Yếu tố tác hại nghề nghiệp mới đối với sức khỏe người lao động: Vật liệu nano, yếu tố lây nhiễm vi sinh vật

10/06/2016 | 07:41 AM

 | 

 

Yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động hại đến sức khỏe và khả năng của người lao động như thế nào, là những câu hỏi đang khó trả lời bởi việc đánh giá tác hại, kiểm soát yếu tố tác hại nghề nghiệp được gọi là yếu tố tác hại nghề nghiệp. Vật liệu nano và yếu tố lây nhiễm vi sinh vật còn đang là vấn đề nan giải, chưa có đầy đủ thông tin, đặc biệt đối với vật liệu nano.

 

WHO cảnh báo người lao động làm việc trong ngành công nghiệp nano đối diện với rủi ro về sức khỏe

  

Vật liệu Nano có thể được định nghĩa một cách khái quát là loại vật liệu mà trong cấu trúc của các thành phần cấu tạo nên nó ít nhất phải có một chiều ở kích thước nanomet (1nm = 10-9m). Công nghệ nano bao gồm việc thiết kế, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị hay hệ thống ở kích thước nanomet đang được coi là công nghệ đột phá, thần kỳ của thế kỷ 21. Khởi đầu từ Chính phủ Mỹ, đến nay rất nhiều quốc gia, trong đó có các quốc gia thuộc châu Á – Thái Bình Dương đang nỗ lực chuyển mình theo xu hướng này. Vì lẽ đó, vật liệu nano và công nghệ nano đang được nghiên cứu, ứng dụng ngày một rộng rãi từ các lĩnh vực dân dụng, chăm sóc sức khỏe tới quốc phòng, chinh phục vũ trụ.

Cơ sở dữ liệu của Honolulu Nanowerk cho thấy, hiện có 1.955 loại hạt nano, do 135 nhà cung cấp trên toàn thế giới. Những hạt nano này đại diện cho hơn 100 thành phần hóa học khác nhau với kích thước từ 1 nanomét đến hơn 100 nanomét.

Theo cơ sở dữ liệu Wipsglobal, sáng chế  đăng ký liên quan đến vật liệu nano từ đã xuất hiện từ năm 1992. Đến nay đã có hơn 1.000 sáng chế đăng ký về vật liệu này. Lượng sáng chế bắt đầu tăng mạnh từ năm 2001 và đạt mức cao nhất là 145 sáng chế vào năm 2011. Hiện nay, các sáng chế về vật liệu nano từ được đăng ký bảo hộ ở khoảng 20 quốc gia trên toàn thế giới. Lượng sáng chế tập trung nhiều vào một số lĩnh vực như: y học (dẫn thuốc, chẩn đoán, phẫu thuật, tăng nhiệt cục bộ); phân tích vật liệu, xét nghiệm mẫu; tạo từ tính; cấu trúc nano, phương pháp tạo vật liệu nano; oxit sắt từ; bột kim loại tạo từ trường… 

 BNN 10.6.png

 

 

Tình hình đăng ký sáng chế về nano từ theo bảng phân loại sáng chế quốc tế IPC

 
(Nguồn: PCCTT – Wipsgloba)

 

 

            Tại Việt Nam, việc nghiên cứu vật liệu và ứng dụng công nghệ nano mới đang ở bước sơ khai. Theo GS. Nguyễn Văn Hiệu, việc lần đầu tiên ở nước ta ứng dụng thành công công nghệ Nano vào sản xuất dược đã đánh dấu bước khởi đầu hiệu quả cho mô hình hợp tác chuyển giao đề tài nghiên cứu giữa các nhà khoa học và nhà sản xuất. Hiện các nghiên cứu và ứng dụng triển khai công nghệ nano nói chung và công nghệ nano dược nói riêng đang được thực hiện ở một số đơn vị nghiên cứu và triển khai, chủ yếu tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Việc ứng dụng nano Curcumin trong phòng và trị bệnh tại Đại học Dược Hà Nội là bước tiến của ngành hóa dược trong việc đưa các sản phẩm nghiên cứu khoa học vào cuộc sống.

 BNN1 10.6.png


            Trong khi đó, nhóm chuyên gia khoa Vật lý Trường Đại học Khoa học Huế cũng đã nghiên cứu, chế tạo được các thiết bị sản xuất vật liệu nano như máy phát siêu âm chế công suất lớn, thiết bị quay điện  E-HUSC-01, đầu tiên của Việt Nam. Trong việc ứng dụng vật liệu nano, nhóm đã chế tạo được dòng sản phẩm sơn nano TiO2/Ag, dung dịch Ag nano môi trường nước ổn định có các nồng độ khác nhau. Đồng thời kết hợp với Công ty cổ phần Huetronics phát triển một loạt các sản phẩm nanô, trong đó có Ag nano và triển khai ứng dụng phòng và trị bệnh trong nuôi tôm tại một số tỉnh trọng điểm nuôi tôm của đồng bằng sông Cửu Long như Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…; sử dụng nano bạc nồng độ 5  trong nuôi cấy mô và sử dụng dung dịch Ag nano trong điều trị vết thương trầy xước trong chăn nuôi, thú y, phòng trị bệnh tiêu chảy đối với htor và chữa trị khỏi đạt 93% các biểu hiện long móng, hà móng.

Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng đã phát triển kỹ thuật chế tạo vật liệu gốm xốp tổ hợp nanocomposite có khả năng hấp thu asen cao để chế tạo vật liệu lọc NC- F20, được đánh giá là vật liệu chăn an toàn trong xử lý asean.

       Trong khi công nghệ nano đang được coi là một trong những công nghệ không giới hạn và vật liệu nano đang được coi là cứu tinh cho trái đất vì đã tiết giảm đến mức “một ngàn tỷ lần” việc sử dụng vật liệu thông thường, thì nhiều nhà khoa học đã bày tỏ sự lo ngại về việc đánh giá tác hại của vật liệu nano đối với sức khỏe và môi trường. Vật liệu nano càng được ứng dụng rộng rãi bao nhiêu, từ việc sản xuất mỹ phẩm, vải diệt khuẩn khử mùi hôi, áo chống thấm, thực phẩm chuyển đổi mùi vị, pin điện thoại nano, chuột, bàn phím phủ nano kháng khuẩn, robotnano, pin năng lượng mặt trời nano…thì mối quan ngại về việc bảo vệ sức khỏe người lao động càng ám ảnh bấy nhiêu.

      Chính vì thế, khi cuộc cách mạng về công nghệ nano đã đạt được những thành tựu đáng kể thì một số người tỏ ra lo ngại về tác động của nó đối với sức khỏe con người và môi trường. Năm 2002, Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã tổ chức một cuộc họp với các nhà nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ nano sinh học và môi trường (CBEN) thuộc Trường Đại học Tổng hợp Rice ở Houston, Texas để đưa ra những mối lo ngại của họ. Cuộc họp làm nảy sinh mối quan tâm từ phía những nhà lập pháp và dẫn đến những lời kêu gọi từ các nhóm môi trường đòi cm sản xuất các ống nano cho đến khi làm sáng tỏ được những rủi ro về sức khỏe và môi trường.

Chiu-Wing Lam, nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm Wyle - Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA ở Houston và Robert Hunter, chuyên viên về độc học thuộc Đại học Tổng hợp Texas - Houston đã báo cáo những kết quả nghiên cứu của họ về tác động của các ống nano đến các mô phổi. Họ đã điều chế một huyền phù từ các ống nano và đưa một vài giọt ống nano, tương đương 0,1 mg và 0,5 mg, trực tiếp vào phổi của chuột. Việc này cho phép các nhà nghiên cứu kiểm soát cẩn thận lượng các ống nano thâm nhập vào phổi động vật, điều mà họ không thế làm được nếu chuột chỉ đơn giản hít phải soi khí chứa các ống nano.

Hunter đã quan sát các mô phổi xung quanh những vị trí đã đặt các ống nano sau một tuần và sau 90 ngày. Ông đã thấy rằng, theo thời gian các ống nano có khuynh hướng tụ lại thành bó và những bó đó thường xuyên bị các đại thực bào bao vây. Các tế bào miễn dịch sẽ tập trung lại đ thải bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Quá trình này được gọi là "đáp ứng vật thể lạ" của cơ thể và sẽ gây hư hại cho mô phổi ban đầu, để lại mô có vết sẹo. Các nhà nghiên cứu đã lặp lại thí nghiệm bằng những ống nano được chế tạo theo các phương pháp khác nhau. Mỗi loại ống lại gây ra một phản ứng khác. Theo Hunter, rõ ràng là con người thực sự cần thận trọng vì các ống nano có thể rất độc và chúng ta còn biết rất ít về điều đó.

Ngoài lo ngại về những tác động trực tiếp đến sức khỏe, người ta còn quan tâm đến tác động của ống nano đối với môi trường. Mark Wiesner, kỹ sư môi trường thuộc CBEN nói: "Bất kỳ công nghệ mới xuất hiện nào cũng hầu như chắc chắn sẽ có một số tác động tiêu cực đến môi trường. Chúng ta cần xem xét thận trọng những vấn đề có thể xảy ra đối vi vật liệu nano để xác định rõ những nguy cơ tiềm ẩn".

         Theo Vladimir Murashov (Viện nghiên cứu An toàn và Sức khỏe quốc gia Mỹ), Hướng dẫn của tổ chức Y tế thế giới về vật liệu nano và sức khỏe cộng đồng, ước tính năm 2010, trên toàn thế giới có 400.000 người lao động làm việc trong những ngành công nghiệp vật liệu nano và con số này sẽ tăng lên 6 triệu vào năm 2020. Những người này đang phải đối mặt với những rủi ro từ quá trình sản xuất sử dụng các công nghệ mới dựa vào vật liệu nano.

 Ứng dụng vật liệu nano ngày càng tăng, bao gồm mỹ phẩm, bao bì thực phẩm, quần áo, thuốc khử trùng, chất phủ bề mặt và sơn. Nhiều vật liệu nano đang được sản xuất và xử lý bằng các quy trình đơn giản, thường ở những nước có thu nhập vừa và thấp. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chất độc trên động vật đã cho thấy những ảnh hưởng có hại như viêm và xơ hóa phổi của động vật do tiếp xúc với một số vật liệu nano. Mặc dù hiện tại những nghiên cứu về sự tiếp xúc và phản ứng của con người đối với những vật liệu nano vẫn chưa có kết quả đáng tin cậy và cần nghiên cứu thêm để dự đoán về những tác động của việc tiếp xúc với vật liệu nano ở người, nhưng vẫn có đủ thông tin để đưa ra những khuyến nghị và hướng dẫn tạm thời về cách tiếp cận thận trọng khi xử lý các vật liệu nano ở nơi làm việc.

Chính phủ quốc gia ở các nước có thu nhập cao và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra một số kiến nghị chủ động. Tuy nhiên, nhiều quốc gia có thu nhập vừa và thấp lại chậm trễ trong việc hướng dẫn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong việc sản xuất các vật liệu nano. Đây là lý do vì sao Hội đồng Y tế thế giới gồm 194 nước thành viên trong đó có các nước có thu nhập vừa và thấp đã xác định việc đối phó với tình trạng phơi nhiễm vật liệu nano là việc làm ưu tiên trong Kế hoạch hành động toàn cầu về sức khỏe người lao động được thông qua năm 2007.  Mạng lưới phối hợp các trung tâm sức khỏe nghề nghiệp toàn cầu của WHO cũng đã coi đây là một trong những trọng tâm trong các hoạt động của họ.

Từ năm 2010, WHO bắt đầu đưa ra những Hướng dẫn về “ bảo vệ người lao động khỏi những hiểm họa tiềm tàng từ sản xuất các vật liệu nano”, nhằm nâng cao sức khỏe nghề nghiệp và an toàn của người lao động tiếp xúc nhiều với vật liệu nano trong môi trường sản xuất và xã hội.

    Dự kiến, Hướng dẫn này sẽ hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách ở các nước thành viên của WHO bằng chứng cứ khoa học và đề xuất để đề ra các tiêu chuẩn và hướng dẫn xử lý an toàn các vật liệu nano tại nơi làm việc. Ngoài ra, Hướng dẫn sẽ cung cấp cơ sở lập luận then chốt cho việc đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro của vật liệu nano tại nơi làm việc cho các cơ quan và các bộ về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp; Tổng hợp chứng cứ về mối nguy hiểm của vật liệu nano và tư vấn cho các nhà chuyên môn về sức khỏe và vệ sinh lao động nên sử dụng kỹ thuật nào để giảm nhẹ phơi nhiễm và nâng cao nhận thức của người lao động và nhà quản lý về mối nguy hiểm và kỹ thuật giảm nhẹ phơi nhiễm có sẵn.

     Người ta vẫn chưa hiểu rõ cách thức mà các hạt kích thước nano có thể tương tác với những vật liệu khác, không chỉ với các mô của cơ thế. Trên thực tế, nhiều vật liệu an toàn khi ở dạng cục lớn lại khá nguy hiểm khi ở dạng hạt mịn. Chẳng hạn, thạch anh hoàn toàn an toàn khi ở khối lớn, nhưng những người thợ mỏ, thợ xẻ đá và phun cát tiếp xúc với bụi thạch anh có nguy cơ bị bệnh nhiễm bụi silic do hít phải bụi làm thương tổn các mô phổi mỏng mảnh. Những hạt mịn có thể còn gây nên các vấn đề sức khỏe ở bất kỳ chỗ nào. Ví dụ, xương hông và đầu gối có thể được thay thế bằng những vật liệu trung thích khá tốt với cơ thể, nhưng khi mòn đi chúng có thể rơi ra các mô xung quanh gây nên viêm nhiễm và trong những trường hợp xấu nhất sẽ làm lỏng lẻo bộ phận cấy ghép, khiến sau đó lại cần phải thay thế.

        Chiu-Wing Lam, nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm Wyle - Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA ở Houston và Robert Hunter, chuyên viên về độc học thuộc Đại học Tổng hợp Texas - Houston đã báo cáo những kết quả nghiên cứu của họ về tác động của các ống nano đến các mô phổi. Họ đã điều chế một huyền phù từ các ống nano và đưa một vài giọt ống nano, tương đương 0,1 mg và 0,5 mg, trực tiếp vào phổi của chuột. Việc này cho phép các nhà nghiên cứu kiểm soát cẩn thận lượng các ống nano thâm nhập vào phổi động vật, điều mà họ không thế làm được nếu chuột chỉ đơn giản hít phải soi khí chứa các ống nano.

 Đến nay, những người có nguy cơ hít phải các ống nano là những người sản xuất và làm việc với chúng, mặc dù khả năng phơi nhiễm mới chỉ có thể xảy ra ở vài phòng thí nghiệm. Với mục đích sử dụng các hạt kích thước nano trong cơ thể con người, nhiều nghiên cứu được tiến hành để xác định sự an toàn của chúng trong ứng dụng đó, David Allen thuộc Trường Đại học Công nghệ Texas ở Amarillo cho biết, họ đã tìm thấy phương pháp sử dụng các hạt nano để đưa thuốc vào não. Những nhóm khác cũng đang tìm cách sử dụng các hạt nano để đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân.

Hiện nay, EPA đang đề xuất và dự định tài trợ 5 triệu USD cho nghiên cứu về những tác động nguy hại tiềm ẩn của công nghệ nano.

 

Khó kiểm soát tác hại do yếu tố lây nhiễm vi sinh vật đến bệnh nghề nghiệp

       Các yếu tố vi sinh vật có hại được nhận biết rõ ràng, bao gồm các vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, nấm mốc.

      Những người lao động trong các nghề chăn nuôi, sát sinh, chế biến thực phẩm, người làm vệ sinh đô thị, lâm nghiệp, nông nghiệp, người phục vụ tại các bệnh viện, khu điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng, các nghĩa trang thường phải tiếp xúc với các loại sinh vật gây bệnh, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc, côn trùng ... khi làm đất, làm vệ sinh chuồng trại, chăm sóc vật nuôi … và có thể mắc các bệnh nguy hiểm như tả, lỵ, thương hàn, viêm phổi, viêm gan, viêm não, bệnh lao, leptospira. Họ còn có thể bị rắn, rết cắn, ong đốt, trâu bò húc. Các tác nhân trung gian truyền bệnh sang người có thể là ruồi, muỗi, chuột, chó, mèo, …

             Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2014 đàn lợn nước ta có khoảng 26,76 triệu con, đàn trâu bò khoảng 7,75 triệu con, đàn gia cầm khoảng 327,69 triệu con. Trong đó chăn nuôi nông hộ hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 65-70% về số lượng và sản lượng. Từ số đầu gia súc, gia cầm đó có thể quy đổi được lượng chất thải rắn (phân chất độn chuồng, các loại thức ăn thừa hoặc rơi vãi) đàn gia súc, gia cầm của thải ra khoảng trên 76 triệu tấn và khoảng trên 30 triệu khối chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng, nước từ sân chơi, bãi vận động, bãi chăn). Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, asen, niken (kim loại nặng)… và các vi sinh vật gây hại khác không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm rối loạn độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm.

            Quá trình sinh sống của gia súc, gia cầm còn bài thải các loại khí hình thành từ quá trình hô hấp của vật nuôi và thải ra các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi sinh vật có thể gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái như: E. Coli, Salmonella, Streptococcus fecalis, Enterobacteriae…

            Trên thực tế, đã có dịch bệnh do lây nhiễm vi rút từ chăn nuôi như H5N1, H5N7, H5N9…Tuy nhiên khó khăn nhất là người lao động trong các nghề này, đặc biệt là nghề chăn nuôi thường chủ yếu là hộ gia đình nên việc giám sát kiểm tra, hướng dẫn an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) rất khó thực hiện. Các cơ sở chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc thường là doanh nghiệp vừa và nhỏ, công tác ATVSLĐ chưa được thực hiện theo các quy định của pháp luật, trong đó có việc quan trắc môi trường, khám bệnh nghề nghiệp, thậm chí không mua bảo hiểm cho người lao động, nên những quyền lợi hợp pháp của người lao động trong lĩnh vực này chưa được bảo đảm.