Những bệnh nghề nghiệp thường gặp của nhà giáo
28/09/2014 | 04:12 AM



Với nghề giáo tiếp xúc nhiều với bụi phấn, phải nói to, nói nhiều, ai cũng có nguy cơ mắc các bệnh thường gặp liên quan đến hô hấp, hầu họng, thanh quản... Điều đó cho thấy, chúng ta nên tìm hiểu những căn bệnh thường gặp đó để hạn chế tối đa cũng như phòng ngừa nó. Bài học “phòng bệnh hơn chữa bênh” của ông cha vẫn luôn luôn đúng.
1. Các bệnh về đường hô hấp
Hằng ngày lên lớp, giáo viên phải tiếp xúc với bụi phấn thạch cao liên tục, hít vào phổi khối lượng bụi phấn rất lớn. Bụi phấn tích tụ lâu ngày thường gây ra chứng: viêm mũi dị ứng (rất khó chữa), viêm xoang, viêm phế quản, có nhiều người bị suyễn...Thậm chí có người đã phải bỏ nghề, chuyển sang nghề khác.
2. Viêm họng:
Đây là căn bệnh khá phổ biến ở giáo viên do nói nhiều, bị cọ xát nhiều. Theo các nhà nghiên cứu thì sau trẻ em 3 - 4 tuổi, người nói nhiều nhất trong một ngày là giáo viên. Nếu tính cả đời dạy học thì giáo viên giành chức vô địch về nói nhiều. Có những giáo viên đứng lớp cả ngày cổ rát, nói không thành tiếng phải ngậm muối, dùng viên ngậm liên tục. Lâu ngày biến chứng thành viêm họng hạt, viêm họng mãn tính. Số này cũng không ít người bỏ nghề chuyển sang làm văn phòng, hành chính...mặc dù không muốn.
3.Viêm thanh quản
Giáo viên là những nghề nghiệp phải sử dụng giọng nói như một công cụ lao động, vì thế, dây thanh thường phải làm việc quá mức. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, dây thanh làm việc quá mức sẽ gây tổn thương. Hậu quả là bệnh nhân bị khản tiếng, đau họng và mất tiếng do viêm thanh quản. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân không nói to được, nói hay hụt hơi, chóng mệt, thanh quản bị viêm tiết nhiều chất nhầy, gây cảm giác vướng, ngứa trong cổ họng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở thành mãn tính và hậu quả dẫn đến viêm thanh quản quá phát hoặc hạt xơ thanh quản. Theo nhiều nghiên cứu, số lượng bệnh nhân “có vấn đề” về họng tập trung nhiều ở đội ngũ nhà giáo.
4. Chứng suy nhược thần kinh và stress:
Đây là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm. Nghề dạy học là nghề lao động trí óc liên tục, suy nghĩ thường xuyên (thậm chí cả khi đi ngủ) trong khi đó chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thường không được bảo đảm. Ăn uống qua loa lên lớp, đôi khi nhịn đói đi dạy không còn là chuyện xa lạ, nhất là đối với thầy cô giáo trẻ. Đối chiếu về mặt tâm sinh lý và vệ sinh học đường như vậy là quá sức, quá tải và không bảo đảm sức khoẻ. Sau một thời gian lao động trí óc căng thẳng không ít giáo viên mắc phải chứng suy nhược thần kinh, nặng hơn là bệnh thần kinh (ngớ ngẩn, lẩn thẩn, tự ám thị ...) và tai biến mạch máu não.
Theo các nhà Tâm lý học Anh quốc (qua một cuộc khảo sát về hội chứng "Stress" ở các nghề nghiệp) gần đây thì "Stress" ở giáo viên đứng vào hàng thứ 15 trong số 41 nghề được khảo sát.Tuy chưa có một cuộc điều tra chính thức, chính xác về số giáo viên mắc bệnh do nghề nghiệp trong cả nước, nhưng những bằng chứng trên đây cũng nói lên được phần nào ảnh hưởng của môi trường học đường đến sức khoẻ của người thầy giáo.
Tin liên quan
- An toàn sức khỏe nghề nghiệp cần được tích hợp vào chiến lược chuyển đổi số
- Bộ Y tế tập huấn hướng dẫn triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở y tế
- Xây dựng, lập biện pháp an toàn nhằm kéo giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Hết năm 2023 có khoảng 33.000 lao động bị bệnh nghề nghiệp
- 7.000 người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp mỗi năm
- Tập huấn cập nhật kiến thức trong khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp năm 2024
- Doanh nghiệp bị phạt gần 100 triệu đồng vì không khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân