Thông tin đường dây nóng tháng 9.2019

27/09/2019 | 10:44 AM

 | 

 

  1. Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Khê, Phú Thọ, trả lời phản ánh của người dân về việc không cho bệnh nhân chuyển viện lên tuyến trên: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 16h48 ngày 25 tháng 8 năm 2019, chị Phan Mỵ Nương đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Ngày 19/8 bệnh nhân Phan Dương Tuyết bị mệt gia đình đưa vào Khoa Nội , Bệnh viện Đa Khoa Huyện Cẩm Khê, Phú Thọ, để khám bênh. Bác sĩ khám không bị gì và yêu cầu đi chụp XQ, Siêu Âm, và chụp Citi cắt lớp , và chuẩn đoán Viêm Phổi Cấp, và cho nằm điều trị , đến chiều ngày 21/8 bệnh nhân Tuyết thấy khó chịu , bác sĩ tiêm 2 mũi, một lúc sau thì bệnh nhân bị choáng, cấm khẩu, khó thở. Bác sĩ bảo gia đình chuyển lên tuyến trên, do bác Tuyết bị phổi trắng, hở van tim, nên phải chuyên lên tuyến trên để lọc máu, truyền máu, bác sỹ yêu cầu đi ngay. Khi chị Nương hỏi nếu chuyển viện trong tình trạng bệnh nhân như vậy thì có đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân không? Bác sĩ bảo không đảm bảo, gia đinh quyết cho bác Tuyết ở lại Bệnh viện, lúc này bệnh viện lại cho bác Tuyết đi lọc máu, và nói với gia đình ngày mai sẽ tỉnh, nhưng đến hôm sau bác Tuyết không tỉnh, và gia đình xin giấy chuyển viện lên tuyến trên, nhưng Bệnh viện không làm giấy chuyển viện mà làm giấy ra viên. Chị Nương không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đếnTrung tâm Y tế huyện Cẩm Khê xin báo cáo diễn biến bệnh nhân như sau: Bệnh nhân: Phan Dương Tuyết, sinh năm: 1943, địa chỉ: Xã Yên Tập - Huyện Cẩm Khê - Tỉnh Phú Thọ vào viện lúc 16h22 phút ngày 19/8/2019 tại khoa Nội tổng hợp. Khi vào viện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, da, niêm mạc hồng nhạt, không phù, không xuất huyết dưới da, không nôn, mệt mỏi, ho từng cơn ngắn, khạc ít đờm trắng, khó thở nhẹ, môi chi hồng, hạch ngoại vi không to, tuyến giáp không sờ thấy. Mạch 78 lần/phút, huyết áp: 130/80mmHg, nhiệt độ: 36,7°C, nhịp thở: 22lần/phút, SpO2: 97-98%. Tim nhịp đều T1,T2 rõ, Phổi ral ẩm, ral nổ 2 bên, bụng mềm, không chướng, ấn hố chậu phải không đau. Bác sĩ đã hỏi tiền sử của bệnh nhân: Đã điều trị viêm phổi, không có bệnh lý tim mạch trước đó, cách đây 5 ngày bệnh nhân có biểu hiện ho từng cơn, khạc đờm trắng, khó thở, ăn ngủ kém. Bác sĩ cho chỉ định cận lâm sàng, kết quả:  Chụp Xquang tim phổi: Hình ảnh dày tổ chức kẽ nhu mô phổi hai bên, hình ảnh đám mờ không thuần nhất thùy dưới phổi phải. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực không tiêm thuốc cản quang: Hình ảnh viêm phổi hai bên. Bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm phổi. Hướng xử trí: Cho dùng thuốc kháng sinh phối hợp, long đờm, sinh tố. Bác sĩ cho chỉ định tiêm thuốc kháng sinh Cefoxitin 1g x 2 lọ/ngày, Ciprofloxacin 0.5g x 2 viên/ngày, Ambroxol và vitamin 3B dạng viên. Sau khi dùng thuốc đến sáng ngày 21/8/2018 bệnh nhân có chuyển biến tốt. Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, ngủ được, đỡ mệt, không nôn, không sốt, còn ho tường tiếng, môi chi hồng. Đến khoảng 14 giờ 19 phút, bệnh nhân kêu chóng mặt, khó chịu, khó thở, vã mồ hôi. Bác sĩ tiến hành khám: Bệnh nhân tỉnh, nói từng câu ngắt quãng, khó thở, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch 110lần/phút, nhịp thở 261 lần/phút, SpO2: 96%, huyết áp 150/90 mmHg, co kéo cơ hô hấp mạnh, nghe phổi có rale ẩm rít khắp hai trường phổi, nhịp tim nhanh, tiếng thổi ở ổ van hai lá, ba lá. Nhận định được bệnh nhân đang trong tình trạng suy hô hấp có thể dẫn đến suy tim cấp hay phù phổi cấp, tình trạng nặng, bác sĩ giải thích cho người nhà và tiến hành cấp cứu, cho bệnh nhân thở oxy 4 lần/phút, tiêm 1 ống furosemid 2mg vào tĩnh mạch, 1 ống solimedrol 40mg vào tĩnh mạch, đồng thời mời bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu lên hội chẩn. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định chuyển bệnh nhân sang khoa Hồi sức cấp cứu vào lúc 15 giờ, ngày 21/8/2019. Bệnh nhân chuyển sang khó Hồi sức trong tình trạng: Tỉnh, vật vã, khó thở nhiều,thở rít, co kéo cơ hô hấp, tím mặt môi, ngọn chi,da tái lạnh, phù nhiều hai chân, Mạch: 110 lần/phút,  Huyết áp: 150/80mmHg,  SpO2: 55%, tim nhịp nhanh, có tiếng thổi tâm thu 3/6, phổi nhiều ral ẩm, ral nổ, ral rít 2 bên, khí máu động mạch: Toan hô hấp nặng. Chẩn đoán : Suy hô hấp / Viêm phổi nặng / Suy tim chưa loại trừ phù phổi cấp. Bệnh nhân đã được đặt ống nội khí quản cấp cứu - thở máy. Tiên lượng bệnh rất nặng, bác sĩ đã giải thích tình trạng bệnh cho gia đình bệnh nhân và có chỉ định chuyển tuyến trên điều trị tiếp. Người nhà bệnh nhân cũng được giải thích những nguy cơ có thể xảy ra trên đường vận chuyển, nhưng gia đình cam kết xin ở lại Trung tâm y tế Cẩm Khê điều trị (đại diện gia đình Ông: Nguyễn Ngọc Như đã ký cam kết). Sau đó bệnh nhân đã được điều trị hồi sức tích cực và theo dõi liên tục. Đến 19 giờ, ngày 21/8/2019, bệnh nhân vô niệu, có chỉ định lọc máu cấp cứu, bác sỹ Hà Sỹ Vượng – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu đã giải thích tình trạng bệnh cho gia đình bệnh nhân (đại diện Ông: Nguyễn Ngọc Như đã đồng ý ký cam kết). Không có bác sỹ nào nói với gia đình ‘ngày mai sẽ tỉnh’ như chị Nương phản ánh. Đến 08 giờ 50 phút, ngày 22/8/2019, bệnh nhân an thần, thở theo máy, Mạch: 82 lần/phút, Huyết áp: 120/80 mmHg, SpO2: 100%, Tiểu : 800ml/ 14h. Bác sỹ Hà Sỹ Vượng giải thích tình trạng bệnh cho gia đình. Gia đình bệnh nhân đồng ý chuyển lên tuyến trên điều trị tiếp. Khi chuyển viện, nhân viên khoa Hồi sức cấp cứu đã làm đầy đủ các thủ tục chuyển viện gồm: Báo cáo lãnh đạo,thanh toán, Giấy chuyển tuyến đầy đủ thông tin điều trị, bệnh nhân được vận chuyển bằng xe cứu thương, có 02 điều dưỡng hộ tống, trong quá trình vận chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ an toàn, đồng thời bàn giao đầy đủ giấy tờ cho cán bộ khoa Cấp cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ và đã thông báo cho gia đình. Như vậy, việc chị Nương phản ánh Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê không cấp Giấy chuyển viện cho bệnh nhân Tuyết là không đúng.

  2. Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh nhân chuyển lên tuyến trên không có bác sỹ đi cùng: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 10h35 ngày 04 tháng 9 năm 2019, anh Nguyễn Mạnh Hùng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Trần Quang Văn bị tai biến nhập Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An vào ngày ngày 31/8. Bệnh viện chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Bạch Mai. Gia đình yêu cầu có bác sĩ và y tá đi cùng, nhưng Bệnh viện đã điều nhân viên y tế tên Nguyễn Đình Bằng khoa hồi sức nội và nói với người nhà bệnh nhân là nhân viên Bằng là bác sĩ, trong lúc trên xe nhân viên đó tiêm thuốc cho bệnh nhân. Đến Bệnh viện Bạch Mai thì ngày 1/9 Bệnh viện trả bệnh nhân về. Gia đình không đồng ý, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Thông tin bệnh nhân: Họ và tên bệnh nhân: Trần Quang Văn, Giới tính: Nam, Năm Sinh: 1957, Địa chỉ: Khối Tân Phúc, Phường Nghi Hòa, TX Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An; Vào viện: 4h16 ngày 30-08-2019; Vào khoa HSTC-CĐ: 7h ngày 30-08-2019; Đi Hà Nội (Bệnh Viện Bạch Mai): 11h00 ngày 30-08-2019; Bệnh nhân chuyển từ bệnh viện Bạch Mai về bệnh viện HNĐK Nghệ An hồi 17h48 ngày 02/09/2019. Diễn biến bệnh lý của bệnh nhân: Khai thác thông tin từ người nhà bệnh nhân thì trước khi nhập viện 1h bệnh nhân được người nhà phát hiện trong tình trạng hôn mê, gọi hỏi không đáp ứng, ở nhà chưa điều trị gì vào viện tỉnh khoa cấp cứu được đặt ống nội khí quản thở máy sau chuyển khoa HSTC-CĐ điều trị tiếp trong tình trạng: Bệnh nhân hôn mê G5đ, thở máy, tim đều phổi thông khí 2 bên đều, ít rale ẩm 2 bên, không rõ yếu liệt, đồng tử 2 bên đều 1,5mm, PXAS yếu. Bệnh nhân tiếp tục được thở máy, truyền dịch, giảm tiết, chống co thắt mạch não (Nimotop). Bác sỹ đã giải thích tình trạng nặng cho người nhà bệnh nhân. Đến 11h cùng ngày sau khi hổi chẩn xin ý kiến của Lãnh đạo khoa, bệnh nhân được chuyển tuyến trên (bệnh viện Bạch Mai) để điều trị tiếp. Ngày 02/09/2019, Bệnh nhân chuyển từ bệnh viện Bạch Mai về Bệnh viện HNĐK Nghệ An với tình trạng: bệnh nhân hôn mê G 10 điểm, tự thở qua nội khí quản, tim đều phổi thông khí 2 bên đều, rale ẩm 2 bên. Bệnh nhân được cấy đờm kết quả: S. aureus và A. baumannii. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh, truyền dịch, hỗ trợ hô hấp. đến ngày thứ 3 sau điều trị bệnh nhân được mở khí quản. Hiện tại tình tạng bệnh nhân(sau 7 ngày điều trị): bệnh nhân hôn mê G 12đ, tự thở qua CNKQ, tim đều phổi thông khí 2 bên đều, rale ẩm 2 bên. Kết quả xét nghiệm: CLVT trước chuyển: Tụ máu trong nhu mô não vùng thái dương trái, Tụ máu khoang dưới nhện, Đường giữa di lệch sang phải, Tụ máu trong các não thất, Các xoang sọ mặt niêm mạc không dày, không thấy dịch, không thấy khối, Không phát hiện tổn thương xương sọ. Sau khi nhận được phản ánh thông qua Đường dây nóng của Bộ Y tế, xét thấy để điều dưỡng Nguyễn Đình Bằng tiếp tục công tác sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm tra, xác minh sự việc nên Bệnh viện đã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cá nhân để tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh. Chiều ngày 04/9/2019, bệnh viện đã liên hệ với người nhà Bệnh nhân trong phản ánh là chị Trần Thị Chung, con gái bệnh nhân Trần Quang Vân, là người trực tiếp chăm sóc và đi cùng bệnh nhân ra Hà nội. Qua trao đổi và làm việc với Lãnh đạo Bệnh viện, chị Chung khẳng định chị và các thành viên trong gia đình không hề gọi điện lên Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh sự việc như trên, vì việc chuyển tuyến đối bệnh nhân diễn ra an toàn nên gia đình rất hài lòng. Do vậy, Bệnh viện có căn cứ để khẳng định đây là phản ánh mang tính chất mạo danh, tuy nhiên xét thấy phản ánh có nội dung và chứng cứ rõ ràng, Bệnh viện đã thành lập tổ công tác làm việc với cá nhân trong phản ánh là ông Nguyễn Đình Bằng, người nhà bệnh nhân và các tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh. Ý kiến của chị Trần Thị Chung, con gái bệnh nhân: Việc liên hệ xe đi Hà Nội là do người nhà bệnh nhân tự liên hệ, qua giới thiệu của người ngoài trong khu vực hành lang của bệnh viện, không do nhân viên Y tế giới thiệu. Việc liên hệ điều dưỡng Nguyễn Đình Bằng đi vận chuyển là do người nhà tự liên hệ qua giới thiệu của một người thân của gia đình bệnh nhân ở Nghi Hòa, Cửa lò, do điều dưỡng Nguyễn Đình Bằng đã có lần chăm sóc cho người nhà của người này. Người nhà bệnh nhân không hề biết anh Nguyễn Đình Bằng là BS hay điều dưỡng. Sau khi tổ công tác tiến hành kiểm tra, xác minh sự việc, đã thống nhất các ý kiến sau đây: Đối với cá nhân điều dưỡng Bằng: Theo như bảng phân trực và chấm công tại phòng TCCB thì thời gian sự việc diễn ra là thời gian nghỉ trực của điều dưỡng Bằng (8h ngày 30/8/2019). 8h cùng ngày điều dưỡng Bằng có nhận được yêu cầu hộ tống bệnh nhân ra Bệnh viện Bạch Mai, điều dưỡng Bằng đã nhận lời vì việc chăm sóc các bệnh nhân nặng giai đoạn cuối là việc làm thường xuyên ngoài giờ hành chính của điều dưỡng Bằng. Tuy nhiên dù điều dưỡng Bằng thực hiện dịch vụ y tế lúc nghỉ trực nhưng theo quy định vẫn phải báo cáo Bệnh viện và có phải có đăng ký nhưng cá nhân đã không thực hiện. Khi hộ tống bệnh nhân điều dưỡng Bằng không xin y lệnh của bác sỹ điều trị cho bệnh nhân Trần Quang Vân đã tự ý dùng thuốc cho bệnh nhân trong quá trình vận chuyển. Như vậy, điều dưỡng Bằng đã hành động vượt quá nhiệm vụ quyền hạn của một điều dưỡng viên. Đối với khoa Hồi sức tích cực chống độc: Khi cho bệnh nhân chuyển tuyến phải có sự bàn giao chặt chẽ, tuy nhiên do bệnh nhân vào lúc 7h và 10h xin chuyển viện nên không kịp thực hiện tốt vấn đề này. Đây là thiếu sót của khoa. Khoa phát hiện điều dưỡng Bằng có dịch vụ máy thở riêng, đã nhắc nhở tuy nhiên chưa báo cáo với Lãnh đạo Bệnh viện. Khoa biết việc điều dưỡng Bằng có thực hiện dịch vụ y tế ngoài giờ có thu tiền tuy nhiên khoa đã không nhắc nhở, yêu cầu cá nhân phải báo cáo và đăng ký đối với Bệnh viện theo quy định. Đối với phòng Hành chính quản trị: Cần thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu đội bảo vệ, vệ sỹ để ý đặc biệt khu vực các khoa hồi sức, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng cò mồi trong việc chuyển viện, chuyển tuyến, nếu phát hiện mà vượt thẩm quyền, khả năng xử lý thì yêu cầu báo cáo Lãnh đạo phòng Hành chính quản trị để báo cáo Giám đốc Bệnh viện. Xét thấy nhân viên y tế đã có hành động trái với quy định, vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn của một điều dưỡng viên. Bệnh viện sẽ có hình thức xử lý kỷ luật phù hợp đối với cá nhân vi phạm.

  3. Bệnh viện Đa khoa Việt Nam Thụy Điển Uông Bí trả lời phản ánh của người dân về chẩn đoán của bác sỹ “gần đúng”: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 15h51 ngày 09 tháng 9 năm 2019, anh Đỗ Đức Xuân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Vũ Đức Tuấn nhập viện tại Bệnh viện Đa Khoa Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí- Quảng Ninh vào lúc 00h05 ngày 28/8 với tình trạng bệnh nhân bị đau hông và đau chân. Bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị thái hóa và đau dây thần kinh liên sườn, rối loạn nội biên và tiêm cho bệnh nhân liều giảm đau, thuốc tuần hoàn não và thuốc giãn cơ. Sau 6 ngày tiêm thì bệnh nhân bị tê chân phải. Bệnh nhân được tiêm giảm đau nhưng tình trạng không thuyên giảm, gia đình mong muốn chuyển lên Bệnh viện khác nhưng Bệnh viện không đồng ý. Bệnh án của bệnh nhân được bác sĩ Trưởng khoa Đặng Thị Như Vy kết luận: thần kinh ngoại vi, rối loạn cơ thể, lạm dụng rượu, đau lưng cấp, trong khi bệnh nhân không hề bị đau lưng, không sử dụng bia rượu. Sau đó bệnh nhân lên khám tại Bệnh viện Bạch Mai và được chẩn đoán bị phồng đĩa đệm và được cấp thuốc uống 3 ngày tình trạng đã đỡ rất nhiều không còn đau nữa. Khi bệnh nhân về trao đổi với BS Vy ở Bệnh viện Uông Bí thì được trả lời là “ chuẩn đoán gần đúng". Anh Tuân bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi nhận từ Bộ Y tế về việc phản ánh của người bệnh Vũ Đức Tuân (Họ, tên ghi trong HSBA là Đỗ Đức Xuân), Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã tìm hiểu sự việc, cụ thể như sau: Bệnh nhân: Đỗ Đức Xuân, Sinh năm: 1985, Địa chỉ: Tổ 7 - Khu 1 - Trưng Vương - Uông Bí - Quảng Ninh. Vào viện: 0h ngày 28 tháng 8  năm 2019. Ngày ra viện: Ngày 03 tháng 09  năm 2019. Điều trị tại khoa Nội Thần kinh – cơ xương khớp của bệnh viện. Chẩn đoán lúc vào viện: Rối loạn dạng cơ/Nghiện rượu. Chẩn đoán lúc ra viện: Bệnh thần kinh ngoại vi - Rối loạn dạng cơ thể - Đau lưng cấp/ Lạm dụng rượu. Bệnh sử: Người bệnh có tiền sử uống rượu nhiều năm, khoảng 300ml/ngày. Đợt này người bệnh đau ngực trái âm ỉ, đau lưng, đau tê dọc chân P cảm giác cắn rứt. NB đã điều trị thuốc giảm đau không đỡ, vào viện. Tiền sử bệnh: Trong Hồ sơ bệnh án người bệnh có khai uống khoảng 300 ml rượu/ ngày. Tình trạng lúc vào viện: Người bệnh tỉnh, hơi thở có mùi rượu, đau ngực trái, đau lưng, tê bì chân phải, HA 130/80mmHg, bụng mềm, gan lách chưa sờ thấy, tim nhịp đều rõ, phổi không ran, hội chứng cột sống âm tính, hội chứng rễ âm tính. Kết quả cận lâm sàng: Định lượng Ethanol (cồn) máu: 256,20 mg/dl. Quá trình nằm viện bệnh nhân đau tê bì chân phải được chỉ định chụp MRI cột sống thắt lưng: Cộng hưởng từ cột sống thắt lưng: hình ảnh các thân đốt sống thắt lưng mất vôi, các đĩa đệm của cột sống có chiều cao trong giới hạn bình thường, tín hiệu bình thường, không có dấu hiệu thoát vị. Điều trị:  thuốc Piroxicam 20mg, Meloxicam 7.5mg, Amitriptylin 25mg, Sulpirid 50mg, Vitamin B1 25mg tiêm bắp, Pantoprazol 40mg. Trong quá trình điều trị, người bệnh không đau ngực trái, có lúc đau cột sống thắt lưng, chân P còn tê bì bứt rứt ngoài da, tim nhịp đều rõ, HA 110/70 mmHg - 120/80 mmHg. Ngày 03/09/2019, người bệnh tỉnh, không đau ngực, đau chân phải, cảm giác tê bì bứt rứt ngoài da, đi lại được. NB xin chuyển viện đã được bác sỹ giải thích đây là bệnh lý có thể điều trị được tại bệnh viện VNTĐUB, nếu chuyển viện sẽ chuyển theo nguyện vọng người bệnh (không được hưởng bảo hiểm đúng tuyến), nhưng NB không đồng ý và xin ra viện. Chẩn đoán lúc ra viện: Bệnh thần kinh ngoại vi - Rối loạn dạng cơ thể - Đau lưng cấp/Lạm dụng rượu. Sau khi nhận được thông tin từ Bộ Y tế về phản ánh của người bệnh, lãnh đạo bệnh viện đã hẹn người bệnh đến bệnh viện để gặp gỡ trực tiếp xem tâm tư nguyện vọng của người bệnh nhưng người bệnh chưa sắp xếp được. Bệnh viện đã yêu cầu khoa Chẩn đoán hình ảnh và khoa Tâm thần kinh - Cơ xương khớp hội chẩn lại phim chụp cộng hưởng từ cột sống của người bệnh, kết quả hội chẩn không phát hiện gì mới so với kết quả đọc trước đó.

  4. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La trả lời phản ánh của người dân về trường hợp sản phụ tử vong sau mổ đẻ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 14h17 ngày 16 tháng 9 năm 2019, anh Nguyễn Hồng Phúc đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: 9h sáng ngày 5/9 sản phụ Lèo Thị Mởi đển bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La chờ sinh, làm thủ tục siêu âm, xét nghiệm, được nhập viện trong tình trạng khỏe mạnh bình thường. Đầu giờ chiều sản phụ được đưa vào phòng chờ khoa sản để chờ đẻ, đến 2h chiều bắt đầu truyền thuốc, không cho người nhà vào. Tầm 4h chiều bác sỹ chính ra khỏi phòng, gia đình hỏi tình hình sản phụ lúc đấy đã bắt đầu chuyển dạ sau đó sau bác sĩ bỏ đi, đợi 1 lúc sau sinh viên thực tập ra bảo người nhà nhà vào vệ sinh cho bệnh nhân, tình trạng đang trong nguy kịch và yêu cầu người nhà vào ký giấy mổ. sau 20-30p mới tập trung kíp mổ và mổ gần 1 tiếng đồng hồ. Và đã thông báo sản phụ tử vong lúc 18h. Bệnh viện không thông báo cho gia đình biết nguyên nhân tử vong. Gia đình yêu cầu phía bệnh viện kiểm tra, trả lời bằng văn bản. Anh Phúc đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La đã thành lập hội đồng chuyên môn theo  Quyết định số 385/QĐ-BVĐKT ngày 06 tháng 9 năm 2019  để xem xét đánh giá trường hợp sự cố y khoa bệnh nhân Lèo Thị Mởi tại khoa Sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La ngày 05/9/2019. Kết luận của Hội đồng chuyên môn:  Sản phụ tử vong do Tắc mạch ối /Sản phụ chuyển dạ đẻ thai 41 tuần. (Hội đồng chuyên môn được thành lập ngay sau khi sản phụ Mởi tử vong). Trong quá trình chị Mởi chuyển dạ tại phòng đẻ thường xuyên có bác sỹ và nữ hộ sinh theo dõi. Gia đình không có người vào phòng đẻ vì cán bộ khoa Sản thực hiện đúng quy trình chuyên môn. Hiện tại Hồ sơ bệnh án của sản phụ đang được cơ quan công an giữ. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La chưa trả lời gia đình bằng công văn được do còn đợi kết luận của cơ quan điều tra. Khi có kết quả của cơ quan điều tra BVĐKT sẽ có văn bản báo cáo  cơ quan cấp trên và  gửi gia đình chị Lèo Thị Mởi.

  5. Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về thái độ cáu gắt của bác sỹ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 09 tháng 4 năm 2019, chị Nguyễn Thị Trang đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: vào lúc 2h sáng ngày 9/4 chị đưa bệnh nhân Văn Hồng Cúc đến Trung Tâm Y Tế huyện Xuyên Mộc để cấp cứu.  BS Đồng có thái độ cáu gắt, hạch sách bệnh nhân. Chị đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc đã trả lời như sau: Vào khoảng 01h30p ngày 9/4/2019 khoa Ngoại tổng hợp có tiếp nhận bệnh nhân Văn Hồng Cúc từ khoa Cấp cứu chuyển đến. Vào viện với lý do đau bụng, bs Đồng khám và bệnh nhân khai đau vùng thượng vị, HC (P) và hông (P), đau quanh rốn, đau quặn từng cơn 2 ngày nay, Bs Đồng có giải thích hiện tại nếu không thấy đau nhiều thì đề nghị bệnh nhân nằm nghỉ theo dõi tại buồng bệnh khi nào đau nhiều bs sẽ khám lại, tạm thời không ăn uống gì. Khoa ngoại đã tổ chức họp và xác minh: BS Đồng thăm khám bệnh nhân kịp thời nhưng giải thích chưa thỏa đáng cho bệnh nhân hiểu và hay càm ràm những câu nói không cần thiết làm người nhà và bệnh nhân không hài lòng. Biện pháp khắc phục: Đề nghị Bs Đồng phải khắc phục nhược điểm này và không để trường hợp như thế này xảy ra nữa.

  6. Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện yêu cầu phải có giấy của chính quyền xã mỗi lần đi khám: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 03 tháng 4 năm 2019, chị Nguyễn Thị Tốt đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: sáng ngày 03/4/2019 chị khám mắt tại khoa mắt Bệnh viện Bà Rịa -Vũng Tàu, tại phòng 1 tiếp nhận bn hướng dẫn sang phòng số 5 khám, sau đó sang phòng số 7 để nhân viên nhập dữ liệu vào máy. Nhân viên y tế thông báo BHYT của chị mỗi lần đi khám phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã. Chị thắc mắc thì nhân viên này cáu gắt nói Bệnh viện này quy định là vậy, Chị không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã xác minh tìm hiểu thì được biết, người dân phản ánh về Bệnh viện Mắt - Tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu chứ không phải Bệnh viện Bà Rịa.

  7. Trung tâm y tế huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, trả lời phản ánh của người dân về việc người bệnh chờ gần 5 giờ mà chưa đến lượt khám bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 4 năm 2019, anh Bá Văn Mục đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 24/4 anh đến Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn, thuộc Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn để khám bệnh. Anh đi từ rất sớm và là người đầu tiên có mặt ở bệnh nhiện, nhưng chờ đến 10h45 mà anh vẫn chưa được khám, trong khi đó nhiều người đến sau anh lại được khám trước và đã ra về. Anh có hỏi nhân viên y tế thì được báo chưa đến lượt và ra ngoài chờ. Anh Mục không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn đã trả lời như sau: Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn đã xác minh lại phản ánh của anh Bá Văn Mục qua số điện thoai 0398584701 do anh chưa hiểu quy trình khám chữa bệnh nên đã thắc mắc, sau khi Bệnh viện trao đổi lại với anh Bá Văn Mục,  giải thích cho anh quy trình khám chữa Bệnh Ngoại trú anh đã hiểu và không còn băn khoăn hay thắc mắc gì thêm.

  8. Trung tâm Y tế huyện Tân Yên, Bắc Giang, trả lời phản ánh của người dân về việc nhân viên y tế khoa Nhi bị bệnh lao tái phát đang làm việc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 10 tháng 4 năm 2019, anh Hải đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Sáng ngày 10/4/2019 anh đưa bệnh nhi bị viêm họng và ho đến Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Huyện Tân Uyên, Bắc Giang, để điều trị. Anh phát hiện tại khoa Nhi có nhân viên y tế (không rõ tên) bị lao tái phát nhưng vẫn đang lam việc tại Khoa. Anh Hải không đồng ý, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế huyện Tân Yên ( BVĐK Tân Yên) xin  báo cáo như sau: đồng chí Lê Thị Phương đang làm việc tại khoa Nhi, Trung tâm y tế huyện Tân Yên bị bệnh lao phổi đã điều trị khỏi, ổn định. Nay kiểm tra lại phát hiện lao tái phát, bản thân đồng chí Phương đã nghỉ phép để điều trị. Đồng thời Ban giám đốc Trung tâm cũng đã có phương án vị trí việc làm phù hợp cho đồng chí Phương sau khi điều trị ổn định và hết phép.

  9. Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Bắc Giang trả lời phản ánh của người dân về bệnh viện giữ BHYT của bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 04 tháng 4 năm 2019, anh Phan Văn Tính đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: mẹ anh là bà Ninh Thị Vân có điều trị bệnh lao ở Bệnh viện Lao phổi Bắc Giang, và thời gian điều trị đã kéo dài vài năm nay. Gần đây gia đình có đưa bác Vân lên Bệnh viện Phổi trung ương để kiểm tra lại và bất ngờ là kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện phổi trung ương là âm tính cho bệnh lao. Sau đó, gia đình đưa bác Vân về kiểm tra lại ở Bệnh viện laovà bệnh phổi Bắc Giang thì vẫn nhận được kết quả là có bệnh lao. Bên cạnh đó, để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, Bác sỹ Bệnh viện đã yêu cầu gia đình đưa bác Vân lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang làm thêm một số xét nghiệm nhưng lại không trả BHYT và cũng không có giấy chuyển tuyến hay giấy giới thiệu. Gia đình bác Vân yêu cầu có sự giải thích rõ ràng nguyên nhân tại sao không cấp BHYT cũng như giấy chuyển tuyến cho người bệnh đi khám. Anh Tính đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Số thứ tự phản ánh: 100534 (thời than phản ánh 18h36'32") đã được Bệnh viện xử lý vào hồi 8h27  ngày 08/4/2019.  khi đó không có phản ánh số: 100535.  Đến 7h00 sáng nay 09/4/2019 Bệnh viện mới thấy phản ánh này trên phần mềm quản lý phản ánh, Bệnh viện xin giải trình như sau: vào khoảng 18h00 04/4/2019  Cán bộ trực điện thoại đường dây nóng của bệnh viện thấy điện thoại hết pin và cắm nạp, sau đó đi giải quyết công việc, khi quay về thấy 2 cuộc gọi nhỡ 18h19 và 18h23 đều từ số máy 394275716;  Cán bộ trực gọi lại cho số máy này ngay và được anh Tính con bệnh nhân Ninh Thị Vân phản ánh nội dung như trên, Cán bộ trực đã giải thích cho anh Tính là về quy định của BHYT là tại cùng thời điểm thẻ BHYT không cùng lúc sử dụng tại 2 cơ sở khám chữa bệnh. Sau khi nghe giải thích anh Tính đã hiểu và không có ý kiến gì khác.

  10.  Trung tâm Y tế huyện Tân Yên, Bắc Giang, trả lời phản ánh của người dân về thái độ của bác sỹ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 08 tháng 4 năm 2019, chị Nguyễn Thị Tâm đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: sáng ngày 08/4/2019 bệnh nhân Lương Công Đạt đến khám sức khỏe tại Bệnh viện đa khoa Huyện Tân Yên, Bắc Giang. Bệnh nhân được Trưởng khoa tim mạch đo huyết áp là 117, buổi chiều bs Tú trực phòng đo huyết áp của khoa cấp cứu yêu cầu bệnh nhân di chuyển hết phòng này sang phòng khác khiến bệnh nhân tăng huyết áp lên 158, vào 16h20 bác sỹ có thái độ cáu gắt đuổi bệnh nhân ra khỏi phòng và thông báo đã hết giờ làm, đi ra ngoài. Chị Tâm không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm y té huyện Tân Yên (đơn vị quản lý Bệnh viện đa khoa huyện Tân Yên) xin báo cáo như sau: Công dân Lương Công Đạt là người đi khám tuyển sinh  quân sự để thi vào các trường quân sự nhưng vì yếu tố tâm lý, huyết áp cao nên ngày 01/4/2019 chưa kết luận được. Ngày 08/4/2019 công dân xin đi khám lại và được điều dưỡng Đặng Văn Tú thực hiện đo huyết áp đếm nhịp tim theo quy định của hội đồng khám tuyển. Tuy nhiên  kết quả đo không được như mong muốn, công dân Lương Công Đạt được đo nhiều lần trong ngày bằng nhiều máy đo huyết áp khác nhau, đến khoảng 16h39 phút ngày 08/4/2019 đồng chí Tú lắp máy Moniter để kiểm tra nhưng huyết áp vẫn còn cao, sau đó đồng chí Tú có giải thích cho gia đình và nói đã hết giờ làm việc dẫn tới bức xúc của gia đình. Bản thân đồng chí Tú cũng nhận khuyết điểm trong kỹ năng giáo tiế chưa khéo, giải thích chưa cặn ké dẫn tới tình tràng như ý kiến phản ánh. Đồng chí Tú cũng xin hứa sửa chữa khắc phục.

  11.  Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn trả lời phản ánh của người dân về thông báo của bác sỹ Trung tâm y tế thành phố Bắc Kạn: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 10 tháng 4 năm 2019, chị Hoàng Thị Châm đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Hoàng Thị Chiến (SN 1950) sáng ngày 10/4 đi  khám bệnh tại Trung Tâm Y Tế Thành phố Bắc Kạn, địa chỉ: Phùng Chí Kiên, Bắc Kạn. Bệnh nhân có tiền sử đau lưng và muốn đi chụp chiếu lưng. Nhưng bác sĩ Thảo tại khoa y học cổ truyền trả lời "sắp nghỉ lễ mồng 10 tháng 3 không chụp, chỉ kê đơn thuốc". Chị Châm không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế kiểm tra. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn đã trả lời như sau: Sau khi nhận được thông tin phản ánh, Sở Y tế đã điện thoại trực tiếp cho Giám đốc Trung tâm  Y tế thành phố Bắc Kạn (qua số điện thoại đường dây nóng của đơn vị) để xác nhận lại thông tin phản ánh nêu trên, Tiếp đó buổi chiều cùng ngày Trung tâm Y tế đã cử cán bộ (Bs. Phượng) đến tận nhà để gặp bệnh nhân để xác nhận lại thông tin nêu trên  (trên cơ sở báo cáo KQ xác minh của Bs. Phương và thông tin trực tiếp cho người phản ánh), được biết do người bệnh cao tuổi, lại đông bệnh nhân  do vậy người bệnh đã nghe nhầm và không có thắc mắc gì thêm.

  12.  Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh trả lời phản ánh của người dân về việc thanh toán viện phí ra viện phải chờ rất lâu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 4 năm 2019, anh Trần Đức Thành đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, rất nhiều người có con em được cho ra viện, nhưng thủ tục ra viện làm rất lâu. Bác sỹ hẹn anh 15h30 ra thanh toán viện phí cho bệnh nhi Trần Thị Ngọc Dung ra viện, nhưng đến 16h vẫn chưa được thanh toán. Tại quầy thanh toán viện phí còn rất đông người chờ. Theo giờ hành chính thì 16h30 là Bệnh viện hết giờ làm việc. Anh không hài lòng với cách thức thanh toán viện phí ở đây, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã giải thích cho người bệnh có thể thanh toán ngay trong ngày hoặc bố trí thời gian thanh toán vào ngày khác (trong giờ hành chính). Người nhà người bệnh đã hài lòng.

  13.  Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh trả lời phản ánh của người dân về việc không ưu tiên khám trước cho người cao tuổi: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 4 năm 2019, anh Trần Quang Thành đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Nguyễn Thị Nhung trên 80 tuổi đi khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh. Tại Bệnh viện có chế độ ưu tiên cho những bệnh nhân trên 80 tuổi, nhưng tại quầy tiếp nhận, nhân viên y tế vẫn yêu cầu bệnh nhân chờ đến lượt mới vào khám. Anh Thành không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã kiểm tra và được biết: bệnh nhân đăng ký khám bệnh ngoại trú mãn tính buổi sáng chủ yếu là người cao tuổi, do vậy có nhiều bệnh nhân trên 80 tuổi nên không thể ưu tiên 1 bệnh nhân trên 80 tuổi, mà chỉ thực hiện được khi có 1 bệnh nhân 80 tuổi.

  14.  Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh trả lời phản ánh của người dân về việc người dân phải đi lại nhiều lần mà chưa thanh toán được viện phí do bệnh viện lỡ hẹn nhiều lần: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Ngọc Phúc đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 19/4 anh Phúc đưa bệnh nhân Nguyễn Ngọc Hạnh đến điều trị tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Bệnh nhân được xuất viện luôn trong chiều 19/4. Bệnh viện có hẹn bệnh nhân đến sáng thư 2 ngày 22/4 lên thanh toán viện phí và lấy thẻ BHYT. Nhưng sáng 22/4, anh Phúc đến bệnh viện thì lại được hẹn đến chiều. Anh Phúc hỏi lý do thì được trả lời do bệnh án chưa được chuyển xuống phòng thanh toán BHYT. Điều này khiến người dân phải đi lại vất vả. Anh Phúc không lài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã kiểm tra, bệnh nhân vào nhập viện thứ 6 và ra viện trong cùng ngày.  Bệnh viện đã quy định thanh toán viện phí 24/24 giờ cho người bệnh. Bệnh viện yêu cầu khoa Ngoại TK- LN rút kinh nghiệm về việc thanh toán cho người bệnh khi ra viện và thực hiện đúng quy định của bệnh viện.

  15.  Bệnh viện đa khoa Quế Võ, Bắc Ninh, trả lời phản ánh của người dân về việc 7h30 mà chưa có bác sỹ phòng da liễu làm việc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 4 năm 2019, chị Bùi Thị Hạnh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân đi khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ, Bắc Ninh. Hiện giờ là 7h30 nhưng tại Phòng Da Liễu không có BS làm việc. Chị đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã kiểm điểm cán bộ phụ trách phòng khám Da liễu vì đi làm muộn, để bệnh nhân phải chờ.

  16.  Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh nhân chờ rất lâu ở phòng siêu âm mà không thấy bác sỹ làm việc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 4 năm 2019, chị Nguyễn Thị Chanh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: sáng ngày 18/4 bệnh nhân đến khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, được bác sỹ chỉ định đi siêu âm tại phòng số 3 nhưng BS không có làm việc. Bệnh nhân Chanh và các bệnh nhân khác chờ rất lâu nhưng cũng không thấy thông báo gì của bác sỹ và Bệnh viện về thời gian làm việc. Chị Chanh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã kiểm tra, phòng siêu âm số 3 vẫn đang làm việc. Bệnh viện có hệ thống gọi số tự động, khi siêu âm xong cho một bệnh nhân, hệ thống loa sẽ gọi tiếp bệnh nhân tiếp theo.

  17.  Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh trả lời phản ánh của người dân về việc không có nhân viên y tế trực để hỗ trợ bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 4 năm 2019, anh Thắng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 16/4 anh Thắng có đưa bệnh nhi Tới đến khám bệnh ở Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, Bé được nằm điều trị ở Tầng 3, Phòng 305 Khoa nhi. Đến 18h35, bệnh nhi ho và nôn nhiều, nhưng anh Thắng không thấy nhân viên y tế nào ở tầng 3. Anh Thắng bế bệnh nhi xuống tầng 1 gặp nhân viên y tế thì nhân viên này bảo là không quản lý tầng 3. Anh Thắng không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: người nhà bệnh nhân phản ánh không đúng sự thực. Bệnh viện đã kiểm tra lại camera ghi lại sự việc: người tiếp xúc với bác sĩ là mẹ của bệnh nhi. Đã được giải thích cụ thể về tình trạng bệnh. Bố bệnh nhi không trực tiếp tiếp xúc với bác sĩ, không nắm bắt được tình hình.

  18.  Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh trả lời phản ánh của người dân về việc phải chờ rất lâu mà không đóng được tiền tạm ứng viện phí: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 03 tháng 4 năm 2019, anh Tuấn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh chờ đóng tạm ứng viện phí tại khu thu tiền tạm ứng ngoài giờ B110, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, rất lâu, nhưng không có nhân viên y tế làm việc để xin dấu. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Người nhà người bệnh chờ không đúng địa điểm. Phòng B110 làm việc ngoài giờ. Nhưng thời điểm anh Tuấn đóng tạm ứng là 11 giờ, khi đó Bệnh viện thực hiện thu tạm ứng tại khu vực khác vì vẫn trong giờ hành chính.

  19.  Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện không cấp giấy chuyển viện cho bệnh nhi đang điều trị ở tuyến trên: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 4 năm 2019, chị Nguyễn Thu Hằng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Phương Mai Chi bị viêm não đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Người nhà bệnh nhi đến Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh để xin giấy chuyển viện cho bệnh nhi, nhưng Bệnh viện không đồng ý cấp giấy vì không có mặt bệnh nhân. Tình trạng bệnh nhân hiện giờ co quắp chân tay và chuyển biến xấu. Trước đó bệnh nhân đã xin giấy chuyển viện từ Bệnh viện Thuận Thành và đã được chuyển viện, và được người nhà đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Nếu trong đêm nay không nhập viện thì tình trạng bệnh nhi sẽ xấu đi, nhưng Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh gây khó khăn và yêu cầu phải có mặt của bệnh nhân mới cho giấy chuyển tuyến. Chị Hằng không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bác sĩ trực lãnh đạo bệnh viện đã giải thích cụ thể với gia đình người bệnh về việc không thể "tạo điều kiện" viết giấy chuyển viện khi Bệnh viện không khám cho người bệnh (bệnh nhi đang ở Bệnh viện Nhi trung ương thời điểm đó). Như vậy sẽ là thực hiện không đúng theo quy định. Trên giao ban bệnh viện, trường hợp trên đã được báo cáo cụ thể.Nhân viên y tế kíp trực thực hiện đúng quy định.

  20.  Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh trả lời phản ánh của người dân về việc sản phụ sinh mổ bị nhiễm trùng nhưng bác sỹ bảo không sao: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 15 tháng 4 năm 2019, anh Trần Đức Quang đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 24/3/2019 sản phụ Bùi Thị Thơm nhập viện mổ sinh tại khoa Sản Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. Sau khi mổ 1 tuần sản phụ bị nhiễm trùng, ngày 12/4 sản phụ đến tái khám, bác sỹ Hợi nói không sao, chỉ kê thuốc cho bệnh nhân về nhà uống. Anh Quang không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh nhân được chẩn đoán Viêm chỉ tiêu khâu vết mổ đã được điều trị ổn định ra viện và giải thích gia đình. Gia đình hài lòng không thắc mắc gì.

  21.  Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh trả lời phản ánh của người dân về việc Trạm Y tế xã Kim Châu thu phí tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 11 tháng 4 năm 2019, anh Việt đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Trạm y tế xã Kim Chân, thành phố Bắc Ninh, bé Nguyễn Thị Bảo Lâm có lịch tiêm viêm não Nhật Bản mũi 4 ngày 11/1/2019. Sau khi tiêm, nhân viên y tế của Trạm Y tế thu phí 150 nghìn đồng. Anh Việt có hỏi, thì nhân viên y tế nói là trạm đang tổ chức tiêm dịch vụ, nên mất phí. Anh Việt hỏi nhân viên y tế: thuốc tiêm lấy từ đâu, nhân viên y tế nói là lấy từ Trung tâm Y tế dự phòng của tỉnh. Sau đó anh Việt có gọi lên Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thì trên đó cho biết: không được cấp thuốc cho Trạm Y tế này, anh Việt không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh đã trả lời như sau: Trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ được tiêm 03 mũi vắc xin phòng bệnh Viêm não Nhật Bản (mũi 1 cách mũi 2 từ 1-2 tuần khi trẻ được 13-24 tháng tuổi; mũi 2 cách mũi 3 là 1 năm). Các mũi tiêm này tạo miễn dịch cơ bản khi trẻ được tiêm chủng, có thể phòng bệnh Viêm não Nhật Bản vào những năm đầu đời của trẻ. Để củng cố miễn dịch phòng chống bệnh Viêm não Nhật Bản vào những năm sau cho trẻ, cần tiêm các mũi vắc xin nhắc lại (vắc xin dịch vụ). Đối với cháu Bảo Lâm sinh ngày 10/10/2013 (5 tuổi) là tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 4 (vắc xin dịch vụ). Vắc xin Viêm não Nhật Bản tiêm mũi 4 cho cháu Bảo Lâm có tên thương mại JEVAX*, tên chung: Vắc xin Viêm não Nhật Bản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Số lô JM-030718, hạn dùng 06/2020 do công ty TNHHMTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 sản xuất. Giấy chứng nhận xuất xưởng số 06118/VXVR-XX ngày 13 tháng 09 năm 2018. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đối với các cơ sở tiêm chủng dịch vụ công lập, việc mua và sử dụng vắc xin ngoài Chương trình Tiêm chủng mở rộng (vắc xin dịch vụ) thực hiện theo Quyết định số 1002/QĐ-UBND ngày 31/07/2012 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc điều chỉnh giá bán các loại vắc xin sinh phẩm phòng bệnh cho người ngoài Chương trình Tiêm chủng mở rộng, theo quyết định này Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh (hiện nay là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh) mua và cung ứng cho các Trung tâm Y tế tuyến huyện/ thị xã/ thành phố, các Trung tâm Y tế tuyến huyện cung ứng cho các Trạm Y tế. Đối với vắc xin Viêm não Nhật Bản dịch vụ tiêm mũi 4 cho cháu Bảo Lâm, Trạm Y tế xã Kim Chân - TP. Bắc Ninh đã chưa thực hiện đúng theo quyết định trên. Trung tâm Y tế thành phố Bắc Ninh (Đơn vị quản lý TYT Kim Chân) đã tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ sự việc và đã tiến hành các bước kỷ luật đối với đồng chí Trạm trưởng Trạm Y tế xã Kim Chân đồng thời cho thôi giữ chức vụ Trạm trưởng.

  22.  Bệnh viện đa khoa tư nhân Kinh Bắc, Bắc Ninh, trả lời phản ánh của người dân về việc hơn 12 giờ không khám BHYT: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Xuân Quế đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Vũ Thùy Linh đến khám bệnh tại bệnh viện đa khoa tư nhân Kinh Bắc, Bắc Ninh. Bác sỹ Nguyễn Đăng Đạt, Phòng 105, thông báo là hơn 12h không được khám theo chế độ BHYT. Còn nhân viên y tế tại quầy thu tiền thì giải thích nếu nằm viện mới được hưởng số tiền này, không nằm viện thì không được. Mặc dù thẻ BHYT còn hạn, nhưng bệnh nhân phải chi trả 750 ngàn đồng. Anh Quế không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã làm việc với kíp trực ngày 26/4/2019 và gặp gỡ gia đình người bệnh giải đáp rõ: Bệnh nhân Vũ Thùy Linh đến khám bệnh ngoài giờ hành chính trong tình trạng không phải là cấp cứu (Rối loạn tiêu hóa thông thường) nên không được hưởng BHYT. Gia đình người bệnh đã hiểu rõ và không thức mắc gì thêm.

  23.  Bệnh viện đa khoa tư nhân Kinh Bắc, Bắc Ninh, trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh nhân có thẻ BHYT nhưng phải đóng tiền khám dịch vụ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 04 tháng 4 năm 2019, anh Tường đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đến khám tại Phòng khám Khoa Nội, Bệnh viện đa khoa Kinh Bắc 2, địa chỉ tại Khu 5, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, ngày 25/3/2019. Anh đăng ký khám BHYT. Sau khi làm các thủ tục khám, soi tai mũi họng, chụp xquang, thử máu, siêu âm, Bác sỹ tên Yến, làm việc tại phòng khám khoa nội đưa phiếu thanh toán số tiền là 405 nghìn, và yêu cầu anh Tưởng thanh toán 370 nghìn, không được hưởng BHYT. Anh Tưởng không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã liên hệ với bệnh nhân và được biết bệnh nhân dăng ký BHYT khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện đa khoa huyện Tiên Du. ngày 25/3/2019 bệnh nhân đến khám bệnh thông tuyến tại Bệnh viện đa khoa Kinh bắc II. Bệnh nhân đã được nhân viên y tế giải thích về chế độ thu chênh lệch giữa giá dịch vụ của bệnh viện với giá BHYT bắt đầu thực hiện từ ngày 05/3/2019 trước khi đăng ký khám bệnh (bệnh nhân đồng ý và đã ký vào bản thỏa thuận nộp tiền thu chệnh lệch với bệnh viện). Bệnh nhân thắc mắc trước đây không phải nộp tiền chệnh lệch. Sau khi giải thích bệnh nhân đã hiểu và không thắc mắc gì thêm.

  24.  Trung tâm Y tế huyện Chợ Lách, Bến Tre, trả lời phản ánh của người dân về việc không có nhân viên y tế làm việc tại Phòng chụp Xquang Bệnh viện đa khoa huyện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 4 năm 2019, anh Tống Phước Duy Niên đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 24/4 anh Tống Phước Duy Niên đưa bệnh nhân Tống Giáng My đến Bệnh viện đa khoa huyện Chợ Lách, Bến Tre để chụp Xquang. Bệnh nhân đã lấy phiếu chụp và vào phòng chụp nhưng không có ai làm việc. Bệnh nhân đã chờ hơn 1 tiếng nhưng vẫn không thấy bác sỹ. Anh Niên không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm y tế huyện Chợ Lách đã trả lời như sau: Sau khi nhận phản ánh của anh Tống Phước Duy Niên về tình trạng chờ chụp X quang quá lâu vào ngày 24/4/2019, Trung tâm Y tế huyện Chợ Lách đã xác minh và trả lời như sau: Hiện tại Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh của đơn vị chỉ có 02 kỹ thuật viên chụp X quang, vào ngày 24/4 có 01 người nghỉ phép, còn lại 01 người chụp x quang, nhưng bệnh nhân lại đông và kỹ thuật viên này lại đi giao phim cho các khoa lâm sàng về muộn và vắng mặt tại khoa, sau đó kỹ thuật viên này về khoa và tiến hành chụp x quang cho người bệnh.

  25.  Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre, trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện yêu cầu phải có người bệnh mới cho giấy chuyển tuyến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Thanh Tùng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Trần Thị Bé bị liệt và giảm trí nhớ 50% nên không đến Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu đế khám được. Anh muốn xin giấy chuyển tuyến của Bệnh viện cho bệnh nhân nhưng Bệnh viện không cho và yêu cầu bệnh nhân phải đến thì mới giải quyết. Anh Tùng không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Trực lãnh đạo đã tiếp nhận thông tin và trả lời cho người phản ánh hiểu về quy định khám chữa bệnh. Người nhà bệnh nhân đã hiểu và hài lòng.

  26.  Bệnh viện đa khoa khu vực Cù lao Minh, Bến Tre, trả lời phản ánh của người dân về việc bác sỹ không cho xét nghiệm máu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 4 năm 2019, anh Trần Văn Giàu đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh tới Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Cù Lao Minh để tái khám sau 3 tháng và xét nghiệm máu, nhưng một bác sỹ nam ở phòng 12, Khoa Nội của Bệnh viện không cho xét nghiệm vì sợ muộn, và hẹn bệnh nhân 1 tuần sau quay lại xét nghiệm. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã giải thích cho người bệnh hiểu xét nghiệm Lipid máu thì thời gian kiểm tra lại mỗi lần xét nghiệm có chu kì lớn hơn hoặc bằng 3 tháng. Do người bệnh chỉ mới xét nghiệm 84 ngày nên bác sĩ không thể chỉ định xét nghiệm kiểm tra lại ngay mà phải đợi thêm 1 tuần nữa.

  27.  Trung tâm y tế huyện Châu Thành, Bến Tre, trả lời phản ánh của người dân về phí gửi xe vào bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 15 tháng 4 năm 2019, chị Huỳnh Thị Ngọc Trí đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Chị Trí vào Bệnh viện đa khoa Huyện Châu Thành, Bến Tre, nhưng không gửi xe và lấy vé, Chị Trí cho rằng chị có thể tự bảo quản được tài sản và chị vào viện rồi ra luôn, nhưng người thu vé ngoài cổng Bệnh viện đóng cổng Bệnh viện và thu phí 2,000đ. Chị Trí không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm y tế huyện Châu Thành đã trả lời như sau: Sau khi tiếp nhận ý kiến phản ánh của người bệnh, Trung tâm giải trình như sau: Để tránh trường hợp mất cắp, người bệnh( người nhà) để xe không có trật tự, không đúng quy định xảy ra trong khuôn viên bệnh viện, Trung tâm y tế Châu Thành ký hợp đồng với anh Quang, tổ chức giữ xe cho tất cả các trường hợp ra vào bệnh viện. Vì vậy khi người bệnh( người nhà) đến bệnh viện phải gởi xe, giá thu mỗi xe như sau: xe máy: 2.000đ/ lượt, xe đạp: 1.000đ/ lượt. Ngày 15/4 chị Huỳnh Thị Ngọc Trí có đến bệnh viện nhưng không có ý gởi xe nên không lấy phiếu, khi nhân viên giữ xe thu 2.000đ thì chị không đồng ý. Do không có sự giải thích rõ ràng của nhân viên giữ xe nên chị Trí không nắm qui định, nên có sự phản ánh trên. Trung tâm y tế Châu Thành đã có liên lạc với chị Trí, tìm hiểu sự việc, giải thích rõ qui định của Trung tâm, Chị Trí hài lòng với giải thích của Trung tâm. Trung tâm cũng đã có làm việc với anh Quang, nhắc nhở nhân viên nhà xe có sự giải thích rõ ràng khi giữ xe cho người ra vào khuôn viên bệnh viện.

  28.  Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre, trả lời phản ánh của người dân về quy định phải có bệnh nhân mới được lấy số khám bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 03 tháng 4 năm 2019, chị Phạm Thị Ngân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 3/4 lúc 5h00 sáng chị đến Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu để lấy số thứ tự khám cho bệnh nhân Phạm Thị Nga, vì bệnh nhân là người cao tuổi. Nhưng nhân viên phát số Hồ Xuân Cường không đưa số cho chị mà yêu cầu phải có bệnh nhân mới phát số. Chị không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Kiểm tra: đây là trường hợp xin số thứ tự khám bệnh không có người bệnh, không trình thẻ BHYT hoặc CMND của người khám bệnh, nên nhân viên bảo vệ không giải quyết phát thứ tự (do phòng ngừa tiêu cực bán số thứ tự). Bệnh viện đã liên lạc chủ số điện thoại nêu trên nhưng không phải của người phản ảnh.

  29.  Trung tâm y tế thị xã Dĩ An, Bình Dương, trả lời phản ánh của người dân về hành lang của khu vực Trung tâm y tế có nhiều muỗi: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 03 tháng 4 năm 2019, anh Trần Văn Sang đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại hành lang khu vực Trung tâm Y tế Thị xã Dĩ An có rất nhiều muỗi, anh đã báo với nhân viên y tế ở đây, nhưng chưa được khắc phục. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm y tế thị xã Dĩ An đã trả lời như sau: Trung tâm Y tế thị xã Dĩ An có tổ chức phun muỗi 1 lần/tuần, vận động đoàn viên thanh niên khai thông hệ thống nước mưa ứ đọng. Trung tâm Y tế sẽ tăng cường hơn nữa để khắc phục tình trạng trên.

  30.  Trung tâm y tế thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương, trả lời phản ánh của người dân về việc không có quạt phục vụ người bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 16 tháng 4 năm 2019, anh Trần Tuấn Anh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân đến khám bệnh ở Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Dầu Một, nhưng ở đây không có quạt phụ vụ bệnh nhân, mặc dù trời rất nóng. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm y tế thành phố Thủ Dàu Một cho biết: Trung tâm Y tế đã kiểm tra vào cho sửa chữa quạt ở đây để phục vụ bệnh nhân. Ở đây có quạt nhưng bị hỏng.

  31.  Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về việc bảo vệ bệnh viện không cho người nhà bệnh nhân nằm trên ghế đá của bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 4 năm 2019, anh Huỳnh Hữu Phước đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 20/4/2019 anh đi chăm người nhà là bệnh nhân Huỳnh Văn Tý tại phòng cách ly Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Tối đến anh có nằm trên ghế của Bệnh viện, nhưng bảo vệ không cho nằm và đuổi xuống đất. Anh Phước không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương đã liên hệ với người phản ánh để giải thích, trao đổi về nội dung phản ánh cũng như các nội quy, quy trình khám chữa bệnh của Bệnh viện. Anh Phước đã hiểu và không thắc mắc gì thêm.

  32.  Trung tâm y tế Bắc Tân Uyên, Bình Dương, trả lời phản ánh của người dân về việc nhân viên trông xe không phát vé xe nhưng thu phí gửi xe: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 4 năm 2019, anh Lê Bá Phụng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: lúc 16h Ngày 26/4/2019 anh đến Trung tâm Y tế Bắc Tân Uyên, Bình Dương, để khám bệnh. Khi vào gửi xe, nhân viên thu phí gửi xe của anh Phụng nhưng không phát vé thu phí gửi xe cho anh Phụng. Anh Phụng không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, sau khi xác minh Trung tâm Y tế huyện Bắc Tân Uyên có kết quả như sau: Trung tâm Y tế đã triển khai khám bệnh BHYT do số lượng bệnh nhân đến khám bệnh ra vào thường xuyên  nhằm đảm bảo an ninh trật tự, tránh mất mác tài sản cho nên trung tâm Y tế tiến hành triển khai giữ xe và thu phí giữ xe bệnh nhân đến khám bệnh. Do mới triển khai thu phí giữ xe khoảng gần 01 tháng nên chỉ mới phát hành thẻ giữ xe. Sau khi giải thích a Phụng đã hài lòng và không có phản ánh gì thêm.

  33.  Sở Y tế tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về việc nhân viên y tế Phòng khám đa khoa Vũ Cao ghi sai số ngày nghỉ hưởng BHXH của bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 4 năm 2019, chị Phạm Thị mến đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: chiều ngày 18/4, chị đến Phòng khám Đa khoa Vũ Cao (ở 20 Đường Nguyễn Trãi, Dĩ An, Bình Dương). xin giấy nghỉ hưởng BHXH, nhưng bác sỹ Võ Văn Thái ghi sai 2 ngày trong khi đúng phải là 3 ngày. Chị Mến không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã có văn bản yêu cầu Phòng khám kiểm tra, giải trình. Ngày 26/4/2019, Phòng khám giải trình như sau: ngày 17/4/20419, chị Phạm Thị Mến đưa con là Nguyễn Đình Bảo Phúc (sinh ngày 14/4/2014) đến phòng khám Vũ Cao khám bệnh và được chẩn đoán: tiêu chảy rối loạn chức năng và được cấp giấy nghỉ ốm 1 ngày (ngày 17/4/2019). Sau đó, ngày 18/4/2019, chị Mến đưa con đến tái khám và xin nghỉ thêm 3 ngày, nhưng được bác sỹ cho nghỉ 2 ngày (18/4/2019 – 19/4/2019). Tuy nhiên, chị Mến không để ý giấy nghỉ ốm mà tự nghỉ ngày 20/4/2019. Đến 19 giờ ngày Chủ nhật, 21/4/2019, chị Mến đến phòng khám đòi cấp giấy nghỉ thêm ngày 20/4/2019 và được nhân viên giải thích nhưng chị Mế không hài lòng, sau đó có gọi cho bác sỹ Lý (Giám đốc) phản ánh và được bác sỹ Lý hẹn thứ Hai, ngày 22/4/2019 để xem xét và giải quyết. Thứ Hai, bác sỹ Lý gọi chị Mến ra phòng khám để giải quyết, nhưng chị Mến không ra. Đến ngày 25/4/2019, Phòng khám nhận được công văn số 929/SYT-NV của Sở Y tế và bác sỹ Lý có gọi điện thoại nhưng chị Mến không nghe máy.

  34.  Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Duong trả lời phản ánh của người dân về việc nhân viên y tế không cho bệnh nhân bốc số khám bệnh vì vượt tuyến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Vinh Quang đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh Quang đưa bệnh nhân Nguyễn Quang Huy tới Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, cấp cứu vì anh Huy dị vật bay vào mắt. Tại đây bác sỹ hướng dẫn đưa bệnh nhân qua Khoa mắt để khám. Khi bệnh nhân đến Khoa Mắt, thì nhân viên y tế nữ, khoảng gần 30 tuổi, người gầy, đeo kính (anh Quang không nhớ bảng tên)  làm việc tại quầy hướng dẫn, nói là bệnh nhân đi vượt tuyến, không cho anh Quang bốc số thăm khám cho bệnh nhân Huy. Anh Quang không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương đã liên hệ với người phản ánh để trao đổi về nội dung phản ánh, và nội quy, quy định của Bệnh viện. Người phản ánh đã hài lòng, không thắc mắc gì thêm.

  35.  Trung tâm y tế thị xã Dĩ An, Bình Dương, trả lời phản ánh của người dân về việc không cấp giấy nghỉ hương BHXH cho bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 4 năm 2019, anh Trịnh Văn Toàn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 8/4 bệnh nhân đến khám tại phòng số 4, khoa mắt, Trung tâm y tế Thị xã Dĩ An. Bệnh nhân được bác sỹ cho giấy nghỉ hưởng BHXH nhưng chỉ ghi trong toa thuốc, bác sỹ không nói phải đi xin giấy. Do đó khi biết thông tin ngày 17/4 anh quay lại Trung tâm y tế để xin giấy nghỉ ốm thì nhân viên y tế trả lời đã quá ngày và không cấp giấy nghỉ hưởng BHXH cho anh. Anh Toản không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm y tế thị xã Dĩ An đã trả lời như sau: Ngày 8/4/2019 anh Trịnh Văn Toản có đến khám tại Trung tâm y tế. Bác sĩ đã khám và ghi cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH trên toa thuốc, điều dưỡng đã hướng dẫn anh Toản ra phòng cấp giấy nghỉ ốm. Tuy nhiên không biết vì lý do gì anh Toản không đến nhận giấy nghỉ ốm và tới ngày 17/4/2019 anh quay lại yêu cầu cấp giấy nghỉ ốm, Trung tâm Y tế đã giải thích trường hợp này đã quá ngày và không cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH cho anh được.

  36.  Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về việc thay đổi giờ điều trị tại khoa vật lý trị liệu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 16 tháng 4 năm 2019, ông Nguyễn Hữu Thuấn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ông là bệnh nhân nội trú cách tuần điều trị ở Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Bình Dương. Hôm nay ông đến khoa Vật lý trị liệu để điều trị, thì nhân viên y tế tên Tú (làm việc tại khoa vật lý trị liệu, phòng kéo cột sống, tầng 1) từ chối không cho ông điều trị lúc 6h và bảo sau 7h mới được điều trị, trong khi mấy tuần trước ông vẫn điều trị từ lúc 6h. Ông Thuấn không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Quy định của Bệnh viện điều trị bệnh nhân từ 6h - 7h ưu tiên điều trị bệnh nhân ngoại trú. Từ 7h00 - 11h30 và 13h - 16h30 điều trị bệnh nhân nội trú.  Sự việc phản ánh ngày 16/4 Kỹ thuật viên Tú đã giải thích, xử lý đúng quy trình. Khoa đã làm việc với bệnh nhân, giải thích nội quy bệnh viện, bệnh nhân đồng ý.

  37.  Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về việc sau khi mổ ở Bệnh viện bệnh nhân vẫn còn u xơ tử cung: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 02 tháng 4 năm 2019, chị Ngô Thị Mai Cúc đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 11/12/2018 chị được các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương mổ bóc tách u xơ tử cung. Đến ngày 2/4/2019, chị đi khám lại ở bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khám bệnh cho thấy chị vẫn có u xơ tử cung. Chị muốn làm rõ trước đây Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đã mổ như thế nào mà sau khi mổ chị vẫn đau và đi khám ở bệnh viện Từ Dũ thì phát hiện vẫn có u xơ tử cung. Chị đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã liên hệ với chị Cúc để giải thích, trao đổi về nội dung phản ánh. Chị Cúc đã hiểu rõ nội quy, quy trình khám chữa bệnh của bệnh viện và không thắc mắc gì thêm.

  38.  Trung tâm y tế thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương, trả lời phản ánh của người dân về việc phòng siêu âm không có bác sỹ làm việc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 4 năm 2019, anh Trung đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: sáng ngày 18/4 anh đi khám tại Trung tâm y tế thành phố Thủ Dầu Một. được bác sỹ chỉ định đi siêu âm, đo điện tim. Nhưng khi anh đến Phòng siêu âm thì thấy không có bác sĩ làm việc. Anh đã ngồi chờ từ lâu. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Vì Bác sĩ Siêu âm có nghỉ đột xuất vì vấn đề sức khỏe, Bệnh viện đã cử một bác sỹ khoa khác đến thực hiện siêu âm thay, tuy nhiên bác sĩ này phải tham gia cấp cứu cho 01 ca cấp cứu nên chậm việc siêu âm (lúc này 11 giờ).

  39.  Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh nhân phải chờ rất lâu ở phòng siêu âm mà không được khám: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 10 tháng 4 năm 2019, anh Đức đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đưa vợ đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương để siêu âm thai. Bệnh viện có 2 phòng siêu âm nhưng chỉ có Phòng siêu âm số 1 là hoạt động, Thai phụ đã phải chờ 2 tiếng, sau đó anh Đức phải đi nói với bác sĩ thì bác sĩ tại phòng siêu âm này mới khám cho thai phụ. Anh Đức không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã liên hệ với anh Đức để tìm hiểu và xác minh thông tin. Bệnh viện đã giải thích cho anh Đức về khó khăn của Bệnh viện đối với nhân lực nhân viên y tế thực hiện siêu âm. Anh Đức đã hiểu và thông cảm cho Bệnh viện.

  40.  Sở Y tế tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về việc hơn 07h24 sáng nhưng không có bác sỹ làm việc tại Phòng khám Bệnh viện đa khoa Vạn Phúc 2: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 07 tháng 4 năm 2019, anh Bảo đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: hiện tại là 7h24p ngày 07/4/2019 tại phòng khám số 6 của Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc 2 (địa chỉ: Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương) không có nhân viên y tế trực và làm việc. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Bình Dương kiểm tra. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã trả lời như sau: Ngày 08/4/2019, Sở Y tế đã có công văn số 823/SYT-VP yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc 2 kiểm tra và giải trình về Sở Y tế. Ngày 11/4/2019, Bệnh viện Vạn Phúc 2 đã có email gửi văn bản số 46/CV-VP2-SYT-2019, giải trình như sau: Sau khi kiểm tra, xác minh thông tin, Bệnh viện xin được báo cáo như sau: vào hồi 07h10 ngày 07/4/2019, anh Nguyễn Hoàng Bảo đến đăng ký khám chuyên khoa Nội, tại Bệnh viện đa khoa Vạn Phúc 2 và được đăng ký vào phòng khám số 6. Anh Bảo đến phòng khám số 6 vào khoảng 7h13. Tuy nhiên trước khi anh Bảo vào đến phòng khám thì bác sỹ trong phòng khám 06 đã phải hỗ trợ hội chẩn một ca khác tại khoa Cấp cứu. Khoảng 7h30 bác sỹ này quay trở lại phòng khám, chủ động xin lỗi vì đã để anh Bảo phải chờ và đã khám bệnh cho anh Bảo. Sáng ngày 09/4/2019, Bệnh viện đã liên hệ với anh Bảo để thăm hỏi sức khỏe và giả thích lại phản ánh của anh Bảo. Qua đó, Bệnh viện cũng xin lỗi anh một lần nữa vì sự bất tiện trên. Anh Bảo cũng vui vẻ, thông cảm, hài lòng và cảm ơn bệnh viện đã quan tâm thăm hỏi. Qua sự việc trên, Bệnh viện cũng đã tổ chức họp nội bộ với các khoa phòng, nhân viên liên quan để nhắc nhở, rút kinh nghiệm, cần phải thông báo cho người bệnh, khách hàng thời gian bác sỹ không có mặt tại phòng khám hoặc linh động chuyển đổi phòng khám cho bệnh nhân, khách hàng. Bệnh viện xin cảm ơn Sở Y tế đã kịp thời thông tin đến Bệnh viện những phản ánh của người bệnh.

  41.  Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về việc Bệnh viện yêu cầu giấy chuyển tuyến đối với bệnh nhân tái khám: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Văn Cầm đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh có giấy chuyển tuyến từ Bênh viện Thủ Dầu 1 đến khám ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương từ ngày 19/4/2019. Hôm nay, ngày 26/4 anh đến tái khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Tại đây, do anh làm mất giấy chuyển tuyến mà bệnh viện Thủ Dầu Mộ đã cấp cho anh trước đây, nên nhân viên ở quầy hướng dẫn lấy số thứ tự từ chối cấp số khám cho anh. Anh thắc mắc: thông tin hồ sơ của anh vẫn còn trong bệnh viện, vậy tại sao tái khám phải cần thêm giấy chuyển tuyến. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã liên hệ với anh Cầm để giải thích và trao đổi về nội dung anh Cầm phản ánh. Anh Cầm đã hiểu về quy trình khám bệnh và đã hài lòng với nội dung giải thích của Bệnh viện.

  42.  Sở Y tế tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về việc Phòng khám đa khoa Hoàn Hảo khuyên bệnh nhân chuyển lên tuyến trên để điều trị nhưng phải dùng xe cấp cứu của Bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 06 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Đình Tài đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: thai phụ Nguyễn Thị Nga được đưa đến khám tại Phòng khám Đa khoa Hoàn Hảo, ở số 305 Đại lộ Bình Dương, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương. Thai phụ Nga có thai 8 tháng và có hiện tượng ra ít máu. Bác sỹ tại khoa Sản của Phòng khám Hoàn Hảo trả lời: bệnh nhân nên chuyển lên tuyến trên để khám nhưng muốn chuyển tuyến phải đi xe cấp cứu của Bệnh viện. Anh Tài thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Bình Dương kiểm tra. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã trả lời như sau: Ngày 08/4/2019, Sở Y tế đã có công văn số 824/SYT-VP yêu cầu Phòng khám kiểm tra và giải trình về Sở Y tế. Ngày 10/4/2019, Phòng khám Hoàn Hảo 4 đã có công văn số 28/CV-CN IV giải trình như sau: vào lúc 12h40 ngày 06/4/2019, phòng khám sản có khám cho chị Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1991, với chẩn đoán thai 34-35 tuần, dọa sinh non. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, Phòng khám sản đản ghị cho sản phụ nhập Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương bằng xe cấp cứu. Do Phòng khám tư vấn không kỹ, anh Nguyễn Đình Tài không hiểu nên thắc mắc lên đường dây nóng là tại sao muốn chuyển lên tuyến trên lại phải đi bằng xe cấp cứu của Phòn khám. Ngày 09/4/2019, Phòng khám đã cử người liên hệ với anh Tài để giải thích cho anh Tài hiểu, đồng thời xin lỗi anh Tài vì Phòng khám tư vấn chưa kỹ. Phòng khám xin hứa sẽ tư vấn kỹ hơn cho khách hàng để tránh trường hợp tương tự.

  43.  Trung tâm y tế huyện Dầu Tiếng, Bình Dương, trả lời phản ánh của người dân về thái độ thờ ơ của nhân viên Trạm Y tế xã Minh Tân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 4 năm 2019, anh Trần Văn Dung đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh bị sốt và đến trạm y tế xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương, để lấy thuốc. Nhưng anh chờ từ 7h đến 9h sáng vẫn chưa được cấp thuốc trong khi nhân viên tại trạm y tế ngồi nói chuyện. Do chờ lâu quá anh phải đi nơi khác khám. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng đã trả lời như sau: Trung tâm Y tế Dầu Tiếng xin cảm ơn ý kiến đóng góp của anh Dung. Qua ý kiến của anh Dung, Trung tâm Y tế đã liên hệ xác minh và được biết vào ngày 23/4/2019 TYT Minh Tân đang tiêm ngừa cho trẻ. Vì thế anh Dung đến khám bệnh lúc 7 giờ sáng có đợi một lúc vì nhân viên Trạm đang khám tiêm ngừa cho trẻ, chứ không như lời anh phản ánh là nhân viên ngồi nói chuyện, và thời gian anh đợi cũng không phải là 9 giờ. Rất mong anh có thể thông cảm và phản ánh đúng sự thật.

  44.  Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về bệnh nhân chờ 30 phút ở phòng cấp cứu nhưng không có bác sỹ khám: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 4 năm 2019, anh Trần Tuấn Anh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: lúc 03h sáng ngày 22/4 anh đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương để cấp cứu. Anh đã chờ hơn 30 phút nhưng không thấy bác sỹ ra khám. Anh Tuấn Anh có gặp điều dưỡng Yến đề nghị được hỗ trợ nhưng điều dưỡng Yến nói: ông cứ về chô của ông đi. Anh Tuấn Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã liên hệ với anh Tuấn Anh để trao đổi, giải thích về nội quy, quy trình khám chữa bệnh của Bệnh viện. Người bệnh đã thông cảm và không thắc mắc thêm.

  45.  Trung tâm y tế thị xã Thuận An, Bình Dương, trả lời phản ánh của người dân về thái độ thờ ơ của nhân viên Trạm Y tế Phường An Phú: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 4 năm 2019, chị Lê Thu Hà đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 17/4 chị Hà có đưa bênh nhân Lữ Thúy Chi ra Trung tâm y tế phường An Phú, địa chỉ Ấp 2 An Phú, Phường An Phú, Thị Xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, để tiêm vacxin nhưng thái độ nhân viên y tế thờ ơ, khi chị Hà hỏi thì không trả lời, khi tiêm xong cho bé thì không ký tên người tiêm vào sổ theo dõi tiêm chủng, khiến chị Hà không hài lòng, chị đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế thị xã Thuận An đã trả lời như sau: Trung tâm đã kiểm tra xác minh, và được biết: Vào lúc 9h20' ngày 17/4/2019 con chị Hà là bé Lữ Thủy Chi, được Bác sỹ Lê Duy Linh khám sàng lọc và chỉ định tiêm DTC, y sỹ Nguyễn Thi Thùy Trang tiêm bắp cho bé mũi DTC. Sau khi tiêm đã dặn bé ở lại 30' theo dõi sau tiêm, rồi ký tên đủ ở phần người tiêm, do nhiều bé khóc to. y sỹ Trang không nghe chị Hà hỏi nên không trả lời câu hỏi của chị.  Đơn vị xử lý: Phòng khám đã liên hệ với cô Hà giải thích rõ sự việc, xin lỗi phụ huynh. Sau khi nghe chi Hà đã hiểu rõ, vui vẽ chia sẽ những khó khăn với Phòng Khám, về phía Phòng khám đã họp, nhắc nhỡ, rút kinh nghiệm. Chấn chỉnh trong công tác tiêm chủng để ngày một tốt hơn. Đơn vị rất cảm ơn ý kiến đóng góp của Chị Hà.

  46.  Bệnh việ đa khoa tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về việc bác sỹ Phòng 5 Khoa Ngoại thần kinh không truyền nước và phát thuốc cho bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 13 tháng 4 năm 2019, anh Tuấn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Nguyễn Thị Thúy nhập viện ngày 10/4/2019 và nằm tại Phòng số 5, Khoa ngoại thần kinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Tại đây bác sĩ Thạch không truyền nước cũng không phát thuốc cho bệnh nhân. Anh Tuấn không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Lúc 20h58 phút Bệnh nhân đã gọi điện cho trực lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, trực lãnh đạo đã gọi điện xuống khoa xác minh và yêu cầu Bác sĩ giải thích cho Bệnh nhân và người nhà đã  hài lòng. Bệnh viện sẽ có văn bản gửi Bộ Y tế sau.

  47.  Sở Y tế tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về việc Phòng khám đa khoa Đại Tín thu tiền quá mức quy định: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 4 năm 2019, chị Đặng Thị Lan đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Chị đưa bé Nguyễn Thị Thảo Quyên đi khám tại tầng 1, Phòng Khám Đa Khoa Đại Tín, địa chỉ: Đại Lộ Bình Dương. Chị nộp tiền thử máu thu 600 nghìn và thuốc tiêm trực tiếp vào người không biết là thuốc gì mà thu 1 triệu 2 và có dấu hiệu lừa đảo tất cả bệnh nhân. Chị không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Bình Dương kiểm tra. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã trả lời như sau: Sở Y tế đã có văn bản yêu cầu Phòng khám kiểm tra, xử lý. Ngày 26/4/2019 Phòng khám Đại Tín đã gửi email về Sở Y tế giải trình như sau: Sau khi nhận được thư của Sở Y tế tỉnh Bình Dương về phản ánh của chị Lan, Phòng khám đã nhiều lần gọi điện cho chị Lan nhưng không liên lạc được. Về nội dung chị Lan phản ánh: Phòng khám đã tra cứu lại số bệnh nhân đến khám từ ngày 01-24/4/2019 nhưng không tìm thấy bệnh án nào có tên Nguyễn Thị Thảo Quyên đến phòng khám để khám bệnh ngày 18/4/2019. Nếu bệnh nhân không khai tên thật, ngày tháng năm sinh của mình và không khai đúng ngày đến khám bệnh thì bên Phòng khám không thể kiểm tra được thông tin của bệnh nhân.

  48.  Trung tâm y tế thị xã Thuận An, Bình Dương, trả lời phản ánh của người dân về việc Trung tâm không thanh toán BHYT cho bệnh nhân do bệnh nhân xuất trình thẻ BHYT muộn: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 4 năm 2019, anh Trung đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Lê Thành Tấn điều trị tại Phòng 5 Khoa Ngoại Tổng hợp, Trung tâm Y tế Thị Xã Thuận An, Binh Dương. Khi nhập viện bệnh nhân chưa xuất trình thẻ BHYT (do lần thanh toán viện phí lúc trước bệnh nhân để lại thẻ ở Trung tâm). Khi thực hiện thanh toán viện phí bệnh nhân xuát trình thẻ BHYT và đề nghị thanh toán theo BHYT. Nhưng Bệnh viện không đồng ý. Anh Trung đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm y tế thị xã Thuận An đã trả lời như sau: Trung tâm đã kiểm tra xác minh thông tin và được biết, ngày 23/4/2019, bệnh nhân Lê Thành Tấn sinh năm 1999, nhập viện với triệu chứng cơn đau quặng thận. Ngày 25/4/2019, bệnh nhân được chỉ định xuất viện và chưa thanh toán viện phí. Cùng ngày bệnh nhân Lê Thành Tấn vào Khoa Khám bệnh và đăng ký khám tại Phòng khám ngoại số 5, do không xuất trình thẻ BHYT nên đơn vị không thể tiến hành đăng ký khám bệnh cho bệnh nhân (thẻ đang được giữ tại phòng thanh toán viện phí vì chưa thanh toán viện phí đã nhập viện từ ngày 23/4/2019). Cách xử lý: Bệnh viện đã liên hệ với Anh Trung để giải thích rõ quy trình xuất/nhập viện và khám BHYT tại Trung tâm. Người nhà đã hiểu rõ và hài lòng. Bệnh viện rất cảm ơn ý kiến đóng góp của Anh Trung.

  49.  Sở Y tế tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về việc Bệnh viện đa khoa Vạn Phúc vẫn thu viện phí dù bệnh nhân có BHYT: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 16 tháng 4 năm 2019, anh Hoàng Văn Phương đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đến khám tại Bệnh Viện Đa Khoa Vạn Phúc, Địa chỉ: 45 Hồ Văn Cống, Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. Anh Phương có BHYT được hưởng 100%. Anh Phương khám dạ dày. Anh Phương thắc mắc tiền nội soi, siêu âm, xét nghiệm và tiền khám đã giảm nhưng vẫn phải thanh toán hơn 230.000đ. Anh Phương thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Bình Dương kiểm tra. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã trả lời như sau: ngày 18/4/2019 Sở Y tế đã có văn bản yêu cầu Bệnh viện kiểm tra, giải quyết và báo cáo về Sở Y tế. Ngày 22/4/2019 Sở Y tế đã nhận được email phản hồi của Bệnh viện như sau: Bệnh viện đã kiểm tra, xác nhận thông tin và xin trả lời như sau: trong tháng 4 năm 2019, anh Phương có đến Bệnh viện đa khoa tư nhân Vạn Phúc 1 khám bệnh 02 lần: lần 1 vào ngày 02/4/2019 và lần 2 vào ngày 16/4/2019; ở lần khám thứ 2, bệnh nhân không được chỉ định thực hiện cận lâm sàng. Về nội dung phản ánh của bệnh nhân liên quan đến lần khám bệnh ngày 02/4/2019, cụ thể như sau: bệnh nhân Hoàng Văn Phương, mã thẻ BHYT QNxxxx175 đến khám bệnh tại phòng khám Nội tổng quát 04; tổng chi phí là 642 nghìn đồng, trong đó BHYT chi trả 410,3 nghìn đồng; phần đồng chi trả theo quy định của BHYT là 0 đồng (bệnh nhân có thẻ bảo hiêm y tế QN nên được hưởng 100% BHYT); phần thu chênh lệc của bệnh viện là 213,7 ngàn đồng do Bệnh viện Vạn Phúc là bệnh viện thuộc khối ngoài công lập nên bệnh viện phải thu thêm khoản chênh lệch này. Tất cả các chi phí trên đều được thể hiện trên biên lai thu tiền và phù hợp với bảng giá chi tiết được niêm yết công khai tại quẩy thu ngân và Khoa Khám bệnh. Trong quá trình khám bệnh và trướ ckhi thực hiện chỉ định thăm dò chức năng, bác sỹ đã tư vấn cặn kẽ cho người bệnh. Người bệnh đã hiểu và đồng ý thực hiện. Tuy nhiên sau khi khám bệnh, người bệnh về nhà lại gọi điện thoại phản ánh.

  50.  Trung tâm y tế thị xã Thuận An, Bình Dương, trả lời phản ánh của người dân về không khám BHYT vào ngày thứ 7: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 13 tháng 4 năm 2019, anh Phú đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: lúc 8h30 ngày 13/4, bệnh nhân Trần Thị Mai Anh được đưa đến khám bệnh tại khoa nhi, phòng số 2, Trung tâm Y tế Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Bệnh nhân Trần Thị Mai Anh có thẻ bảo hiểm y tế miễn phí 100% . nhưng đi khám phải trả 50 nghìn/1 người, Anh có hỏi nhân viên y tế và được trả lời là do thứ 7 nên thu phí. Anh Phú không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm y tế thị xã Thuận An đã trả lời như sau: Trung tâm đã gọi đt trực tiếp cho Anh Phú giải thích và cung cấp thêm thông tin về quy định của Trung tâm y tế về khám ngoài giờ. Ngày 13/4/2019 là ngày thứ 7 nên Trung tâm Y tế Thuận An áp theo thu phí khám bệnh dịch vụ ngoài giờ với giá 50.000đ/người/lượt khám. Trung tâm cũng đã lưu ý các nhân viên tại các bộ phận khám dịch vụ cần giải thích rõ quy định này cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về việc thu phí khám chữa bệnh ngoài giờ để tránh thắc mắc. Trung tâm cảm ơn ý kiến đóng góp của anh Phú.

  51.  Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh, Bình Phước, trả lời phản ánh của người dân về bệnh nhân phải chờ quá lâu để hoàn thành thủ tục xuất viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 16 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Văn Xuân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Đinh Thị Anh Thư được xuất viện, bệnh nhân đang chờ làm thủ tục xuất viện tại Bệnh viện Đa khoa Huyện Lộc Ninh , Bình Phước. Nhân viên y tế trả lời do mạng chậm nên vẫn chưa thanh tóa in hóa đơn cho bệnh nhân. Bệnh nhân đã chờ 2 tiếng nhưng chưa được hỗ trợ. Anh Xuân không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh đã trả lời như sau: Khi nhận được phản ánh Ban giám đốc Trung tâm y tế Lộc Ninh đã xuống  gặp trực tiếp bệnh nhân nói chuyện và giải thích rõ ràng. Bệnh nhân đã đồng ý và không có thắc mắc gì thêm.

  52.  Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh, Bình Phước, trả lời phản ánh của người dân về việc bác sỹ Bệnh viện đa khoa huên Lộc Ninh kê một số loại thuốc bệnh nhân phải mua ngoài: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Văn Hùng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh Hùng đến Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Ninh, Bình Phước, để khám bệnh. Sau khi khám xong, bác sỹ kết luận anh bị đường ruột, có kê thuốc, và có một loại thuốc bác sỹ nói là đi ra ngoài mua, tên thuốc delnrdi 01, vì trong BHYT không có loại thuốc này. Anh Hùng không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh đã trả lời như sau: Khi bệnh nhân cần sử dụng thuốc ngoài danh mục BHYT bác sỹ đã tư vấn, giải thích cho bệnh nhân. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và kinh tế của bệnh nhân mà người nhà đồng ý cho bác sỹ kê mua ngoài theo yêu cầu. trường hợp này Ban giám đốc Trung tâm y tế đã liên lạc với bệnh nhân để giải thích. Bệnh nhân đã hài lòng và không có thắc mắc gì thêm.

  53.  Bệnh viện đa khoa Bắc Bình Thuận trả lời phản ánh của người dân về việc hết thuốc tiêm điều trị tiểu đường: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Công Cương đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: người nhà của anh đang điều trị tại phòng 112 khoa nội Bệnh viện đa khoa Khu vực Bắc Bình Thuận. Hiện tại bv đang hết thuốc tiêm điều trị tiểu đường cho bệnh nhân, anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngày 22/4/2019, anh Nguyễn Công Cương người nhà của bệnh nhân Phùng Thị Đào, 64 tuổi, đang nằm điều trị tại Khoa Nội- Bệnh viện Đa khoa khu cực bắc Bình Thuận với chẩn đoán: Tăng huyết áp + Viêm dạ dày/Đái tháo đường type 2. Do người bệnh không nghe rõ hướng dẫn, giải thích của Bs Cam nên bệnh nhân tưởng là hết thuốc Insulin (thuốc tiêm điều trị tiểu đường) nên có báo cho anh Cương nghe và anh Cương bức xúc nên đã gọi đường dây nóng. Bệnh viện đã mời bác sỹ Cam làm bản tường trình. Bs Cam đã nói chuyện với anh Cương và anh Cương cũng đã hiểu không thắc mắc gì thêm.

  54.  Sở Y tế tỉnh Bình Thuận trả lời phản ánh của người dân về việc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh hết vắc-xin 6 trong 1: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 02 tháng 4 năm 2019, anh Hồ Sơn Hà đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Thuận, địa chỉ: Đường Lê Duẩn, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận hết vắc xin 6 trong 1 tiêm cho trẻ đã 2 tháng này, trước đó tháng 1 có thuốc vắc xin. Anh Hà thắc mắc việc chỉ đạo điều chuyển thuốc đến các xã huyện như thể nào? hay ưu tiên cấp thuốc cho các nơi thành phố?. Anh Hà thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế tỉnh Bình Thuận đã trả lời như sau: vắc xin 6 trong 1 là vắc xin sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ tại cơ sở 1 Trung tâm phòng chống bệnh tật tỉnh (PCBT). Trong tháng 1 Trung tâm PCBT có nhập 600 liều 6 trong 1. Trong tháng 2 trung tâm (PCBT) nhập 50  liều 6 trong 1. Trong tháng 3 Tung tâm (PCBT) nhập 300 liều 6 trong 1. Tổng cộng 950 liều (trung tâm dự trù số lượng rất lớn để đáp ứng nhu cầu cho nhân dân nhưng nhà cung cấp rất hạn chế số lượng như trên). Số vắc xin trên không thể đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Ban lãnh đạo trung tâm có chỉ đạo ưu tiên cho trẻ đã tiêm trước đó nhưng vẫn không đáp ứng đủ. Hiện tại Trung tâm vẫn đang liên hệ với nhà cung cấp vắc xin để tiếp tục phục vụ nhân dân. Mong anh, chị tiếp tục liên hệ với Trung tâm PCBT cơ sở 1 để đươc tiêm ngừa cho cháu. Đây là vắc xin dịch vụ chỉ tiêm tại Trung tâm cơ sở 1 không có chuyển đến các huyên, thị xã khác.

  55.  Bệnh viện đa khoa khu vực Nam Bình Thuận trả lời phản ánh của người dân về việc không phẫu thuật, cũng không cho chuyển tuyến bệnh nhân cao tuổi: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 4 năm 2019, ông Phan Hữu Phước đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Phan Kháng nhập viện ngày 16/4/2019 tại buồng số 5 Khoa ngoại của Trung tâm Chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa khu cực Nam Bình Thuận. Bệnh nhân bị gãy chân nhưng chỉ được sơ cứu quấn khăn, không thực hiện phẫu thuật. Anh Phước thắc mắc thì bác sỹ Huỳnh Bá Hồng, Trưởng khoa chỉnh hình cho biết bệnh nhân đã trên 80 tuổi thì không mổ được, có chuyển lên tuyến trên thì cũng không phẫu thuật được. Vì bệnh viện không cho bệnh nhân chuyển lên tuyến trên, nên gia đình bệnh nhân đã tự đưa bệnh nhân xuất viện để lên tuyến trên khám và điều trị. Anh Phước thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Lãnh đạo bệnh viện đã kiểm tra, bệnh nhân Phan Kháng 85 tuổi, nhập viện ngày 16/4/2019, chẩn đoàn gãy cổ xương đùi/tổng trạng kém, cao tuổi. Bác sỹ của Bệnh viện tư vấn tốt nhất nên điều trị bảo tồn, người nhà cương quyết xin chuyển lên tuyến trên, Bệnh viện đã giải quyết cho bệnh nhân chuyển viện.

  56.  Bệnh viện đa khoa khu cực La Gi trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh nhân đang nằm viện nhưng y tế nói không có hồ sơ bệnh án: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 16 tháng 4 năm 2019, anh Đào Quốc Huy đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: sản phụ Nguyễn Thị Mi Li vào Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi để chuẩn bị sinh từ tối 15/4/2019, đến chiều ngày 16/4/2019 sản phụ có hiện tượng ra máu, người nhà gọi y tá kiểm tra thì y tá phản hồi người nhà rằng sản phụ không có hồ sơ bệnh án. Anh Huy không hài lòng yêu cầu kiểm tra, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi xác minh sự việc, Bệnh viện Đa khoa khu vực La Gi xin được phản hồi như sau: Bệnh nhân Nguyễn Thị Mi Ni ở nhà đi tiểu ra máu nên vào viện lúc 20h ngày 15/4/2019, được chẩn đoán tại khoa Sản: Động thai/ Thai 32 tuần. Tình hình sức khỏe tạm ổn, gia đình xin ra viện lúc 16h ngày 16/4/19. Vì số lượng bệnh nhân ra viện chiều 16/4 khá đông, thủ tục thanh toán viện phí quá tải nên gia đình phải chờ đợi, anh Đào Quốc Huy (chồng bệnh nhân) nôn nóng muốn được giải quyết sớm nên có hiểu nhầm trên.

  57.  Bệnh viện đa khoa khu vực Nam Bình Thuận trả lời phản ánh của người dân về việc không có bác sỹ trực cấp cứu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 11 tháng 4 năm 2019, anh Hoàng Kim Quốc đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đưa bệnh nhân Nguyễn Thị Hà vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa khu vực Nam Bình Thuận, nhưng tại phòng cấp cứu ở tầng 1 không có bác sỹ trực. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã xác minh: Bệnh nhân Nguyễn Thị Hà được đưa đến khoa cấp cứu của bệnh viện lúc 16 giờ 50 ngày 11/4/2019. Khoa Cấp cứu đã tiếp nhận và Bs đã thăm khám với chẩn đoán Chấn thương sọ não do bị chém. 19 giờ cùng ngày, Bs đã làm thủ tục cho bệnh nhận chuyển tuyến. Người nhà Bệnh nhân phản ánh  khoa Cấp cứu không có Bs trực là không đúng.


Thăm dò ý kiến