Điều kiện để xác định bệnh sốt rét nghề nghiệp

21/04/2011 | 05:00 AM

 | 

Cho đến nay đã ghi nhận 4 loại ký sinh trùng (KST) sốt rét gây bệnh ở người, trong đó Plasmodium gây bệnh ở người chiếm ưu thế (80% các trường hợp) và cũng là loại KST gây thể lâm sàng nặng và tử vong cao nhất. Kế đến là P. vivax. Ở Việt Nam, gặp hai loại này là chủ yếu. Còn P. malariae, P. ovale gặp ở một tỷ lệ thấp.Plasmodium sống ký sinh ở người và muỗi.

Điều kiện để xác định bệnh sốt rét nghề nghiệp

BS. Nguyễ n Thúy Lan (Cục Quản lý môi trường y tế)

 

Cho đến nay đã ghi nhận 4 loại ký sinh trùng (KST) sốt rét gây bệnh ở người, trong đó Plasmodium gây bệnh ở người chiếm ưu thế (80% các trường hợp) và cũng là loại KST gây thể lâm sàng nặng và tử vong cao nhất. Kế đến là P. vivax. Ở Việt Nam, gặp hai loại này là chủ yếu. Còn P. malariae, P. ovale gặp ở một tỷ lệ thấp.Plasmodium sống ký sinh ở người và muỗi.

V

iệt Nam thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng. Những thống kê toàn quốc của Chương trình Quốc gia Phòng chống Sốt rét từ những năm 1980 đến nay cho thấy số lượng bệnh nhân sốt rét dao động hàng năm, với đỉnh cao vào những năm từ 1986 đến 1993 (1.400.000 -1.000.000), rồi giảm dần cho đến những năm 2000 (còn trên 300.000 bệnh nhân). Những tỉnh có số người mắc sốt rét cao hiện nay là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và Kiên Giang... Các đối tượng có nguy cơ mắc sốt rét cao là những người đi rừng, ngủ rẫy, các nhân viên thực hiện nhiệm vụ phòng chống sốt rét ở các khu vực biên giới và công nhân làm việc tại các công trình thủy điện, giao thông trong khu vực lưu hành sốt rét.

Bệnh sốt rét được công nhận là bệnh nghề nghiệp ở nhiều nước trên thế giới nhưPháp, Mỹ, Ý, Brazil, Tây Ban Nha, Ấn Độ... đặc biệt là ở các nước nằm trong khu vực có sốt rét lưu hành. Năm 2008, bệnh sốt rét được Tổ chức Lao động quốc tế bổ sung vào Danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.

Các nghề có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được đề cập đến nhiều trong các nghiên cứu ở các nước như: công nhân xây dựng, thợ mỏ, công nhân đào vàng, công nhân làm đường, binh lính, thủy thủ, lái xe, lái tàu hỏa... Những người lao động trong các ngành nghề này thường sống và làm việc trong các điều kiện thiếu thốn về các trang bị bảo hộ, điều kiện vệ sinh nghèo nàn, không ổn định, di chuyển liên tục, các nhân viên y tế làm công tác chống dịch, chăm sóc bệnh nhân sốt rét có nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Nguyễn Văn Sơn (2010) về tình hình bệnh sốt rét có liên quan tới yếu tố nghề nghiệp cho thấy: cán bộ y tế làm công tác phòng chống sốt rét, cán bộ kiểm lâm và công nhân xây dựng thủy điện có lệ mắc cao. Ngoài ra các nhân viên y tế có nguy cơ mắc sốt rét nghề nghiệp do tai nạn rủi ro khi chăm sóc người bệnh sốt rét. Người bệnh sốt rét thường biểu hiện cơn sốt điển hình theo 3 giai đoạn: rét run - sốt nóng - ra mồ hôi. Một số trường hợp sốt không thành cơn, người ớn lạnh hoặc gai rét hoặc sốt liên tục trong 5-7 ngày đầu sau đó chuyển thành cơn. Bệnh tái phát nhiều lần chuyển mãn tính, nặng dần biểu hiện thiếu máu, gan to, lách to.

Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao, trong năm 2011 Cục Quản lý Môi trường Y tế sẽ xây dựng và đề xuất bổ sung bệnh sốt rét vào danh mục bệnh nghề nghiệp được Nhà nước bảo hiểm. Đối tượng người lao động được giới thiệu để khám và chẩn đoán bệnh sốt rét nghề nghiệp là những người lao động đến làm việc lưu động tại vùng sốt rét lưu hành trong điều kiện lao động có nguy cơ lây nhiễm tối thiểu là một tháng và không có tiền sử bị sốt rét trước đó.