Rối loạn da

04/02/2015 | 02:27 AM

 | 

Rối loạn da nghề nghiệp là tình trạng rối loạn toàn bộ hoặc một phần da gây ra bởi hoạt động công việc của một người.

Chưa có ảnhDa đóng vai trò rất quan trọng như rào chắn các hóa chất và chất gây ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể. Rối loạn về da có thể gây ảnh hưởng tới chức năng bảo vệ này.

Bệnh da nghề nghiệp là triệu chứng rối loạn toàn bộ hoặc một phần da gây ra bởi hoạt động công việc của một người. Điều quan trọng cần ghi nhớ là bệnh về da cũng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân không liên quan đến nghề nghiệp và do di truyền.

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về da nghề nghiệp?

Các bệnh về da nghề nghiệp là do tiếp xúc trực tiếp với một hoặc nhiều chất độc hại. Da có thể tiếp xúc với các chất qua:

- Ngâm nước

- Tiếp xúc với các công cụ hoặc bề mặt bẩn ví dụ như bàn làm việc, dụng cụ hoặc quần áo

- Văng, bắn bẩn

- Chất dính trên da

Các dạng rối loạn về da: định nghĩa và triệu chứng

Rối loạn da nghề nghiệp bao gồm:

- Viêm da tiếp xúc hay bệnh chàm

- Chứng mày đay

- Mụn trứng cá và viêm nang lông

- Thay đổi sắc tố

- Ung thư da

- Nhiễm trùng da

Hầu hết các bệnh về da nghề nghiệp chỉ giới hạn ở vùng bàn tay và cánh tay, vì đây là các bộ phận của cơ thể thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân độc hại. Tình trạng phổ biến nhất là viêm da tiếp xúc (còn gọi là bệnh chàm). Trạng thái viêm do da bị sưng tấy. Các triệu chứng gồm: mẩn đỏ, khô ráp, ngứa, sưng, nứt, phồng rộp, bong tróc và chảy máu.

Có hai loại viêm da tiếp xúc (contact dermatitis): viêm da kích ứng và viêm da dị ứng. Bề ngoài hai loại viêm da này có vẻ giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại khác nhau.

- Viêm da kích ứng có thể do một tác nhân vật lý hay hóa học phá hủy tế bào gây nên. Viêm da kích ứng làm cho da dễ bị tổn thương hơn đối với các mối nguy hiểm khác như vi khuẩn và hóa chất. Khi không còn tiếp xúc với nguyên nhân gây kích ứng, tình trạng viêm nhiễm sẽ dừng lại.

- Viêm da dị ứng bắt nguồn từ việc tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất gây kích ứng, thường là chất độc hại. Khi hệ thống miễn dịch của người bệnh phản ứng lại với trạng thái viêm nhiễm này, họ sẽ trở nên nhạy cảm. Khi xuất hiện hiện tượng nhạy cảm này, thì suốt đời hoặc bất kỳ sự tiếp xúc nào khác sẽ dễ dàng làm cho da bị dị ứng.

- Viêm da kích ứng và viêm da dị ứng có thể cùng đồng thời xuất hiện và viêm da dị ứng thường không xuất hiện sau viêm da kích ứng.

Nguyên nhân gây viêm da kích ứng có thể xuất phát từ: các sản phẩm tẩy rửa, dung môi hữu cơ, dầu gia công kim loại, xi măng và các loại hóa chất khác, một số loại thực vật, cây mọc thành bụi và nước cũng có thể là nguyên nhân gây viêm da kích ứng.

Mặc dù nước rất cần để rửa tay, nhưng tiếp xúc quá nhiều với nước có thể gây ra hiện tượng viêm da kích ứng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với điều kiện làm việc trong môi trường ẩm ướt. Người lao động làm việc trong môi trường này bao gồm thợ làm tóc, lao động trong ngành công nghiệp thực phẩm và người làm việc với chất lỏng gia công kim loại.

Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể do các chất gây dị ứng như xi măng, kim loại (niken và crom) và nhựa dẻo gây ra. Nhựa mủ là nguyên nhân phổ biến của chứng viêm da dị ứng. nhựa mủ được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe với sản phẩm nổi bật nhất là găng tay latex. 

Các yếu tố rủi ro thường gặp của chứng viêm da là dị ứng, môi trường làm việc ẩm ướt và sử dụng găng tay. Mặc dù găng tay là dụng cụ bảo vệ người lao động, nhưng cũng có thể tiềm ẩn rủi ro gây hại. Găng tay phải phù hợp với công việc đang thực hiện và phải được sử dụng đúng cách. Sử dụng găng tay hỏng có thể tạo ra cảm giác an toàn giả tạo. Găng tay chống thấm nước tạo ra một rào ngăn không cho nước thấm qua, nhưng lại gây ra sự tích tụ mồ hôi.

Chứng mày đay là tình trạng da nổi ban đỏ và sưng tấy. Các vết sưng xuất hiện tại nơi các chất độc hại tiếp xúc với da. Hiện tượng sưng tấy thường xảy ra trong vòng một giờ sau tiếp xúc và biến mất sau 24 giờ. Nhựa mủ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này.

Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá là do tắc nghẽn và viêm các tuyến phía trong da. Nguyên nhân có thể do tiếp xúc với dầu, halogenated aromatic hydrocarbons và hắc ín, hoặc do tiếp xúc lâu ngày với quần áo có dính dầu.

Viêm chân lông là tình trạng viêm tại các nang lông. Tình trạng này phổ biến ở những người làm việc trong ngành công nghiệp kim loại thường xuyên tiếp xúc với  các loại dầu khoáng và dầu hòa tan.

Rối loạn sắc tố bao gồm mất sắc tố (mất màu da) và tăng sắc tố (sự tích tụ của màu da). Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất sắc tố có thể do các loại hóa chất như hydroquinine, phenol (và các dẫn xuất của nó), asen và các hợp chất thủy ngân, hay cũng có thể do ion hóa và bức xạ tia cực tím, cũng như tổn thương do nhiệt hoặc vật lý gây ra. Nguyên nhân dẫ đến hiện tượng tăng sắc tố có thể do các loại dầu khoáng, hydrocarbon halogen, asen hoặc các tác nhân dược phẩm gây ra.

Nguyên nhân gây ung thư da có thể do ánh sáng cực tím (ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo), bức xạ ion hóa, các hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), hắc ín và các sản phẩm hắc ín.

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng da nghề nghiệp thường do tiếp xúc với động vật hoặc thực vật. 

Số liệu thống kê và các ngành nghề tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất

Các bệnh về da chiếm khoảng 2% số các ngày nghỉ ốm được chứng nhận là do bệnh nghề nghiệp gây ra (Báo cáo 2009-11). Theo báo cáo điều tra về bệnh về da liên quan đến công việc 2011/12 tại Anh, ước tính khoảng 15,000 người lao động đã làm việc 12 tháng trước đó đều gặp các vấn đề về da và vấn đề này gây ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của họ. Năm 2011, có 1,556 ca mắc bệnh da nghề nghiệp được các bác sỹ da liễu và bác sỹ nghề nghiệp báo cáo tại Vương quốc Anh. 1,199 (77%) trong số các ca bệnh trên liên quan đến viêm da tiếp xúc, 126 ca (8%)  mắc u da lành tính, 231 ca (15%) còn lại là các ca liên quan đến ung thư da.

Trong những năm vừa qua, những tác nhân phổ biến nhất mà các bác sỹ da liễu và bác sĩ nghề nghiệp thường viện dẫn khi nhắc đến nguyên nhân gây ra các bệnh về da là: “xà phòng và chất tẩy rửa”, “làm việc trong môi trường ẩm ướt” và “các hóa chất và vật liệu cao su”.

Viêm da liên quan đến công việc là hiện tượng rất phổ biến và ảnh hưởng đến người lao động trong nhiều ngành công nghiệp như: nông nghiệp/làm vườn, phục vụ ăn uống và chế biến thực phẩm, hóa chất, xây dựng, kỹ thuật, làm tóc, y tế và chăm sóc xã hội, khai khoáng và khai thác đá, đánh bắt xa bờ, in ấn, cao su…

 

(Nguồn tin: http://www.iosh.co.uk)​