Thông tin đường dây nóng tháng 8.2019

29/08/2019 | 10:29 AM

 | 

  1. Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu trả lời phản ánh của người dân về chuyên môn của bác sỹ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 21h34 ngày 11 tháng 8 năm 2019, anh Hếch đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Ngày 11/8/2019, bệnh nhân Huỳnh Thị Trúc Ly điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Bạc Liêu, ở phòng cấp cứu Khoa nhi. Khi bệnh nhân nhập viện, bác sỹ chỉ khám qua loa rồi ròi đi, Nhân viên y tế lấy máu xét nghiệm nhưng không ra bệnh gì, truyền nước cho bệnh nhân không được. Khi bệnh nhi trợn măt trắng lên, nhân viên y tế đi gọi bác sỹ, bác sỹ tới nói bệnh nhân dỡn, sau đó bác sỹ can thiệp cho cháu tỉnh mới truyền ống thở máy, rồi hỏi muốn cho uống thuốc ngủ không. Anh Hếch không hài lòng với cách chữa trị của bác sỹ, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi nhận được thông tin phản ánh của ông Hếch. Ban giám đốc Bệnh viện làm việc với khoa Nhi xác nhận: Người bệnh Huỳnh Thị Trúc Ly 12 tháng tuổi được TTYT Huyện Giá Rai chuyển tuyến lên Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu vào lúc 15h50 phút ngày 20/5/2019. Tại phòng cấp cứu Nhi tiếp nhận được Bác sĩ khám chẩn đoán sơ bộ: Suy hô hấp do viêm phổi nặng + Tim bẩm sinh / HC Down – Suy dinh dưỡng thể teo, được Bác sĩ tiên lượng bệnh nặng, điều trị tích cực và theo dõi sát. Trong quá trình điều trị ông Hếch xin chuyển người bệnh lên tuyến điều trị tiếp. Lãnh đạo khoa Nhi mời Ông Hếch giải thích tình trạng bệnh của bé đồng thời người nhà đồng ý trên tinh thần giải thích của lãnh đạo khoa và không có ý kiến gì thêm. Đến ngày 11/8/2019 Bệnh viện nhận được tin phản ánh của ông Hếch về nội dung nêu trên. Ban giám đốc Bệnh viện có liên hệ làm việc với ông Hếch ghi nhận các ý kiến đóng góp với nội dung đã nêu. Trước hết Ban giám đốc Bệnh viện ghi nhận các thiếu sót theo lời trình bày của ông Hếch trong quá trình chăm sóc điều trị của người bệnh và hứa khắc phục trong thời gian tới, sau đó Ban giám đốc mời tập thể khoa Nhi họp về trường hợp người bệnh Huỳnh Thị Trúc Ly 12 tháng tuổi để rút kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc và điều trị của từng cá nhân hoặc tập thể nếu  xảy ra sai sót.

  2. Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh trả lời phản ánh của người dân về trường hợp sản phụ tử vong: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 15h29 ngày 08 tháng 8 năm 2019, chị Vân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tối 8/7/ 2019 chị Nguyễn Thị Hiên có dấu hiệu đau bụng chuyển dạ khi mang thai lần 2, 39 tuần, được gia đình đưa vào Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh chờ sinh. Bảy  năm trước, chị Hiên đã sinh thường 1 bé gái khoẻ mạnh. Sau thăm khám, do kết quả cả mẹ và thai nhi đều bình thường nên bác sĩ chỉ định đẻ thường. Trong quá trình chờ sinh, nhân viên y tế của Bệnh viện tư vấn chị Hiên tiêm mũi giảm đau dịch vụ giá 1,5 triệu đồng nhưng chị Hiên không mua, cho rằng mình có thể chịu đau được. Khi vào phòng đẻ, chị Hiên đau nhiều, thương vợ nên chồng chị Hiên đã đóng 1,5 triệu đồng mua thuốc giảm đau cho vợ theo tư vấn của nhân viên y tế, rồi cầm hoá đơn đưa cho khoa Sản để tiêm cho chị Hiên. 1h sáng ngày 9/7, chị Hiên được tiêm gây tê tuỷ sống. 30 phút sau, thai phụ có biểu hiện khó thở, tím tái, không bắt được mạch, không đo được huyết áp và có dấu hiệu ngừng tuần hoàn. Ngay lập tức, thai phụ được cấp cứu tích cực với sự hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ BV đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Sau đó các bác sĩ quyết định phẫu thuật mổ lấy thai, bé gái ra đời nặng 2,7 kg, sức khoẻ không tốt nên được chuyển thẳng sang khoa sơ sinh để chăm sóc. Đến 2h50 cùng ngày, sản phụ được chuyển tới BV Bạch Mai để cấp cứu trong tình trạng hôn mê, mạch 155 lần/phút, huyết áp 100/65 mmHg, chỉ số bão hòa oxy SpO2 95%, tuy nhiên trên đường cấp cứu, sản phụ đã có liên tiếp 3 cơn ngừng tim và đã tử vong trước khi đến BV Bạch Mai. Gia đình cho biết, trong suốt khoảng thời gian từ khi chị Hiên vào phòng đẻ đến trước khi chuyển viện, gia đình thấy bác sĩ chạy ra chạy vào liên tục, người thân muốn vào hỏi nhưng ngăn không cho vào. Gia đình cũng không được bác sĩ thông báo mổ đẻ lấy thai nhi lúc nào.  Sau khi chào đời 1 ngày, bác sĩ thông báo em bé diễn tiến xấu do bị nhiễm khuẩn nên chuyển đến khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương để cấp cứu. Còn thi thể sản phụ được chuyển về quê để mai tang. Gia đình bức xúc đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Vụ Sức khỏe Bà mẹ, trẻ em (Bộ Y tế) đã có công văn số 4008/BYT-BM-TE yêu cầu Bệnh viện sản nhi Bắc Ninh khẩn trương họp hội đồng chuyên môn đánh giá về quá trình tiếp đón, theo dõi, chăm sóc và xử trí đối với trường hợp sản phụ Nguyễn Thị Hiên và thông báo kết luận tới gia đình và các cơ quan truyền thông. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngày 09/7/2019, ngay sau khi diễn biến đặc biệt xảy ra với sản phụ Nguyễn Thị Hiên, bệnh viện đã báo cáo về Sở Y tế (CV số 526/BVSN-KHTH), sau đó thành lập Hội đồng chuyên môn và họp ngay trong ngày 09/7/2019 để xem xét rà soát toàn bộ quá trình khám và điều trị đối với sản phụ Nguyễn Thị Hiên, đã báo cáo kết luận họp Hội đồng chuyên môn về Sở Y tế. Ngày 10/7/2019, Sở Y tế đã thành lập Hội đồng chuyên môn của ngành y tế để nghiên cứu, phân tích, đánh giá quá trình khám, chẩn đoán, chỉ định điều trị, cấp cứu và theo dõi đối với sản phụ Nguyễn Thị Hiên. Sở Y tế đã mời Phó Giáo sư - Tiến sỹ Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương làm Chủ tịch Hội đồng. Chiều ngày 10/7/2019, Hội đồng chuyên môn Sở Y tế đã họp và kết luận như sau: “1/ Về chẩn đoán và xử trí khi vào viện: - Quy trình tiếp đón, khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng đầy đủ; - Quy trình theo dõi trong chuyển dạ đầy đủ: - Chỉ định làm giảm đau trong đẻ đúng chuyên môn: Sản phụ đau, CTC mở 3cm, tiên lượng đẻ đường dưới được và có yêu cầu được làm giảm đau. 2/ Về xử trí khi có diễn biến nặng: - Kíp trực đã tổ chức cấp cứu kịp thời: phát hiện sớm, cấp cứu ngay, đúng phương pháp (thở oxy, bóp bóng, ép tim ngoài lồng ngực, dùng các thuốc trợ tim...); - Đã xin hỗ trợ kíp hồi sức của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh; - Đã được mổ lấy thai kịp thời. 3/ Tồn tại trong quá trình điều trị, theo dõi, cấp cứu bệnh nhân: Khi có diễn biến nặng nhân viên kíp trực chưa giải thích ngay cho gia đình. 4/ Nguyên nhân tử vong: Qua phân tích trên hồ sơ bệnh án, Hội đồng chuyên môn nhận định thai phụ ngừng tuần hoàn chưa rõ nguyên nhân: Nghĩ nhiều đến tắc mạch ối trong quá trình chuyển dạ. Chờ kết quả của cơ quan giám định pháp y để có kết luận cuối cùng.” Toàn bộ quá trình sự lý sự việc đã được Sở Y tế báo cáo Bộ Y tế theo đúng chỉ đạo của Công văn 4008/BYT-BM-TE. Hiện nay, bệnh viện đang chờ kết luận của Cơ quan điều tra và sẽ trả lời chính thức đến gia đình người bệnh.

  3. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận trả lời phản ánh của người dân về việc cho bệnh nhân xuất viện khi bệnh chưa ổn định: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 10h10 ngày 10 tháng 8 năm 2019, anh Nguyễn Công Viên đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Nguyễn Công Dung điều trị tại phòng cấp cứu khoa nội Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Thuận, ngày 01/08 một bác sỹ nam (dáng người to, cao, mập) cho bệnh nhân xuất viện vì đã điều trị hết liệu trình thuốc, trong khi tình trạng bệnh nhân vẫn nặng, sau khi xuất viện 2 ngày bệnh nhân phải cấp cứu gấp tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sau đó đã tử vong, anh thắc mắc tại sao không chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để điều trị, anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi nhận được thông tin phản ánh của người nhà bệnh nhân Nguyễn Công Dung, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận đã tiến hành xác minh, xin trả lời như sau: Vừa qua khoa Nội bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận có tiếp nhận điều trị: bệnh nhân  Nguyễn Công Dung, sinh năm 1944, địa chỉ: Thắng Hải – Hàm Tân – Bình Thuận. Bệnh nhân nhập viện vào điều trị tại  khoa HSTC-CĐ lúc 17 giờ 41 phút  ngày 19/07/2019; được chẩn đoán: Xuất huyết tiêu hóa trên nghi do loét dạ dày tá tràng. Chuyển qua khoa Nội lúc 22 giờ 30 phút  ngày 19/07/2019; Chẩn đoán :Xuất huyết tiêu hóa – Nhiễm trùng tiêu hóa. Khoa đã tiến hành cho bệnh nhân làm xét nghiệm, công thức máu 02 lần, Siêu âm, ECG : Không ghi nhận bất thường. Bệnh nhân không được nội soi vì lớn tuổi và tổng trạng gầy, suy kiệt. Tại khoa Nội bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Sodium natriclorid 9‰, Qiludim 2g, Levofloxacin 0,5g, Edizon 20mg, Nospa 20mg, Truyền 2 đơn vị máu cùng nhóm. Trong suốt quá trình nằm điều trị, bệnh nhân không có dấu hiệu trở nặng bất thường và gia đình cũng rất hợp tác điều trị, không thắc mắc gì. Đến ngày 01/ 08/2019 qua thăm khám bệnh nhân ổn định , cầu phân vàng. Bác sỹ cho bệnh nhân xuất viện và có cấp đơn tự túc mua thuốc về điều trị tiếp. Bệnh viện xin cảm ơn phản ánh của người bệnh để tiếp tục hoàn thiện mọi mặt, phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn.

  4. Bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, trả lời phản ánh của người dân về chất lượng bó bột cho bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 12h07 ngày 01 tháng 8 năm 2019, bệnh nhân Trương Thị An đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 9/6 bệnh nhân bị gãy tay và bó bột tại bệnh viện. Trong một tháng bó bột, tuần nào bệnh nhân cũng đến khám và kiểm tra tại bệnh viện, bác sĩ đều nói không vấn đề gì nhưng đến ngày tháo bột tay bệnh nhân bị ngoảnh ra sau không quay ra trước được và bệnh nhân đã phải chuyển ra Bệnh viện Việt Đức để bó lại tay. Phía Bệnh viện không có giải thích hay xin lỗi gì với bệnh nhân. Bệnh nhân không đồng ý, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Phía bệnh viện đã kiểm tra lại thông tin là bệnh nhân Trương Thị An có đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh. Bệnh nhân đến khám lần 1 được chẩn đoán gãy xương ở cẳng tay và được chỉ định nắn bó bột xương cẳng tay, bệnh nhân đến khám lần 2 được chỉ định bó bột lại. Lần thứ 3 bệnh nhân đến khám, bác sỹ chỉ định chụp xquang, đến khám lần 4 được chỉ định nắn bó bột lại nhưng bệnh nhân tự ý bỏ về, không quay lại và tự ra bệnh viện khác để nắn bó bột. Trong quá trình thăm khám bệnh nhân, bác sỹ đã có hướng dẫn bệnh nhân vân động ngón tay để tránh trường hợp bệnh nhân bị hạn chế vận động ngón tay. Sau khi nhận được phản ánh của người bệnh, Bệnh viện đã tổ chức họp hội đồng chuyên môn và cử đoàn xuống nhà bệnh nhân để kiểm tra, xác minh lại thông tin. Theo kết quả của đoàn thì hiện tại bệnh nhân sinh hoạt được bình thường, bệnh nhân vân cầm nắm và sử dụng xe đạp được, tuy nhiên khi đoàn xin xem thông tin kết quả bệnh nhân bó  bột ở bệnh viện khác thì bệnh nhân không đồng ý. Đoàn đã xác minh thông tin từ các hộ gia đình xung quanh thì việc bệnh nhân phản ánh đường dây nóng là tay bệnh nhân bị ngoảnh sau trước là không đúng sự thật, Bệnh nhân bị cứng các khớp ngón tay do không thường xuyên vận động nên bệnh viện đã giới thiệu bệnh nhân đến tập phục hồi tại Bệnh viện phục hồi chức năng.

  5. Sở Y tế Thanh Hóa trả lời phản ánh của người dân về việc Bệnh viện đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa gây khó khăn cho bệnh nhân chuyển viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 14h10 ngày 29 tháng 7 năm 2019, anh Nhữ Văn Minh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Quascg Thị Tư nhập viện tại Bệnh viện Đa Khoa Hợp Lực Thanh Hóa Địa chỉ: 595 Nguyễn Chí Thanh, P. Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hoá. Bệnh nhân Quách Thị Tư nhập viện điều trị do đau dây thần kinh số 5 và số 7. Bệnh nhân nhập việc từ ngày 01/7 tại tầng 15 khoa thần kinh phòng 2009 do bác sĩ Oanh điều trị, tuy nhiên đến ngày 11 bệnh nhân có dấu hiệu lạ bệnh không đỡ mà nặng thêm. Gia đình xin chuyển tuyến trên nhưng bệnh viện không đồng ý. Ngày 15/7 bệnh nhân chuyển tuyến trên được chuẩn đoán bị dị ứng thuốc, nổi phổng người. Anh Minh bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viên đa khoa Hợp lực đã có báo cáo giải trình. kết quả: Bệnh nhân Quách Thị Tư nhập viện điều trị đau dây thần kinh số 5 và số 7, bệnh viện đã chẩn đoán và điều trị theo phác đồ, bệnh nhân đỡ. Khi bệnh nhân xuất hiện những nốt phỏng bệnh viện đã nghỉ nhiều đến bệnh lý dị ứng dạng Steven-Johnson nhưng chưa có điều kiện xác định dị nguyên nên đã cho chuyển Bệnh viện đa khoa tỉnh điều trị ( Không có việc bệnh viện giữ lại để điều trị). Khi gia đình có ý kiến, Ban Lãnh đạo bệnh viện đã gặp gỡ, giải thích một số vướng mắc đồng thời hỗ trợ gia đình một số kinh phí nhằm giúp gia đình giảm bớt khó khăn. Gia đình đã chấp nhận, thông cảm với bệnh viện và hứa không thắc mắc, kiện cáo gì.

  6. Bệnh viện K cơ sở Tân Triều trả lời phản ánh của người dân về việc lùi thời gian hẹn lấy kết quả xét nghiệm: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 09 tháng 4 năm 2019, anh Bùi Quang Hùng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 5/4 bẹnh nhân Bùi Thị Ngoãn đi xét nghiệm ở Bệnh viện K cơ sở Tân Triều và được lấy sinh thiết để xét nghiệm u vú. Bệnh nhân được bác sĩ hẹn thứ 2 ngày 8/4 đến lấy kết quả nhưng khi bệnh nhân đến thì lại hẹn lùi lại đến thứ 3 9/4. Nhưng sáng 9/4 bệnh nhân lên lấy vẫn chưa có kết quả. bác sĩ cũng không có hẹn thời gian cụ thể gây khó khăn cho bệnh nhân nhà xa lấy kết quả để điều trị. Anh Hùng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: bệnh nhân được hẹn chiều  thứ 2 đến lấy kết quả xét nghiệm tế bào lại khu vực lấy mẫu xét nghiệm, nhưng bệnh nhân không biết, ngồi chờ ở phòng khám. Người nhà ở nhà lo lắng gọi điện phản ánh. sau khi tiếp nhận thông tin Bệnh viện đã liên hệ và hướng dẫn và bệnh nhân đã lấy được kết quả lúc 10h. Sau khi nghe Bệnh viện giải thích và hướng dẫn bệnh nhân và người nhà đã hiểu.

  7. Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ trả lời phản ánh của người dân về cách thức điều trị của bác sỹ khoa nội soi: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 14 tháng 4 năm 2019, chị Hằng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Sái Văn Tú đến Bệnh viện k cơ sở Quán Sứ để điều trị hẹp thực quản lúc 10h30 ngày 12/3/2019. Bác sỹ Trần Đức Cảnh, Khoa nội soi, báo không cần nhập viện cũng không chụp chiếu xét nghiệm mà cho cho nong luôn (bác sỹ có nhận của gia đình 5 triệu không có hóa đơn) sau khi nong xong thì khoảng 11h30 bệnh nhân bị tím cổ chương bụng bác sĩ yêu cầu nộp 300 nghìn làm thủ nhập viện, 13/3/2019 gia đình đóng thêm 5 triệu nhưng lần này có hóa đơn, về sau Khoa nội soi đã trả lại gia đình 5 triệu trước đó. và bệnh nhân được chuyển sang bệnh viện khác để điều trị. Bác sĩ Cảnh không đến hỏi thăm tình hình tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Chị Hằng không hài lòng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã liên hệ với người nhà bệnh nhân và làm việc với lãnh đạo khoa Nội soi - TDCN, BS Cảnh và kíp thực hiện nong thực quản cho bệnh nhân Sài Văn Tú ngày 12/3. Qua bản tường trình của BS Cảnh (có đình kèm) và qua xác minh thông tin, việc BS cảnh nhận 5 triệu của người nhà bệnh nhân là tiền để mua dụng cụ của hãng Suntech dùng để nong thực quản (trong quá trình nội soi cho bệnh nhân mới phát hiện nên không có chỉ định của BS phòng khám và hóa đơn của BV). BS đã gọi người nhà vào giải thích, người nhà đồng ý mua thì BS mới thực hiện. Người phản ánh là chị dâu của bệnh nhân, không trực tiếp đưa người bệnh đi làm thủ thuật và chăm sóc người bệnh nên không nắm rõ quy trình. Bệnh viện đã giải thích với người nhà, người nhà đã hiểu và không có thắc mắc gì thêm.

  8. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh nhân cấp cứu nhưng vẫn phải chờ phòng mổ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 4 năm 2019, anh Phạm Hùng Thái đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Lê Văn Khương bị tai nạn lao động, được đưa đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 6 giờ tối ngày 28/4. Bệnh nhân bị dập xương bàn tay cần mổ nhưng hiện Bệnh nhân vẫn đang chờ mổ. Bác sỹ trực trả lời vẫn chưa sắp xếp được phòng. Bệnh nhân đang nằm ngoài hành lang khoa phẫu thuật chấn thương chung, mới được sơ cứu và truyền nước. Anh Thái không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Hiện tại bệnh viện có 05 bàn mổ cấp cứu dành cho các bệnh nhân có chỉ định mổ cấp cứu, lượng bệnh nhân vào cấp cứu đông bác sỹ cột I sẽ sắp sếp, điều động bàn mổ. Do đó khi người bệnh có chỉ định mổ cấp cứu nhưng có bàn mổ mới sắp xếp người bệnh vào mổ  và phải ưu tiên các bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.

  9. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trả lời phản ánh của người dân về việc chậm trả kết quả khám bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 4 năm 2019, anh Đào Duy Long đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Ngày 11/04/2019 anh Long có đi khám tại Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương và phía Bệnh viện có hẹn ngày 16/04/2019 có kết quả nhưng đế ngày 17/4 anh Long vẫn chưa nhận được kết quả anh Long không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã liên hệ lại với anh Long, anh Long nói đã nhận được kết quả và không có thắc mắc gì nữa.

  10. Bệnh viện Nhi Trung ương trả lời phản ánh của người dân về thái độ không nhiệt tình của nhân viên y tế khoa khám bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 4 năm 2019, anh Thắng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Nguyễn Thu Chi đến bệnh viện Nhi Trung ương khám tại khoa khám bệnh, ở đây nhân viên ở phòng 1a và phòng 40 không hướng dẫn anh cụ thể khiến anh phải đi lại rát nhiều lần. phòng số 40 nhân viên Nguyễn Thị Thu Huyền đưa nhầm giấy xét nghiệm của bệnh nhân sang người khác, ở phòng 1c bác sĩ Linh tiếp đón bệnh nhân mặt lạnh nhạt không niềm nở, anh thắc mắc với phòng 40 tại sao đưa nhầm thì bác sĩ Nguyễn Thị Hằng Nga nói thách thưc anh là anh có thắc mắc gì thì gọi đường dây nóng để phản ánh. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Người bệnh Nguyễn Thu Chi, (18 tháng 7.5kg) đến khám và tư vấn dinh dưỡng tại phòng khám số 40- chuyên khoa Dinh dưỡng. Người bệnh có giấy chuyển viện đúng tuyến được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT. Ngay sau khi người nhà người bệnh phản ánh bức xúc lên đường dây nóng Bộ Y tế, Bác sĩ Trưởng khoa khám bệnh đã gặp gỡ người nhà người bệnh để xác minh và giải quyết sự việc. Điều dưỡng Huyền và nhân viên khu vực giám định bảo hiểm 1A đã xin lỗi người bệnh vì đưa nhầm giấy chỉ định và chưa hướng dẫn đầy đủ chu đáo. Gia đình người bệnh đã thông cảm và chấp nhận. Bố người bệnh trước mặt Bác sĩ trưởng khoa đã xác nhận không có trường hợp Bác sĩ Nga nói thách thức, có lẽ do hiểu nhầm. Bác sĩ trưởng khoa đã trao đổi giải quyết thấu đáo những thắc mắc của người nhà người bệnh, gia đình người bệnh hài lòng. Qua sự việc trên, khoa Khám bệnh đã họp rút kinh nghiệm cá nhân cũng như toàn bộ tập thể khoa. Khoa Khám bệnh xin cảm ơn ý kiến góp ý của người nhà người bệnh.

  11. Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội trả lời phản ánh của người dân về thái độ và cách làm việc của nhân viên y tế Khoa Ngoại: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 4 năm 2019, anh Lê Hồng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: vào lúc 20h ngày 25/4 anh đưa bệnh nhân Đoàn Thị Kim Oanh đến khoa ngoại, Bệnh viện Thanh Nhàn, để cấp cứu. Bác sỹ đã cho bệnh nhân đi xét nghiệm và chụp phim. Hiện tại đã là 00h20 ngày 26/4, anh Hồng có vào gặp bác sỹ để hỏi kết quả, nhưng bác sỹ đuôi anh Hồng ra ngoài nói cứ ngồi chờ .A Hồng không bằng lòng với thái độ và cách làm việc của kíp trực, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã kiểm tra bệnh nhân Đoàn Thị Kim Anh đang được theo dõi viêm ruột thừa, trực lãnh đạo bệnh viện đã giao BS trực cọc I giải thích để anh Lê Hồng hiểu được quy trình khám bệnh của bệnh viện.

  12. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 4 năm 2019, chị Nguyễn Thị Thu Thảo đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: sáng nay chị có đưa người nhà là chị Mai đi khám và điều trị ở Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, khi làm thủ tục tại quầy thu ngân số 2, nhân viên nam (không rõ tên) không hướng dẫn bệnh nhân mà còn có thái độ cáu gắt, quát tháo khi chị Thảo hỏi. Chị đề nghị trấn chỉnh lại thái độ làm việc của nhân viên y tế và đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã nhắc nhở  nhân viên tại Quầy thu ngân số 2.

  13. Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội trả lời phản ánh của người dân về việc không có nhân viên y tế thay băng cho bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 20 tháng 4 năm 2019, anh Lê Ngô Quý đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Nguyễn Văn Khoa nhập viện chiều ngày 19/04/2019 tại phòng 309 khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, bệnh nhân bị sứt lồng ngực đã được sơ cứu nhưng hiện tại ngày hôm nay (20/4) không có nhân viên y tế nào đến thay băng, kiểm tra cho bệnh nhân, anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Người dân phản ánh không chính xác, nhân viên y tế đi buồng đã kiểm tra đầy đủ các bệnh nhân, tình trạng bệnh nhân Khoa ổn định, người phản ánh mới đến thăm bệnh nhân nên không nắm rõ câu chuyện. Nhân viên y tế đã giải thích lại để người phản ánh hiểu.

  14.  Bệnh viện Mắt Trung ương trả lời phản ánh của người dân về việc bác sỹ không phối hợp với người nhà để khám cho bệnh nhi khi trẻ khóc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 4 năm 2019, chị Nguyễn Ngọc Quỳnh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bác sỹ Nguyễn Thanh Vân, Phòng 80, tầng 8, nhà E, khoa khúc xạ, Bệnh viện Mắt Trung ương có thái độ khó chịu, không tận tình khi thăm khám cho bệnh nhân Phạm Minh Huy (bé trai 22 tháng tuổi) số phiếu khám 1256, khi vào khám thì bé khóc, bác sĩ không có thái độ phối hợp cùng người nhà thăm khám cho bệnh nhi mà nói rằng khóc thế này thì chịu không khám được, Chị Quỳnh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Theo như tường trình của bác sỹ Vân: Bệnh nhi đến  khám nhưng không phối hợp nên để cho bệnh nhân không khóc nữa thì khám sau.

  15.  Bệnh viện Nhi Trung ương trả lời phản ánh của người dân về việc nhân viên y tế không hỗ trợ người nhà bệnh nhi khi được yêu cầu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 16 tháng 4 năm 2019, chị Đỗ Thị Hà đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: chị đưa bé Nguyễn Ngọc Bảo Anh đi khám bệnh ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Bé 21 tháng tuổi bị đi ngoài nên bác sỹ yêu cầu lấy phân xét nghiệm. Chị Hà không lấy được và có nhờ nhân viên y tế Nguyễn Thị Phương làm việc tại phòng 48 khu hành chính Bệnh viện, khu điều trị nội trú hỗ trợ nhưng nhân viên này trả lời; con của chị thì chị phải tự lo. Chị Hà không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngày 16/4/2019, bệnh nhi Nguyễn Ngọc Bảo Anh đến khám tại khoa Khám bệnh đa khoa, người bệnh được chỉ định xét nghiệm phân. Người nhà bệnh nhi chưa lấy được phân có nhờ cử nhân Nguyễn Thị Phương Thảo lấy giúp. Cử nhân Thảo hướng dẫn người nhà cách lấy phân theo tờ hướng dẫn được phát. Trong quá trình giao tiếp, giữa cử nhân Thảo và người nhà người bệnh có hiểu lầm. Khoa đã nhắc nhở cá nhân cũng như các nhân viên khác cần giữ thái độ ôn hòa, đúng mực. Vào hồi 10h15 phòng xét nghiệm có liên hệ với mẹ bệnh nhi Bảo Anh, mẹ người bệnh đã thông cảm, trẻ được bác sĩ phòng khám kê đơn ngoại trú.

  16.  Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội  trả lời phản ánh của người dân về việc bác sỹ không đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 15 tháng 4 năm 2019, anh Lưu Việt Dân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 08/4/2019 anh Lưu Việt Dân có nhổ răng hàm số 8 tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Hà nội sau khi nhổ về thì chỗ răng nhổ bị sưng to, nhiễm trùng dẫn đến áp xe. Ngày 12/4 bệnh nhân phải nhập viện điều trị, tiêm thuốc 3 ngày không đỡ mà vị trí sưng vẫn to hơn, lan nhiễm sang họng khiến bệnh nhân đau đớn. Anh Dân yêu cầu kiểm tra lại vết nhiễm trùng nhưng không được BS đáp ứng và giải thích rõ. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Trưởng khoa Phẫu thuật và tạo hình hàm mặt đã khám lại và giải thích cho bệnh nhân về kế hoạch điều trị. Bệnh nhân đồng ý và hài lòng.

  17.  Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội trả lời phản ánh của người dân về việc nhân viên y tế ở quầy đăng ký khám bệnh ngồi chơi bấm điện thoại để bệnh nhân chờ rất lâu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 12 tháng 4 năm 2019, anh Lê Xuân Anh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Ngày 12/04/2019 Anh Lê Xuân Anh có đưa con nhỏ đến khám tại khu vực tầng 2, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, quầy đăng ký khám và bấm số gọi nhân viên không làm việc, ngồi chơi bấm điện thoại, khiến bệnh nhân chờ đợi rất lâu, nhân viên này không đeo thẻ mặc váy xanh. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện tiếp nhận phản ánh và đã kiểm tra tại thời điểm lúc đó người bệnh đã chờ đợi hơn 30 phút. Nhân viên tại quầy đang thực hiện tiếp đón theo đúng thứ tự rút số công khai. hôm nay số lượng người bệnh đăng ký khám đông nên thời gian chờ đợi lâu hơn. Đã giải thích cho người nhà, người nhà hài lòng, tiếp tục chờ theo thứ tự.

  18.  Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Y tế, trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế Khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Tây Ninh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 12 tháng 4 năm 2019, anh Trần Văn Nam đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Đêm ngày 11/4/2019 anh Nam đưa bệnh nhân cấp cứu vào Khoa cấp cứu của Bệnh viện đa khoa Tây Ninh, nhưng nhân viên y tế tại Bệnh viện thờ ơ không nhiệt tình chu đáo với bệnh nhân. Khi người nhà bệnh nhân phản ánh và xin chuyển viện thỉ nhân viên y tế ở đây không hỗ trợ cho BN việc lấy lại tiền tạm ứng trước đó, phim chụp X-quang. Đồng thời anh Nam cũng phản ánh thái độ của nhân viên y tế trực đường dây nóng Bệnh viện khi tiếp nhận cuộc gọi của người phản ánh đã có lời lẽ không đúng với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Anh Nam không hài lòng và không đồng ý chuyển phản ánh đến Bệnh viện và Sở Y tế Tây Ninh, anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế đã chuyển phản ánh của anh Nam đến Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Y tế đã trả lời như sau: vì Vụ Tổ chức Cán bộ không trực tiếp chuyển được ý kiến phản ảnh của người dân đến Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tây Ninh, nên đề nghị điện thoại viên chuyển ý kiến phản ảnh của người dân đến Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tây Ninh để kiểm tra, xử lý theo quy định, báo cáo Bộ Y tế (Vụ Tổ chức cán bộ) để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.

  19.  Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Y tế, trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 11 tháng 4 năm 2019, chị Tô Thị Anh Thư đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: nhân viên tiêm phòng ở Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, có thái độ không tốt đói với bệnh nhân , khi tiêm thái độ không nhẹ nhàng với bệnh nhân làm bệnh nhân đau khóc to. chị Thư không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế đã chuyển phản ánh của chị Thư đến Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Y tế đã trả lời như sau: vì Vụ Tổ chức Cán bộ không trực tiếp chuyển được ý kiến phản ảnh của người dân đến Viện Pastuer Thành phố Hồ Chí MInh, nên đề nghị điện thoại viên chuyển ý kiến phản ảnh của người dân đến Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố HCM để kiểm tra, xử lý theo quy định, báo cáo Bộ Y tế (Vụ Tổ chức cán bộ) để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.

  20.  Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Y tế, trả lời phản ánh của người dân về thái độ của bác sỹ Bệnh viện tâm thần trung ương I: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 11 tháng 4 năm 2019, anh Lê Trọng Thận đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 11/4, anh Lê Trọng Thận đưa bệnh nhân Lê Minh Phương bị bệnh tự kỉ đền Bệnh viên Tâm Thần Trung ương I Hà Nội để khám nhằm lấy xác nhận để hưởng chính sách chế độ theo quy định của Nhà nước. Bệnh nhân được Bác sỹ Luyện cho làm điện não, và trắc nghiệm tâm lý nhưng do bệnh nhân bị bệnh tự kỷ nên không bảo được và bác sĩ có thông báo với anh Lê Trọng Thận là không được vì lý do "người bệnh không hợp tác (người bệnh bị tự kỉ)". Anh Lê Trọng Thận liên hệ với Ban Giám đốc Bệnh viện, sau đó Giám đốc bệnh viện có cho người đi cùng anh đến gặp bác sĩ thì bác sĩ cấp cho anh 1 cái giấy để anh về nơi anh sinh sống hưởng chính sách. Anh không đồng ý với thái độ của BS Luyện, anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế đã chuyển phản ánh của anh Nam đến Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Y tế đã trả lời như sau: vì Vụ Tổ chức Cán bộ không trực tiếp chuyển được ý kiến phản ảnh của người dân đến Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, nên đề nghị điện thoại viên chuyển ý kiến phản ảnh của người dân đến Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 để kiểm tra, xử lý theo quy định, báo cáo Bộ Y tế (Vụ Tổ chức cán bộ) để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.

  21.  Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội trả lời phản ánh của người dân về thái độ thờ ơ của nhân viên y tế Khoa Nội đối với bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 07 tháng 4 năm 2019, chị Kim Trang đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: chồng chị là anh Trần Tuấn Anh, bị đau đầu, đau cơ khắp người, hơi sốt nhẹ, được đưa cấp cứu vào Bệnh viện Xanh Pôn lúc 4h sáng ngày 07/4, Sau khi thăm khám đánh giá, BS chuyển bệnh nhân sang tầng 4 nhà C1 Khoa nội để theo dõi và kiểm tra, giảm đau bằng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, bệnh nhân không hề đỡ, cơn đau đầu gây nôn mửa, gia đình có gọi bác sỹ để trao đổi nhưng bác sỹ không tư vấn giải thích gì, chỉ bảo để theo dõi rồi để mặc bệnh nhân. Gia đình rất bức xúc xin rút hồ sơ bệnh án và yêu cầu chuyển tuyến thì bác sỹ trực buổi chiều tại khoa nói: nếu chuyển viện thì phải ký và ghi vào bản cam kết là bác sỹ đã giải thích tận tình rõ ràng nhưng gia đình vẫn muốn chuyển viện. Như vậy là hoàn toàn sai thực tế. Chị đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra,  làm rõ thái độ thờ ơ của đội ngũ Bác sỹ Bệnh viện này. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: người nhà bệnh nhân phản ánh không chính xác: Bác sỹ đã thăm khám và giải thích rõ ràng tình trạng bệnh của bệnh nhân, và đã có chỉ định dùng thuốc phù hợp, những người thân khác của bệnh nhân đã hiểu và hợp tác với bác sỹ, nhưng chị Trang đã có thái độ không hợp tác dù được giải thích, thậm chí còn chửi bới trong khoa. Những người thân khác của bệnh nhân cũng đã gặp xin lỗi nhân viên y tế.

  22.  Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Y tế, trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 4 năm 2019, chị Ngọc đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: thái độ không đúng mực của nhân viên Loan tại quầy làm thủ tục giấy tờ Khoa Nhi, Khu B, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội. Ngày 19/4, chị Ngọc có đưa bé Nguyễn Hồng Ánh đến Bệnh viện khám bệnh. Chị có cầm theo chút tiền và thẻ BHYT của bé. Khi làm thủ tục khám bệnh, nhân viên y tế yêu cầu chị đóng đủ số tiền tạm ứng, sau đó mới khám cho bệnh nhhi. Chị có nói là do không cầm theo nhiều tiền, và xin ngồi đợi để người nhà mang tiền đến, thì nhân viên này đuổi chị ra ngoài và nói: bao giờ có tiền đóng tạm ứng mới được vào khám. Chị bức xúc đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế đã chuyển phản ánh của chị Ngọc về Sở Y tế nhưng không có câu trả lời nên đã chuyển nội dung phản ánh đến Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Y tế đã trả lời như sau: Bệnh viện đa khoa Đức Giang thuộc Sở Y tế Hà Nội, hơn nữa, nội dung  ánh của người dân Bộ Y tế không thể chuyển trực tiếp được đến Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nên đề nghị điện thoại viên chuyển ý kiến phản ánh của người dân đến Giám đốc Sở Y tế Hà Nội để kiểm tra, xử lý theo quy định và báo cáo Bộ Y tế (Vụ Tổ chức cán bộ) để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.

  23.  Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội, trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế tại quầy làm thủ tục đăng ký khám bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 4 năm 2019, chị Ngọc đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: thái độ không đúng mực của nhân viên Loan tại quầy làm thủ tục giấy tờ Khoa Nhi, Khu B, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội. Ngày 19/4, chị Ngọc có đưa bé Nguyễn Hồng Ánh đến Bệnh viện khám bệnh. Chị có cầm theo chút tiền và thẻ BHYT của bé. Khi làm thủ tục khám bệnh, nhân viên y tế yêu cầu chị đóng đủ số tiền tạm ứng, sau đó mới khám cho bệnh nhhi. Chị có nói là do không cầm theo nhiều tiền, và xin ngồi đợi để người nhà mang tiền đến, thì nhân viên này đuổi chị ra ngoài và nói: bao giờ có tiền đóng tạm ứng mới được vào khám. Chị bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Vấn đề này bệnh viện đã yêu cầu bộ phận trực tại khoa Nhi viết bản tường trình và gặp Chị Ngọc trong quá trình hoàn thiện thủ tục hành chính 2 bên chưa rõ do thay đổi qui trình . Bộ phận tiếp dân đã giải thích rõ ràng cho người nhà bệnh nhân. Gia đình đã thoải mái. Hiện bệnh nhi được nằm điều trị ổn định.

  24.  Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, trả lời phản ánh của người dân về thái độ thờ ơ của nhân viên y tế Khoa cấp cứu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 14 tháng 4 năm 2019, anh Cường đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: 00h01p ngày 14/4 anh Cường đưa bệnh nhân Đỗ Thu Hằng vào cấp cứu tại Bệnh viện Thanh Nhàn, tại phòng trực khoa cấp cứu nội, nhân viên y tế tên  Lê Thị Thắm có thái độ thờ ơ, không hỏi han bệnh nhân khi vào viện và cáu gắt khi anh Cường hỏi thông tin về bệnh nhân, nhân viên Thắm trả lời "tự đi mà tìm". Anh Cường không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Trực lãnh đạo bệnh viện đã kiểm tra và trực tiếp giải thích với Anh Cường về quy trình khám cấp cứu bệnh nhân, anh Cường đã hiểu và không có ý kiến khác.

  25.  Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Y tế, trả lời phản ánh của người dân về thái độ của bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 07 tháng 4 năm 2019, anh Thông đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày thứ 7 (30/3/2019 ), anh Thông đến thăm một bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tại phòng điều dưỡng của khoa Chấn Thương Sọ Não, anh Thông có gặp một bác sỹ nam, cao gầy, mặc áo xanh, không rõ tên do bác sỹ không đeo bảng tên, có thái độ cáu gắt quát mắng anh Thông khi anh Thông hỏi thông tin sức khỏe của bệnh nhân. Sau đó, bác sỹ này đuổi anh Thông ra khỏi phòng. Anh Thông không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng của Bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh viện đã tiếp nhận phản ánh và có hứa sẽ liên hệ lại với anh Thông để trả lời kết quả xử lý. Tuy nhiên đã hơn 7 ngày mà Bệnh viện không hề liên lạc với người phản ánh. Anh Thông yêu cầu phải liên hệ và có văn bản giải trình tới anh, anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế đã chuyển phản ánh của anh Nam đến Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Y tế đã trả lời như sau: vì không chuyển được trực tiếp ý kiến của người dân từ Bộ Y tế đến Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, do vậy đề nghị điện thoại viên chuyển lại ý kiến phản ánh của người dân về giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy để xử lý theo quy định và có văn bản báo cáo Bộ Y tê (Vụ Tổ chức cán bộ) để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.

  26.  Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trả lời phản ánh của người dân về việc nhân viên quầy thuốc đưa thiếu thuốc và không ký tên người bán trên hóa đơn: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 27 tháng 4 năm 2019, chị Trần Thảo Hiền đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 19/4 bệnh nhân Trần Gia Định có đến điều trị ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Bệnh nhân được bác sỹ kê đơn thuốc, trong đơn gồm 7 loại thuốc, mỗi loại 10 đến 20v. Sau đó bệnh nhân Định ra quầy thuốc số 2 để mua thuốc thì được nhân viên bán thuốc lấy thuốc cho vào 1 cái túi. Về đến nhà bệnh nhân thấy thiếu thuốc, xem trên hóa đơn bán thuốc thì ko thấy kí tên người bán. Bệnh nhân không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Vấn đề người bệnh phản ánh, Bệnh viện xin trả lời như sau: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương hiện nay chỉ tổ chức bán thuốc tại một nhà thuốc duy nhất trong khuôn viên khoa Khám bệnh của bệnh viện. Nhân viên làm việc tại quầy thuốc đều là viên chức của khoa Dược, có trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành Dược. Nhà thuốc đã triển khai phần mềm bán thuốc theo đơn bác sỹ điều trị kê và bán đúng giá niêm yết. Nhà thuốc đã có quy trình hướng dẫn để người bệnh, người nhà người bệnh thực hiện mua thuốc theo đúng quy trình, đặc biệt là đã nhắc người bệnh kiểm tra đơn thuốc, đối chiếu số lượng thuốc, số tiền đã thanh toán trước khi rời khỏi quầy để tránh những thắc mắc không đáng có. Bệnh viện cũng đã nhận được một số phản ánh tương tự, tuy nhiên người bệnh phản ánh khi đã về nhà nên rất khó để bệnh viện có thể kiểm tra đối chiếu. Bệnh viện đã đề nghị Lãnh đạo khoa Dược, nhân viên quầy thuốc cần thực hiện đúng các quy trình cấp bán thuốc, kiểm tra- đối chiếu đơn thuốc trước khi giao cho người bệnh, đồng thời hướng dẫn người bệnh kiểm tra khi giao nhận thuốc và đơn thuốc. Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trân trọng cảm ơn những phản ánh, ý kiến đóng góp của người dân về công tác khám chữa bệnh để bệnh viện ngày càng phục vụ tốt hơn.

  27.  Bệnh viện Da liều Trung ương trả lời phản ánh của người dân về việc nhân viên y tế đưa người ngoài vào khám bệnh trước khiến bệnh nhân phải chờ lâu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Hữu Thụ đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 19/4 anh Thụ có đến Bệnh viện da liễu Trung ương và chờ đến lượt phòng để đốt laze ở tầng 7 khoảng khung giờ từ 8h đến 10h,trong lúc chờ đợi đến lượt mình thì thấy có nhân viên y tế (nhân viên cầm giấy để gọi bệnh nhân vào đốt) đưa người ngoài vào đốt trước khiến anh chờ đợi lâu. Anh Thụ không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Nhận được phản ánh của anh Thụ, bệnh viện đã cho xác minh và liên hệ với người bệnh. Anh Thụ đến điều trị tại khoa Laser và được xếp số tại phòng chờ 705, đây là phòng chờ chung của 2 dịch vụ laser CO2 (dịch vụ anh Thụ sử dụng) và laser chuyên đề thẩm mỹ và 2 dịch vụ này có xếp số thứ tự riêng biệt. Do đó, khi điều dưỡng tiếp đón mời người bệnh vào khu chuyên đề làm thủ thuật, anh Thụ có sự hiểu lầm về sắp xếp không đúng thứ tự. Bệnh viện đã nhắc nhở nhân viên tiếp đón chú ý khi gọi số khám, phải nói rõ từng dịch vụ để tránh hiểu nhầm. Sau khi được giải thích, anh Thụ hài lòng và không thắc mắc gì thêm.

  28.  Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trả lời phản ánh của người dân về thanh toán bảo hiểm y tế: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 16 tháng 4 năm 2019, anh Đạt đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 2/4 bệnh nhân Trần Thị Điểm đi khám tại Khoa Đại trực tràng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, khi tái khám bệnh viện điều chuyển chị Điểm sang khoa tiêu hóa. Đến khi thanh toán viện phí. nhân viên thu phí có thông báo chị Điểm khám trái tuyến. Chị Điểm không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã tiếp nhận trường hợp phản ánh của người bệnh Trần Thị Điểm  trực tiếp và đã giải quyết theo đúng quy định.

  29.  Bệnh viện Phổi Trung ương trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh nhân chuyển tuyến có BHYT phải trả như khám dịch vụ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 08 tháng 4 năm 2019, anh Vũ Thanh Liêm đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Vũ Đình Tế sau khi điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, chiều ngày 08/4 được chuyển sang Bệnh viện Phổi Trung ương, bệnh nhân có giấy chuyển tuyến theo BHYT, tuy nhiên bệnh nhân lại phải chi trả chi phí khám chữa bệnh như dịch vụ thông thường mà không được giảm trừ theo chế độ BHYT, Bệnh viện phổi Trung ương có giải thích là do hai viện chưa có thông tuyến . Gia đình bệnh nhân không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Trước hết, Bệnh viện Phổi Trung ương trân trọng cảm ơn ý kiến phản ánh của người dân qua Đường dây nóng của ngành Y tế. Sau khi kiểm tra và xác minh thông tin, Bệnh viện trả lời như sau: Bệnh viện đã thực hiện kiểm tra Cổng thông tin giám định BHYT để giải quyết hưởng chế độ BHYT cho người bệnh theo hướng dẫn tại Công văn số 4996/BHXH-CSYT ngày 29/11/2018 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc triển khai thực hiện một số nội dung theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP:  Người bệnh Vũ Đình Tế, sinh năm 1960, đến khám tại Phòng khám cấp cứu 24h lúc 17:29 ngày 08/04/2019. Tại thời điểm người bệnh đến khám: Bệnh viện Bạch Mai chưa chuyển thông tin chuyển tuyến lên Cổng giám định; kiểm tra Thẻ BHYT báo lỗi. Bệnh viện đã giải quyết tạm thời cho bệnh nhân nhập viện và tạm thu 5.000.000đ, đã giải thích cho người nhà. Đến 15:09 ngày 09/04/2019, Bệnh viện đã chuyển đúng tuyến BHYT cho bệnh nhân, sau khi thông tin bệnh nhân đã được thông tuyến trên Cổng giám định. Trên đây là nội dung trả lời ý kiến phản ánh của người dân đối với Bệnh viện.

  30.  Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cuba Hà Nội trả lời phản ánh của người dân về việc không được thanh toán BHYT khi chụp XQuang và xét nghiệm máu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 02 tháng 4 năm 2019, chị Nguyễn Minh Anh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: chị đến khám răng tại Khoa Răng Hàm Mặt, Phòng răng miệng số 101, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cuba Hà Nội, tại đây có hai bác sỹ, một nam và một nữ, bệnh nhân không nhớ tên, nói là: răng khôn bị lệch, nhổ hết hơn 300 nghìn, màng sinh học cầm máu, là dịch vụ cao hơn, BHYT không thanh toán, cả xét nghiệm máu, chụp xquang cả hàm, tổng khoảng hơn 1,6 triệu. Bệnh nhân hỏi là chỉ chụp xquang và xét nghiệm máu thôi có được không, Bác sỹ nói là được, nhưng khi bệnh nhân chưa lấy kết quả xét nghiệm, bác sỹ nam nói là nếu không làm thêm nhổ răng và bọc màng sinh học cầm máu, thì bệnh nhân sẽ phải thanh toán tiền xét nghiệm và xquang, không được hưởng chế độ BHYT. Chị Minh Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi được khoa giải thích, Ngày 8/4/2019  bệnh nhân đã quay trở lại bệnh viện để nhổ răng mà không sử dụng dịch vụ màng sinh học cầm máu. Sau khi nhổ bệnh nhân hài lòng.

  31.  Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang trả lời phản ánh của người dân về việc người bệnh phải nằm băng ca do không có giường cho bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 01 tháng 4 năm 2019, chị Trang đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: vào thời gian 15h ngày 1/4 bệnh nhân Võ Thị Kim Thoi được đưa đến Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực An Giang để khám. Bác sỹ cho bệnh nhân nhập viện và chuyển lên Khoa tim mạch nhưng khi bệnh nhân lên tầng 9 thì không có giường phải nằm trên băng ca. Chị Trang bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Đa khoa khu vực Tỉnh An Giang chỉ có 7 tầng, có sự nhầm lẫn bệnh viện trong phản ánh yêu cầu chuyển về đúng đơn vị để xử lý. Chúng tôi cám ơn.

  32.  Bệnh viện Sản Nhi An Giang trả lời phản ánh của người dân về nghi ngờ trẻ sơ sinh chưa được cắt dây rốn nên bị nhiễm trùng: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 4 năm 2019, anh Trịnh Phước Toàn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: vợ anh mới sinh con tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang, vừa được về nhà ngày 23/4. Tuy nhiên bé lại bị sốt cả đêm và nay cho nhập viện lại, Bác sĩ chẩn đoán bị viêm đường huyết. Anh Toàn nghi ngờ do bé chưa được cắt dây rốn, kẹp trắng phải cắt nhưng nhân viên y tế chưa cắt nên bé bị nhiễm trùng. Anh Toàn thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện sản Nhi An Giang trả lời phản ánh của anh Trịnh Phước Toàn qua đường dây nóng như sau: Trường hợp con bà Trần Thị Thanh Loan: Sanh thường lúc 19 giờ ngày 20/4/2019 tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang được điều trị và chăm sóc cho mẹ và con tại khoa Hậu phẫu –Hậu sản. Đến ngày 23/4/2019 mẹ và con khỏe được xuất viện. Sau khi xuất viện một ngày bé sốt nhẹ (380C) và được người nhà đưa trở lại Bệnh viện Sản Nhi khám và được nhập viện ngày 24/4/2019 với chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh. Trong quá trình nằm viện mẹ và con được chăm sóc chu đáo. Tuy nhiên trước khi xuất viện Khoa sơ sinh đã quên tháo kẹp rốn cho bé (kẹp mũ trắng). Khoa xin nhận thiếu sót về việc tháo kẹp rốn cho bé trước khi cho bé xuất viện. Tuy nhiên, tình trạng bé nhập viện do bị nhiễm trùng sơ sinh chứ không phải do nhiễm trùng rốn. Sau nhập viện 01 ngày tình trạng bé ổn, không còn sốt. Bác sĩ có giải thích với gia đình bệnh nhi. Bệnh viện xin chân thành cảm ơn ý kiến phản ánh của anh Toàn và rất mong anh thông cảm.

  33.  Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang trả lời phản ánh của người dân về việc quầy thuốc nghỉ lễ không phát thuốc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 15 tháng 4 năm 2019, chị Nguyễn Thị Kim Thoa đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân được hẹn đến ngày 15/4/2019 đến Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang lấy thuốc điều trị nhiễm nhưng hiện tại bệnh nhân đang ở quầy thuốc và được thông báo rằng do nghỉ lễ, Bệnh viện không phát thuốc. Chị Thoa đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Chúng tôi đã liên hệ với chị Thoa và được biết  chị Thoa đã đến khám và lấy thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên - tỉnh An Giang. Xin đơn vị quản lý phản ánh chuyển phản ánh của chị Thoa về bệnh viện nói trên. Xin chân thành cảm ơn.

  34.  Bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên, An Giang, trả lời phản ánh của người dân về việc không có bác sỹ làm việc ngày 15/4: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 15 tháng 4 năm 2019, anh Đỗ Văn Kiên đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh được Bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên An Giang hẹn đến khám ngày 15/4. Nhưng khi anh đến khoa nhiễm HIV thì không có BS làm việc. Anh khộng hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Đã xác minh tại phòng khám OPC và điện thoại cho khách hàng đồng ý thông cảm bỏ qua do ngày nghỉ bù Giỗ tổ Hùng Vương nhưng nhân viên quên đó là ngày nghỉ nên đã hẹn bệnh nhân đến khám. Bệnh viện đã giải quyết cấp bù thuốc ARV cho khách hàng xong ngày 16/4/2019.

  35.  Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang trả lời phản ánh của người dân về việc Bệnh viện không khám bệnh lúc 15h30: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 02 tháng 4 năm 2019, anh Trần Vỹ đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: khoảng 15h30 anh đi khám bệnh BHYT tại khoa khám bệnh Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang, nhưng khi lấy số thứ tự để khám bệnh, một nhân viên nữ, béo, có bầu bảo anh rằng "kiểm kê nên không khám bệnh". Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Qua tìm hiểu sự việc ngày 2/4 của anh Trần Vỹ thì bệnh nhân đi khám tại bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang, không phải bệnh viện Đa khoa khu vực Tỉnh, có sự nhầm lẫn bệnh viện trong phản ánh.

  36.  Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang trả lời phản ánh của người dân về việc không ưu tiên cho người cao tuổi khám bệnh trước: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 01 tháng 4 năm 2019, anh Giao đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đưa bệnh nhân Hà Thái Thị Đại đến khoa nội thần kinh phòng số 34 tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang để khám bệnh. Bệnh nhân đã cao tuổi nhưng Bác sỹ Bùi Kim Dung không cho bệnh nhân ưu tiên khám trước mà bảo phải xếp hàng theo thứ tự. Anh Giao không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Khoa Khám Bệnh thực hiện theo Luật Khám chữa bệnh và Quy trình tiếp nhận bệnh ngoại trú. Có quầy ưu tiên cho bệnh nhân trên 80 tuổi và tất cả các phòng khám. Nhưng đặc thù của Phòng khám Nội Thần kinh số 34 đa phần là những bệnh nhân đang khám, theo dõi và điều trị các bệnh lý có độ tuổi trên 80 tuổi cũng như một số bệnh lý Di chứng Tai biến mạch máu não (ngồi xe lăn, xe nằm) nên vấn đề khám ưu tiên cũng phải cần theo số thứ tự khám ưu tiên cho người nặng trước, người già và các đối tượng ưu tiên khác và sau cùng là người bệnh nhẹ.

  37.  Bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành, An Giang, trả lời phản ánh của người dân về việc không có bác sỹ trực tại phòng khám ngoại: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Văn Thanh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: hiện tại 16h ngày 26/4/2019 tại phòng khám ngoại Bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành, An Giang, không có bác sĩ trực. Anh bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Anh Nguyễn Văn Thanh phản ánh lúc 16h ngày 26/04/2019 tại phòng khám ngoại Bệnh viện đa khoa Huyện Châu Thành, An Giang, không có bác sĩ trực. Sau khi kiểm tra tại phòng khám ngoại lúc 16 giờ bác sĩ lúc này đang họp với các phòng chức năng chuẩn bị nghỉ lễ, sau đó khoảng 30 phút có khám bệnh cho Anh Thanh cấp toa điều trị cho về.

  38.  Bệnh viện đa khoa huyện Châu Phú, An Giang, trả lời phản ánh của người dân về việc không có nhân viên y tế trực ngoài giờ ở trạm y tế xã Thanh Mũ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 10 tháng 4 năm 2019, anh Lê Thanh Đông đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại trạm y tế xã Thành Mũ Tây Huyện Châu Phú An Giang, lúc 18h30 không có nhân viên trực ở trạm y tế xã, anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Qua xác minh sự việc phản ánh của anh Lê Thanh Đông vào lúc 18h50 ngày 10/4/2019, Anh Lê Thanh Đông tình cờ đi ngang qua PKKV Thạnh Mỹ Tây thấy có người quen đưa người nhà đau bụng sanh vào PKKV Thạnh Mỹ Tây mà không thấy nhân viên trực, Anh Đông thấy vậy mới tìm số điện thoại điện giùm cho hay có người bệnh và anh đã điện nhầm số điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế. Trong lúc đó nhân viên trực (có 01 người nữ) đang đi vệ sinh cá nhân nên không hay có bệnh nhân vào trạm, khi trở ra có gặp anh Đông cho hay có bệnh nhân đau bụng vào thấy tưởng không có ai nên người nhà đã đưa đi tuyến trên rồi. Nhân viên trực có giải thích cho anh Đông rõ, anh Đông hài lòng và nói vì không biết nên đã điện thoại cho đường dây nóng trên.

  39.  Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang trả lời phản ánh của người dân về việc lúc 14h10 không có nhân viên y tế trực tại phòng siêu âm của bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 07 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Anh Việt đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: hiện tại là 14h10p ngày 07/4/2019 tại phòng siêu âm Bệnh viện đa khoa Khu vực tỉnh An Giang không có nhân viên y tế trực. Anh Việt đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: qua tìm hiểu sự việc xảy ra tại bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh, bệnh nhân Nguyễn Phước Nhân, 11 tuổi, nhập viện khoa Nhi, bác sỹ Châu Văn Thơl cho chỉ định siêu âm bụng với chẩn đoán Đau bụng cấp. Do trong quá trình trao đổi còn thiếu thông tin nên gây sự hiểu lầm với người nhà. Chúng tôi đã liên hệ và xin lỗi vì đã gây bức xúc cho anh. Chúng tôi cảm ơn ý kiến đóng góp của anh và sẽ củng cố thêm quy trình cung cấp thông tin với bệnh nhân và người nhà để tránh xảy ra sự việc tương tự.

  40.  Trung tâm y tế huyện Chợ Mới, An Giang, trả lời phản ánh của người dân về việc đơn thuốc ghi sai bệnh của bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 05 tháng 4 năm 2019, chị Phùng Thị Hồng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: sáng ngày 5/4 chị Hồng đi khám bệnh tại khoa khám bệnh, Bệnh viện đa khoa huyện Chợ Mới, An Giang, chị Hồng bị đau gót chân tuy nhiên chị Hồng nhận được đơn thuốc điều trị có ghi thuốc chữa trị hẹp bao quy đầu, viêm dạ dày và tá trạng. Tên trên Đơn thuốc đúng là tên chị Hồng, cùng số BHYT và địa chỉ số nhà của chị, Chị Hồng thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm y tế huyện Chợ Mới, An Giang, đã trả lời như sau: Trung tâm đã tiến hành xác minh sự việc như sau: Đúng như ý kiến của phản ánh của chị Hồng, Bác sỹ của Trung tâm y tế đã gặp người bệnh để xin lỗi và giải thích rõ đơn thuốc đã kê để điều trị bệnh cho chị Hồng là đúng nhưng do nhầm phần chẩn đoán, thay vì ghi M47 nhưng ghi nhầm thành N47.

  41.  Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang trả lời phản ánh của người dân về việc không có nhân viên y tế t rực tại Khoa ngoại tổng hợp: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 04 tháng 4 năm 2019, anh Lê Đình Nhân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh nhân Trường Giang (nghi phạm) đang được theo dõi và điều trị tại khoa ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang, đang có cơn đau bụng nhưng không hề thấy bất cứ nhân viên y tế hoặc bác sỹ nào trực ở đây để hỗ trợ. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Qua tìm hiểu xác minh vấn đề, trường hợp phản ánh của anh Lữ Đình Nhân về việc bệnh nhân phải chờ đợi lâu nhưng không thấy bác sĩ đến khám. Hiện tại trong thời gian này, bác sĩ đang thực hiện mổ cho bệnh nhân khác nên chưa thể đến khám cho bệnh nhân Trường Giang được, sau đó bác sĩ đã đến khám và xử trí cho uống thuốc. Hiện bệnh nhân đã ổn.

  42.  Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện không đồng ý cho bệnh nhân chuyển tuyến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 4 năm 2019, anh Lê Tuấn Phong đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ba anh là bệnh nhân Lê Văn Vững bị hở van tim, đã điều trị ở nhiều Bệnh viện ở An Giang nhưng không hiệu quả, chiều ngày 26/4 bệnh nhân có đến khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang tại phòng nội tim số 8, và xin giấy chuyển tuyến lên Bệnh viện tim thành phố Hồ Chí Minh, nhưng BS tại phòng nội tim không đồng ý, yêu cầu giữ bệnh nhân tại viện để điều trị. Anh Phong không hài lòng, muốn chuyển tuyến lên BV tim thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh nhân Vững đã từng điều trị rất hiệu quả tại Bệnh viện này. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Qua tìm hiểu và xác minh sự việc về phản ánh của anh Lê Tuấn Phong, chúng tôi được biết là anh đi xin giấy chuyển viện cho ba anh là Lê Văn Vững nhưng anh không đi cùng ba của anh. Khi anh vào phòng khám thì bác sĩ yêu cầu phải có mặt người bệnh mới khám và cho giấy chuyển tuyến được. Do không có mặt người bệnh nên bác không thể cho giấy chuyển tuyến được. Bệnh viện đã có liên hệ lại với anh Phong, nhưng thuê bao không liên lạc được.

  43.  Bệnh viện đa khoa huyện Chợ Mới, An Giang, trả lời phản ánh của người dân về thái độ thờ ơ của bác sỹ khoa Truyền nhiễm: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 4 năm 2019, Trần Văn Sang đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: sáng nay bố anh là bệnh nhân Trần Văn Mương bị bệnh tim phải cấp cứu vào Bệnh viện huyện Chợ Mới tỉnh An giang, sau khi thăm khám sơ bộ bệnh nhân Mương được chuyển sang nằm theo dõi ở khoa truyền nhiễm. Tuy nhiên khi sang phòng bệnh thì bệnh nhân Mương lên cơn đau tim, gia đình thấy nguy kịch nên có gọi bác sỹ nhưng phải tới 30 phút sau mới có bác sỹ tới kiểm tra. Bệnh nhân phải chuyển lại vào phòng cấp cứu. Gia đình bác Mương không hài lòng với cách làm việc thờ ơ, thiếu trách nhiệm của bác sỹ khoa truyền nhiễm, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã xác minh sự việc như sau: Lúc 14 giờ Bác sỹ đang khám bệnh tại khoa có nhận được tin báo của Điều dưỡng về bệnh của Bác Mương nhưng do đang khám bệnh tại các buồng bệnh khác nên có đến trể. Bệnh viện đã nhắc nhở lãnh đạo Khoa truyền Nhiễm cần xử trí ngay khi có bệnh trở nặng, và đã gặp người nhà người bệnh để xin lỗi về việc chậm trể.

  44.  Bệnh viện Tim Mạch An Giang trả lời phản ánh của người dân về thái độ không nhiệt tình của nhân viên y tế Khoa Tim Mạch Lão học: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 01 tháng 4 năm 2019, anh Phan Thành Công đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhân Nguyễn Thị Linh tại Bệnh viện Tim Mạch An Giang. Nhưng nhân viên y tế Trần Thị Kiều Diễm, Khoa tim mạch lão học (ở tầng trệt Bệnh viện) có thái độ rất cục cằn, không hướng dẫn chu đáo. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ban chủ nhiệm Khoa đã nhắc nhở ngay Điều dưỡng khi tiếp xúc với người nhà tại thời điểm xảy ra vụ việc về Quy tắc ứng xử và nhắc lại trên Giao ban cấp 1 để toàn thể nhân viên Khoa rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn về Quy tắc ứng xử với người bệnh và người nhà.

  45.  Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang trả lời phản ánh của người dân về thái độ của điều dưỡng Khoa Nội tổng hợp huyết học: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 04 tháng 4 năm 2019, anh Ngữ đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Đặng Thị Thu Cúc nằm tại Phòng B904, Khoa nội tổng tổng hợp huyết học, Bệnh viện đa khoa thành phố Long Xuyên, An Giang. Tại đây bác sĩ Ngô Thị Thùy Trang, điều dưỡng Lê Trương Ánh Ngọc mắng nói bệnh nhân: bệnh nhân này chết rồi chuyển đi thôi, sao ngu quá vậy nói không chịu đi. Anh Ngữ bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh nhân Đặng Thị Kim Cúc 41 tuổi bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, sau khi khám bệnh và xem kết quả xét nghiệm tiểu cầu 3 K/uL, Bác sỹ đã giải thích với người bệnh tiểu cầu giảm rất thấp, nhưng ở bệnh viện hiện tại không có tiểu cầu, cần chuyển tuyến trên, người bệnh trả lời để hỏi ý kiến người thân. Sau gần 2 giờ không thấy người nhà trả lời, lúc đó khoảng hơn 9h điều dưỡng có lại hỏi thân nhân người bệnh có đồng ý chuyển tuyến trên không để bác sĩ làm giấy tờ, còn không thì ký giấy không đồng ý đi. Nhưng người nhà vẫn chưa thống nhất ý kiến, sau đó Bác sỹ có lại giải thích thêm lần nữa với thân nhân và người bệnh. Sau đó thì người nhà  ký giấy không đồng ý chuyển tuyến, xin nằm lại điều trị.

  46.  Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về việc hết thuốc BHYT điều trị tiền liệt tuyến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Huy Chính đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: đã hai tháng nay Bệnh viện Bà Rịa hết thuốc điều trị tiền liệt tuyến theo BHYT. Bệnh viện không nói rõ bao giờ có thuốc hoặc có thuốc thay thế hay không. Anh thắc mắc. đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện cám ơn ý kiến đóng góp của người dân. Qua xác minh tìm hiểu, bệnh viện trả lời như sau: Bệnh viện Bà Rịa khi điều trị phì đại tiền liệt tuyến cho người bệnh có các thuốc: Thuốc Tây y: Alsiful 10mg. Bệnh viện có đủ cấp cho người bệnh đến ngày 13/03/2019, Thuốc Đông Y: Tadimax. Bệnh viện có đủ cấp cho người bệnh đến ngày 30/03/2019. Khi Bệnh viện hết Alsiful 10mg và Tadimax, người bệnh sẽ được chuyển viện sang Bệnh viện Y học cổ truyền. Bệnh viện Y học cổ truyền hiện đang có 2 thuốc đông y điều trị phì đại tuyền liệt tuyến là Crila fort và Xích Hương. Ngày 11/4/2019 Bệnh viện đã trình Sở Y tế Hồ sơ mua thuốc bổ sung năm 2019 đợt 2 với số tiền 325.282.000 đồng theo hình thức chỉ định thầu rút gọn, trong đó có 6.000 viên Alsiful (Alfuzosin) 10mg. Ngày 22/4/2019 Giám đốc Sở Y tế đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc bổ sung năm 2019 đợt 2 với số tiền 325.282.000 đồng theo hình thức chỉ định thầu rút gọn. Khoa dược sẽ tiến hành đặt hàng và dự kiến trung tuần tháng 5 sẽ có thuốc cung cấp cho người bệnh.

  47.  Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về việc Bệnh viện hết thuốc tạo máu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 4 năm 2019, anh Lê Sỹ Hùng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đã điều trị 4 năm nay tại khoa lọc thận ở Bệnh viện Bà Rịa. Nhưng anh Hùng cho biết đã 4 tháng nay Bệnh viện không có thuốc tạo máu. Bình thường trước đây, anh được tiêm 1 tuần 1 mũi. Anh Hùng không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện cám ơn ý kiến đóng góp của người dân. Qua xác minh tìm hiểu, bệnh viện trả lời như sau: Tháng 1 kho nội trú của Khoa dược vẫn còn thuốc tạo máu Eprex 10000UI để điều trị cho bệnh nhân. Tồn cuối tháng 1 là 204 ống. Tháng 2 kho nội trú của Khoa dược có thuốc tạo máu: Eprex 10000UI: đủ cấp cho bệnh nhân đến ngày 17/02/2019; thuốc Hemax 2000UI: đủ cấp cho bệnh nhân đến ngày 28/02/2019. Tuy nhiên, bệnh viện ưu tiên sử dụng những thuốc này cho những trường hợp cấp cứu tối khẩn. Hiện tại bệnh viện đang chờ kết quả thầu tập trung cấp địa phương năm 2019-2020. Trong thời gian này, khoa Lọc máu cũng đã thông báo và tư vấn cho người bệnh hiểu, thông cảm với bệnh viện thông qua các cuộc họp hội đồng người bệnh.

  48.  Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về việc bác sỹ hướng dẫn bệnh nhân ra ngoài mua thuốc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 4 năm 2019, ông Trần Phúc Tuệ đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Trương Thị Thi, 90 tuổi, đi khám bệnh tại Bệnh viện Bà Rịa luôn gặp tình trạng hết thuốc tim mạch và thuốc cao huyết áp BHYT. Mỗi lần khám xong, bác sỹ đưa toa thuốc và hướng dẫn "chịu khó ra ngoài mua thuốc". Ông Tuệ không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện cám ơn ý kiến đóng góp của người dân. Hiện tại bệnh viện đang chờ kết quả thầu tập trung cấp địa phương 2019-2020. Những trường hợp người bệnh không đồng ý chuyển viện lên tuyến trên bác sĩ sẽ tư vấn cấp toa mua tại nhà thuốc bệnh viện trong thời gian chờ kết quả thầu mua thuốc.

  49.  Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về việc Bệnh viện kê đơn thuốc đông y cho bệnh nhân vì hết thuốc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 4 năm 2019, bệnh nhân Trần Văn Nhận đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân đang điều trị tại Phòng 6, Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Bà Rịa. Nhưng Bệnh viện hết thuốc. Bác sỹ bảo bệnh nhân uống thuốc đông y. Bệnh nhân không đồng ý và muốn uống thuốc chaditan chữa bệnh u sơ tuyến tiền liệt. Bệnh nhân đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện cám ơn ý kiến đóng góp của người dân. Qua xác minh tìm hiểu, bệnh viện trả lời như sau: - BS đã giải thích hiện tại bệnh viện hết thuốc Xatral điều trị tiền liệt tuyến. Người bệnh yêu cầu cấp thuốc đông y, nhưng bác sĩ trả lời thuốc đông y cũng không còn và hướng dẫn người bệnh sang bệnh viện YHCT khám. Tuy nhiên, người bệnh không đồng ý và phản ánh đường dây nóng. Ngày 28/02/2019, người bệnh được cấp 28 viên Alsiful. Bệnh viện Bà Rịa khi điều trị phì đại tiền liệt tuyến cho người bệnh có các thuốc: Thuốc Tây y: Alsiful 10mg. Bệnh viện có đủ cấp cho người bệnh đến ngày 13/3/2019; Thuốc Đông Y: Tadimax. Bệnh viện có đủ cấp cho người bệnh đến ngày 30/3/2019. Khi Bệnh viện hết Alsiful 10mg và Tadimax, người bệnh sẽ được chuyển viện sang Bệnh viện Y học cổ truyền. Bệnh viện Y học cổ truyền hiện đang có 2 thuốc đông y điều trị phì đại tuyền liệt tuyến là Crila fort và Xích Hương. Hiện tại bệnh viện đang chờ kết quả thầu tập trung cấp địa phương 2019-2020.

  50.  Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về việc hết thuốc điều trị hen suyễn: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 4 năm 2019, anh Phạm Đức Ngự đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh bị hen suyễn dã điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa 2 tháng nay. Ngày 18/4/2019 anh đến khám tại Bệnh viện, nhưng bác sỹ nói Bệnh viện hết thuốc, nếu muốn chữa thì bệnh nhân chuyển lên thành phố Hồ Chí Minh, nếu không thì bệnh nhân phải ra ngoài mua thuốc, anh thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện cám ơn ý kiến đóng góp của người dân. Qua xác minh tìm hiểu, bệnh viện trả lời như sau: Hiện tại Bệnh viện có các thuốc sau: Berodual (Fenoterol 500mcg + Ipratropium 250mcg) 20ml kết hợp 2 thành phần là Fenoterol chất chủ vận beta2 và Ipratropium có tác dụng liệt đối giao cảm. Hiện tồn 695 lọ. Ngoài ra còn có: corticoid đường uống (Methylprednisolon), đường tiêm; Montelukast viên: điều trị hen. Trong thời gian chờ kết quả thầu tập trung cấp địa phương 2019-2020, Bệnh viện sử dụng các thuốc trên theo chế độ: Đối với bệnh nhân nặng: nhập viện sử dụng corticoid tiêm/ uống 5-7 ngày kết hợp thuốc Berodual 20ml lọ.  Đối với bệnh nhân ngoại trú bắt buộc sử dụng corticoid dạng xịt và thuốc chủ vận beta2 xịt: chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị. Đối với bệnh nhân COPD nhẹ chỉ cần thuốc chủ vận beta2 và kháng cholinergic tác dụng ngắn thì sử dụng dạng bình xịt Berodual 10ml, khi hết dạng bình xịt chuyển qua sử dụng dạng lọ Berodual 20ml bằng máy phun khí dung.

  51.  Bệnh viện Lê Lợi, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về việc để bệnh nhân đợi lâu rồi thông báo hết thuốc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 12 tháng 4 năm 2019, anh Phan Tiến Vũ đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Phòng 2, Khoa Nội tổng quát, Bệnh viện Lê Lợi, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, có tình trạng để bệnh nhân đợi lâu rồi thống báo hết thuốc và nhân viên có thái độ không tốt với người dân. Anh Vũ không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngày 12/04/2019 bệnh viện có tiếp nhận phản ánh của anh Phan Tiến Vũ (SĐT: 0356168090) trên hệ thống đường dây nóng của Bộ Y Tế với nội dung: “ Tại P2 – Khám nội tổng quát – BV lê Lợi, Bà Rịa Vũng Tàu có tình trạng để bệnh nhân đợi lâu rồi thông báo hết thuốc, nhân viên có thái độ không tốt với người dân. Anh Vũ không hài lòng.” Ngay khi tiếp nhận phản ánh, bệnh viện đã tìm hiểu xác minh thông tin sự việc như sau: Ngày 12/4/2019 anh Phan Tiến Vũ có đến khám tại phòng Nội 2 của bệnh viện Lê Lợi. Tại phòng khám, anh Vũ được bác sĩ Vũ Thị Nguyên thăm khám, chẩn đoán và kê toa thuốc điều trị.  Trung bình một ngày bệnh viện Lê Lợi có khoảng hơn 2000 lượt bệnh nhân đến khám ngoại trú, lượng bệnh nhân rất đông, nhất là vào sáng thứ 2 và sáng thứ 6 nên đã xảy ra tình trạng bệnh nhân phải đợi lâu mới được khám bệnh. Anh Vũ đang được điều trị với Insulin dạng chích nhưng hiện tại bệnh viện tạm thời đã hết thuốc loại đó do công tác đấu thầu thuốc của Sở Y Tế bị chậm trễ (trễ hơn 3 tháng so với dự kiến) nên bác sĩ khám bệnh đã thay thế bằng thuốc khác cho anh Vũ, bác sĩ khám bệnh đã giải thích với bệnh nhân về tình trạng thiếu thuốc và đổi thuốc cho anh Vũ nhưng anh Vũ không đồng ý, bức xúc gọi điện lên đường dây nóng của Bộ Y Tế để phản ánh. Thái độ giao tiếp của bác sĩ Nguyên đối với  bệnh nhân là bình thường, tuy nhiên vì chờ đợi một thời gian dài đế lấy thuốc nên bệnh nhân có phần bức xúc và khó chịu. Bệnh viện đã liên hệ với anh Vũ để giải thích, anh Vũ không có ý kiến gì thêm.

  52.  Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về việc Bệnh viện hết thuốc điều trị huyết áp và ngừa tai biến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 08 tháng 4 năm 2019, ông Nguyễn Văn Vinh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ông đến Bệnh viện Bà Rịa để lấy thuốc điều trị huyết áp và ngừa tai biến. Nhưng bác sỹ nói là bệnh viện hết thuốc, bác sỹ kê đơn cho bệnh nhân ra ngoài mua. Tháng trước bệnh viện cũng không có thuốc,  tháng này cũng vậy. Ông Vinh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện cám ơn ý kiến đóng góp của người dân. Bệnh viện đang xác minh thông tin và tìm hiểu nguyên nhân, nếu có vi phạm sẽ xử lý theo quy định.

  53.  Trung tâm y tế huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về việc 7h30 mà chưa có nhân viên làm việc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 4 năm 2019, ông Lê Bảo Lộc đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại khoa ngoại, Trung tâm y tế huyện Châu Đức - Bà rịa Vũng Tàu, 7h30 sáng vẫn không có bác sĩ làm việc. Ông Lộc bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế huyện Châu Đức đã tiến hành xác minh sự việc theo phản ánh của bệnh nhân. Sáng ngày 25/4/2019 Bác sỹ Trần Ngọc Lễ phụ trách khám khoa ngoại. Thời điểm bệnh nhân phản ánh chưa có bác sỹ khám bệnh ở khoa Ngoại là do bác sỹ Lễ đang đi giao ban Bệnh viện trên hội trường chưa về kịp thời gian để khám bệnh do cuộc họp kéo dài. Nhưng ngay sau đó bác sỹ Lễ có giải quyết điều động bác sỹ Nguyễn Ngọc Tuấn đang khám phòng khám Tai Mũi Họng lên khám thay trong thời gian BS Lễ giao ban. Trung tâm Y tế Châu Đức cũng đã gọi điện giải thích cho bệnh nhân được rõ. Bệnh nhân hài lòng.

  54.  Trung tâm y tế huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trả lời phản ánh của người dân về thời gian làm việc của Trạm Y tế xã Tam Phước: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 4 năm 2019, anh Lương Ngọc Phi đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 25/4 anh Lương Ngọc Phi có qua Trạm y tế xã Tam Phước, huyện Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu để tiêm chủng thì thấy cửa mở nhưng không có ai trực và làm việc. Anh Phi chờ từ 6h30 đến 7h10 với những người dân khác và không thấy ai làm việc dù cửa đã mở. Anh Phi không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế huyện Long Điền đã cử người liên hệ anh Lương Ngọc Phi tìm hiểu sự việc. Theo đó, vào sáng ngày 25/4 anh Lương Ngọc Phi đến Trạm y tế xã Tam Phước để hỏi về thông tin nhắc lịch tiêm chủng trên điện thoại và thư mời của Trạm Y tế không trùng ngày với nhau. Khi anh Phi đến Trạm y tế xã lúc chưa đến 7 giờ, khi đó Trạm y tế xã có 01 y sĩ vừa đến thay cho người trực hôm trước đi lãnh vắc xin để tiêm chủng mở rộng hàng tháng. Tuy nhiên, do thấy chưa đến giờ làm việc nên y sĩ vừa đến có ra ngoài khoảng 15 phút. Do đó, khi anh Phi đến Trạm y tế xã không có nhân viên ở đó. Sau sự việc trên, Trung tâm Y tế huyện Long Điền đã nhắc nhở Trạm y tế xã Tam Phước không được bỏ trạm không có nhân viên y tế ở đó. Trung tâm Y tế huyện Long Điền xin nhận trách nhiệm về mình và sẽ chấn chỉnh trong thời gian tới.  Sau khi được nhân viên y tế giải thích, anh Lương Ngọc Phi hài lòng.

  55.  Bệnh viện Lê Lợi, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân tình trạng có người bán số xếp hàng khám bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 4 năm 2019, chị Lê Thị Hoa đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ở Bệnh viện Lê Lợi có tình trạng có người lấy số khám chữa bệnh rồi bán lại với giá 50 ngàn đồng. Họ thường vào bệnh viện lấy số trước. Nên bệnh  nhân dù lấy được số nhưng phải chờ đợi rất lâu  mà chưa đến lượt khám bệnh. Chị Hoa không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngay khi tiếp nhận phản ánh, bệnh viện đã tìm hiểu xác minh thông tin như sau: Ngày 23/4/2019 cô Lê Thị Hoa có đến bốc số để khám bệnh tại bệnh viện Lê Lợi. Hàng ngày bệnh viện Lê Lợi tiếp nhận khoảng hơn 2000 bệnh nhân đến khám ngoại trú, lượng bệnh nhân rất đông, nhất là vào sáng thứ 2 và sáng thứ 6 . Hiện tại, thời gian xếp hàng lấy số hàng ngày từ 3h30 – 5h30 sáng và thời gian bắt đầu phát số là 5h30 nhưng một số bộ phận người dân đến khám bệnh tại bệnh viện tham gia xếp hàng chờ lấy số thứ tự từ 21h đêm hôm trước hoặc người bệnh xếp sổ để dành chỗ cho người quen cũng rất nhiều (một người xếp hàng bốc 2 đến 3 số). Bệnh viện đã tìm hiểu và được biết, người mà cô Hoa nói đó là xe ôm, bán hàng rong trước bệnh viện, họ lợi dụng việc xếp hàng lấy số thứ tự để khám bệnh và dùng sổ, giày, dép, nón … để dành chỗ cho người quen hoặc dùng để bán lại cho bệnh nhân. Dẫn đến các bệnh nhân khám bệnh thực sự không thể xếp hàng công bằng mặc dù đến bệnh viện để xếp hàng rất sớm. Bệnh viện cũng đã có nhiều biện pháp ngăn chặn như mời công an phường, công an thành phố vào làm việc với nhưng người này. Tình trạng đó cũng chỉ giảm trong một thời gian rồi quay lại. Bệnh viện đã gọi điện cho bệnh nhân phản ánh để giải thích cụ thể và hứa trong thời gian tới sẽ cố gắng tăng cường các biện pháp giám sát,kiểm tra để đảm bảo an toàn hơn trong công tác khám chữa bệnh trong bệnh viện Lê lợi.

  56.  Trung tâm y tế huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh nhân đã có lịch hẹn mổ nhưng vẫn phải chờ đợi rất lâu:  Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 4 năm 2019, anh Tới đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Ngày 19/4/2019 bệnh nhân Nguyễn Quang Man đến Bệnh viện đa khoa huyện Xuyên Mộc để mổ theo lịch hẹn của bác sỹ vì hôm 18/4 bệnh nhân đến khám ở Khoa Ngoại và được bác sỹ chỉ định mổ, bác sỹ hẹn 19/4 sẽ mổ cho bệnh nhân. Bệnh nhân đến Bệnh viện chờ từ sáng đến giờ là hơn 10 giờ mà vẫn chưa được mổ. Bác sĩ thông báo bệnh nhân tiếp tục chờ. Bệnh nhân không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm y tế huyện Xuyên Mộc đã trả lời như sau: Vào khoảng 10h30 ngày 19/4/2019, khoa Ngoại tổng hợp có trường hợp người nhà bệnh nhân Nguyễn Văn Man la lối, thắc mắc vì sao BS Dũng ngày hôm qua hẹn bệnh nhân sáng nay nhịn ăn lên để các Bs hội chẩn mổ cho bệnh nhân nhưng bệnh nhân chờ từ sáng vẫn chưa thấy mổ. Trường hợp này bệnh nhân là người già nên các Bs vừa muốn mổ giải quyết cho bệnh nhân không phải chuyển tuyến vừa phải rất thận trọng nên chờ hội chẩn của Bs Trưởng khoa, tuy nhiên do bận nhiều công việc nên việc hội chẩn hơi chậm trễ khiến người nhà bệnh nhân không hài lòng. Phía người nhà bệnh nhân không chịu nghe Bs Trưởng khoa giải thích mà tỏ thái độ hung hăng, không hợp tác, giật bệnh án từ tay Bs và không chịu trả lại cho tới khi Công an tới giải quyết mới chịu trả. Biện pháp khắc phục: Tất cả Bs trong khoa cần phải hội chẩn với trưởng khoa để thống nhất thời gian phẫu thuật, sau đó mới thông báo cho bệnh nhân biết về lịch hẹn bệnh nhân mổ vào giờ nào, đồng thời giải thích cho người nhà rõ ràng, cụ thể.

  57.  Bệnh viện Lê Lợi, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về việc nhân viên y tế đặt lịch hẹn khác do làm mất phiếu hẹn của bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 4 năm 2019, ông Đào Đức Khả đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 17/4/2019 bệnh nhân Tô Thị Vui đến khám tại Bệnh viện Lê Lợi, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, được bác sỹ hướng dẫn sang khoa xét nghiệm, sau đó bênh nhân nhận được phiếu hẹn 15h ngày 18/4/2019 tái khám, nhưng khi bệnh nhân đến Bệnh viện để tái khám thì nhân viên y tế thông báo không thấy phiếu hẹn trên, hướng dẫn ngày mai bệnh nhân quay lại. Ông Khả không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngay khi tiếp nhận phản ánh, bệnh viện đã tìm hiểu xác minh thông tin: Khoảng 16h22 phút ngày17/4/2019, bệnh nhân Tô Thị Vui (người nhà chú Đào Đức Khả) có đến khám bệnh tại phòng khám Nội 3 bệnh viện Lê Lợi và được bác sĩ Bảo Anh thăm khám. Sau đó bà Vui được bác sĩ Bảo Anh hướng dẫn sang khoa Xét nghiệm và được khoa hẹn trả kết quả vào 15h ngày 18/4/2019. - Kết quả xét nghiệm cuối cùng của bà Vui có lúc 14h48 phút ngày 18/4/2019 và do chủ nhiệm khoa Thanh Lộc trả. Tuy nhiên bệnh nhân đến sớm hơn giờ hẹn là 30 phút nên lúc đó chưa có kết kết quả xét nghiệm. Chú Khả chưa hiểu rõ được vấn đề nên đã gọi điện phản ánh lên đường dây nóng của Bộ Y Tế. Khoa cũng đã giải thích với bệnh nhân, bệnh nhân không có ý kiến gì thêm.

  58.  Trung tâm y tế thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trả lời phản ánh của người dân về việc thẻ bảo hiểm y tế của bệnh nhân bị khóa: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 16 tháng 4 năm 2019, bệnh nhân Lê Hoàng Tấn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân đến Trạm Y tế Phường 7, thành phố Vũng Tàu để khám bệnh lấy thuốc BHYT. Thẻ BHYT của bệnh nhân đến ngày 30/4 mới hết hạn, nhưng nhân viên Trang của Trạm Y tế Phường 7 trả lời là thẻ bảo hiểm y tế của bệnh nhân đã bị khóa. Bệnh nhân không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế thành phố Vũng Tàu đã trả lời như sau: Ngày 16/4/2019, anh Lê Hoàng Tân có đến đăng ký KCB BHYT tại Trung tâm Y tế thành phố Vũng Tàu, nhưng khi quét mã thẻ BHYT để nhập dữ liệu, cổng thông tin BHYT không mở, báo lỗi không nhập dữ liệu được. Mặc dù anh Lê Hoàng Tân có thông báo đã mua nối tiếp BHYT (thẻ hết hạn vào 30/4/2019); nhưng nhân viên Trang quét qua cổng thông tin của BHYT nhiều lần không được nên có thông báo với anh là thẻ hết hạn và không sử dụng được nữa. Sau khi nhận được phản ánh của anh Lê Hoàng Tân, CB phụ trách Đường dây nóng đã giải thích và hướng dẫn anh liên hệ BHXH Thành phố Vũng Tàu và trường hợp của anh Lê Hoàng Tân đã được BHXH TP Vũng Tàu giải quyết.

  59.  Bệnh viện Tâm thần Bà Rịa – Vũng Tàu trả lời phản ánh của người dân về việc người dân phải chờ đợi rất lâu mới làm xong thủ tục ra viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 16 tháng 4 năm 2019, ông Lê Thế Phước đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tình trạng chậm trễ, yêu cầu người dân đợi thời gian lâu khi làm thủ tục ra viện tại Khoa Nam, Bệnh viện tâm thần- Bà RỊa - Vũng Tàu. Ông Phước không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi nhận được thông tin phản ánh, Bệnh viện Tâm thần đã liên lạc qua số điện thoại phản ánh, nhưng không liên lạc được. Bệnh viện Tâm thần xin giải trình như sau: Ngày 14/4/2019 bệnh nhân Lê Thế Phước tại khoa Điều trị Nam trốn viện, bệnh viện có thông báo cho người nhà người bệnh sáng ngày 16/4/2019 lên làm thủ tục xuất viện. Lúc 08 giờ ngày 14/4/2019 người nhà bệnh nhân Lê Thế Phước lên làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cùng lúc đó tại khoa Điều trị Nam phải làm hồ sơ cho 10 bệnh nhân đã trốn viện của ngày 14/4/2019. Do đó nhân viên y tế phải làm hồ sơ xuất viện cùng lúc cho 10 bệnh nhân, nên thời gian làm hồ sơ kéo dài, để người nhà người bệnh đợi lâu. Qua sự việc trên Bệnh viện Tâm thần ghi nhận và cảm ơn sự phản ánh của anh Lê Thế Phước, Bệnh viện Tâm thần xin nhận khuyết điểm về việc làm thủ tục xuất viện lâu. Bệnh viện Tâm thần xin rút kinh nghiệm và nhắc nhở nhân viên, khi người nhà người bệnh làm thủ tục xuất viện, nhân viên y tế phải giải thích rõ ràng cho người nhà người bệnh hiểu, để người nhà bệnh nhân thông cảm.

  60.  Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện không cung cấp thông tin về thuốc điều trị cho bệnh nhân trong thời gian ở bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 14 tháng 4 năm 2019, chị Đặng Giáng Thu đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: con trai chị là bé Võ Đặng Bảo Khang đã điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa từ thứ 5 ngày 11/4) và đến ngày 14/4 thì được ra viện. Chị Thu muốn biết trong thời gian điều trị vừa qua bác sỹ đã sử dụng thuốc gì để điều trị cho bé nhưng Bệnh viện không cung cấp thông tin. Chị Thu thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện cám ơn ý kiến đóng góp của người dân. Qua xác minh tìm hiểu, bệnh viện trả lời như sau: Bé Võ Đặng Bảo Khang nhập viện ngày 11/4 với chẩn đoán viêm phổi/Rối loạn tiêu hóa. Ngày 14/4 bố của bé là Võ Văn Đại lên xin cho bé được xuất viện đồng thời người nhà yêu cầu được chụp hình hồ sơ bệnh án. Điều dưỡng đã hướng dẫn người nhà nếu cần photo hồ sơ bệnh án phải theo trình tự đúng quy định bệnh viện và cần có thời gian. Tuy nhiên người nhà không đồng ý. BS Nhân đã cho bệnh nhi xuất viện theo yêu cầu và cấp thuốc về cho bệnh nhi đến hết ngày 15/4 đồng thời hướng dẫn bệnh nhi có vấn đề bất thường thì tái khám lại.


Thăm dò ý kiến