Các bệnh thường gặp khi làm việc trong môi trường máy lạnh

26/06/2013 | 05:00 AM

 | 

Theo các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo: Mặc dù hiện nay các sản phẩm máy lạnh: máy lạnh Toshiba, Panasonic, Daikin…ngày nay đã được thiết kế tối ưu để có thể thích ứng đối với sức khỏe người dùng nhưng việc làm việc thường xuyên trong môi trường máy lạnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề sức khỏe.

Cứ mỗi lần ra vào phòng máy lạnh là cơ thể phải thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ, từ chỗ nóng vào chỗ mát, rồi từ lạnh trở lại với cái oi bức đột ngột của môi trường bên ngoài. Tình trạng thay đổi nhiệt độ chỉ kéo dài trong mấy giây đồng hồ nhưng khiến trung khu điều nhiệt của cơ thể phải làm việc cật lực, sự thay đổi này bào mòn sức đề kháng của cơ thể chẳng khác nào một cơn stress gây nên các bệnh: viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ…

Ngoài các bệnh kể trên, những người thường xuyên ngồi trong môi trường máy lạnh còn có nguy cơ cao bị nhiễm vi trùng Legionella Pneumophila – vi trùng thường trú ẩn trong các ống nước của máy lạnh. Tác hại của loại vi trùng này đã được thế giới cảnh báo từ nhiều thập niên trước do chúng rất nguy hiểm và thường gặp (chiếm 5% các trường hợp viêm phổi do vi trùng), có thể làm bệnh nhân khởi phát nhanh bệnh sưng phổi và các triệu chứng toàn thân trong vài ngày, dẫn đến tử vong. Những triệu chứng ban đầu của bệnh thường là cảm cúm, nóng sốt, sổ mũi, nặng hơn là sưng phổi kèm đau khớp, nhức đầu, tiêu chảy…

Sử dụng máy lạnh đúng cách

Bạn không thể tránh được việc tiếp xúc trong môi trường máy lạnh nhưng bạn sẽ có cách để ngăn chặn và hạn chế được nguyên nhân gây bệnh.

Theo các chuyên gia máy lạnh Panasonic: Để phòng tránh các bệnh do máy lạnh đem lại, chúng ta nên thường xuyên mở cửa sổ, máy lạnh sau khi mở khoảng 1-4 giờ thì nên tắt, sau đó mở cửa sổ cho không khí trong phòng thoát ra ngoài để không khí từ ngoài đi vào trong.

Nhiệt độ trong phòng không nên để quá thấp, nhiệt độ chênh lệch trong và ngoài phòng không quá 7oC.

Bạn không nên vào phòng lạnh ngay nếu như vừa đi ngoài đường nắng nóng, trước tiên bạn nên lau mồ hôi sạch, ngồi nghỉ ngơi để tránh nhiễm lạnh đột ngột.

Bàn làm việc không nên để ngay máy. Khi bạn thường xuyên làm trong máy nên mặc thêm áo, cần vận động để tăng tuần hoàn máu.

Bên cạnh đó, hãy uống nhiều, tạo độ ẩm, bảo vệ đường hô hấp; dùng những loại trái cây có tính giải nhiệt như nước cam, nước chanh, không nên lạm dụng nước đá vì sẽ lạnh đột ngột ở vùng họng, dễ gây bệnh.

Dù là máy lạnh chính hãng như: Toshiba, Panasonic hay máy lạnh Daikin…bạn cũng cần kiểm tra bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ để tránh bị nhiễm khuẩn bạn nên đảm bảo vệ sinh máy thường xuyên, Và hiện tại thì trên thị trường có rất nhều mức giá máy lạnh cho bạn lựa chọn máy nào thích hợp nhất đối với nhu cầu và túi tiền của mình

Máy lạnh thổi trực tiếp dễ gây bệnh đốt sống cổ.

Vì muốn mát hơn, nên rất nhiều người hạ nhiệt độ máy lạnh xuống quá thấp, nếu thổi trực diện vùng cổ hoặc lưng, chắc chắn sẽ khiến bệnh đốt sống cổ nặng thêm.

khô da

khô da

Gần như 100% các nữ nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc trong môi trường máy lạnh, đều than về làn da thô ráp thậm chí bị bong vảy của họ. Không chỉ có da, mái tóc cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Vì trong quá trình làm mát không khí, máy điều hoa hút đi độ ẩm có trên da và tóc. Nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho da và tóc

Dễ phát tán bệnh

phát tán bệnh

phát tán bệnh

Phòng máy lạnh là phòng kín, số lượng nhân viên đông nhưng lượng khí lưu thông lại hạn chế. Vì vậy mà khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm qua không khí rất cao. Các triệu chứng bao gồm đau đầu, mệt mỏi, kích thích niêm mạc, khó thở và kích ứng da…

Có hại cho hệ hô hấp

có hại cho hô hấp

có hại cho hô hấp

Máy lạnh là nơi thích hợp cho các vi sinh vật như nấm mốc và vi trùng cư ngụ và phát triển. Các loại vi sinh vật này có thể xuất hiện khắp nơi trong nhà, tại văn phòng, điều này khiến cho những nguời bị hen suyễn viêm phế quản hay các bệnh hô hấp khác gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Cụ thể là họ có thể nhiễm trùng phổi nghiêm trọng, khó thở, thở khò khè hoặc các phản ứng nghiêm trọng khác.

Khô rát mắt

khô rát mắt

khô rát mắt

Ngoài tác động do việc ngồi trước máy tính quá nhiều thì chính môi trường làm việc máy lạnh khiến mắt của chúng ta dễ khô rát và mệt mỏi. Cũng như quá trình hút độ ẩm trên da và tóc, máy điều hòa cũng làm mắt khô dần, gây rát và mờ thì lực.

Cách phòng tránh bệnh

Để phòng tránh các bệnh do máy lạnh đem lại, chúng ta nên thường xuyên mở cửa sổ để không khí được lưu thông. Mở máy sau 1-3 giờ thì tắt máy, sau đó mở cửa sổ cho không khí trong phòng thoát ra ngoài để không khí từ ngoài đi vào trong. Cần tận dụng nhiều gió tự nhiên làm giảm nhiệt độ trong phòng, tốt nhất sử dụng thêm máy tạo ion âm. Nhiệt độ trong phòng không nên để quá thấp, nhiệt độ chênh lệch trong và ngoài phòng không quá 70C.

Khi đang đi ngoài đường nắng nóng không nên vào ngay phòng máy lạnh (hoặc để quạt thốc vào người). Cần phải lau mồ hôi trước, tránh nhiễm lạnh đột ngột. Phòng có gắn máy lạnh nên đảm bảo vệ sinh, giảm tối đa nguồn lây nhiễm của các bệnh. Tốc độ gió trong phòng nên duy trì khoảng 20 cm/giây, bàn làm việc không nên xếp ngay chỗ gió thổi ra bởi vì tốc độ gió nơi đây tăng cao. Nếu cần ngồi lâu trong phòng làm việc nên mặc thêm áo, vùng gối che thêm bằng khăn… để bảo vệ thân thể, đồng thời lưu ý nghỉ giải lao, đứng dậy cử động để tăng tuần hoàn máu huyết cho cả mao mạch. Về nhà, nên tắm bằng nước ấm, tự xoa bóp và vận động để cơ thể khỏe mạnh.

Cần phải thường xuyên rua may lanh bằng tia nước mạnh để thổi hết bụi bẩn và vi khuẩn bám trong dàn lạnh.

Cần phải thường xuyên: uống nhiều nước để tránh mất nước, tạo độ ẩm, bảo vệ đường hô hấp. Dùng những loại trái cây có tính giải nhiệt như nước cam, nước chanh, không nên lạm dụng nước đá vì sẽ lạnh đột ngột ở vùng họng, dễ gây bệnh. Đặc biệt lưu ý khi dùng máy lạnh cho người cao tuổi và trẻ nhỏ, hai đối tượng này cảm giác về nhiệt cũng như sự điều tiết nhiệt độ của cơ thể rất kém.

- See more at: http://kiem-dinh.com/cac-benh-thuong-gap-khi-lam-viec-trong-moi-truong-may-lanh.html#sthash.bAfaQXTN.dpuf