Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ở nha sĩ

10/07/2020 | 09:03 AM

 | 

 

Theo Business Insider, Nha sĩ đứng đầu trong danh sách 47 nghề nghiệp có rủi ro sức khỏe cao nhất. Các mối nguy hiểm trong quá trình làm việc của nha sĩ và phụ tá nha khoa bao gồm: truyền nhiễm, biến chứng cơ xương khớp, phản ứng dị ứng cao su, bức xạ ion hoá, bệnh về mắt, các bệnh tâm lý (stress)... và đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Nha sĩ có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp cao

Số liệu trong bài viết của Business Insider được trích dẫn từ O*NET Online - Cơ sở dữ liệu của Bộ lao động Mỹ. Thang đo của O*NET bao gồm 968 nghề nghiệp trên các tiêu chí đánh giá: tiếp xúc với dịch bệnh và lây nhiễm; tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm; tiếp xúc với môi trường độc hại; tiếp xúc với chất phóng xạ; nguy cơ bị vết cắt, vết đốt, vết cắn, bỏng; dành thời gian ngồi làm việc nhiều. Thang điểm đánh giá mức độ là từ 0 đến 100 điểm. Điểm càng cao tương đương mức độ rủi ro càng lớn.

Nha sĩ và phụ tá nha khoa đối mặt với rủi ro sức khỏe cao nhất trong các nhóm nghề nghiệp (ảnh minh hoạ)

Nha sĩ đứng đầu với thang điểm tổng là 72,8. Ba rủi ro hàng đầu có mức điểm tương ứng là: tiếp xúc với bệnh tật và nhiễm trùng: 100; tiếp xúc với phóng xạ: 91; thời gian ngồi: 85.  Trợ lý nha khoa, phụ tá nha khoa và kỹ thuật viên labo là các nghề nghiệp có mức độ rủi ro sức khỏe xếp ngay sau nha sĩ, cao hơn rất nhiều với các nghề tiếp viên hàng không hay thợ mỏ, lính cứu hỏa… Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, nguy cơ lây nhiễm và mắc các bệnh đường hô hấp khi thực hành nha khoa rất đáng báo động.

Ngoài ra, theo cuốn Statistics of Dentistry Handbook Edition 7, Nha sĩ và phụ tá nha khoa có tỷ lệ tử vong do mắc bệnh đường hô hấp cao gấp 02 lần so với bình thường.

Biểu đồ so sánh tỷ lệ tử vong do mắc bệnh đường hô hấp của Nha sĩ với các ngành nghề khác (ảnh minh hoạ)

Làm thế nào để hạn chế nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ở Nha sĩ?

Báo cáo lâm sàng (công bố 9/3/2018) của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nha sĩ chiếm khoảng 0,038% cư dân Hoa Kỳ, nhưng có đến 0,89% bệnh nhân là nha sĩ đang điều trị IPF (xơ phổi vô căn) tại một trung tâm chăm sóc Đại học - chênh lệch gần 23 lần.

Tất cả bệnh nhân có nghề nghiệp nha sĩ đều là nam giới và được điều trị trong suốt thời gian từ 2000 - 2015. Bảy trong số 9 bệnh nhân này đã tử vong. Một trong số bệnh nhân sống sót đã được báo cáo phơi nhiễm nghề nghiệp với silica và các vật liệu thực hành nha khoa, cũng như các phơi nhiễm môi trường và liên quan đến bụi.

Vì thế, nhiều các nha sĩ trên thế giới lựa chọn sử dụng các thiết bị hút vô khuẩn chuyên dụng cho phòng nha.

Nguồn: suckhoedoisong.vn