Thông tin đường dây nóng tháng 7.2019
25/07/2019 | 10:07 AM
|
-
Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, trả lời phản ánh của người dân về trường hợp tử vong do không được kiểm tra khi truyền nước: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 21h40 ngày 22 tháng 5 năm 2019, anh Cấn Văn Luyến đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Cao Văn Đạo điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Bệnh nhân nhập viện ngày 8/6, bệnh nhân bị sơ gan giai đoạn cuối, nằm tại tầng 9 sau đó tuyển xuống tầng 3 tòa nhà mới xây, khi bệnh nhân đang được tiếp nước, bệnh nhân bị khó chịu. Sau đó người nhà có gọi nhân viên y tế (dáng thấp, tóc ngang vai) nhưng nhân viên y tế nói lát vào kiểm tra, bệnh nhân đợi lâu không được hỗ trợ dẫn đến bị sốc nước, ngất lịm đi, Bệnh nhân đã mất vào ngày 10/6. Anh Luyến bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã kiểm tra cụ thể như sau: bệnh nhân Cấn Văn Đạo váo khoa Tiêu hóa điều trị với bệnh cảnh sơ gan giai đoạn cuối/ suy kiệt đã được theo dõi chăm sóc cấp 1 và điêu trị tích cực tuy nhiên đã không qua khỏi; ngay khi vào viện bác sỹ điều trị đã giải thích về tình trạng của bệnh nhân tiên lượng rất nặng với thân nhân của bệnh nhân. sau khi tiếp nhận phản ánh bệnh viện đã giao trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Quản lý Chất lượng Bệnh viện, Điều dưỡng phối hợp cùng Lãnh đạo khoa Tiêu Hóa và khoa Hồi sức tích cực kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ quá trình theo dõi, chăm sóc điều trị của bệnh nhân Đạo và đã liên hệ với người phản ánh để trả lời nội dung trên.
-
Bệnh viện Nhi Trung ương trả lời phản ánh của người dân về chẩn đoán của bệnh viện không chính xác: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 12h12 ngày 03 tháng 7 năm 2019, anh Nguyễn Thành Văn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tối ngày 09/06/2019 bệnh nhân Nguyễn Ngọc Anh đến khám tại phòng khám 24h Bệnh viện Nhi Trung ương. Sau khi kiểm tra bác sỹ thông báo bệnh nhân bị lồng ruột, phải đi tháo lồng, khoảng 12h đêm cùng ngày bệnh nhân thực hiện ca tháo lồng do bác sĩ Tâm thực hiện, khi tháo lồng, bệnh nhân căng hết bụng, bệnh nhân tím tái không thở được, gia đình xin dừng lại thì bác sỹ mới dừng lại, sau đó bệnh nhân bị bục ruột chuyển sang khoa cấp cứu chống độc, sau 2h bệnh nhân bị đông máu, phải thực hiện ca mổ thì bệnh nhân mới bình thường, sau đó bệnh nhân điều trị tại khoa ngoại tổng hợp 9 ngày rồi xuất viện, 2 ngày sau bệnh nhân sốt cao đến tái khám tại khoa khám 24h BV Nhi Trung ương tại đây bác sỹ chuẩn đoán bệnh nhân không vấn đề gì, ngày hôm sau bệnh nhân đến khám bệnh viện khác, bác sỹ chuẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cầu. Anh không hài lòng với cách chẩn đoán và điều trị của Bệnh viện Nhi Trung ương, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Người bệnh Nguyễn Ngọc Anh, 9 tháng tuổi tiền sử chưa phát hiện bất thường xuất hiện đau bụng cơn, nôn nhiều từ sáng ngày 09/06/2019, sau khi có kết quả siêu âm ổ bụng phát hiện lồng ruột, người bệnh được nhập viện khoa Ngoại tổng hợp – Đơn nguyên 3 vào hồi 23h30 cùng ngày. BS Trần Đức Tâm sau khi thăm khám đã tiến hành giải thích về phương án điều trị bằng cách bơm hơi tháo lồng cho bố mẹ người bệnh, có đề cập đến nguy cơ khối lồng không tháo được, hoặc biến chứng cần phẫu thuật điều trị. Người bệnh được đưa đi tháo lồng vào 0h00 ngày 10/06/2019. Trong quá trình tiến hành thủ thuật, nhận thấy khối lồng khó tháo, nghi ngờ hoại tử thủng ruột cần phải mổ cấp cứu, Bác sĩ đã giải thích gia đình về tình trạng trên. Người bệnh được phẫu thuật vào lúc 2h30 ngày 10/06/2019. Quá trình điều trị sau mổ không phát hiện bất thường, người bệnh ra viện ngày 17/06/2019. Gia đình phản ánh người bệnh đến khám lại tại khoa Khám và điều trị 24h ngày 22/06/2019. Khoa Khám và điều trị 24h có tìm thông tin Hành chính của Bệnh nhi trên lịch sử hệ thống quản lý Khám bệnh ngoại trú Bệnh viện thì không tìm thấy Bệnh nhi nào có tên: Nguyễn Ngọc Anh (Sinh ngày 30/08/2018). Địa chỉ : Nghĩa Hùng_Nghĩa Hưng_ Nam Định đến khám từ ngày 22/06/2019 đến 25/06/2019. Lúc 16h ngày 04/07/2019. Khoa Khám và điều trị 24h có gọi điện liên lạc với gia đình bệnh nhi theo số điện thoại : 0915184356 ( là Mẹ Bệnh nhi) có nói là ngày 22/06/2019 trẻ đến khám taị khoa Khám và điều trị 24h với tên Bệnh nhi là: Nguyễn Khánh An, Sinh ngày: 02/02/2018, Địa chỉ: Phường Tôn Đức Thắng_ Bắc Từ Liêm_Hà Nội, (Là em họ của Bệnh nhi Nguyễn Ngọc Anh). Ngày 22/06/2019 Bác sĩ Hoàng Minh Tiến có thăm khám và làm các cận lâm sàng như sau: Siêu âm ổ bụng: không có hình ảnh bất thường; Bạch cầu: 15.000; Huyết sắc tố: 111; CRP: 1.55; Soi phân: Hồng cầu, Bạch cầu, Vi nấm soi tươi, Đơn bào đường ruột: Âm tính; Chẩn đoán bệnh chính: Sốt virut. Bệnh kèm theo: Rối loạn tiêu hóa. Kê đơn: Lactobacillus, Snapcef 10ml, Fexihist 60mg/5ml, Marimer. Qua thăm khám và kết quả xét nghiệm Khoa Khám và điều trị 24h hoàn toàn đồng ý với chẩn đoán trên.
-
Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện cho bệnh nhân chưa lành vết mổ ra viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 12h47 ngày 30 tháng 7 năm 2019, anh Nguyễn Văn Hà đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Nguyễn Khá nhập viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai. Bệnh nhân được mổ dạ dày, nằm tại khoa ngoại tổng hợp - phòng bệnh nặng. Bệnh nhân được ra viện lúc 10h. Đến 12h bệnh nhân về đến nhà thì vết mổ bục ra luôn . Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh nhân Nam-87 tuổi được chẩn đoán sau mổ: choáng viêm phúc mạc toàn bộ do thủng hoành tá tràng/ viêm phúc + suy kiệt. Bệnh nhân được phẫu thuật: cắt bán phần dưới dạ dày và cắt chỉ sau 11 ngày điều trị sau mổ tại phòng hồi sức, vết mổ không nhiễm trùng. Sau cắt chỉ, vết mổ toác 05cm lộ ruột non. Bệnh viện đã xử lý bằng cách: cắt lọc, khâu phục hồi thành bụng.
-
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện chẩn đoán không chính xác: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 15h19 ngày 13 tháng 6 năm 2019, chị Hà Thị Hương đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Hà Văn Gì đếni Khoa Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ khám Đợt 1 ngày 07/05/2019 đợt 2 ngày 9/05/2019. BS Phùng Thị Hương chuẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh "xoắn não" .Một thời gian điều trị tại Bệnh viện không thấy bệnh tình thuyên giảm. Gia đình đưa bệnh nhân lên tuyến trên là Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán bệnh nhân bị xuất huyết não "chảy máu não" và đang được điều trị tại Bệnh viện Mạch Mai. Chị Hương quay lại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trao đổi thông tin nhưng Bệnh viện chỉ nói là do lỗi, và không có lời xin lỗi nào từ bác sỹ Phùng Thị Hương. Chị Hương đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi nhận được nội dung phản ánh, lãnh đạo Bệnh viện đã kiểm tra lại thông tin: bệnh nhân Hà Văn Ghì, sinh năm 1972, địa chỉ: xã Đồng Sơn - Tân Sơn - Phú Thọ, Vào viện điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới hai đợt (ngày 07/05 và 29/05) đều được chụp CHT và chẩn đoán: Sán não và điều trị theo phác đồ của Khoa nhưng bệnh không đỡ. Đến ngày 30/5, bệnh nhân được cho ra viện nhưng về nhà đau nhiều nên gia đình đã đưa bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai và được chẩn đoán: Chảy máu não (Chụp CHT kết luận: Hình ảnh vi chảy máu não đa ổ). Gia đình bệnh nhân không hài lòng với chẩn đoán của Khoa Bệnh Nhiệt đớn nên đã đến Bệnh viện gặp Bác sỹ điều trị nhưng chưa được giải quyết, ngày 13/6 gia đình gọi điện Đường dây nóng và yêu cầu Bệnh viện làm rõ trách nhiệm của Bác sỹ đã có chẩn đoán sai cho bệnh nhân. Sau khi kiểm tra lại thông tin, Lãnh đạo Khoa đã liên hệ với gia đình bệnh nhân mời gia đình mang theo toàn bộ kết quả khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai đến Bệnh viện để mời Hội đồng chuyên môn hội chẩn và có ý kiến về Kết luận về chẩn đoán của Khoa. Gia đình bệnh nhân đã chấp nhận đến theo hẹn nhưng chưa bố trí được thời gian. Ngày 17/06/2019 người nhà mang kết quả của Bệnh viện Bạch Mai đến hội đồng chuyên môn của Bệnh viện. Sau khi hội chẩn chuyên môn và trao đổi trực tiếp với Bs kết luận kết quả chụp cộng hưởng từ dưới Bệnh viện Bạch Mai đưa ra chẩn đoán xác định:sán não. Lãnh đạo bệnh viện đã giải thích lại cho người nhà bệnh nhân. Kết luận: bệnh viện thực hiện đúng chuyên môn.
-
Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa, trả lời phản ánh của người dân về trình độ chuyên môn của bác sỹ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 15h23 ngày 30 tháng 6 năm 2019, anh Nguyễn Hữu Hiến đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 29\05 bệnh nhân Bùi Thị Minh bị đau bụng cấp cứu tại bệnh viện đa khoa huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Sau 1 ngày bệnh viện chỉ định mổ sỏi mật. Sau ngày mổ đầu tiên thấy bệnh nhân vẫn bình thường nhưng sau 4,5 ngày thì thấy dịch chảy ra từ vết mổ, gia đình có hỏi thì bác sĩ bảo bình thường không sao nhưng sau ngày thứ 8 tình hình sức khỏe bệnh nhân kém đi thì Giám đốc Lâm bệnh viện nói: "bệnh này không chết được đâu, cứ ở lại bệnh viện điều trị 1,2 hôm rồi chuyển sau". Nhưng vết mổ càng nặng gia đình vẫn quyết xin chuyển đến bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, tại bệnh viện tỉnh bác sĩ kết luận vết mổ của bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng thành ổ viêm. Sau 5 ngày điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh thì bác sĩ bảo bệnh nhân bị suy thận nặng, men gan tăng đột biến, sức khỏe bệnh nhân càng yếu đi. Và gia đình lại xin chuyển ra Bệnh viện Việt Đức, Bệnh nhân đã được điều trị tại đây 10 ngày và tình hình bệnh nhân sức khỏe cũng đã tạm ổn. Gia đinh bệnh nhân rất bức xức về trình độ chuyên môn kém của bệnh viện đa khoa huyện Thiệu Hóa, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh nhân Bùi thị Minh có vào bệnh viện đa khoa Thiệu Hóa mổ sỏi mật trên nên bệnh nhân nghi có bệnh tiểu đường nên sau mổ vết thương lâu liền có bị nhiễm trùng vết mổ Khoa ngoại bệnh viện đã cố gắng tích cực nhưng vết mổ vẫn lâu liên và đã hội chẩn thống nhất cùng gia đình chuyển đến bệnh viện tỉnh điều trị sau đó chuyển ra Hà Nội. Bệnh viện sẽ kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc.
-
Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, trả lời phản ánh của người dân về việc bác sỹ chậm chỉ định siêu âm nên không phát hiện sớm thai nhi bị dị tật: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, 8h35 ngày 11 tháng 5 năm 2019, anh Hồ Thanh Huy đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh nhân Lê Thị Thanh Tuyền có thai đến khám thai tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, bác sỹ bảo thai bình thường. Sau khi bệnh nhân mang thai được 6 tháng, bác sỹ mới chỉ định bệnh nhân ra cơ sở bên ngoài siêu âm 4 chiều, do bệnh viện không có máy siêu âm 4 chiều. thì mới phát hiện ra thai bị dị tật. Anh Huy không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Về nội dung phả ánh của anh Hồ Thanh Duy, Bệnh viện Thống nhất không chuyên về sản, Bệnh viện siêu âm sản khoa với máy siêu âm 2D theo qui định của Bộ Y tế, khi bệnh nhân có nhu cầu siêu âm 4D thì tự đi khám ở các Bệnh viện có chuyên khoa sản.
-
Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, trả lời phản ánh của người dân về việc không có bác sỹ trực tại Trung tâm: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 3 năm 2019, anh Thảo đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 23/3, anh tới Trung tâm Y tế xã Phù Chẩn, thì xã Từ Sơn, Bắc Ninh, nhưng không có bác sỹ trực. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngày 23/3 Tại Trạm Y tế Phù Chẩn có điều dưỡng viên Phạm Thị Yến - cử nhân điều dưỡng trực tại trạm. Khoảng 1 giờ đêm anh Thảo - Lái xe taxi đưa bệnh nhân đến trạm khám, khi gọi cửa đồng chí Yến chưa kịp ra mở, đến khi mở cửa thì anh Thảo đã ra khỏi cổng. Trung tâm Y tế đã nhắc nhở đồng chí Yến khi trực phải nhanh nhẹn xử trí cho bệnh nhân chứ không để xảy ra tình trạng như vậy.
-
Bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong, Bắc Ninh, trả lời phản ánh của người dân về vấn đề chuyển tuyến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 28 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Văn Cường đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh Cường muốn điều trị ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, nên xin giấy chuyển tuyến ở bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong nhưng nhân viên tế bảo Phó Giám đốc bệnh viện không cho chuyển. Anh Cường không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Khi nhận được điện thoại phản ánh của người bệnh, Giám đốc đơn vị đã giải thích và đồng ý cho bệnh nhân chuyển viện lên điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh. Người bệnh hoàn toàn đồng ý và không có ý kiến gì thêm.
-
Trung tâm Y tế huyện Tiên Du, Bắc Ninh, trả lời phản ánh của người dân về vấn đề chuyển tuyến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 3 năm 2019, anh Đào Đức Hoàn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh nhân Đào Khánh Chi đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tiên Du - Phòng 305 - khoa Nhi. Bệnh nhân điều trị được 2 ngày nhưng bệnh chưa thuyên giảm. Gia đình có xin chuyển tuyến nhưng Bác sỹ không cho chuyển tuyến mà nói chỉ viết giấy ra viện thôi. Anh Hoàn không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm Y tế đã trả lời như sau: Bệnh nhân sau điều trị 2 ngày còn ho, không khó thở. Gia đình xin chuyển tuyến trên điều trị, Khoa đã mời đồng chí Phó Giám đốc khám và giải thích cho gia đình, sau đó gia đình xin chuyển tuyến trên tự túc. Vì vậy khoa đã làm thủ tục cho bệnh nhân ra viện và làm thủ tục chuyển tuyến theo yêu cầu người bệnh.
-
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh trả lời phản ánh của người dân về vấn đề chuyển viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 20 tháng 3 năm 2019, chị Nguyễn Thị Thu Hằng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: từ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, bé Nguyễn Minh Hiếu đã được chuyển lên Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương tại Hà Nội để khám và được chuẩn đoán là bệnh sán Lợn. Bác sỹ trên đó yêu cầu quay lại Bệnh viện Sản Nhi để làm giấy chuyển tuyến. Bác sỹ Vũ Thị Vân Anh, làm việc tại khoa Nhi, nói là 7h30 sáng hôm sau quay lại, mới có giấy chuyển viện có dấu đỏ của lãnh đạo, hiện tại trên giấy chuyển tuyến chỉ có chữ ký của bác sỹ, chị Hằng không hài lòng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Theo tường trình của Bác sỹ Vân Anh và biên bản họp khoa khám bệnh, bệnh nhân Nguyễn Minh Hiếu vào khoa khám bệnh khoảng 19h30 ngày 20/3/2019 vì lý do nghi ngờ nhiễm sán lợn, tình trạng bệnh nhân lúc đó: tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không có biểu hiện suy hô hấp, tim nhịp đều, phổi thông khí đều, bụng mềm. Bác sỹ Vân Anh đã xin ý kiến lãnh đạo trực và thống nhất tạo điều kiện cho bệnh nhân Hiếu chuyển viện mặc dù trẻ không trong tình trạng cấp cứu. Bác sỹ Vân Anh đã giải thích và cấp giấy chuyển viện có chữ kí của Lãnh đạo trực và dấu trực lãnh đạo cho người nhà bệnh nhân (có giá trị về mặt chuyên môn), đồng thời hướng dẫn người nhà hôm sau quay lại trong giờ hành chính để xin dấu tròn của bệnh viện (có giá trị thanh toán các quyền lợi liên quan). Tuy nhiên, người nhà vẫn bức xúc và yêu cầu phải có dấu tròn ngay lập tức. Bệnh viện đã kiểm tra và xác định Bác sỹ Vân Anh đã thực hiện đúng các quy định của quy chế chuyên môn và quy tắc ứng xử với người bệnh, người nhà người bệnh. Đồng thời, việc cấp giấy chuyển viện cho bệnh nhân Hiếu là đúng theo quy chế quản lý, sử dụng con dấu và các quy định khác của bệnh viện.
-
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh trả lời phản ánh của người dân về thái độ của bác sỹ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 20 tháng 3 năm 2019, chị Dương Hải Quỳnh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 19/3 bệnh nhân Nguyễn Minh Châu bị ngứa âm đạo đến khám tại phòng 104 khoa khám chữa bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường chuyển lên phòng 27 khám phụ khoa, sau đó bệnh nhân xuống lại phòng 104, chị xin ưu tiên khám cho bệnh nhân, nhưng bác sỹ không đồng ý, nên chị xin xuất giấy ra viện, sau đó chị trao đổi tình trạng bệnh nhân như vậy có phải mua thuốc không, bác sĩ nói không phải mua, mua thì mua thuốc nhỏ mũi, hiện tình bệnh nhân đang sốt cao, co giật, chị không hài lòng thái độ làm việc của bác sĩ Trường, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Theo tường trình của BS Trường và biên bản họp khoa khám bệnh, BN Nguyễn Minh Châu vào khoa khám bệnh ngày 19/3/2019, được chẩn đoán viêm họng cấp - viêm âm hộ, chưa có chỉ định dùng kháng sinh và nhập viện nên BS Trường đã giải thích sử dụng đơn thuốc của phòng khám Phụ, cho bệnh nhân về nhà theo dõi. Tuy nhiên, do sau đó trẻ sốt cao co giật tại nhà, gia đình tiếp tục đưa trẻ vào viện và bức xúc, có những lời nói và hành động không đúng mực với nhân viên y tế. Bệnh viện đã kiểm tra và xác định BS Trường thực hiện đúng các quy định của quy chế chuyên môn và quy tắc ứng xử với người bệnh và người nhà người bệnh, khi người nhà có thái độ bức xúc, BS Trường đã nhẹ nhàng giải thích và không có bất cứ lời nói, hành động không đúng mực nào.
-
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh trả lời phản ánh của người dân về thu phí ngoài quy định: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 3 năm 2019, anh Trần Văn Hợp đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh cho bé đi uống vitamin phòng tiêu chảy tại trạm y tế xã Hương Mạt. Nhưng nhân viên y tế thu 450 nghìn đồng. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã liên hệ với Khách hàng. Khách hàng hiểu nhầm uống rotavin (vắc xin ngừa tiêu chảy do rotavirus được sản xuất tại Việt Nam) là uống vitamin A lại phải đóng tiền nên thắc mắc. Khách hàng đã xin lỗi và xin đính chính lại thông tin phản ánh.
-
Bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong, Bắc Ninh, trả lời phản ánh của người dân về thiếu thuốc bảo hiểm y tế: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Công Mạnh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại bệnh viện Đa khoa Huyện Yên Phong, bệnh nhân Nguyễn Thị Viết đến nhân thuốc theo chế độ BHYT, nhưng không có thuốc bảo hiểm y tế. anh phản ánh tình trạng thiếu thuốc đã diễn ra. Anh không hài lòng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Đơn vị đã điện thoại tư vấn cho người dân, do thuốc BHYT trong đấu thầu của đơn vị tạm hết nên không có thuốc cấp cho người bệnh. Người bệnh hoàn toàn đồng ý, không có ý kiến gì thêm. Đơn vị đã nhắc nhở nhân viên y tế rút kinh nghiệm trong việc tư vấn và giải thích cho người bệnh.
-
Sở Y tế tỉnh Bến Tre trả lời phản ánh của người dân về tình trạng tạm thời thiếu vắc-xin: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 20 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Hữu Toàn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân đến Trung tâm y tế dự phòng Bến Tre - Phòng khám đa khoa có thông báo hết vaccin 6in1 nhưng lại có vaccin để tiêm cho bệnh nhân khác. Anh Toàn đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sở đã cử người điện thoại trao đổi về trình trạng tạm thời thiếu vaccin với người phản ánh, người dân đã hài lòng. Hiện nay Sở đang tích cực tìm nguồn để nhập vắc-xin và đã báo cáo Bộ Y tế để được hỗ trợ.
-
Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, trả lời phản ánh của người dân về vấn đề chuyển tuyến: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 20 tháng 3 năm 2019, bác Lê Văn Cường đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bác Cường xin Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre cho chuyển tuyến nhưng nhân viên y tế Lê Thị Mầu ở bộ phận tiếp nhận bệnh nhân bảo không cho chuyển tuyến, bác Lê Văn Cường không hài lòng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã kiểm tra: đây là trường hợp đăng ký khám bệnh không có bệnh nhân chỉ đến xin giấy chuyển tuyến. Điều dưỡng Màu đã giải thích về quy định khám chữa bệnh phải có bệnh nhân, nhưng người nhà bệnh nhân không đồng ý. Sau đó đồng ý ra về để đưa bệnh nhân đến.
-
Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện thiếu điều dưỡng để đi cùng chuyển cấp cứu cho bệnh nhân lên tuyến trên: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 3 năm 2019, chị Đặng Thị Hồng Thảo đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Đặng Văn Phước cấp cứu nhồi máu cơ tim tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. Bác sỹ yêu cầu chuyển lên tuyến trên gấp vào khoảng 12h nhưng đến 13h50, bệnh nhân vẫn chưa được chuyển đi do Bệnh viện không có điều dưỡng đi cùng. Chị không hài lòng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Do tại thời điểm nêu trên mặc dù bệnh nhân có chỉ định của bác sỹ cho chuyển tuyến, nhưng tình trạng bệnh chưa ổn định để chuyển tuyến được an toàn, cần phải theo dõi thêm trong khi làm thủ tục chuyển tuyến. Người nhà bệnh nhân nóng lòng nên phản ảnh, đã được trực lãnh đạo giải thích và hài lòng.
-
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên bảo vệ bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Thành Công đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bình Dương bảo vệ Mai Phi Phán có thái độ cáu gắt với anh Công nói ''khoa nhi sao không đi đường kia mà lại đi đường này”. Anh Công không hài lòng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngay sau khi nhận được nội dung phản ánh, Ban Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Hành chính quản trị kiểm tra, xác minh thông tin phản ảnh của ông. Bệnh viện xin trả lời như sau: Lúc 21 giờ 57 phút, ngày 25/03/2018 ông Công và thân nhân đến Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương để thăm bệnh, khi vào thăm muốn đi theo lối băng ngang qua Khoa Cấp cứu. Tại thời điểm này, Khoa Cấp cứu đang rất đông bệnh nhân, nhân viên bảo vệ Mai Phi Phán hướng dẫn cho ông và thân nhân người bệnh đi theo lối thuận tiện phía ngoài Khoa Cấp cứu. Nhân viên bảo vệ đã thực hiện đúng quy định của Bệnh viện. Tuy nhiên, trong quá trình hướng dẫn, giải thích, tư vấn chỉ dẫn hướng đi cho ông Công và thân nhân không rõ ràng gây hiểu lầm và bức xúc. Qua trường hợp của ông, Bệnh viện sẽ tiếp thu ý kiến, nhận thiếu sót và sẽ tăng cường nhắc nhở, tập huấn cho nhân viên bảo vệ về tinh thần thái độ khi giao tiếp với người bệnh, thân nhân người bệnh. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương xin chân thành cám ơn ý kiến phản ánh thắc mắc của ông Công.
-
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về việc bắt buộc phải sử dụng xe của bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Hoài Bảo đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện đa khoa TỈnh Bình Dương, bệnh nhân đã mất và gia đình lấy xác ra, người nhà ở Quảng Bình, tuy nhiên Bệnh viện không đồng ý cho xe ngoài chở xác bệnh nhân về mà bắt buộc phải chở bằng xe của Bệnh viện. Chi phí chuyển xe từ Bình Dương về Quảng Bình là 61 triệu đồng. Anh Bảo không hài lòng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngay sau khi nhận được nội dung phản ánh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đã tiến hành kiểm tra, đánh giá, xác minh lại thông tin phản ánh của Ông, Bệnh viện xin trả lời Ông Bảo như sau: Ngày 17/03/2019 vào lúc 23 giờ khoa giải phẫu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương có nhận một thi hài tên: Phạm Văn Tiến sinh năm 1986, ngụ tại Phúc Trạch- Bố Trạch- Quãng Bình.Thi hài tử vong tại Bệnh Viện Vạn Phúc 2. Do Bệnh viện Vạn Phúc 2 (không có nhà xác), nên gởi thi hài tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Dương để chờ khám nghiệm pháp y. 14 giờ10 phút ngày 18/03/2019 kết thúc công tác khám nghiệm tử thi tại khoa Giải phẫu bệnh. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Tân Uyên bàn giao xác cho Bệnh viện Vạn Phúc 2, việc giao trả xác lại cho gia đình nạn nhân là bệnh viện Vạn Phúc 2 thực hiện ngoài cổng nhà xác Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Dương. Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Dương không liên quan đến sự việc trên. Cho nên viện phản ánh của Ông Bảo là thiếu chính xác, không có cơ sở. Bệnh viện xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của Ông Bảo.
-
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về tình trạng thiếu thuốc điều trị viêm tai: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 3 năm 2019, bệnh nhân Trần Thị Quý đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: chị đang điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bình Dương. Chị phản ánh tình tình trạng thiếu thuốc điều trị viêm tai. Bệnh nhân được khám và rửa tai tại phòng số 14 - khoa tai mũi họng . Sau khi rửa xong thì nước trong tai chảy ra ngoài. Chị yêu cầu rửa lại nhưng BS nam (lớn tuổi , gầy) không đồng ý. Chị không hài lòng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ngay sau khi nhận được nội dung phản ánh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đã tiến hành kiểm tra, đánh giá, xác minh lại thông tin phản ánh của Bà, Bệnh viện xin trả lời Bà Qúy như sau: Ngày 18/03/2019 phòng khám Tai Mủi Họng có tiếp nhận bệnh nhân tên Trần Thị Qúy sinh năm 1962, với chuẩn đoán “viêm tai giữa (T)/viêm thanh quản mạn” .Sau khi khám xong Bà Qúy có chỉ định lâm sàng nội soi hạ họng và rửa tai, nhân viên y tế soi họng cho người bệnh trước, khi soi họng xong bà quý được rửa tai, sau khi rửa tai xong nhân viên Y tế lau tai sạch sẻ cho người bệnh, trong khi ngồi đợi lấy toa thuốc, nước trong tai chảy ra, bệnh nhân đề nghị rửa tai lại, nhưng Bác sỉ bận nội soi cho bệnh nhân khác nên chưa kịp giải thích rõ (nước trong tai còn sót lại là nước muối sinh lý, lau nhiều sẽ gây sang chấn và đau ống tai), đã dẫn đến sự hiểu lầm cho người bệnh. Sau khi soi họng xong bác sỉ kê toa trước, với chuẩn đoán “viêm thanh quản cấp/trào ngược họng thanh quản”. Cấp toa gồm: Augmentin1g; Methyulpredison 16mg; Omeprazole 20mg; không có thuốc nhỏ tai trong đó, sau khi chị quý được rửa tai xong bác sỉ kê thêm thuốc nhỏ tai, như vậy chị quý nhận được hai toa thuốc, do toa thuốc điều trị viêm tai cấp sau nên bệnh nhân tưởng bệnh viện không có thuốc điều trị viêm tai.Nên viêc phản ánh của bà Qúy chưa chính xác. Bệnh viện xin chân thành cám ơn ý kiến đóng góp của bà quý, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và phục vụ người bệnh.
-
Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo, Bình Dương, trả lời phản ánh của người dân về việc không có nhân viên trực phòng tiêm: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 16 tháng 3 năm 2019, chị Trần Thị Tuyết đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Chị được hẹn đi tiêm ngừa tại Trung tâm Y tế Huyện Phú Giáo - Bình Dương, nhưng nay chị đến phòng tiêm ngừa không có nhân viên làm việc . Chị không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm đã trả lời như sau: Sau khi nhận được thông tin từ Đường dây nóng Bộ Y tế, Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo đã trực tiếp làm việc với bộ phận tiêm ngừa và được giải thích như sau: Phòng Tiêm ngừa TTYT không hẹn chị Trần Thị Tuyết đến tiêm ngừa mà chị được hẹn tiêm ở viện Pasteur, nhưng nay chị Tuyết muốn tiêm ở TYTT. Chị Tuyết đến TTYT huyện Phú Giáo lúc 15 giờ 00 phút, ngày 16/03/2019 là ngày thứ 7, TTYT chỉ làm việc buổi sáng, có dán thông báo giờ làm việc nhưng chị không để ý nên mới điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế thắc mắc. Lãnh đạo TTYT huyện Phú Giáo đã liên lạc trực tiếp với chị Trần Thị Tuyết, lắng nghe ý kiến của chị và giải thích cho chị hiểu, chị cũng thấy mình làm không đúng và gửi lời xin lỗi đến TTYT huyện Phú Giáo.
-
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 28 tháng 3 năm 2019, anh Dương Văn Vy đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Vợ anh là chị Nguyễn Thị Ngọc Giang có sinh con tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương cách đây vài hôm, tuy nhiên Bệnh viện không làm giấy chứng sinh cho trẻ mà chỉ có giấy xuất viện. Sáng nay anh Vy có đến khu vực hậu sinh để xin lại giấy chứng sinh nhưng nhân viên yêu cầu phải chờ đến 10h hoặc đầu giờ chiều mới có. Anh Vy không hài lòng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương đã liên hệ với anh Vy để giải thích rõ nội quy, quy trình khám chữa bệnh của bệnh viện. Anh Vy không thắc mắc gì thêm.
-
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về việc không có bác sỹ làm việc ở Bệnh viện lúc 17h00: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Văn Chúc đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Danh thị Quỳnh Ly được chuyển từ bệnh viện tuyến huyện lên đến bệnh viện tỉnh lúc 17h và hiện giờ đang ở khoa sản của bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, nhưng đến bây giờ vẫn chưa có bác sỹ đến thăm khám cho bệnh nhân. Anh Chúc lo lắng đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương đã liên hệ với anh Chúc để giải thích về quy trình và nội quy khám chữa bệnh của bệnh viện. Anh Chúc đã hiểu và không thắc mắc gì thêm. Đã có bác sỹ khám cho bệnh nhân.
-
Trung tâm Y tế Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 3 năm 2019, anh Công đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Trạm Y Tế Phường Phú Mỹ, Địa chỉ: Huỳnh Văn Lũy, Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương, anh đưa bệnh nhân đi thăm khám. Bệnh nhân bị viêm họng và bị sốt. Khi đến trạm y tế để truyền dịch thì có nhân viên y tế là nam tại quầy ngồi ngay cửa ra vào có nói "nếu bị sốt có khả năng bị sốt xuất huyết phải chuyển lên tuyến trên, ở đây không truyền dịch được, phải lên tuyến trên để xét nghiệm thì mới biết được". Nhân viên y tế nam này ngồi nói chuyện và không hề đứng dậy nhìn hay mời bệnh nhân vào thăm khám, Anh Công không hài lòng với thái độ tiếp đón dân của nhân viên y tế này đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Trung tâm đã trả lời như sau: Bệnh nhân đến khám và xin truyền dịch, vì hiện tại bé có sốt chưa rỏ nguyên nhân cần phải xét nghiệm để biết rỏ nguyên nhân để điều trị hợp lý. Tuy nhiên nhân viên không chào hỏi và thăm khám cho bệnh nhân trước khi chuyển viện là sai. Nhắc nhở bằng văn bản và rút kinh nghiệm trước tập thể đơn vị.
-
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận trả lời phản ánh của người dân về việc phòng hồi sức tích cực không có máy điều hòa nhiệt độ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Văn Thành đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh là người nhà bệnh nhân Nguyễn Văn Khiêm đang nằm tại phòng hồi sức tích cực Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bình Thuận. Anh Thành cho biết trong phòng nóng máy lạnh bị hỏng đã báo với Bác sỹ nhưng không được giải quyết. Anh bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Khi nhận được thông tin hệ thống máy lạnh của khoa Hồi sức tích cực chống độc bị hư, phòng Hành chánh quản trị đã kịp thời sữa chữa, khắc phục để phục vụ tốt hơn trong công tác chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Bệnh viện xin cảm ơn sự góp ý kịp thời của người nhà bệnh nhân.
-
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện không có xe cấp cứu để chuyển bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 3 năm 2019, chị Nguyễn Thị Thiên Thanh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Mai Thế Hiển đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Thuận. Bác sỹ điều trị chỉ định cho bệnh nhân chuyển tuyến nhưng không cho xe cấp cứu đưa bệnh nhân đi, nói là hết xe. Nhưng chị Thanh thấy sau bệnh viện có 4 xe cấp cứu chưa chạy. Chị thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi nhận được phản ánh của người nhà người bệnh Mai Thế Hiển, Bệnh viện trả lời như sau: Tại thời điểm Khoa Tim mạch cho bệnh nhân Mai Thế Hiển chuyển viện (khoảng 22 giờ 30 phút ngày 28/3/2019), Bệnh viện có 04 xe cấp cứu đậu tại gara (03 xe mới chuyển viện về lúc 21 giờ ngày 28/3/2018. 03 lái xe mới về không đảm bảo sức khỏe nên không thể tiếp tục đi thêm vì trong ngày mỗi người đã đi 02 chuyến (trong ngày Bệnh viện đã chuyển 7 chuyến). Sau đó trực lãnh đạo chỉ đạo người ra trực lên tăng cường, khoảng 23 giờ 30 phút ngày 28/3/2019 Lái xe đã đưa băng ca đến khoa Tim mạch nhưng người nhà không đồng ý đi và tự thuê xe của Bệnh viện An Phước để đi. Có lẽ do nhân viên giải thích chưa thỏa đáng cho người nhà biết để thông cảm chờ lãnh đạo điều lái xe tăng cường, Bệnh viện xin rút kinh nghiệm và tiếp tục chấn chỉnh đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
-
Bệnh viện đa khoa khu vực La Gì, Bình Thuận, trả lời đề nghị của người dân về khen thưởng tập thể Khoa Y học cổ truyền: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 27 tháng 3 năm 2019, anh Lê Văn Sỹ đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế đề nghị Bệnh viện đa khoa khu vực La Gì có hình thức khen ngợi tập thể cán bộ nhân viên khoa y học cổ truyền đã tiếp đón, hướng dẫn bệnh nhân chu đáo trong quá trình điều trị. Anh Sỹ rất hài lòng. đã gọi điện lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã ghi nhận sự đánh giá của anh Sỹ đối với cán bộ nhân viên Khoa Y học cổ truyền của Bệnh viện và chuyển lời khen ngợi của anh đến tập thể khoa Y học cổ truyền.
-
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận trả lời phản ánh của người dân về trường hợp thai nhi tử vong: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 16 tháng 3 năm 2019, anh Nguyễn Văn Tâm đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại khoa Sản tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Thuận, sản phụ Lê Kim Chi đau bụng đẻ và nhập viện từ 18h ngày 14/3. Sản phụ Chi đau bụng đẻ từ 21h tuy nhiên 4h sáng ngày 15/3 vì đau quá mới được đưa đi mổ và bé chưa được sinh ra đã tắt thở từ trong bụng mẹ. Bác sĩ giải thích sản phụ bị nước ra nhiều và gây tắc nghẽn dẫn đến bé bị tắt thở. Anh Tâm không hài lòng tại sao phải để sản phụ chờ đến 4h sáng hôm sau bác sỹ mới mổ trong khi sản phụ đã bị đau bụng dữ dội từ tối ngày hôm trước. Anh đã đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi nhận được phản ánh của anh Nguyễn Văn Tâm, Bệnh viện đã tiến hành xác minh và gặp trực tiếp người nhà bệnh nhân để giải thích cho người nhà hiểu rõ. Bệnh viện xin cảm ơn phản ánh của người bệnh và sẽ rút kinh nghiệm.
-
Bệnh viện đa khoa huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận trả lời phản ánh của người dân về việc không có bác sỹ trực ở khoa sản: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 3 năm 2019, anh Lê Quốc Dương đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: sản phụ Trần Thị Kim Thanh đang nằm điều trị tại khoa sản của Bệnh viện đa khoa huyện Tánh Linh, Bình Thuận. Sản Thanh vừa sinh em bé được mấy hôm. Vào lúc 4h sáng ngày 25/3 Bé sốt cao nhưng anh Dương đi tìm khắm nơi không có Bác sỹ trực. Anh Dương cho biết vào lúc 20h ngày 24/3 bé cũng sốt anh đi tìm Bác sỹ cũng không thấy ai trực. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Vợ của anh Lê Quốc Dương sinh vào ngày thứ 5 (21/03/2019). Bé được sinh bình thường và được nằm cùng với mẹ. Vào ngày Chủ nhật, bé sốt, anh có gọi điện thoại vào đường dây nóng của Trung tâm Y tế Tánh Linh và được hướng dẫn bệnh nhi cần khám tại phòng trực cấp cứu, nhưng anh Lê Quốc Dương không đồng ý và cúp máy. Ban Giám đốc đã làm việc với anh Lê Quốc Dương có ý kiến sẽ kiểm tra lại sự việc và sẽ có trả lời sau, anh Dương đã đồng ý.
-
Bệnh viện Quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về Bệnh viện từ chối làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhân sau 17h00: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 4 năm 2019, anh Lê Văn Lợi đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: chiều ngày 25/4 trước 17h anh có đến làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhân lê Văn Long, tuy nhiên phải xếp số chờ đợi đến hơn 17h chiều mới đến lượt. Khi đó, nhân viên Bệnh viện từ chối làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhân Long. Anh Lợi không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi tiếp nhận nội dung phản ánh: Nhân viên Chăm sóc khách hàng đã liên hệ bộ phận thu phí và được biết, Người nhà bệnh nhân Lê Văn Long có đến bệnh viện lúc 17:10 phút để thanh toán tiền tạm ứng của ngày 22/04/2019. Tuy nhiên, thời gian thanh toán tiền đóng tạm ứng tại quầy thu phí làm giờ hành chính và kết thúc vào lúc 16:30, sau 16:30 chỉ thu tiền khám, cấp cứu và thu tiền viện phí của các khoa ,khi có hồ sơ ra viện đầy đủ. Nhân viên chăm sóc khách hàng đã liên hệ giải thích cho người nhà bệnh nhân hiểu. Người nhà hài lòng và không ý kiến gì thêm.
-
Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về phí trông xe ô tô tại bệnh viện quá cao: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 25 tháng 4 năm 2019, chị Phạm Tú Anh Ngân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh chị đưa bệnh nhân chuyển viện từ Bệnh viện Bà Rịa đế Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh và có gửi xe ô tô tại bãi đỗ xe của Bệnh viện lúc 23h ngày 24/4. Chị Ngân thắc mắc về chi phí gửi xe của bệnh nhân đang điêu trị tại Bệnh viện, chi phí gửi xe qua đêm là 150.000đ + tiền gửi xe ban ngày (tổng chi phí gửi 300,000đ/ ngày).Chị Ngân không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã liên hệ với người phản ánh để tìm hiểu thông tin, đồng thời nhắc nhở nhân viên bãi giữ xe cần thận trọng hơn trong giao tiếp và giải thích với người gửi xe khi họ có thắc mắc để tránh những hiểu nhầm tương tự. Người phản ánh cho biết sau khi hiểu được sự việc, được giải thích thì chỉ trả đúng giá giữ xe (90.000đ) và không có thắc mắc gì thêm.
-
Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc sản phụ không được khám và tiêm vắc – xin do mất giấy hẹn: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 4 năm 2019, anh Trần Duy Hà đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh đưa bệnh nhân Nguyễn Thị Thu đi khám thai tiêm thuốc uốn ván lần 2 tại Bệnh viện Từ Dũ, nhưng bệnh nhân bị mất giấy hẹn. Một nữ bác sỹ làm việc phòng 208, tầng 2 không cho khám và không cho trích vắc - xin. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Từ Dũ đã tiếp nhận phản ánh, giải quyết. Trường hợp chị Thu đã tiêm ngừa uống ván lần 1 hay chưa cần phải được xác định vì đang trong thời gian mang thai, mọi việc đưa thuốc vào cơ thể cần phải được cân nhắc và kiểm soát để tránh ảnh hưởng thai nhi. Sau khi được giải thích người bệnh và người phản ánh đồng thuận, không thắc mắc gì thêm.
-
Bệnh viện Nhân dân 115 thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh nhân phải chờ quá lâu mà không được mổ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Hữu Hướng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đưa bệnh nhân Hải đến điều trị ở Bệnh viện Nhân Dân 115 thành phố Hồ Chí Minh để mổ mạch máu não. Đến ngày 24/4 bệnh viện đã xếp lịch cho bệnh nhân Hải mổ ca thứ 2 của ngày nhưng bác sỹ không mổ ngay, đến tận 12h17 bệnh nhân Hải vẫn chưa được mổ. Trong khi đó bác sỹ mổ ca khác, có cả ca cấp cứu và ca không cần cấp cứu khiến anh Hưởng (người nhà bệnh nhân) không hài lòng vì để bệnh nhân chờ khá lâu. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Nhân Dân 115 xin cảm ơn ý kiến đóng góp của anh Nguyễn Hữu Hưởng, Bệnh viện đã xác minh sự việc và xin trả lời như sau: Ngày 24/4/2019 theo kế hoạch người bệnh Nguyễn Hữu Hải được xếp lịch thực hiện DSA can thiệp dưới gây mê: Chụp và điều trị phình động mạch não bằng stent thay đổi dòng chảy số hóa xóa nền, dự kiến thực hiện từ 09 giờ 30 phút – 11 giờ 00. Trong buổi sáng cùng ngày (08 giờ 10 phút – 12 giờ 15 phút) Bác sĩ phòng DSA phải ưu tiên thực hiện can thiệp cấp cứu cho 03 trường hợp (01 can thiệp mạch vành, 02 can thiệp mạch máu não) cho nên người bệnh Nguyễn Hữu Hải (thứ tự 02) mặc dù có lịch hẹn đã được tiến hành gây mê và can thiệp DSA muộn hơn dự kiến bắt đầu lúc 12 giờ 20 phút và kết thúc lúc 13 giờ 45 phút. Đơn vị can thiệp mạch DSA đã có giải thích cho người bệnh và thân nhân người bệnh Nguyễn Hữu Hải khi phải thực hiện cấp cứu khẩn tại thời điểm đó.
-
Bệnh viện Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc từ chối khám bệnh cho bệnh nhân mà không nói lý do: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 4 năm 2019, anh Mai Thanh Trung đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh viện Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh từ chối thực hiện khám bệnh cho người dân nhưng không nêu rõ lí do , Anh Trung yêu cầu kiểm tra, và đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Qua nội dung phản ánh của anh Trung, Bệnh viện quận 6 trả lời như sau: Hiện tại bệnh viện quận 6 chưa công bố cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe cho thuyền viên được quy định tại Thông tư 22/2017/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2017 về việc Quy định tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam và công bố cơ sở khám sức khỏe cho thuyền viên. Đại diện bệnh viện đã giải thích cho anh Trung rõ về vấn đề này.
-
Bệnh viện Chợ Rẫy trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viên ưu tiên cho người nhà của nhân viên bệnh viện không phải xếp hàng: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 24 tháng 4 năm 2019, chị Huỳnh Thanh Thảo đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngay 22/4 chị Thảo xuống quầy 12 lầu 1 Bệnh viện Chợ Rẫy đóng tiền xét nghiệm cho bệnh nhân Nhất và đang xếp hàng đóng tiền thì có nhân viên y tế nữ cho người nhà đóng tiền trước. Chị Thảo có hỏi: bệnh viện có quy định người nhà bệnh viện thì được đóng tiền trước cả trường hợp cấp cứu à. Nhân viên y tế trả lời đúng rồi. Chị Thảo không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận ý kiến phản ảnh của bệnh nhân. Đã đề nghị Chị Thu (Tổ trưởng Tổ viện phí) nhắc nhở lại nhân viên thực hiện đúng quy định về chế độ ưu tiên cho người nhà nhân viên; phải có số thứ tự đóng tiền.
-
Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc người dân chờ quá lâu mới thanh toán được viện phí: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 4 năm 2019, anh Việt đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại bệnh viện Nhi đồng 2. anh đi đóng tiền viện phí nhưng chỉ có 2 nhân viên thu viện phí. anh Việt chờ từ trưa đến 15h00 nhưng vẫn chưa đến lượt. Anh đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Tổ tiếp dân đã xác minh và ghi nhận thông tin góp ý từ người nhà bệnh nhân, giải thích và mong người nhà bệnh nhân thông cảm. Đồng thời, tổ tiếp dân cũng gửi thông tin góp ý của người nhà bệnh nhân đến khoa/phòng có liên quan để có hướng xử lý. Nội dung phản hồi của khoa/ phòng như sau: Khoa Nhiễm đã giải quyết đúng quy trình xuất viện. Phòng tài chính kế toán có đến 3 hoặc 4 nhân viên thu tiền tại quầy, vì hồ sơ xuất viện chưa chuyển đến phòng Tài chính kế toán do đó phòng Tài chính kế toán chỉ bố trí 2 nhân viên thu tiền. Tuy nhiên, anh Kiệt (người phản ánh) đã đến phòng Tài chính Kế toán trước khi phòng Tài chính Kế toán mời đến đóng tiền xuất viện nên anh phải chờ vì chưa có hồ sơ của khoa chuyển đến.
-
Bệnh viện Truyền máu Huyết học thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc lấy số thứ tự khám bệnh online: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Minh Phong đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: sáng 23/4 aanh Phong có đặt số thứ tự khám online ở Bệnh viện Truyền máu Huyết học, nhưng do bị kẹt xe nên đến trưa anh mới tới được Bệnh viện. Khi đó nhân viên y tế thông báo là số thứ tự của anh hiện tại không còn giá trị và yêu cầu anh đặt lại số và anh cũng không thấy nội quy bệnh viên đề cập gì đến vấn đề này. Hiện tại nếu anh Phong đặt lại số thì phải chờ hơn 200 số thứ tự nữa mới đến lượt, nên anh Phong không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng Công tác xã hội đã liên hệ qua số điện thoai ban lãnh đạo cung cấp 05 lần nhưng người bệnh không nghe máy. Nhân viên Quầy hướng đã tìm và giải thích tai chỗ. Được biết anh Phong đăng ký số thứ tự khám bệnh BHYT qua kênh 028.1080 và được hẹn đến bệnh viện tiếp nhận lúc 8h30 sáng. Tuy nhiên, do kẹt xe nên anh đã đến bệnh viện lúc 12h30 phút (giờ nghỉ trưa) và được nhân viên phát số hỗ trợ lúc 13h30. Theo quy định bệnh viện (có ghi chú tại sổ khám bệnh và thông báo tại khoa khám bệnh), người bệnh bị trễ quá 05 số sẽ được hỗ trợ trực tiếp tại quầy hướng dẫn theo từng trường hợp cụ thể. Anh Phong và gia đình đã hài lòng và được hướng dẫn thêm thông tin.
-
Bệnh viện Quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về bệnh nhân phải chờ đợi trong khi bác sỹ ngồi chơi: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 23 tháng 4 năm 2019, anh Đào Bá Hoàng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Ngày 23/4 anh Hoàng đến Bệnh viện Quận Gò Vấp để khám bệnh. Anh chờ khám từ 9h30 tại tầng trệt, khoa tim mạch. Anh thấy bác sỹ ngồi chơi trong phòng trong khi mấy chục bệnh nhân đang chờ khám ở bên ngoài. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, bộ phận tiếp nhận thông tin đã làm việc với khoa Hồi sức tim mạch và xin trả lời như sau: Không có hiện tượng Bác sĩ ngồi chơi, Bác sĩ tại phòng khám tim mạch vẫn khám theo đúng số thứ tự của bệnh nhân.
-
Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc Bệnh viện Quận 12 yêu cầu bệnh nhi phải có thẻ bảo hiểm y tế học sinh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 4 năm 2019, anh Lê Thanh Tùng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đưa con là cháy Lê Ngọc Thanh Xuân đến khám bệnh tại Khoa Nhi Bệnh viện Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Cháu Thanh Xuân có thẻ BHYT nhưng Bệnh viện yêu cầu phải có thẻ học sinh thì mới đồng ý khám áp dụng BHYT cho cháu Thanh Xuân. Anh Tùng không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã trả lời như sau: theo thông tin từ Bệnh viện Quận 12, ngày 22/04/2019, Người nhà (mẹ) cháu Lê Ngọc Thanh Xuân (09 tuổi) đến đăng ký khám bệnh tại Khoa Khám bệnh (không phải khoa Nhi như thông tin Ông Tùng (ba cháu Thanh Xuân) phản ánh). Vì không có thẻ học sinh để đối chiếu thông tin, hình ảnh với thẻ BHYT nên nhân viên y tế không giải quyết khám bệnh theo diện BHYT và tư vấn khám dịch vụ. Mẹ cháu đồng ý và không có ý kiến gì thêm. Tuy nhiên, sau khi khám xong, về nhà. Ông Tùng bức xúc vì con có BHYT mà không được khám nên gọi điện Đường dây nóng Bộ Y tế, đường dây nóng của Bệnh viện phản ánh. Theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Điều 15, Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 “Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác”. Nên Bệnh viện không giải quyết trường hợp cho cháu Thanh Xuân khám BHYT.
-
Bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về giờ làm việc của bệnh viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 4 năm 2019, anh Quốc Anh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh, giờ làm việc buổi sáng đén 11h30 nhưng khi anh lấy được số thứ tự khám lúc 11h thì nhân viên nói với anh buổi chiều mới quay lại khám. Anh Quốc Anh thắc mắc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: sau khi tiếp nhận phản ánh, thành viên tổ Đường dây nóng đã trực tiếp giải thích cho người bệnh do lượng bệnh trong các phòng khám lúc đó quá đông. Để giải quyết lượng người bệnh đang khám nên quầy nhận bệnh đã ngưng nhận bệnh và sẽ nhận bệnh vào lúc 13:00. Sau khi nghe giải thích anh đã hiểu và không thắc mắc gi thêm.
-
Bệnh viện huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc lấy được số 1 nhưng không được khám đầu tiên: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 22 tháng 4 năm 2019, anh Hà Ngọc Tâm đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đến khám bệnh tại Bệnh viện Huyện Củ Chi và bốc được số thứ tự là 1 để vào khám tại Phòng khám số 26. Nhưng anh không được vào khám đầu tiên. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi nhận được phản ánh của anh Tâm, Bệnh viện đã tiến hành xác minh tại Khoa Khám bệnh và xin trả lời như sau: Sáng ngày 22/4/2019, anh Hà Ngọc Tâm, sinh năm 1956 lấy số thứ tự khám bệnh là 0001, đăng ký vào PK C026 (PK Ngoại tổng quát). Khi đến giờ làm việc, do có người bệnh trên 90 tuổi có số thứ tự 0003 cũng đang ngồi chờ nên điều dưỡng phòng khám đã ưu tiên cho người cao tuổi trước, sau đó đến lượt anh Tâm. Mặc dù điều dưỡng có giải thích về thứ tự ưu tiên cho người cao tuổi nhưng anh Tâm không hài lòng. Sau đó, Bệnh viện đã liên hệ với anh Tâm để giải thích thêm, anh Tâm đã hài lòng và vui vẻ vào khám.
-
Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc bác sỹ yêu cầu chờ mặc dù đã có kết quả xét nghiệm: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 20 tháng 4 năm 2019, Nguyễn Hữu Tuyền đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân ĐỗThị Kim Liên đã thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của bác sỹ từ 8h30 tại Bệnh viện Từ Dũ và có kết quả xét nghiệm; khi người nhà mang kết quả đến phòng P108, tầng 2, Khoa sản để bác sỹ đọc kết quả, thì bác sĩ yêu cầu ra ngoài chờ, gọi những người đến sau vào khám. Anh Tuyền không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Từ Dũ đã tiếp nhận phản ánh, liên hệ người bệnh để giải quết. Khi kết quả xét nghiệm của chị Kim Liên được mang đến phòng bác sỹ, thì đang có các bệnh nhân khác đang chờ được khám để bác sĩ cho chỉ định làm các cận lâm sàng chờ trước đó, bác sĩ cần giải quyết trước mới đọc kết quả và cho chỉ định cho chị Liên nếu không các bệnh nhân đang chờ phải chờ rất lâu mới có kết quả xét nghiệm. Sau khi được giải thích, người phản ánh hài lòng, không thắc mắc gì thêm.
-
Bệnh viện Nhi đồg 2 thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc không có lãnh đạo trực để ký cho bệnh nhân bảo hiểm y tế: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 20 tháng 4 năm 2019, anh Trần Văn Túy đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 20/4, anh đưa bé Trần Văn Khám đi khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì bé bị sốt. Bác sỹ nói bé vẫn được hưởng BHYT, nhưng phải chờ đến thứ 2 ngày 22/4 mới có Giám đốc đóng dấu vì thứ 7, Chủ nhật, Giám đốc không làm việc. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Tổ tiếp dân đã liên lạc với người nhà bệnh nhi, giải thích về quy trình cấp giấy nghỉ ốm cho bệnh nhân khám ngoài giờ. Người nhà bệnh nhi không hài lòng. Người nhà bệnh nhi muốn đóng góp ý kiến như sau: Đề nghị Bệnh viện sắp xếp lịch làm việc của bộ phận cấp giấy nghỉ ốm vào ngày thứ 7 hàng tuần nhằm phục vụ cho những người nhà bệnh nhân không thể quay lại xin đóng dấu vào giờ hành chính. Tổ tiếp dân đã ghi nhận góp ý của người nhà bệnh nhân và chuyển đến Khoa Khám Bệnh.
-
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về bệnh nhân cấp cứu phải nằm ngoài hành lang: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 20 tháng 4 năm 2019, anh Hiệp đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đưa bệnh nhân Thanh vào cấp cứu ở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Anh Thanh phải nằm ở ngoài hành lang và không có bác sỹ tới khám. Anh bức xúc, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi xác minh qua điện thoại của người phản ảnh, người này khẳng định không phản ảnh nội dung như thế. Xác minh qua khoa cấp cứu và trực tiếp tại giường bệnh, bệnh nhân cũng khẳng định: đây là hoang báo.
-
Bệnh viện Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc không có bác sỹ khám nên phải đổi lịch tiêm phòng cho trẻ: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 19 tháng 4 năm 2019, anh Trịnh Gia Hùng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện Quận 11, anh đưa con đi tiêm phòng, nhưng nhân viên Bệnh viện báo Bác sỹ đi học nên không tiêm được và hẹn ngày 22/4 quay lại. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Quận 11 có tổ chức tiêm chủng dịch vụ, Bác sỹ khám cho trẻ tiêm chủng đang tham gia học CKI, lịch tiêm chủng có thông báo rộng rãi. Anh Trịnh Gia Hùng đưa con đi tiêm chủng vào ngày không có lịch tiêm tại khoa. Sau khi nhận phản ảnh Bệnh viện bố trí điều động Bác sỹ khác khám và tiêm chủng cho trẻ.
-
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện chậm trả kết quả khám giám định thương tật: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 18 tháng 4 năm 2019, chị Nguyễn Thị Minh Tân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh nhân Lê Minh Thông được chỉ định giám định thương tật tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Bệnh nhân đã được khám xong từ ngày 8/4, nhưng bệnh viện hen đến ngày 25/4 mới trả kết quả. Trong khi đó trước đây, những trường hợp khám giám định thương tật thường sẽ có ngay kết qủa. Lần này, Bênh viện chỉ nói người nhà đivề, trong khi bệnh nhân đang trong quá trình điều trị, mổ ở ở Bệnh viện Chợ Rẫy, cần hỗ trợ. Chị Tân đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Khi nhận được yêu cần từ người nhà bệnh nhân, Bệnh viện đã liên hệ trực tiếp số di động của bệnh nhân nhiều lần nhưng chưa nhận được sự phản hồi. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương luôn cải tiến về chất lượng, nâng cao hơn nữa sự hài lòng cúa BN đối với bệnh viện.
-
Bệnh viện Nhân dân Gia Định thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về bác sỹ đưa bệnh nhân đang bị nhức chân không đi lại được vào phòng khám thay vì phòng cấp cứu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 4 năm 2019, anh Hồ Văn Tùng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Hồ Thị Xem bị đau chân, nhức chân không đi lại được, anh Tùng đưa đến phòng cấp cứu, Khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia đình, thì một bác sỹ nam, không đeo bảng tên, đeo kính, khoảng gần 30 tuổi, da đen, lại hướng dẫn anh Tùng đưa bệnh nhân lên Phòng khám. Anh Tùng không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã tìm hiểu và giải thích cho người bệnh: Vào lúc 11h17 phút khoa Cấp cứu tiếp nhận người bệnh Hồ Thị Xem với chẩn đoán: Đau cột sống thắt lưng- đau thần kinh tọa, người bệnh than đau chân hơn 1 tháng nay đã khám bệnh và uống thuốc tại Bệnh viện Quận nhưng không đỡ, 1 tuần nay đau nhiều hơn nên đến Cấp cứu ở Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, tại đây bác sỹ đã khám và cho y lệnh chích thuốc giảm đau, thử đường máu mao mạch, đến khoảng 13h30 tình trạng người bệnh giảm đau và ổn, bác sỹ cho xuất viện và dặn dò tái khám. Sau khi được giải thích Anh Tùng- con trai bệnh nhân Xem đã hài lòng không thắc mắc gì thêm. Trong buổi họp giao ban khoa, lãnh đạo khoa Cấp cứu đã nhắc nhở cán bộ nhân viên chú ý trong hướng dẫn người bệnh tái khám cụ thể hơn và phải đeo bảng tên khi làm việc.
-
Bệnh viện Chợ Rẫy trả lời phản ánh của người dân về tình trạng mất điện trong lúc khám bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 17 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Văn Khang đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đến khám bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 17/04/2019 nhưng đang khám tại đây thì Bệnh viện bị mất điện có rất nhiều bệnh nhân đang phải đợi ở đây, anh Khang không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Chợ Rẫy đã xin lỗi và tiếp nhận ý kiến phản ảnh của thân nhân bệnh nhân. Hứa sẽ cố gắng khắc phục mạng lưới điện nhanh nhất tại tòa nhà D để phục vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
-
Bệnh viện Chợ Rẫy trả lời phản ánh của người dân về việc chỉ có 1 nhân viên làm việc tại Phòng 20 Tầng 1 Khu khám bệnh: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 16 tháng 4 năm 2019, chị Nông Thị Hà đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: có một lượng đông bệnh nhân cần xét nghiệm tại P20- tầng 1- khu khám bênh (gần nhà thuốc số 2) đang đợi để lấy mẫu phẩm xét nghiệm, nhưng chỉ có 1 nhân viên làm việc. Chị Hà không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận ý kiến phản ảnh của thân nhân bệnh nhân. Đã đề nghị Điều dưỡng Diễm (Điều dưỡng trưởng khoa Khám bệnh) kiểm tra thông tin và điều thêm nhân viên đến giải quyết cho bệnh nhân.
-
Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về chờ rất lâu mà chưa được làm thủ tục ra viện: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 16 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Văn Lộc đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh nhân Nguyễn Thị Tịch điều trị tại khoa Ngoại 5, Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh được chỉ định sáng ngày 16/04 ra viện nhưng bệnh nhân chờ cả sáng vẫn chưa làm thủ tục xong. Anh Lộc không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Ban Giám đốc đề nghị Khoa Ngoại 5 nhắc nhở các nhân viên phải thực hiện đúng quy trình chuyên môn, giải thích rõ ràng, ân cần, nhẹ nhàng để tránh xảy ra bức xúc cho người bệnh.
-
Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc trả kết quả không đúng hẹn: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 15 tháng 4 năm 2019, chị Trần Thúy Kiều đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: chị đến khám bệnh Phụ khoa ở Bệnh viện Từ Dũ vào ngày 1/4/2019. Bác sỹ Nguyễn Mai Thảo tiếp nhận, và cho giấy hẹn trả kết quả sau 2 tuần, tức là ngày 15/04, tại quầy D- bàn 1 khu nhận kết quả xét nghiệm. Nhưng hôm nay, đúng ngày hẹn, chị lên bệnh viện lấy kết quả thì Bệnh viện báo nghỉ lễ, nên chưa trả kết quả. Chị Kiều không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Từ Dũ đã tiếp nhận phản ánh. Ngày 15/4/2019 là ngày nghỉ bù lễ giỗ Tổ Hùng Vương, nên bệnh viện nghỉ theo quy định. Thời gian hẹn trả kết quả là sau 02 tuần là theo quy định bình thường, nếu nhầm ngày nghỉ, ngày lễ sẽ trả vào hôm sau.
-
Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc quầy thuốc của Bệnh viện không cấp hóa đơn hóa đơn đỏ cho người bệnh mua thuốc: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 12 tháng 4 năm 2019, chị Lê Thị Định đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 5/4 chị đi khám ở Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng hôm đó chị không mua thuốc ở quầy thuốc của Bệnh viện. Đến ngày 12/4 chị đến quầy thuốc của Bệnh viện mua thuốc và xin hóa đơn đỏ, nhưng nhân viên bán thuốc không cấp hóa đơn đỏ. Chị Định có hỏi nhân viên bệnh viện thì được trả lời là do quá 5 ngày nên không được xin hóa đơn đỏ. Chị không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Sau khi tiếp nhận phản ánh, Trưởng khoa Dược đã gặp trực tiếp người bệnh và giải thích rõ cho chị theo Thông tư 52/2017/TT-BYT, điều 11 của BYT đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc, trong khi đơn thuốc bệnh nhân khám ngày 05/04/2019 nhưng đến ngày 12/04/2019 đã là 07 ngày. Khoa Dược đã hướng dẫn người bệnh cách thức mua thuốc và được xuất hóa đơn đỏ. Người bệnh hài lòng.
-
Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc Bệnh viện quy định mỗi giờ chỉ cấp 1 lần giấy nghỉ ốm: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 11 tháng 4 năm 2019, chị Ngọc đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh, sáng ngày 11/4 chị đưa bé Nguyễn Hoàng Bắc đến khám bệnh ở khoa da liễu, chị có xin giấy nghỉ ốm để được hưởng bảo hiểm, chị thắc mắc nội quy cấp giấy nghỉ ở bệnh viện là cấp theo kiểu 1 tiếng 1 lần (vào lúc 7h30 đến 8h30....9hh30), mặc dù bệnh nhân rất đông. Chị không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Tổ tiếp dân đã liên hệ khoa Khám bệnh và giải thích quy trình cấp giấy nghỉ ốm cho cha mẹ bệnh nhi, giấy nghỉ ốm cần được đóng mộc tròn của giám đốc Bệnh viện. Mỗi đợt cấp giấy nghỉ theo khung thời gian được niêm yết, nhân viên y tế sẽ gom giấy nghỉ từng đợt chuyển đến bộ phận văn thư đóng mộc và phát lại cho người nhà bệnh nhi.
-
Bệnh viện Quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc quầy thuốc phát thiếu thuốc cho bệnh nhân: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 11 tháng 4 năm 2019, anh Trương Quốc Trinh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 11/04/2019 anh đến khám theo định kì tại Bệnh viện Quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh và lấy thuốc tại quầy phát thuốc. Tuy nhiên khi ra ngoài kiểm lại thuốc thì thấy thiếu 28 viên bimicro 60mg, Anh có trao đổi lại thì nhân viên y tế không đồng ý cấp lại số thuốc thiếu. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Tân Bình xin trả lời phản ánh của bệnh nhân Trương Quốc Chinh như sau: Về vấn đề kiểm tra sau khi nhận thuốc, Bệnh viện đã có ghi rõ các quy định về việc kiểm tra sau khi nhân thuốc như sau: 1. Trên đơn thuốc của Bệnh nhân có ghi rõ (in đậm): Bệnh nhân kiểm tra thuốc trước khi ra về. 2. Tại điểm đưa thuốc cho Bệnh nhân có bảng in rõ "Yêu cầu kiểm tra thuốc trước khi ra về". 3. Bệnh viện có bàn riêng để bệnh nhân tiện cho việc kiểm tra thuốc ngay tại thời điểm nhận thuốc. Với ba hướng dẫn cụ thể trên hướng tới mục đích giúp bệnh nhân có thể kiểm tra thuốc đầy đủ trước khi ra về. Nếu bệnh nhân hợp tác với bệnh viện, thực hiện theo đúng các hướng dẫn trên và phản ánh kịp thời ngay tại thời điểm nhận thuốc thì sẽ không xảy ra tình trạng thiếu thuốc như bệnh nhân đã nêu. Vì vậy việc bệnh nhân đã về nhà và quay lại phản ánh thiếu thuốc, Bệnh viện sẽ không có cơ sở để giải quyết. Bệnh viện đã liên hệ và giải thích bệnh nhân được rõ về những quy định trên.
-
Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc bệnh viện không hỗ trợ bệnh nhân di chuyển từ cơ sở cũ sang cơ sở mới: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 10 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Quang Trí đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Nguyễn Quang Huy đang điều trị ngoại trú .tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng 11h -11h30, bệnh nhân Nguyễn Quang Huy muốn đi từ cơ sở cũ sang cơ sở mới của Bệnh viện. Nhưng nhân viên lái xe bệnh viện từ chối hỗ trợ và trả lời "nhập viện mới được đưa đi bằng xe của bệnh viện". Xe đưa qua lại là để phục vụ bệnh nhân đi từ cơ sở mới sang cơ sở cũ. Anh không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Ung bướu đã liên hệ với anh Nguyễn Quang Trí hỏi thăm rõ tình hình và anh xác nhận đã nhận được hỗ trợ của nhân viên Tổ lái xe ngay sau sự việc xảy ra, anh đồng ý với cách giải quyết trên và mong phía bệnh viện tiếp tục hỗ trợ về sau.
-
Bệnh viện Bình Dân thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về bệnh viện chưa điều chỉnh đúng giá thuốc theo quy định: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 10 tháng 4 năm 2019, anh Nguyễn Văn Toàn đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: anh đến khám bệnh tại Khoa Ung bướu Bệnh viện Bình Dân thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, anh mua thuốc carceva nhưng bị sai giá, giá thuốc chỉ hơn 300.000đ nhưng giá thuốc lại hiển thị hơn 1.000.000 đ nên đã đề nghị Bệnh viện điều chỉnh lại giá. Tuy nhiên đã 2 ngày nay, bệnh nhân chưa được hỗ trợ. Anh Toan không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Theo quyết định giảm giá thuốc Tarceva 150 mg số 362/QD-BVBD ngày 05/3/2019, giá giảm từ 1.337.420 đồng còn 668.710 đồng. Ngày 9/4/19, người bệnh đến khám thì giá thuốc còn thể hiện là 1.337.420 đồng, bệnh viện đã sửa lại và cho người bệnh lãnh thuốc đúng theo giá giảm vào ngày 10/4/2019.
-
Bệnh viện Nguyễn Trãi thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về thời gian chờ trả kết quả giám định quá lâu: Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 09 tháng 4 năm 2019, chị Trần Thị Thanh Xuân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: bệnh nhân Lê Hải Sơn đi giám định tại Bệnh viện Nguyễn Trãi. Theo quy định, thời gian hẹn trả kết quả của Khoa Khoa Nội Thần Kinh D4 chỉ trả kết quả đến 10h30 sáng nhưng do bệnh nhân chờ kết quả tại khoa Tim Mạch 2 đến 11h30 mới có, sau đó sang khoa Thần kinh thì bác sỹ Nguyễn Linh báo hết giờ làm việc, báo đưa bệnh nhân hôm sau đến lấy kết quả. Chị Xuân không hài lòng, đã phản ánh lên Đường dây nóng Bộ Y tế. Sau khi nhận được thông tin do Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển đến, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Nguyễn Trãi tiếp nhận phản ánh chuyển và trực tiếp xác minh giải quyết sự việc: Khoa TIm mạch 2 bệnh viện Nguyễn Trãi tiếp nhận khám giám định y khoa vào lúc 9h30 thứ ba hàng tuần, do Bs trường khoa trực tiếp đảm nhiệm. Ngày 09/04/2019 Khoa Tim mạch 2 tiếp nhận 7 hồ sơ giám định nộp trước hồ sơ bệnh nhân Lê Hải Sơn, theo đúng quy trình, thủ tục khoa đã thực hiện giám định liên tục cho các bệnh nhân đến 10h15 phút thì có một trường hợp cấp cứu, Bs trưởng khoa cần hội chẩn gấp với Bs mạch vành nên phải tạm dừng khám giám định trong 20 phút. Do tiêu chuẩn quy định của Giám định y khoa nên công tác giám định chỉ có thể do bác sĩ trưởng khoa trực tiếp thực hiện không thể phân công cho bác sĩ khác đảm nhiệm thay, ngay sau khi hội chẩn xong Bs đã tiến hành giám định tiếp và anh Lê Hải Sơn đã được khám và trả kết quả vào lúc 11h5 phút. Vào lúc 13h ngày 09/04/2019, khoa Nội Thần kinh có tiếp nhận bệnh nhân Lê Hải Sơn đến xin khám giám định, điều dưỡng trực đã có giải thích cho bệnh nhân và thân nhân rằng do bệnh nhân đã đến trễ lịch hẹn giám định và hiện tại khoa không thể tiếp nhận do bác sĩ phụ trách công tác giám định phải theo kế hoạch đi giám định bên ngoài và nên đã hẹn bệnh nhân đến giám định vào hôm sau. Xét thấy tình trạng sức khỏe bệnh nhân Lê Hải Sơn khó khăn trong việc đi lại, phía lãnh đạo bệnh viện đã liên hệ với bác sĩ giám định Thần kinh linh động sắp xếp kế hoạchgiám định hỗ trợ bệnh nhân và công tác giám định cho bệnh nhân Lê Hải Sơn đã hoàn tất vào lúc 14h30 phút cùng ngày. Bệnh nhân và thân nhân đã hiểu quy định của Giám định y khoa, đồng ý và hài lòng với hướng giải quyết của bệnh viện.