GIẢM THIỂU TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG BUỒN NGỦ KHI LÁI XE ĐƯỜNG DÀI.
12/09/2018 | 06:40 AM



“Ngủ trên tay lái” là một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông liên quan tới yếu tố con người. Đây là nguyên nhân của 20% các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường cao tốc ở Great Britain, Anh, Úc, Brazin. Tại Anh, đã có 7 nghiên cứu từ năm 1987-1992 cho thấy “ngủ trên tay lái” có liên quan tới 16% tất cả các tai nạn trên đường và 23% tai nạn trên các đường cao tốc. Tại Mỹ, Uỷ ban an toàn giao thông cao tốc quốc gia ước tính có 56.000 “giấc ngủ ngắn” trên đường có liên quan tới tai nạn giao thông hàng năm, làm cho 40.000 người bị thương và 1.550 người chết.
Nhiều tác giả cũng đã chỉ ra các giải pháp để khắc phục tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi ở lái xe. Một số các chiến thuật thường áp dụng đểchống lại cơn buồn ngủ trong là:
Mở cửa sổ hoặc bật điều hòa không khí: tạo luồng không khí thay đổi, tuy vậy có tác dụng ít đáng kể, chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.
Hình ảnh: nguồn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tâm sinh lý và yếu tố nguy cơ về điều kiện lao động của lái xe khách đường dài để giảm tai nạn giao thông” – Viện SKNN&MT chủ trì
Dừng lại và đi bộhoặc tập thể dục nhẹ nhàng: tạo sự tỉnh táo hơn. Tập thể dục có thể làm giảm buồn ngủ. Tập thể dục nhẹ và vừa phải, một lái xe sẽcảm thấy đỡ buồn ngủ, nhưng chỉ trong khoảng 10 phút. Tập thể dục cường độ mạnhcó kết quả tốt hơn và tác động kéo dài trong khoảng 30 phút.
Nghe đài hoặc cassettehoặc nhạc: chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian ngắn,không có tác dụng quá nhiềutrong việc giảm buồn ngủ.
Nói chuyện với hành khách: nói chuyện với hành khách cũng là một trong những giải pháp khá hữu hiệu chống lại cơn buồn ngủ của lái xe.
Uống cà phê: Một loạt các nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ Đại học Loughborough nghiên cứu các biện pháp chống lại buồn ngủ thấy rằng sử dụng 1 lượng cafein ít nhất 150mg và giấc ngủ ngắn 15 phút là có tác dụng tích cực. Sử dụng cafein thường phải mất 30 phút mới có tác dụng giảm buồn ngủ và kéo dài trong khoảng 1 giờ nhưng sau đó tình trạng lại trở nên tồi tệ hơn (trong nghiên cứu thực nghiệm).
Đổi lái và đi ngủ: đây là giải pháp hữu hiệu nhất tránh “ngủ trên tay lái”, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Thực hiện nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ năm 2008 (điều 65 quy định về thời gian làm việc của lái xe: “ Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ” và các quy định khác như khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm các chất gây nghiện định kỳ và đột xuất vv... là các biện pháp hữu hiệu góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ.
Tin liên quan
- An toàn sức khỏe nghề nghiệp cần được tích hợp vào chiến lược chuyển đổi số
- Bộ Y tế tập huấn hướng dẫn triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở y tế
- Xây dựng, lập biện pháp an toàn nhằm kéo giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Hết năm 2023 có khoảng 33.000 lao động bị bệnh nghề nghiệp
- 7.000 người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp mỗi năm
- Tập huấn cập nhật kiến thức trong khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp năm 2024
- Doanh nghiệp bị phạt gần 100 triệu đồng vì không khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân