Hải Dương tăng cường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
01/07/2024 | 10:44 AM
|
Sở Y tế vừa ban hành văn bản đề nghị các đơn vị trong ngành y tế; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, nhằm tăng cường công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động và phòng chống hiệu quản bệnh nghề nghiệp đặc biệt trong khu vực lao động tiếp xúc với yếu tố có hại, nguy cơ cao gây bệnh nghề nghiệp, Sở Y tế đề nghị các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các đơn vị y tế trực thuộc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Nâng cao năng lực mạng lưới an toàn, vệ sinh lao động
Kiện toàn đội ngũ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị, xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, chú trọng nâng cao năng lực tham mưu, kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổng hợp, báo cáo cho cán bộ phụ trách công tác y tế lao động tại đơn vị. Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, sơ cấp cứu tai nạn lao động.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật an toàn, vệ sinh lao động: Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015; Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật AT, VSLĐ về hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ, huấn luyện AT, VSLĐ & quan trắc MTLĐ; Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/22016 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động; Thông tư số 19/2016/TT- BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế.Hướng dẫn theo thẩm quyền công tác quản lý vệ sinh lao động; Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp; Thông tư số 02/2023/TT-BYT ngày 09/02/2023 của Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 của Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Phối hợp với cơ quan truyền thông địa phương, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó tập trung vào tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động hàng năm.
Tăng cường triển khai công tác chăm sóc sức khỏe người lao động
Tăng cường cải thiện điều kiện lao động, tiến hành tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của đơn vị. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ người lao động của đơn vị. Quan tâm khám trước khi bố trí, luân chuyển công việc đến các bộ phận, khoa, phòng có nguy cơ cao mắc bệnh nghề nghiệp để theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp đồng thời làm cơ sở giải quyết chế độ cho người lao động (nếu mắc bệnh nghề nghiệp). Quan trắc môi trường lao động nhằm phát hiện các yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh nghề nghiệp, có giải pháp khắc phục kịp thời để cải thiện điều kiện lao động đồng thời làm cơ sở giải quyết chế độ cho người lao động (nếu mắc bệnh nghề nghiệp). Tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, quan tâm đến các bệnh nghề nghiệp nhân viên ngành y tế hay gặp: bệnh phóng xạ nghề nghiệp (phòng XQ); bệnh lao nghề nghiệp; bệnh viêm gan vi rut B nghề nghiệp; bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp… Thống kê, báo cáo kịp thời những trường hợp tai nạn lao động, tai nạn giao thông trong khi làm việc kể cả những trường hợp tham gia giao thông giữa nơi làm việc và nơi cư trú, làm cơ sở để các cơ quan chức năng giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động.
Công tác kiểm tra, giám sát
Đối với các đơn vị trực thuộc Sở Y tế: Tổ chức tự kiểm tra môi trường lao động, tình trạng an toàn vệ sinh của máy móc, thiết bị, nhà xưởng (như máy X Quang, nơi lưu trữ oxy, kho cồn và hóa chất dễ cháy nổ, khu hấp sấy tập trung, các phòng xét nghiệm và những nơi có nguy cơ cao…), rà soát phát hiện những nguy cơ gây mất an toàn, xây dựng kế hoạch phòng ngừa tại cơ quan, đơn vị. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cán bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cử cán bộ phối hợp với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thanh tra, kiểm tra vệ sinh lao động, công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, cải thiện điều kiện làm việc đối với các cơ sở có nhiều yếu tố độc hại, có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp./.
Nguồn: haiduong.gov.vn
Tin liên quan
- Bộ Y tế tập huấn hướng dẫn triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở y tế
- Xây dựng, lập biện pháp an toàn nhằm kéo giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Hết năm 2023 có khoảng 33.000 lao động bị bệnh nghề nghiệp
- 7.000 người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp mỗi năm
- Tập huấn cập nhật kiến thức trong khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp năm 2024
- Doanh nghiệp bị phạt gần 100 triệu đồng vì không khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân
- Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện