hàng đã xác minh lại sự việc và giải thích thêm cho người nhà, người nhà hài lòng.
  3. Bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về tình trạng sản phụ phải nằm ngoài hành lang: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Văn Thái đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Tối ngày 22/03/2019 Anh Thái đưa vợ đi sinh tại Bệnh viện Hùng Vương, sản phụ đã đăng ký nằm phòng dịch vụ từ trước nhưng tại Bệnh viện sau sinh thì không có giường nằm và sản phụ phải nằm ngoài hành lang. Anh Thái bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Khoa Sản của Bệnh viện đã giải thích cho thân nhân về việc bệnh nhân quá đông, chỉ còn giường hành lang, hướng dẫn và ưu tiên cho bệnh nhân đăng kí giường dịch vụ. Bệnh viện nhận thấy cần có sự phối hợp giữa nhân viên khoa phòng với nhau để thông báo rõ ràng tình hình giường cho bệnh nhân, từ trước khi bệnh nhân được chuyển khoa. Khoa đã rút kinh nghiệm và xin lỗi sản phụ.
  4. Bệnh viện Chợ Rẫy trả lời phản ánh của người dân về việc phải sử dụng xe của bệnh viện mới được ra khỏi cổng xuất viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 3 năm 2019, anh Huỳnh Văn Hải đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bác sỹ Khoa tiêu hóa_Khu B3_phòng số 4_lầu 8, Bệnh viện Chợ Rẫy đã đồng ý cho bệnh nhân Ngô Văn Liệt ra viện về nhà trước rồi người nhà bệnh nhân ở lại làm thủ tục sau cho bệnh nhân. Nhưng đến khi ra cổng thì Bệnh viện yêu cầu phải đi xe của Bệnh viện mới được ra luôn, Nếu không bệnh nhân phải có giấy của Bệnh viện thì mới cho ra. Anh Hải bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận ý kiến phản ảnh của thân nhân. Đã đề nghị Điều dưỡng Ngân (Điều dưỡng trường khoa Nội tiêu hóa) kiểm tra thông tin và xử lý. Điều dưỡng Ngân đã báo nhân viên Bảo vệ cổng giải quyết cho bệnh nhân về và đồng thời nhắc nhở lại nhân viên tại khoa rút kinh nghiệm phải giải thích rõ cho thân nhân bệnh nhân về thủ tục ra cổng khi giải quyết cho bệnh nhân về trước, người nhà ở lại đóng tiền.
  5. Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về phí trông giữ xe ô tô tại bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 3 năm 2019, chị Trần Thị Nguyệt đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Chị là người nhà của bệnh nhân Hồ Nhật Khởi. Ngày 22/3, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã chuyển viện cấp cứu cho bệnh nhân Hồ Nhật Khởi sang bệnh viện khác bằng xe ô tô cấp cứu của Bệnh viện, nên chị Nguyệt đã để ô tô của mình tại Bệnh viện Nhi đồng 2 từ ngày 22/3-25/3. Sau khi chị quay lại lấy xe ô tô bảo vệ Võ Văn Tán Phong thu vé 675 nghìn đồng tiền trông giữ xe. Chị Nguyệt không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Phòng Công tác xã hội đã ghi nhận phản ánh của thân nhân bệnh nhân, đồng thời liên hệ báo bên Quản lý bãi xe. Quản lý bãi xe đã trao đổi giải thích với thân nhân về vấn đề thân nhân phản ánh. Sau trao đổi thân nhân đã hiểu.
  6. Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về thời gian trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 3 năm 2019, chị Phạm Thị Lợi đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ti Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh, bác sỹ hẹn bệnh nhân Phạm Thị Hiền lịch tái khám và khám theo BHYT . Tại Phòng siêu âm, hẹn ngày 27/3 mới trả kết quả còn nếu muốn lấy nhanh thì đi qua dịch vụ . Chị không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ban Giám đốc đề nghị khoa Nội soi – Siêu âm nhắc nhở Bác sĩ, điều dưỡng phải thực hiện đúng quy trình chuyên môn, giải thích rõ ràng, ân cần, nhẹ nhàng để tránh xảy ra bức xúc cho người bệnh. Trên đây là hướng xử trí của Bệnh viện Ung Bướu đối với trường hợp phản ánh nêu trên. Kính báo cáo Ban Giám đốc Sở Y tế và Phòng Nghiệp Vụ Y.
  7. Bệnh viện Nhân dân Gia Định trả lời phản ánh của người dân về việc phải chờ đợi để lấy kết quả xét nghiệm: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 3 năm 2019, anh Trần Văn Thuật đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 23/3 anh đến Bệnh viện Nhân Dân Gia Định để khám tại khoa tiêu hóa phòng 109. Bác sỹ chỉ định đi xét nghiệm máu anh Thuật cho biết phòng xét nghiệm máu hẹn 20p có kết quả xết nghiệm máu khi anh Thuật đến phòng xét nghiệm thông tin chưa có kết quả phải chờ thêm. Anh Thuật bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã tìm hiểu và giải thích cho bệnh nhân: bệnh nhân Trần Văn Thuật, sinh năm 1960, được lấy mẫu xét nghiệm lúc 07h08 ngày 23/3/2019, giấy hẹn trả kết quả cho bệnh nhân lúc 09h08. Khoa Vi sinh thực hiện xét nghiệm hoàn thành lần 1 lúc 08h27; nhưng do kết quả HBsAg có giá trị trong vùng xám (gần ngưỡng dương tính), nên khoa đã thực hiện lần 2 trên hệ thống xét nghiệm thứ 2, có kết quả xét nghiệm lần 2 lúc 09h38. Nhân viên y tế đã giải thích cho bệnh nhân do cần kiểm tra lần 2 để có kết quả xét nghiệm chính xác, nhưng bệnh nhân đã không chấp nhận lời giải thích của nhân viên y tế. Trong buổi họp giao ban Lãnh đạo khoa đã hướng dẫn nhân viên cách thức giải thích cho bệnh nhân khi có tình huống tương tự.
  8. Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc thời gian sát khuẩn phòng bệnh quá lâu để bệnh nhân phải chờ đợi: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Huỳnh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Huỳnh Thị Thích đang nằm điều trị tại lầu 1 khu E phòng 1.2  Bệnh viện Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh .ngày 23/3 lúc 7h30 nhân viên Lao Công vào dọn phòng đến bây giờ là 10h30 vẫn chưa xong. Bệnh nhân đang mệt không có phòng để nằm. Anh Huỳnh bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Viện Tim đã kiểm tra, ngày 23 tháng 3 năm 2019 tại Phòng 1.2 Khoa Nội tim mạch, nhân viện lau dọn phòng và xông phòng nên bệnh nhân phải ra khỏi phòng. Đã gặp người nhà giải thích và người nhà đã thông cảm vì sát khuẩn phòng để đảm bảo vệ sinh.
  9. Bệnh viện Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, trả lời phản ánh của người dân về việc bố trí phòng khám không hợp lý: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 3 năm 2019, chị Thu Vân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh tại bệnh viện Quận Phú Nhuận – thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám phụ khoa - phòng siêu âm tổng quát có cho khám chung giữa bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ (không có vật chắn) trong khi khám yêu cầu bệnh nhân phải cởi hết đồ. Chị Vân không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Quận Phú Nhuận đã kiểm tra lại sự việc chị Vân phản ánh: Tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh có 2 máy siêu âm, một máy thực hiện kỹ thuật siêu âm tim, mạch máu; một máy thực hiện kỹ thuật siêu âm tổng quát, mô mềm,... Vì vậy, bệnh nhân nam, nữ cùng phải thực hiện chung trên một máy. Tuy nhiên, Bệnh viện đã kiểm tra lại việc bố trí Phòng siêu âm có rèm che kín đáo, sắp xếp để bệnh nhân vào thực hiện kỹ thuật cho hợp lý, đảm bảo quyền riêng tư.
  10. Bệnh viện Quận Gò Vấp thành phồ Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh nhân bị quai bị phải chụp X-quang và siêu âm mới phát hiện ra bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 3 năm 2019, chị Lê Thị Bích Hường đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh:  bệnh nhân Nguyễn Anh Tuấn đến bệnh viện Quận Gò Vấp khám quai bị do gần đây gia đình có người nhà bị. Tại đây bác sĩ Thanh Huyền khoa răng hàm mặt yêu cầu bệnh nhân đi chụp x quang và siêu âm, sau đó mới phát hiện ra bệnh nhân bị bệnh quai bị. Chị Hường bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, bộ phận tiếp nhận thông tin đã làm việc với khoa Răng hàm mặt, Bác sĩ Thanh Huyền và xin trả lời như sau: Ngày 21/3/2019, bệnh nhân Nguyễn Anh Tuấn có đến đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh viện với lý do sưng đau vùng má và hàm. Bộ phận tiếp nhận bệnh nhân đã nhập tên bệnh nhân vào phòng khám khoa Răng hàm mặt. Sau khi thăm khám, bác sĩ Huyền đã cho thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Kết quả x-quang là R14 bị ngoại tiêu (không xử lý được chỉ chờ lung lay tự rụng); kết quả siêu âm là viêm tuyến nước bọt mang tai và dưới hàm, hạnh dưới hàm (P). Bác sĩ Huyền đã chuyển bệnh nhân sang khoa nhiễm để theo dõi bệnh quai bị.
  11. Bệnh viện Cấp cứu Trung Vương, thành phố Hồ Chí Minh, trả lời phản ánh của người dân về việc nhân viên quầy thuốc không đưa tờ hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 20 tháng 3 năm 2019, chị Nguyễn Thị Phi Hiếu đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh Cấp Cứu Trưng Vương. chị đến khám theo chế độ BHYT, Sau khi được khám bệnh, chị đi lấy thuốc tại quầy thuốc của  Bệnh viện - khoa hô hấp . Nhân viên y tế đã không đưa tờ hướng dẫn và hộp thuốc, chỉ đưa cho bệnh nhân thuốc . Chị không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Qua việc tìm hiểu thông tin giữa bệnh nhân và nhân viên thuộc bộ phận cấp phát thuốc BHYT, bệnh viện trả lời như sau:          Khoa Dược thực hiện quy định của bệnh viện: một số thuốc phải trả lại lọ thuốc cũ khi lãnh lọ thuốc mới trong đó có Symbicort Turbuhaler 160/4,5mcg. Trường hợp không trả lọ thuốc đã sử dụng hết thì khoa dược lấy vỏ hộp thuốc lại, không ảnh hưởng chất lưong thuốc. Nhân viên tại bộ phận cấp phát thuốc BHYT đã trả lời cho bệnh nhân nhưng do bệnh nhân đông nên có thể bệnh nhân không nghe thấy. Khoa Dược đã họp và góp ý với các nhân viên tại bộ phận cấp phát thuốc BHYT.
  12. Bệnh viện Nhân dân Gia Định, thành phố Hồ Chí Minh, trả lời phản ánh của người dân về việc sau mổ bệnh tình không đỡ mà còn nặng hơn: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 3 năm 2019, chị Lê Thị Liên đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Ngày 02/03/2019 Chị Lê thị Liên có bị hội chứng tê tay, và đến Bệnh viện Nhân dân Gia định để mổ. Bác sỹ Trí trực tiếp mổ và điều trị cho chị. Nhưng sau khi mổ, chị không thấy đỡ còn nặng hơn, Bác sỹ Trí yêu cầu chị uống thêm 3 -6 tháng thuốc. Chị Liên không đồng ý, tại sao mổ xong bệnh không đỡ mà nặng thêm và còn phải uống thuốc. Chị đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Đại diện Bệnh viện và lãnh đạo khoa đã gặp trực tiếp và giải thích cho chị Liên về tình trạng bệnh. Chị Liên hài lòng và không thắc mắc gì thêm.
  13. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, thành phố Hồ Chí Minh, trả lời phản ánh của người dân về kết quả điều trị không tiến triển: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 3 năm 2019, anh Lê Anh Tấn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – thành phố Hồ Chí Minh, bệnh nhân đã được mổ chân từ năm 2016, mổ tại Bệnh viện 3 lần nhưng vẫn chưa khỏi. Bệnh nhân lên tuyến trên mổ tiếp 4 lần tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ mổ là Cao Bá Hững - khoa Chỉnh Hình hẹn mổ lần 8, Bệnh nhân Tấn thấy tình trạng sau khi mổ chân không khỏi, Bệnh nhân đã điều trị được hơn 2 năm 7 tháng. Anh Tấn không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: bác sỹ Hững đã nghỉ việc ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương hơn 3 năm nay, BN có thể liên hệ lại với trưởng khoa Bệnh viện Chợ Rẫy để gặp trực tiếp BS Hững. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương luôn cải tiến về chất lượng, nâng cao hơn nữa sự hài lòng cúa BN đối với bệnh viện.
  14. Bệnh viện Quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc bác sỹ nha khoa khuyên nhổ cả những răng khỏe mạnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 3 năm 2019, bà Trương Thị Kim Xuyến đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 25/7/2018 chị Xuyến đến Bệnh viện Quận Tân Phú để khám rằng để nhổ răng sâu. Bệnh nhân đến Khoa Răng hàm mặt,  Bác sỹ Lê Thị Hông Mai, phòng dịch vụ, đã tư vấn cho chị Xuyến nhổ hết cả hàm răng dưới trong khi đấy chị Xuyến có đi chụp phum thì hàm dưới có 5 răng khỏe không hề bị sâu. Sau khi bác sỹ Mai nhổ cả hàm dưới, chị rất đau, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chị Xuyến. Chị Xuyến bức xúc đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngày 03/7/2018, Khoa Răng Hàm Mặt tiếp nhận bệnh nhân Trương Thị Kim Xuyến, sinh năm 1955 và được Bs Lê Thị Hồng Mai thăm khám, bác sĩ Mai nhận thấy:  Có 3 răng lung lay: R32, R34, R42; Có 1 chân răng: R24; Có 6 răng sâu vỡ lớn, trồi nhiều, mức độ chân răng còn trong xương ít gây ảnh hưởng đến khớp cắn: R21, R31, R33, R35, R43, R45. Bác sĩ Mai có tư vấn cho bệnh nhân: các răng này đã hư, sâu, bể lớn, sẽ gây sưng đau, nhiễm trùng và nếu làm hàm giả khi còn các răng này sẽ đau, nhiễm trùng, hàm lỏng lẻo, sai khớp cắn và không ăn nhai được. Để có khớp cắn tốt, sắp răng theo đúng tương quan tâm (tương quan lồi cầu – hõm khớp) và hàm giả tốt ăn nhai được nên nhổ các răng mục 1, 2, 3. Sau khi nhổ xong cái răng cuối cùng, chờ lành thương 2 tháng và làm lại răng giả. Bệnh nhân đồng ý và tiến hành nhổ lần lượt các răng vào ngày 04/7/2018, 11/7/2018, 25/7/2018, 31/7/2018, 03/8/2018, 21/8/2018, 29/8/2018 do các bác sĩ tại khu điều trị Khoa RHM (bệnh nhân ký cam kết đồng ý nhổ răng). Sau đó, bệnh nhân không quay lại bệnh viện mà làm hàm giả ở phòng khám tư nhân chỉ sau 1 tháng nhổ răng. Hiện tại, khi sử dụng hàm giả bệnh nhân không ăn nhai được, hàm giả bị lệch, đau (theo lời kể của con bệnh nhân). Bệnh viện quận Tân Phú đã tổ chức họp Hội đồng chuyên môn và kết luận của Hội đồng như sau: - Bs Lê Thị Hồng Mai đã thực hiện đúng quy định chuyên môn về việc thăm khám, tư vấn và chỉ định điều trị. Việc nhổ răng được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chuyên môn và sự đồng ý cảu bệnh nhân. “Việc bệnh nhân đi hỏi bác sĩ khác, thì bác sĩ nói không được nhổ hết, chỉ cái nào lung lay mới nhổ, cái nào còn giữ được thì phải giữ vì ảnh hưởng sức khỏe”. Điều này không chính xác, vì bác sĩ này không thăm khám trước đó, nên không biết tình trạng bệnh lý răng của bệnh nhân. Sau khi nhổ răng, tình trạng sức khỏe bệnh nhân bình thường, bệnh nhân không than phiền. Việc bệnh nhân than phiền bị giảm sức khỏe sau khi làm răng giả có thể là do hàm răng giả của bệnh nhân không sử dụng được, hàm bị lệch, ăn nhai đau. Việc này thuộc trách nhiệm của người đã làm răng giả cho bệnh nhân, chứ không phải do việc nhổ răng.
  15. Bệnh viện Quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc phải chờ đợi lâu mà chưa có kết quả xét nghiệm máu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 3 năm 2019, anh Nghĩa đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh nhân đi thăm khám tại Bệnh viện Quận Bình Tân và được chỉ định xét nghiệm máu. Nhưng chờ lâu mà chưa có kết quả, trong khi bệnh nhân khác đến thăm khám sau và lấy máu sau lại có kết quả luôn. Anh Nghĩa không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi xác minh thông tin từ thân nhân người bệnh, tường trình từ khoa Xét nghiệm, do ngày 29/03/2019 máy xét nghiệm sinh hóa hư đột xuất và cần phải bảo trì máy đến 11 giờ cùng ngày thì máy hoạt động bình thường trở lại nên có sự chậm trễ trong việc trả kết quả cho bệnh nhân có chỉ định xét nghiệm sinh hóa máu. Các bệnh nhân làm các xét nghiệm khác như huyết học, nước tiểu…khoa trả kết quả đúng theo phiếu hẹn. Qua sự việc trên, khoa Xét nghiệm đã họp rút kinh nghiệm, nhắc nhở nhân viên khoa về quy định xử lí khi có sự cố xảy ra tại khoa, ban chủ nhiệm khoa sẽ chủ động giải thích, thông tin để người dân được an tâm.
  16. Bệnh viện Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc đến giờ làm việc nhưng không có bác sỹ tại bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 27 tháng 3 năm 2019, chị Phạm Thị Lan đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Sáng ngày 27/3, chị Lan đến Bệnh viện Quận 11 khám bệnh và chờ khám ở tầng 3, phòng khám đông y, từ 9h đến 10h30 sáng mà không thấy bác sỹ làm việc, nhân viên y tế thì cứ bảo chờ. Chị Lan không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Khoa Y học cổ truyền phân công 01 Bác sỹ phụ trách khám bệnh,  thời điểm đó người nhà của Bác sỹ bị tai nạn vì đột xuất nên Bác sỹ không báo cho Bác sỹ khác thay thế.Bệnh viện đã làm việc với Bác sỹ và xin rút kinh nghiệm để chấn chỉnh lại, sẽ sắp xếp lịch làm việc tại khoa. Bệnh viện đã liên hệ giải thích cho bệnh nhân.
  17. Bệnh viện Nhi đồng 2, thành phố Hồ Chí Minh, trả lời phản ánh của người dân về việc không có bác sỹ trực cấp cứu tại Khoa Tai Mũi Họng: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Minh Tuấn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: vào lúc 23h23 ngày 24/3 anh đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 đê cấp cứu. Bác sỹ cấp cứu đã chuyển bệnh nhân lên Khoa tai mũi họng để khám dịch vụ nhưng khi bệnh nhân lên khoa thì không thấy có bác sỹ nào trực ở Khoa. Anh Tuấn bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Phòng Công tác xã hội của Bệnh viện đã ghi nhận phản ánh của thân nhân bệnh nhân, đồng thời chuyển phản ánh của thân nhân đến Khoa Liên chuyên khoa. Khoa đã họp kiểm điểm tour trực, và được biết do BS Thi đi hội chẩn nội viện không liên hệ phòng khám nên đã xảy ra sự việc bệnh nhân chờ lâu. Sau đó đã khám và giải thích cho bệnh nhân cùng người nhà. Khoa nhắc nhở tour trực: Báo trực phòng khám khi đi hội chẩn, treo bảng thông báo trước khoa khi tour trực đi hội chẩn.
  18. Bệnh viện Chợ Rẫy trả lời phản ánh của người dân về việc chậm trả kết quả cho bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 3 năm 2019, anh Nam đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân có hạch ở nách và đến thăm khám tại Chợ Rẫy-khoa tiêu hóa, phòng 36. Ngày 19/02 Bệnh nhân mổ sinh thiết, bác sỹ hẹn 28/2 có kết quả nhưng kết quả chưa rõ ràng nên hẹn ngày 18/3 quay lại kiểm tra. Ngày 18/03 vẫn chưa thấy có thông báo kết quả, đến ngày 24/03 vẫn không có phản hồi của Bệnh viện. Anh Nam bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận ý kiến phản ảnh của thân nhân bệnh nhân. Đã hướng dẫn thân nhân bệnh nhân liên hệ phòng khám Ngoại tiêu hóa trong giờ hành chính để kiểm tra lại hồ sơ và giải thích với thân nhân bệnh nhân.
  19. Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc chờ đợi quá lâu mà vẫn chưa được mổ mắt: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 15 tháng 3 năm 2019, chị Nguyễn Đặng Mỹ Nguyên đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện mắt Thành phố Hồ Chí Minh, theo lịch thì bác sỹ Nga là người thực hiện mổ mắt cho bệnh nhân Liên, nhưng bệnh nhân chờ từ sáng cho đến trưa vẫn chưa được mổ; trong khi các bác sỹ khác đã có mặt để mổ, thì tại phòng chờ mổ 405 khoa mổ mắt, bệnh nhân vẫn chưa được mổ, Chị Nguyên không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi tiếp nhận phản ánh Bệnh viện đã liên hệ Phòng mổ lầu 4 để xác minh sự việc như sau: 11:30 người bệnh không thấy Bác sỹ đến mổ đã gọi điện hỏi, Phòng mổ đã liên hệ với Bác sỹ Chinh Nga. 12:30 Bác sỹ Chinh Nga đã thực hiện ca mổ cho người bệnh. Sau đó Bệnh viện đã liên hệ với người bệnh thì người bệnh đã được khám hậu phẫu và ra về. Chị không có thắc mắc gi thêm.
  20. Bệnh viện Quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân thái độ của bác sỹ ở Khoa cấp cứu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 3 năm 2019, chị Nguyễn Ngọc Phương Linh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: con chị sốt hơn 39 độ người nhà đưa bé lên cấp cứu tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Tân Phú. Nhưng Bác sỹ Duy có thái độ hời hợt không quan tâm đến tình trạng bệnh nhân mà bắt người nhà đi đóng tiền trước rồi mới cho thuốc (người nhà bệnh nhi phản ánh đây là lần thứ 2 gặp Bác sỹ Duy có thái độ khó chịu, hời hợt với bệnh nhân . Chị Linh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Chị Nguyễn Ngọc Phương Linh đã phản ánh không đúng sự thật. Khi tiếp nhận thông tin phản ánh của chị Linh, cán bộ tiếp nhận đã hỏi thêm thông tin hiện chị Linh và bệnh nhi vẫn còn ở khoa Cấp cứu và sẽ trao đổi ngay với Trưởng khoa cấp cứu để chỉ đạo Trưởng tua trực gặp gỡ giải quyết phản ánh của chị Linh. Tuy nhiên chị Linh đã dẫn bệnh nhi đi ngay sau khi phản ánh mà không chờ đợi được giải quyết. Bệnh nhi đã được bác sỹ thăm khám và điều dưỡng thực hiện nhét thuốc Biragam 300mg. Chị Linh đã không thanh toán chi phí khám bệnh và thuốc đã thực hiện cho bé, cụ thể sự việc như sau: Khoảng 19 giờ ngày 17/3/2019 (chủ nhật), bác sỹ Nguyễn Minh Duy tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Ngọc Bảo Châu, người nhà khai bé sốt 04 ngày, không ho, không đau bụng, đã đi khám mua thuốc uống. Kết quả thăm khám: bé sốt 39 độ, tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, tim đều, phổi không rales, bụng mềm, không đau khu trú. Bs. Duy đánh giá không phải tình trạng cấp cứu đã giải thích rõ với người nhà và hướng dẫn người nhà đăng ký khám dịch vụ cho bé vì ngày 17/3/2019 là chủ nhật, bệnh viện không tổ chức khám BHYT. Người nhà hỏi muốn khám và lãnh thuốc BHYT thì như thế nào. Bs. Duy đã giải thích thời gian làm việc của các phòng khám BHYT là từ thứ 2 đến thứ 6 trong giờ hành chính và buổi sáng thứ 7. Bs. Duy đã hướng dẫn bố của bé bế bé lên giường để điều dưỡng nhét thuốc trong thời gian hướng dẫn mẹ bé ra ngoài làm thủ tục đăng ký khám và đóng tiền. Tuy nhiên người mẹ vẫn hỏi lại 2 lần nữa về việc lãnh thuốc BHYT và BS. Duy vẫn nhiệt tình giải thích cho mẹ. Người nhà của bé không có đóng tiền xét nghiệm như phản ánh mà cũng không đóng tiền khám và tiền thuốc Biragam 300mg đã sử dụng cho bé.
  21. Bệnh viện Quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về chế độ bảo hiểm y tế: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 3 năm 2019, chị Nguyễn Ngọc Phương Linh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện Quận Tân Phú, Bé Nguyễn Ngọc Bảo Châu (6 tháng tuổi) bị sốt 39 độ đi cấp cứu nhưng không được hưởng theo chế độ BHYT. Chị Linh thanh toán chi phí xét nghiệm là 260,000đ, tiền khám 50,000đ. bác sĩ Duy trả lời chỉ được hưởng BHYt từ thứ 2 đến thứ 6.Chị Linh thắc mắc bé bị sốt và đi cấp cứu sao không được hưởng chế độ BHYT, bé Châu có mang BHYT theo. Chị Linh bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Chị Nguyễn Ngọc Phương Linh đã phản ánh không đúng sự thật. Khi tiếp nhận thông tin phản ánh của chị Linh, cán bộ tiếp nhận đã hỏi thêm thông tin hiện chị Linh và bệnh nhi vẫn còn ở khoa Cấp cứu và sẽ trao đổi ngay với Trưởng khoa cấp cứu để chỉ đạo Trưởng tua trực gặp gỡ giải quyết phản ánh của chị Linh. Tuy nhiên chị Linh đã dẫn bệnh nhi đi ngay sau khi phản ánh mà không chờ đợi được giải quyết. Bệnh nhi đã được bác sỹ thăm khám và điều dưỡng thực hiện nhét thuốc Biragam 300mg. Chị Linh đã không thanh toán chi phí khám bệnh và thuốc đã thực hiện cho bé, cụ thể sự việc như sau: Khoảng 19 giờ ngày 17/3/2019 (chủ nhật), bác sỹ Nguyễn Minh Duy tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Ngọc Bảo Châu, người nhà khai bé sốt 04 ngày, không ho, không đau bụng, đã đi khám mua thuốc uống. Kết quả thăm khám: bé sốt 39 độ, tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, tim đều, phổi không rales, bụng mềm, không đau khu trú. Bs. Duy đánh giá không phải tình trạng cấp cứu đã giải thích rõ với người nhà và hướng dẫn người nhà đăng ký khám dịch vụ cho bé vì ngày 17/3/2019 là chủ nhật, bệnh viện không tổ chức khám BHYT. Người nhà hỏi muốn khám và lãnh thuốc BHYT thì như thế nào. Bs. Duy đã giải thích thời gian làm việc của các phòng khám BHYT là từ thứ 2 đến thứ 6 trong giờ hành chính và buổi sáng thứ 7. Bs. Duy đã hướng dẫn bố của bé bế bé lên giường để điều dưỡng nhét thuốc trong thời gian hướng dẫn mẹ bé ra ngoài làm thủ tục đăng ký khám và đóng tiền. Tuy nhiên người mẹ vẫn hỏi lại 2 lần nữa về việc lãnh thuốc BHYT và BS. Duy vẫn nhiệt tình giải thích cho mẹ. Người nhà của bé không có đóng tiền xét nghiệm như phản ánh mà cũng không đóng tiền khám và tiền thuốc Biragam 300mg đã sử dụng cho bé.
  22. Bệnh viện Nội tiết Trung ương trả lời phản ánh của người dân về khám chữa bệnh của bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 27 tháng 3 năm 2019, bác Dương Văn Khánh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: sáng ngày 27/3 bác có đến Bệnh viện nội tiết Trung ương Thái Thịnh để đăng ký khám theo yêu cầu nhưng có những vấn đề không hài lòng như sau: thứ nhất phí khám bệnh theo yêu cầu chọn bác sỹ quá cao tới 400 000 VNĐ, và bên cạnh đó chi phí cho các xét nghiệm cũng quá cao khi làm dịch vụ mà chất lượng không tương đương, dù là đăng ký dịch vụ nhưng bệnh nhân vẫn phải chờ đợi rất lâu. Thứ hai khu vực phòng khám hành lang quá ít ghế, chật chội phải ra cả ngoài đường chờ, người cao tuổi vẫn phải đứng chờ mỏi mệt, khu vệ sinh hôi hám bẩn thỉu. Thứ ba cách ứng xử của nhân viên y tế kém, ứng xử thiếu lễ độ, không tập trung làm việc còn cười đùa, chơi điện thoại. Cuối cùng, bác Khánh thắc mắc tại sao các loại thuốc Tiến sỹ BS Hùng (người thăm khám cho bác Khánh ) kê theo đơn lại không hề có bán trong quầy thuốc của Bệnh viện, phải ra ngoài mua mới có, phần lớn thuốc đều là thực phẩm chức năng với giá quá cao. Bác bức xúc đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ban lãnh đạo Bệnh viện đã yêu cầu Tổ kiểm tra xử lý xác minh sự việc bệnh nhân Khánh phản ánh, bệnh viện sẽ báo cáo sự việc với Bộ Y tế khi có kết quả kiểm tra xác minh cụ thể, đầy đủ.
  23. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, trả lời phản ánh của người dân về việc kê đơn thuốc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 15 tháng 3 năm 2019, anh Vũ Đức Chung đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh Chung là người nhà bệnh nhân Nguyễn Thị Bích đang điều trị tại khoa nội 2, Bệnh viện Xanh pôn Hà Nội. Trong quá trình điều trị Bác sỹ trực tiếp điều trị không thấy kê thuốc mà có một Bác sỹ khác kê thuốc, Bác sỹ này tên Hải , và các thuốc kê không được nằm trong BHYT. Anh Chung thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: người nhà bệnh nhân phản ánh chưa hoàn toàn chính xác, Người nhà bệnh nhân đến thăm bệnh nhân lần đầu khi thấy nhân viên y tế cho bệnh nhân dùng thuốc và kê đơn thuốc đã thắc mắc. Nhân viên y tế cũng chưa giải thích rõ ràng cho người nhà bệnh nhân hiểu nên dẫn đến thắc mắc. Bệnh viện đã mời lãnh đạo khoa và bác sỹ cùng giải thích lại để người nhà bệnh nhân hiểu.
  24. Bệnh viện Nhi Trung ương trả lời phản ánh của người dân về vấn đề nội quy, quy định của bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 30 tháng 3 năm 2019, anh Thế Bá Thế đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh nhi được chuyển từ Bệnh viện Tỉnh Ngệ An ra Bệnh viện Nhi Trung ương. Bệnh nhi bị nhiễm khuẩn nặng hiện tại đang nằm tại khoa cấp cứu. Vào lúc 20h ngày 30/3 một bác sỹ (nam giới khoảng 30t) thông tin với gia đình đưa bệnh nhi về lại tuyến tỉnh vì Bệnh viện Nhi Trung ương không còn giường. Gia đình thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã xác minh và trả lời như sau: Người bệnh được tiếp nhận từ phòng khám, chuyển vào khoa Cấp cứu chống độc. Tại khoa Cấp cứu chống độc, Bác sĩ đã đánh giá lại trên lâm sàng cũng như kết quả xét nghiệm, nhận thấy người bệnh có tình trạng nhiễm trùng không nặng/ Nhọt cẳng chân ( Bạch cầu 16.000, CRP 31 mg/L). Những bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị tại y tế cơ sở nên chuyển lại tuyến dưới kèm theo ghi rõ phác đồ điều trị. Như vậy là phù hợp với quy định chuyển tuyến. Bác sĩ tại phòng khám đã giải thích cho người nhà người bệnh. Gia đình người bệnh đã thông hiểu và không thắc mắc gì thêm.
  25. Bệnh viện đa khoa Chương Mỹ, Hà Nội, trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện không nhận tiền rách: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 3 năm 2019, anh Đỗ Văn Hai đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện đa khoa Huyện Chương Mỹ, bệnh nhân có 1 tờ tiền 500000 bị rách dán băng keo, tại phòng mượn đồ của Khoa Sản, tầng 1, nhân viên không đồng ý nhận tờ tiền này và yêu cầu bệnh nhân đi đổi trong khi bệnh nhân chỉ có duy nhất tờ tiền này. Anh Hai không hài lòng với thái độ làm khó anh của Bệnh viện, trong khi anh ra ngoài vẫn tiêu được tờ tiền này, anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Vào lúc 11h điện thoại đường dây nóng của bệnh viện có nhận được cuộc gọi từ số máy 096.5136562 là của người nhà bệnh nhân Nguyễn Thị Thảo vào viện điều trị lúc 8h44p ngày 25/3/2019 phản ánh việc nhân viên phòng mượn đồ của bệnh viện không nhận 01 tờ tiền mệnh giá 500.000 VNĐ bị rách được dán lại bằng băng keo. Ban giám đốc và Trưởng phòng kế toán đã trực tiếp kiểm tra, đồng chí kế toán trưởng trực tiếp kiểm tra tờ tiền và giải thích với người nhà bệnh nhân : Tờ tiền này có thể giao dịch với ngân hàng được và tự lấy tiền của mình để đổi cho người nhà bệnh nhân nhưng người nhà bệnh nhân không hợp tác tự đi đổi chỗ khác. Sau khi đổi tiền về đã thực hiện mượn đồ bình thường. Bệnh nhân không có ý kiến gì thêm.
  26. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện từ chối khám bệnh sán: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 3 năm 2019, chị Học đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh việt Nhiệt Đới Trung ương- Hà Nội, Bệnh nhân Nguyễn Đức Duy, Nguyễn Ngọc Hân được đưa đến thăm khám tổng quát tại phòng số 3, Khoa Nhi. Nhân viên y tế tại đây (chị Học không Nhớ tên , cao khoản 1m60, tóc ngắn đến cổ, khoảng từ 35 đến 40 tuổi) trả lời là khám được tổng quát nhưng trừ bệnh sán ra không khám, Bác sỹ này giải thích , nếu khám như vậy sẽ bị đuổi việc, và hẹn chị Học 2 tuần sau đưa các bé đến khám, nhưng trừ bệnh sán ra sẽ không khám, chị Học không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã kiểm tra. Do Bệnh viện nhận được Công văn số 1483/BYT-KCB của Bộ Y tế và Ban Lãnh đạo Bệnh viện dừng xét nghiệm sán lợn cho các bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện. Mặc dù đã giải thích việc không cần thiết về làm xét nghiệm sán và quy định của Bộ Y tế nhưng người nhà vẫn yêu cầu làm xét nghiệm. Bác sĩ đã mời người nhà hỏi xem trẻ có triệu chứng về đường tiêu hóa hoặc bất thường hay không tuy nhiên người nhà nói trẻ không có dấu hiệu gì bất thường nhưng vì lo lắng cho con nên muốn đi làm xét nghiệm sán. Bác sĩ đã giải thích về việc không lần thiết làm xét nghiệm sán khi không có dấu hiệu lâm sàng và chỉ cần uống thuốc tẩy giun sán định kỳ 2 lần/năm. Người nhà chuyển sang là muốn bác sĩ khám tổng quát và có trả lời kết quả sán tuy nhiên bác sĩ thực hiện theo quy định ngừng lấy máu làm xét nghiệm sán. Sau khi giải thích một só người nhà đồng ý nhưng một số người chưa hài lòng khi không được làm xét nghiệm cho con mình.
  27. Bệnh viện đa khoa Đông Anh, Hà Nội, trả lời phản ánh của người dân về hồ sơ bệnh án: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Trọng Hoàn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Nguyễn Thị Minh Nguyệt nhập viện ngày 11/3 tại khoa ung bướu Bệnh viện đa khoa Đông Anh. Hiện tại anh muốn xin lại hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị, và muốn chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Ung Bướu Quân Đội nhưng Bệnh viện đa khoa Đông Anh không đồng ý. anh thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh nhân Nguyễn Thị Minh Nguyệt vào khoa  Ngoại  tổng hợp (Đơn nguyên Ung  bướu) điều trị ngày 11/3/2019 với  chẩn đoán  K tuyến giáp, sau phẫu thuật, bệnh nhân có chỉ định chuyển viện lến tuyến trên điều trị xạ trị. Viện y học phóng xạ và ung bướu quân đội (người nhà đề xuất chuyển đến) không nằm trong danh mục chuyển tuyến theo chế độ bảo hiểm y tế của bệnh viện đa khoa Đông Anh do vậy bệnh viện thực hiện chuyển tuyến bệnh nhân phải theo đúng quy định. Bệnh viện đã cung cấp, bàn giao đầy đủ các giấy tờ cho bệnh nhân bao gồm giấy ra viện, giấy chứng nhận phẫu thuật, kết quả sinh thiết, giáy chuyển viện...cho gia đình  bệnh nhân trước khi chuyển viện. Do vậy ý kiến phản ánh không cug cấp  giấy tờ của người nhà bệnh nhân là không đúng. Về phía anh Nguyễn Trọng Hoàn, sau khi có ý kiến phản ánh, bệnh viện đã trao đổi giải thích lại với người nhà bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đã hiểu và không có ý kiến thắc mắc.
  28. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Hà Nội trả lời phản ánh của người dân về việc không cho người nhà vào chăm sóc bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 3 năm 2019, chị Nguyễn Thúy Lan đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện Xanh Pôn, bệnh nhân Nguyễn Thị Ngọt nằm tại buồng 6 khoa tim mạch không đi lại được, vệ sinh tại chỗ. Bảo vệ Lò Văn Thông tại khoa tim mạch không cho chị vào chăm sóc cho bệnh nhân. Chị không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: người nhà bệnh nhân phản ánh chưa hoàn toàn chính xác, Bệnh nhân đi lại khó khăn chứ không phải bị liệt hay tình trạng cấp cứu, Nhân viên y tế vẫn hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân bình thường, người nhà đến thăm bệnh nhân không đúng giờ quy định nên bảo vệ không cho vào. Nhân viên y tế đã giải thích lại cho người nhà bệnh nhân hiểu.
  29. Bệnh viện Nội tiết Trung ương trả lời phản ánh của người dân về việc quầy thuốc bệnh viện làm thất lạc sổ và đơn thuốc của bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 3 năm 2019, chị Nguyễn Thị Dung đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: sau khi khám cho con là bé Đào Duy Khánh, chị Dung có đến quầy thuốc theo BHYT tại Bệnh viện Nội tiết trung ương (cơ sở Tứ Hiệp) để lấy thuốc theo đơn, tuy nhiên tại quầy, Nhân viên y tế không sắp sổ theo thứ tự, gây lộn xộn và thất lạc luôn sổ và đơn thuốc của con chị. Chị Dung không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Nhận được thông tin phản ánh của người nhà bệnh nhân, Tổ kiểm tra xử lý phản ánh đường dây nóng của Bệnh viện Nội tiết TƯ đã liên lạc xác minh thông tin và xin phép trả lời Bộ Y tế về sự việc nói trên.  Theo báo cáo tường trình của khoa Dược bệnh viện. Bệnh viện xác nhận ngày 18/3/2019 vào khoảng 11h30 phút chị Nguyễn Thị Dung mẹ của bệnh nhân Đào Duy Khánh có xếp đơn lĩnh thuốc tại vị trí tiếp nhận đơn thuốc bảo hiểm y tế. Số lượng đơn lĩnh thuốc tại thời điển này không còn đông khoảng 5-7 đơn, do sơ xuất cán bộ trong kho đã duyệt các đơn thuốc này không theo thứ tự. Tất cả các thành viên trong kho ngoại trú cơ sở Tứ Hiệp đã nhận sai sót trên và hứa trước trưởng khoa và toàn bộ cán bộ trong khoa sẽ không để xảy ra sai sót trong quá trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân.
  30. Bệnh viện K cơ sở Tân Triều trả lời phản ánh của người dân về chẩn đoán chuyên môn không đúng: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 3 năm 2019, chị Khánh Linh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện K Cơ Sở Tân Triều, ngày 18/3 bệnh nhân Nguyễn Thu Huyền có đặt lịch khám đăng ký khám Giáo sư. Tuy nhiên ngày đó GS khám đông quá nên bị đẩy xuống khám Thạc sỹ Tú tại khoa khám bệnh tự nguyện. Thạc sỹ Tú khi kết luận bệnh thì không đọc xét nghiệm máu của bệnh nhân Huyền và kết luận bị U, tuy nhiên sau 10 ngày tái khám lại, bệnh nhân gặp bác sĩ khác và bác sĩ trả lời Thạc sĩ Tú đã kết luận sai cho bệnh nhân Huyền. Sau đó bệnh nhân được chuyển sang khoa Nội Tiết khám và kết luận bị cường giáp. Trong quá trình 10 ngày uống thuốc là uống thuốc sai bệnh. Chị Linh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã trực tiếp liên hệ với bệnh nhân Huyền và làm việc với BS trực tiếp khám bệnh. BS Hùng (không phải Tú) đã thăm khám và chẩn đoán bệnh nhân Huyền bị viêm tuyến giáp và cường giáp, BS cho thuốc uống viên tuyến giáp trước và hẹn bệnh nhân 10 ngày sau khám lại. 10 ngày sau BS Thanh thăm khám cho bệnh nhân và đề nghị bệnh nhân chuyển sang Bệnh viện Nội tiết Trung ương để điều trị bệnh cường giáp chứ không phải nói BS Hùng chẩn đoán sai bệnh và cho thuốc uống sai bệnh. BS Hùng đã trực tiếp giải thích, bệnh nhân đã hiểu và không có thắc mắc gì thêm.
  31. Bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng, Hà Nội, trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 27 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Văn Sơn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bố anh là bác Đỗ Tiến Lạc bị đau tim, cấp cứu vào Bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng Hà Nội lúc 15h10 cùng ngày, sau khi sơ cứu Bệnh viện chuyển bác về phòng theo dõi và truyền chai nước tại đơn nguyên tim mạch. Hiện đến 20h10 bác Lạc vẫn có triệu chứng đau tức ngực và không hề thuyên giảm nhưng người nhà đi tìm Bác sỹ hỗ trợ tại đơn nguyên tim mạch không có, phòng cấp cứu cũng khóa cửa. Anh Sơn bức xúc đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: bác sĩ đã hướng dẫn bệnh nhân qua phòng cấp cứu gọi các bác sĩ do khoa hồi sức cấp cứu và đơn nguyên trực  ở phòng hồi sức cấp cứu.
  32. Bệnh viện Nhi Trung ương trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 3 năm 2019, anh Đồng Anh Tuấn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhân Đồng Tiến Phúc đang nằm điều trị tại phòng 201, Khoa Truyền Nhiễm Tầng 2 của Bệnh viện, bé bị sốt và bị hăm ở mông, Anh Tuấn muốn thay ga mới, nhân viên y tế tại đây nói là phải mất 15 nghìn, và nói là ga đang bị hạn chế, Bác sỹ điều trị chính là Bác sỹ Việt, không quan tâm, cũng như thăm khám, kiểm tra tình trạng của bé, bé bị sốt cao, uống thuốc không thấy đỡ, anh Tuấn hỏi thì Bs Nói là đỡ hay không đỡ thì cũng phải uống theo liệu trình, anh Tuấn không hài lòng. Lúc 9h57 anh Tuấn có phản ánh tiếp: BS có kê thuốc cho bệnh nhân bao gồm thuốc kháng sinh (automin 500, acc 200) và thuốc sắt henopoli nhưng không căn dặn cách uống cho đúng (vì sắt không nên uống cùng lúc với kháng sinh), ngoài ra sau khi khám xong người nhà bệnh nhi tự ra tìm và lấy đơn thuốc, giấy xuất viện trong một cái rổ. Anh Tuấn đã đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Người bệnh Đồng Tiến Phúc (MSBN: 190124141) điều trị tại phòng 201 khoa Truyền nhiễm đơn nguyên II từ ngày 13/03-15/03/2019. Trong quá trình điều trị tại khoa, gia đình người bệnh có một số thắc mắc sau khi ra viện về thái độ chăm sóc và điều trị của Bác sĩ, Điều dưỡng. Khoa đã họp và trả lời như sau: Theo quy  định của bệnh viện, tất cả các giường điều trị nội trú được thay ga giường 1 lần/ngày. Từ ga thứ 2 trở đi tính phí 15.000đ/ga. Điều dưỡng đã giải thích rõ cho người nhà người bệnh. Bác sĩ Việt thăm khám trong 2 ngày 14,15/03, tại thời điểm thăm khám không có bố người bệnh tại bệnh phòng. Bác sĩ Việt đã giải thích tình trạng bệnh và phương pháp điều trị cho mẹ người bệnh. Khi người  bệnh ra viện đã được bác sỹ kê đơn và ghi hướng dẫn uống thuốc trong đơn. Thời điểm người bệnh ra viện, tại quầy thu ngân rất đông người bệnh thanh toán để đảm bảo tất cả các người bệnh có thể thanh toán và ra về kịp trong ngày, nhân viên hành chính có nhờ gia đình lấy giúp đơn thuốc và giấy ra viện được để trong rổ. Quá tình người bệnh Đồng Tiến Phúc nằm điều trị tại khoa có thể Bác sĩ Phạm Thế Việt, Điều dưỡng chưa làm gia đình hài lòng. Khoa Truyền nhiễm đã nhắc nhở rút kinh nghiệm toàn khoa để nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc, hài lòng người bệnh. Khoa xin cảm ơn ý kiến góp ý của gia đình người bệnh.
  33. Bệnh viện Nhi Trung ương trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 3 năm 2019, chị Vi Thị Nhâm đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhi Hoàng Bách được mổ tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2015 và ngày 21/3 đến khám lại tại bệnh viện Nhi Trung ương và khám tại phòng 16- khoa khám bệnh tự nguyện. Một bác sỹ nam, người mập, tầm 35 tuổi, đã khám cho bệnh nhi. Vì người nhà không mang theo giấy mổ của 4 năm trước nên bác sỹ đã có nói to với người nhà bệnh nhi, Chị Nhâm bức xúc đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã xác minh và trả lời như sau: Về chuyên môn: Ngày 21/03/2019, người bệnh Vì Hoàng Bách (MSNB:160009639) đến khám tại phòng khám số 16 khoa Khám bệnh đa khoa. BS Hoàng Hữu Kiên trực tiếp thăm khám, chẩn đoán: Còn Hậu môn nhân tạo. Do bệnh sử người bệnh phức tạp có chỉ định can thiệp ngoại khoa, Bác sĩ đề nghị gia đình cung cấp thông tin các lần mổ trước để có hướng xử trí là đúng chuyên môn. Về giao tiếp: Bác sĩ Kiên giao tiếp đúng mực, giải thích rõ ràng với người nhà người bệnh lý do cần tìm lại hồ sơ giấy tờ lúc đầu gia đinh không hiểu. Sau gia đình người bệnh đã thông hiểu và đồng ý về tìm lại giấy tờ. Qua phản ánh trên, lãnh đạo khoa ngoại đã góp ý và rút kinh nghiệm BS Kiên cũng như toàn khoa về kỹ năng giao tiếp để nâng cao hài lòng khách hàng. Khoa Ngoại xin cảm ơn ý kiến đóng góp của gia đình người bệnh.
  34. Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh, Khánh Hòa, trả lời phản ánh của người dân về chế độ bảo hiểm y tế: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 30 tháng 3 năm 2019, anh Lê Văn Tân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Lê Hà Bảo Vân nhập viện vào ngày 30/03/2019 hiện đang điều trị tại tầng 5 buồng 8 khoa Nhi- Bệnh viện Đa Khoa khu vực Cam Ranh- Khánh Hòa. Do bệnh nhân sốt cao, bác sỹ tại phòng cấp cứu cho bệnh nhân xét nghiệm xem có sốt xuất huyết không. Tuy nhiên bác sỹ thông báo nếu bệnh nhân có bệnh thì bảo hiểm y tế sẽ chi trả, còn không có bệnh thì gia đình bệnh nhân phải tự chi trả, anh thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh đã mời đương sự đến làm việc, cụ thể như sau: Đối với xét nghiệm NS1, BHYT chỉ thanh toán những trường hợp dương tính trong thời gian phù hợp. Trước khi làm xét nghiệm NS1 ở trường hợp này, Bác sỹ trực cấp cứu đã giải thích và thân nhân người bệnh đã đồng ý làm giấy thỏa thuận thanh toán viện phí nếu NS1 âm tính. Nay thân nhân người bệnh phản ánh, chúng tôi đã tiếp tục giải thích và họ đã hiểu được, không thắc mắc gì thêm. 

Thăm dò ý kiến