QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ BAN HÀNH TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ TRANG THIẾT BỊ TRONG CHĂM SÓC CHẤN THƯƠNG THIẾT YẾU
19/06/2008 | 05:00 AM



Thương tích là một trong những vấn đề sức khoẻ ngày càng nghiêm trọng trên toàn thế giới, theo Tổ chức Y tế thế giới,
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ BAN HÀNH TIÊU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ TRANG THIẾT BỊ TRONG CHĂM SÓC CHẤN THƯƠNG THIẾT YẾU
Thương tích là một trong những vấn đề sức khoẻ ngày càng nghiêm trọng trên toàn thế giới, theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi ngày có 16000 người chết vì thương tích, và cứ mỗi trường hợp tử vong thì vài ngàn người bị thương tích, trong đó, nhiều người phải mang di chứng suốt đời. Do đó, phòng chống thương tích và giảm thiểu gánh nặng thương tích gây ra là hết sức cần thiết, bao gồm nâng cao chất lượng chăm sóc chấn thương tại cơ sở y tế…
Trước thực trạng trên, ngày 27/2/2008, Bộ Y tế đã phê duyệt Quyết định số 12/2008-QD-BYT ban hành “Tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng của nhân viên y tế và trang thiết bị trong chăm sóc chấn thương thiết yếu”. Quyết định ban hành tiêu chuẩn khả thi của dịch vụ thiết yếu nhằm phòng và giảm thiểu khả năng tử vong và tàn tật cho bệnh nhân chấn thương, bao gồm (1) Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng chuyên môn của nhân viên y tế; (2) Yêu cầu về trang thiết bị và dụng cụ y tế. Quy định áp dụng thực hiện tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Các tiêu chuẩn về kiến thức, kĩ năng của nhân viên y tế và trang thiết bị cho chăm sóc chấn thương thiết yếu qui định khái quát các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hình thức chăm sóc chấn thương cụ thể tại từng tuyến khác nhau của hệ thống y tế, từ tuyến xã, huyện, tỉnh và trung ương. Quyết định đã xây dựng cụ thể 11 loại nội dung, yêu cầu trong chăm sóc chấn thương như xử trí đường thở, hô hấp- xử trí suy hô hấp cấp, tuần hoàn và sốc, theo dõi lâm sàng, chấn thương đầu và thủ thuật, phẫu thuật thần kinh chuyên sâu, chấn thương và vết thương vùng cổ…
Đối với yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên môn của nhân viên y tế và trang thiết bị, dụng cụ y tế, quy định ba mức độ và được mã hóa cho các tuyến thực hiện như sau: (1) Phải biết/phải có và làm được; (2) Nên làm được; (3) Không áp dụng ở tuyến này.
Về tổ chức thực hiện, Cục Quản lý khám, chữa bệnh là đơn vị đầu mối phối hợp với Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Thủ trưởng các vụ, cục liên quan chịu trách nhiệm triển khai Quyết định này.
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin truy cập địa chỉ:http://www.moh.gov.vn/homebyt/vn/portal
Tin liên quan
- Nhận biết và đề phòng những tai biến khó lường khi bị ngộ độc nấm
- Thông tin học sinh tiểu học Hà Nội bị ngộ độc thực phẩm do ăn rau muống là không chính xác
- Chuyên gia chỉ cách phân biệt và sơ cứu ngộ độc rượu sớm nhất
- Pha nhầm cồn rửa tay vào rượu uống, 5 người phải cấp cứu
- Tin mới nhất vụ ngộ độc methanol tại TP.HCM: Thêm 1 nạn nhân tổn thương não nguy kịch
- 4 nam nữ thanh niên ngộ độc nguy kịch do uống rượu không rõ nguồn gốc
- 7 người ở Nghệ An nhập viện cấp cứu do uống thân cây lá ngón