NHỮNG NỖ LỰC CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI VÀ BỘ Y TẾ TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM

18/06/2008 | 05:00 AM

 | 

Ngày 3/10/2007, tại Hà Nội, tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố một nỗ lực mới mang tính quan trọng đối với các chính sách và chương trình thí điểm nhằm giảm mạnh tỷ lệ tử vong và tai nạn thương tích do tai nạn giao thông đường bộ gây ra tại Việt Nam.

NHỮNG NỖ LỰC CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI VÀ BỘ Y TẾ TRONG CÔNG TÁC AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM

 

Ngày 3/10/2007, tại Hà Nội, tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố một nỗ lực mới mang tính quan trọng đối với các chính sách và chương trình thí điểm nhằm giảm mạnh tỷ lệ tử vong và tai nạn thương tích do tai nạn giao thông đường bộ gây ra tại Việt Nam. Tuyên bố này mở đầu cho việc thảo luận các giải pháp về phòng chống tai nạn giao thông đường bộ thông qua dự án Phòng chống tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam, do WHO tài trợ, sẽ được triển khai sắp tới. Kinh phí chương trình là một phần của 9 triệu USD đóng góp toàn cầu do Quỹ Bloomberg hỗ trợ WHO trong 2 năm để triển khai có hiệu quả các giải pháp nhằm giảm mạnh tỷ lệ tử vong và tai nạn giao thông đường bộở nhiều nước trên thế giới.

           


Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo 
Một phần kinh phí của dự án phòng chống tai nạn giao thông đường bộ hỗ trợ cho Việt Nam là 860.000 USD để triển khai các chương trình dự phòng tập trung vào các nội dung: (1) tăng cường sử dụng mũ bảo hiểm và dây an toàn khi điều khiển phương tiện giao thông; (2) giảm tỷ lệ uống bia, rượu khi tham gia giao thông; và (3)tăng cường khả năng quan sát cho người tham gia giao thông (người đi bộ, người điều khiển xe gắn máy, mô tô).
PGS.TS. Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam cho biết: “Ở Việt Nam, trung bình có khoảng 11.000 trường hợp tử vong và hàng chục nghìn trường hợp tai nạn được ghi nhận nguyên nhân do tai nạn giao thông đường bộ gây ra. Thanh niên Việt Nam ở độ tuổi từ 14-24 chiếm 20% tổng dân số và cũng là độ tuổi mà tỷ lệ tai nạn giao thông nghiêm trọng chiếm 40% tổng số các trường hợp tai nạn giao thông nghiêm trọng”. Thứ trưởng còn cho biết thêm: “Nếu những cam kết và sự hỗ trợ cấp cao được tiếp tục cũng nhưnhững hành động từ cộng đồng và từng cá nhân, thông qua sáng kiến mới về phòng chống tai nạn thương tích có thể cứu được hàng nghìn mạng người”.

 

Nội dung chiến lược dự án bao gồm nâng cao năng lực các nhà làm luật và cán bộ y tế cộng đồng, tập huấn nhằm nâng cao tính bắt buộc và cưỡng chế của luậtpháp cũng như hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ tiến hành các mô hình thí điểm trong công tác dự phòng tai nạn giao thông đường bộ. Trong đó tập trung vào tăng cường nâng cao nhận thức của cộng đồng về tai nạn giao thông đường bộ và biện pháp phòng tránh; khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị an toàn khi tham gia giao thông như: đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy hoặc thắt dây an toàn khi đi ô tô…

Trên toàn cầu, các vụ tai nạn giao thông đường bộ đã giết chết gần 1,2 triệu người hàng năm và làm bị thương hơn 50 triệu người. Chúng ta phải chịu những hậu quả do tai nạn giao thông đường bộ gây ra như là một gánh nặng về kinh tế; đối với các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển thì những tổn thất kinh tế này thường nhiều hơn so với sự hỗ trợ phát triển mà nước đó nhận được. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) ước tính, tổn thất kinh tế hàng năm do tai nạn giao thông đường bộ gây ra ở Việt Nam là 885 triệu USD. Đây là một con số đáng báo động. Trong khi các hoạt động chưa được triển khai nhiều thì con số tử vong do tai nạn giao thông đường bộ dường như trở nên xấu hơn ở hầu hết các khu vực của thế giới có sự gia tăng xe gắn máy; vào năm 2030 tai nạn giao thông đường bộ được dự báo là nguyên nhân đứng thứ 8 trong các nguyên nhân gây tử vong.

          

 
Tài liệu truyền thông về phòng chống tai nạn giao thông đường bộ
   Nhiều nước đã thành công trong việc tăng tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm thông qua việc ban hành luật sử dụng mũ bảo hiểm bắt buộc, nâng cao nhận thức về luật và ý thức chấp hành cũng như tuyên truyền những lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm. Những lợi ích kinh tế đem lại không chỉ được phản ảnh qua kinh tế hộ gia đình cá thể mà còn qua lợi ích của ngành y tế, của xã hội. Một ví dụ: chính phủ Thái Lannăm 1996 đã thông qua luật về đội mũ bảo hiểm bắt buộc.
Trong năm đầu tiên kể từ khi luật được thông qua, tỷ lệ đội mũ bảo hiểm tăng vượt 90%, giảm được 40% những tai nạn, chấn thương ở đầu và 24% tỷ lệ tử vong những người điều khiển xe gắn máy bị ngã.           
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm bắt buộc là mộtnội dung quan trọng được áp dụng với mọi người điều khiển xe gắn máy kể từ ngày 15/9/2007 trên các các quốc lộ và trên các tuyến đường từ ngày 15/12/2007.

 

TS. Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện Văn phòng WHO tại Việt Nam khẳng định: “Đây là một mốc quan trọng đối với thực trạng an toàn giao thông tại Việt Nam. Sử dụng mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, thực tế là một cách rất hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ thương tích ở đầu và tử vong do các vụ va đụng xe gắn máy và xe đạp gây ra. Để đảm bảm tính hiệu quả của luật giao thông cần đảm bảo tính bền vững trong một thời gian để có thể đạt được sự thay đổi nhất định trong thói quen của người dân và giảm mạnh những tổn thất về người và của không đáng có trên các tuyến đường của Việt Nam”

 


EFFORTS OF WORLD HEALTH ORGANIZATION AND MINISTRY OF HEALTH o­n ROAD TRAFFIC SAFETY

IN VIET NAM

 

Hanoi-3 Oct. 2007, The World Health Organization (WHO) today announces an important new effort to pilot policies and programmers aimed at drastically reducing the deaths and injuries caused by road traffic accidents in Viet Nam.The announcement comes at the opening of the WHO-supported Viet Nam Road Traffic Injury Prevention Project, which will discuss implementation measures for traffic injury prevention programmers in the country.This support is part of a global US$9 million contribution provided to WHO by the Bloomberg Family Foundation for the next two years, to implement practical measures that have resulted in a sharp decline in road traffic deaths and injuries in many countries around the world..

The new initiative for road traffic injury prevention channels US$860,000 into Viet Nam for prevention programmers which focus o­n increasing the use of motorcycle helmets, using seat-belts; reducing drink-driving; and improving the visibility of pedestrians, cyclists and motorcyclists

In Viet Nam, o­n average more than 11,000 deaths and tens of thousands more injuries are reported annually from road traffic accidents. Vietnamese youth in the age group of 15-24 accounts for 20% of the total national population, yet they account for 40% of total severe road traffic crashes," said Assoc.Prof. Trinh Quan Huan, Deputy Minister of Health."With continued high-level commitment and the support and action of communities and individuals, thousands of lives can be saved through the new traffic injury prevention initiative," he added.

Strategies will include building capacity for law-makers and public health officials, training the police to improve enforcement of legislation and supporting nongovernmental organizations in their prevention work. There will be a focus o­n increasing public awareness of road traffic injuries and their prevention, as well as o­n providing incentives to encourage the use of protective measures, such as helmets and child restraints...

In addition to the human suffering they cause, road traffic crashes place a huge burden o­n national economies; their cost in low- and middle-income countries amounts to more than the annual development assistance the countries receive. The Asian Development Bank estimates a staggering yearly economic loss of US$885 million from road traffic accidents in Viet Nam alone. Unless action is taken, the number of road traffic injuries and deaths is likely to get worse in most regions of the world as motorization increases; road traffic injuries are predicted to be the eighth leading cause of death by 2030.

Many countries have succeeded in raising rates of helmet use through adopting laws that make helmet use compulsory, enforcing these laws and raising awareness about the laws, as well as the benefits of helmet use.The economic benefits are reflected several times over not o­nly in individual family economies, but also the health sector and the society as a whole.As an example, the government of Thailand passed legislation in 1996 making motorcycle helmet use mandatory.In the first year of the new law, the rate of helmet use increased to over 90%. There was a 40% reduction in head injuries among motorcyclists and a 24% fall in motorcyclist deaths.

Viet Nam's recent Government Resolution No. 32/2007 on urgent measures to curb traffic accidents calls for, among other strategies, mandatory helmet use for all people riding o­n motorbikes as of 15 December 2007.

"This is an extremely important milestone for road safety in Viet Nam," said Dr. Jean-Marc Olivé, WHO Representative in Viet Nam."Wearing a high-quality helmet is in fact the single most effective way of reducing head injuries and fatalities resulting from motorcycle and bicycle crashes.Effective enforcement of traffic laws however needs to be sustained over a long period of time in order to bring about the necessary change in people's behavior and drastically reduce the needless loss of life o­n Viet Nam's roads,” he added.