Kế hoạch thực hiện Chiến lược, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2025-2030 của Bộ Y tế
31/12/2024 | 08:50 AM



Trước áp lực của biến đổi khí hậu, thế giới đang trải qua một cuộc chuyển đối mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh. Việc theo dõi và giảm thiểu phát thải không còn là một lựa chọn mà đã trở thành trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức và quốc gia.
Các doanh nghiệp đang tích cực áp dụng các công nghệ tiên tiên, xây dựng các tiêu chuẩn báo cáo minh bạch, trong khi các chính phủ ban hành những chính sách khuyến khích phát triển bền vững. Sự thay đổi này cho thây tính bền vững đã trở thành xu hướng tât yêu và là động lực thúc đây tăng trưởng kinh tế bền vững. Xu thế này ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng của mỗi quốc §ia, qua đó cũng có tác động đáng kể đến tăng trưởng và phát triển ngành Y tế
Mô hình kinh tê tuân hoàn, nhằm mục đích giảm thiểu chất thải không cần thiết và tận dụng tối đa tài nguyên, đang bùng nổ và trở thành xu hướng trên toàn cầu. Thay vì coi mọi thứ là đồ dùng một lần, mô hình này khuyến khích các hoạt động tái sử dụng và tái chế.
Hội nghị COP26 với sự tham gia của 197 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa ra các cam kết và lộ trình cắt giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ cam kết chấm dứt và đẩy lùi nạn phá rừng. 34 quốc gia và một số ngân hàng và cơ quan tài chính cam kết tăng cường hỗ trợ các dự án bền vững hơn và ngừng tài trợ quốc tế cho ’'lĩnh vực năng lượng nhiên liệu hóa thạch không có công nghệ giảm nhẹ vào cuối năm 2022, trừ những trường hợp hạn chế và được xác định rõ ràng phù hợp với giới hạn nóng lên 1,5'’C và các mục tiêu của Thỏa thuận Paris". Hơn 40 quốc gia đã cam kẹt loại bỏ than đá.
Tại COP26, Việt Nam cũng đã cam kết đạt phát thải ròng băng 0 vào năm 2050, giảm phát thải khí mê-tan 30% vào năm 2030, giám dân và loại bỏ điện than trong giai đoạn 2030-2040, bảo vệ rừng.
Để hiện thực hóa các cam kết mới nhất này, Việt Nam phải đẩy nhanh và mạnh mẽ hơn nữa việc triền khai Chiến lược Tăng trưởng xanh quốc gia, cụ thể hóa các nội dung Chiến lược tại Kê hoạch hành động tăng trưởng xanh theo hướng tạo tiền đề cho việc xây dựng “Lộ trình hiện thực hóa tăng trưởng xanh gắn với phát triển kinh tê - xã hội với tâm nhìn dài hạn nhám đạt được mục tiêu PTRO năm 2050’' Ngành Y tế toàn cầu hiện đang đóng góp khoảng 4,6% tổng lượng phát thải khí nhà kính, chủ yếu từ các hoạt động như sử dụng năng lượng, xử lý chất thải y tế, và các quy trình vận hành cơ sở y tế.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê báo cáo cả nước có khoảng 5 1.962 cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Hiện nay, Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức về thực trạng phát thải khí nhà kính trong ngành Y tế.
Theo đó, ngày 30/12/2024, Bộ Y tế Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2025-2030 của Bộ Y tế với mục tiêu Xây dựng nền y tế xanh, thông minh gắn liền với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, nhằm thúc đẩy sự phát triêm của ngành y tê theo hướng giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tề.
Chi tiết Kế hoạch thực hiện Chiến lược, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2025-2030 của Bộ Y tế xem tại đây
Tin liên quan
- Chính phủ phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Dự thảo Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2021-2023
- Bộ Y tế Phê duyệt chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
- Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045