CHỈ THỊ CỦA BỘ Y TẾ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 32/2007/NQ-CP NGÀY 29/6/2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NHẰM KIỀM CHẾ TAI NẠN GIAO THÔNG

18/06/2008 | 05:00 AM

 | 

Tai nạn giao thông hiện nay đang gây ra những thiệt hại to lớn về người, tài sản Nhà nước và nhân dân, là vấn đề nghiêm trọng gây bức xúc cho xã hội.

CHỈ THỊ CỦA BỘ Y TẾ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 32/2007/NQ-CP NGÀY 29/6/2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NHẰM KIỀM CHẾ TAI NẠN GIAO THÔNG

 

Tai nạn giao thông hiện nay đang gây ra những thiệt hại to lớn về người, tài sản Nhà nước và nhân dân, là vấn đề nghiêm trọng gây bức xúc cho xã hội. Trong 10 năm gần đây số vụ tai nạn giao thông tăng 4 lần so với thập kỷ trước, trong đó tai nạn giao thông đường bộ chiếm 97%. Tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông thống kê được tại các bệnh viện chiếm 56% tổng số tử vong do tai nạn thương tích. Hơn 79% các trường hợp tai nạn là do không sử dụng mũ bảo hiểm và các thiết bị an toàn khi tham gia giao thông. Khoảng 6% tai nạn thương tích do giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia. Trung bình một ngày ở Việt Nam có khoảng 30 người chết và 70 người bị tàn phế do tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông gây thiệt hại khoảng 885 triệu đô la Mỹ một năm, phần lớn người bị tử vong và tàn tật trong độ tuổi lao động, chưa kể đến nguồn lực lớn của ngành y tế dành cho việc cứu chữa, phục hồi chức năng cho nạn nhân.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Để triển khai thực hiện Nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 04/2007/CT-BYT ngày 08/11/2007 chỉ thị Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Thủ trưởng các đơn vị trong ngành y tế, lãnh đạo Y tế các bộ/ ngành tập trung thực hiện tốt các công việc sau:

1. Vụ Điều trị có trách nhiệm:

a)Chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành các văn bản:

- Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển phương tiện cơ giới, chú trọng các chỉ tiêu đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông;

- Cơ chế thực hiện hình thức khám kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ sức khỏe của người điều khiển phương tiện cơ giới;

- Quy định việc thành lập các trạm cấp cứu tai nạn giao thông trên các quốc lộ;

- Tiêu chuẩn về trang thiết bị, kiến thức và kỹ năng của nhân viên y tế trong chăm sóc chấn thương thiết yếu;

b) Chỉ đạo các Sở Y tế xây dựng mạng lưới các trạm cấp cứu, các bệnh viện nhằm kịp thời cứu chữa nạn nhân bị tai nạn giao thông trên các quốc lộ trọng điểm.

2. Cục Y tế dự phòng Việt Nam có trách nhiệm:

- Phối hợp với các Bộ/ngành cập nhật các thông tin liên quan nhằm đưa ra các kế hoạch, giải pháp phù hợp;

- Chỉ đạo đẩy mạnh phong trào xây dựng cộng đồng an toàn tại các tỉnh, thành phố trong đó tập trung công tác tuyên truyền về phòng chống tai nạn giao thông;

- Thống kê, báo cáo tình hình tai nạn thương tích tại các cơ sở y tế theo qui định, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng ghi chép thống kê báo cáo các trường hợp mắc và tử vong do tai nạn giao thông.

3. Vụ Kế hoạch – Tài chính có trách nhiệm kết cấu hoạt động và kinh phí cho hoạt động hạn chế tai nạn giao thông của ngành y tế trong kinh phí của ngành; phối hợp với Cục Y tế dự phòng Việt nam trong việc trao đổi, đối chiếu, cung cấp số liệu về tai nạn thương tích và tai nạn giao thông.

4. Các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Y tế, Y tế các Bộ, ngành có trách nhiệm:

- Phổ biến Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông. Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị được học tập, tuyên truyền và tự giác thực hiện cũng như tuyên truyền trong cộng đồng về pháp luật trật tự an toàn giao thông;

- Phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên tại các cơ sở tổ chức phát động 100% cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế đăng ký cam kết đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường từ tháng 11/2007; cam kết không sử dụng rượu bia, các chất gây nghiện khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới.

- Lập bản đồ mạng lưới cấp cứu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh: quy định địa bàn của từng cơ sở y tế dọc trên tuyến quốc lộ chịu trách nhiệm cấp cứu tai nạn giao thông;

- Rà soát lại quy hoạch và thực trạng trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 để bổ sung các trạm, chốt và trang thiết bị cho trung tâm vận chuyển cấp cứu 115và các cơ sở y tế trên các quốc lộ trọng điểm và nơi có nguy cơ tai nạn giao thông cao;

- Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ trong cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, trường học trong đó lồng ghép tiêu chuẩn kiểm tra sức khỏe đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông cơ giới, khám sức khỏe tuyển dụng, sức khỏe định kỳ và kiểm tra đột xuất sức khỏe đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới.

- Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức và huấn luyện kỹ năng sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông cho đội ngũ cộng tác viên tại các trạm, chốt cấp cứu và các đối tượng liên quan đến cứu hộ, cứu nạn và giải quyết tai nạn giao thông;

5. Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe xây dựng chương trình thường xuyên phổ biến các qui định của pháp luật trật tự an toàn giao thông cho cán bộ trong ngành y tế và tại cộng đồng. Lồng ghép tuyên truyền trong các phong trào xây dựng làng/ xã/khu dân cư sức khỏe, xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.

Cục Y tế dự phòng chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và giám sát việc triển khai thực hiện các nội dung của Chỉ thị và tổng hợp báo cáo kết quả cho Lãnh đạo Bộ Y tế.

 



RELEASING INSTRUCTION BY MINISTER OF HEALTH IMPLEMENTING THE RESOLUTION NO 32/2007/NQ-CP

 

Road traffic injuries pose a major public health concern in Viet Nam resulting in substantial losses, both human and economic. Over the last 10 years, the number of traffic accidents has increased four fold compared to the previous decade, of which the road traffic crashes comprised more than 97%. Based o­n the findings of the hospital surveillance system, traffic deaths represent 56% of all injury fatalities. More than 79% of those injured were not wearing a helmet or utilizing other safety devices such as a seatbelt. Additionally, 6% of injuries are associated with drinking and driving. The economic loss due to traffic crashes is estimated at USD 855 million, not including the enormous expense of treatment and rehabilitation in the health sector.

 

Aimed at counteracting this progressively worsening situation, the Government has released Resolution 32/2007/NQ-CP o­n 29 June, 2007 outlining some urgent actions to curb traffic accidents and congestion. In order to implement this resolution,the Minister of Health issued Instruction No 04/2007/CT-BYT on 8 November, 2007 instructing the leaders of the health services from provinces and centrally-controlled cities, agencies belonged to the Ministry of Health and other relevant Ministries/Sectors as followed:

1. Department of Therapy assumes the functions:

a) Guiding and coordinating with the relevant agencies and submitting the Minister of Health the followed legal documents

- Health standards for vehicle drivers, whose criteria focused o­n traffic safety;

- Mechanism of periodic and unscheduled health examination of vehicle drivers;

- Regulation o­n establishing the emergency post of traffic accidents in national roadways;

- Critetion of medical equipments, knowledge, skills of health staff o­n essential trauma care;

b) Guiding the provincial/ city health service in developing the network of emergency post and hospitals to promptly treat the traffic injured victims along the national roadways.

2. Vietnam Administration of Preventive Medicine assumes fucntions of

- Coordinating with the relevant ministerial and sector agencies to update the related information, thus, contributing to giving out the appropriate plan and interventions;

- Guiding in safe community formulation in provinces/ cities, that focused o­n traffic safety communication;

- Injury statistical recording and reporting in the health settings as regulated, especially enhancing the quality of traffic injury morbidity and mortality recording system.

3. Department of Planning- Finance is responsible for allocating the budget of traffic safety activities; coordinating with Vietnam Administration of Preventive Medicine in sharing and providing the traffic injury and injury statistical data in general.

4. Health agencies belonged to the Ministry of Health and other ministries, sector, provincial health services assume functions of

- Popularizing the Resolution No 32/2007/NQ-CP o­n June 29, 2007 by the Prime Minister o­n some urgent solutions to curb traffic accident and jams and making favorable condition for health staff to be trained, educated and comply with traffic safety regulation;

- Coordinating the Trade Union, Youth Union in encouraging 100% oftheir staff, officers to have committment of wearing helmet since November 2007 and non drinking- driving when taking o­n the road.

- Mapping the network of traffic accident emergency post in the provincial scale, regulating the health settings along the national roadways to take responsibility of providing traffic injury first aid and emergency;

- Ratifying the outline and status of 115 emergency medical dispatch to further installing the emergency post and providing medical equipment for 115 and health settings along the national roadways and back- spot areas;

- Ratifying the periodical health examination in the working agencies, enterprises and schools, of which, included the health standards of vehicle driver, periodic and unscheduled health examiniation ofvehicle driver, health standards for staff employment as well.

- Organizing the training courses, disseminating the knowledge and training o­n first aid and emergency of traffic accident for health collaborators working in the emergency station and relevant groups of rescuing and emergency work;

5. National center of health education and communication develop the health program to regularly popularize the traffic safety regulations in the health sector and community; integrating the traffic safety communication in the movement of injury prevention/ safe community development formulation.

Vietnam Administration of Preventive Medicine is responsible for monitoring and supervising the implementation of this Circular, then, reporting to the Ministry of Health leadership.