Điểm tin y tế ngày 29/10/2018

28/10/2018 | 07:06 AM

 | 

I.  THÔNG TIN TRONG NƯỚC

1.     Bộ trưởng Bộ Y tế: "Bệnh viện để nhà vệ sinh bẩn là giám đốc bệnh viện ở bẩn"

Giải trình một số vấn đề đại biểu quan tâm trong phiên thảo luận ngày 27/10 tại Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết rất quyết liệt về tiêu chuẩn nhà vệ sinh bệnh viện.

Theo Bộ trưởng thì đó là vấn đề nhỏ nhưng rất quyết định đối với chất lượng bệnh viện.

"Nếu bệnh viện nào để nhà vệ sinh bẩn là giám đốc bệnh viện đó ở bẩn, nếu khoa nào mà để nhà vệ sinh bẩn, không có xà bông rửa tay, trưởng khoa đó ở bẩn", Bộ trưởng nói.

Thông tin tiếp theo từ người đứng đầu ngành y tế là qua thông tin từ đường dây nóng, thời gian qua cũng xử lý kỷ luật khoảng 10 ngàn cán bộ y tế từ tuyến xã lên trung ương với các hình thức kỷ luật cho đến nghỉ việc và chuyển việc.

Một trong những việc được Bộ trưởng cho là quyết liệt, đó là lắp camera ở các khoa khám bệnh và những nơi mà có thể xảy ra những vấn đề về thái độ của y bác sỹ.

Một số hạn chế trong lĩnh vực y tế cũng được Bộ trưởng đề cập.

Về vấn đề quá tải tại các bệnh viện Trung ương tuyến cuối ở khoa khám bệnh, Bộ trưởng cho biết có những bệnh viện có đến 5.000 - 6.000 người. Nguyên nhân ở đây là người dân bị bệnh nhẹ cũng vào khám bệnh, không tin tưởng tuyến dưới. 

Điển hình như dịch tay, chân, miệng vừa qua thì độ 1, độ 2 đáng lẽ là ở nhà nhưng cũng vào trong viện nằm và gây sự quá tải không cần thiết, gây nhiễm trùng chéo và thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tăng tỉ lệ tử vong đối với bệnh nhân nặng. Nguyên nhân là người dân chưa tin tưởng vào y tế tuyến dưới.

Hạn chế thứ hai, theo Bộ trưởng là chăm sóc tại bệnh viện chưa toàn diện, chưa đảm bảo được tỉ lệ 3 điều dưỡng, 1 bác sĩ. Một bệnh nhân vào thì có đến 3, 4 người nhà vào và người dân vẫn phải chăm sóc chứ không phải là bệnh viện chăm sóc toàn diện.

Có rất nhiều nguyên nhân trong đó cơ chế tài chính chưa thể đủ chi trả để có đủ chất lượng cán bộ, Bộ trưởng nhìn nhận.

Hạn chế tiếp theo cũng là vấn đề được các đại biểu đã nói rất nhiều về chất lượng y tế cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng, chất lượng cán bộ, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và không đồng đều giữa các miền. Bộ trưởng cho biết đã tiếp thu, trong xây dựng đề án sắp tới, chất lượng khám chữa bệnh giữa vùng thành thị với vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện nhiều, đó là đề án đưa bác sĩ trẻ đến vùng huyện và phải là bác sĩ giỏi, tăng cường cơ sở vật chất và ODA ưu tiên cho vùng núi.

Nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng chưa đảm bảo, chế độ, chính sách cũng còn khó là hạn chế tiếp theo được Bộ trưởng nêu.

Mô hình đào tạo hiện nay của ngành y tế phải cố gắng, nếu không thì chưa hội nhập được, mặc dù chất lượng tốt nhưng chưa chuẩn theo quốc tế hiện nay, bà Tiến nói.

Giải pháp cho những vấn đề trên được Bộ trưởng thông tin là được giải quyết bằng giải pháp "kiềng ba chân". Chân trái là xây dựng y tế cơ sở, bằng chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu gắn với mô hình y học gia đình, gắn với trạm y tế xã, phường và phòng khám bác sĩ gia đình. 

Chúng tôi đang xây dựng mẫu 26 mô hình điểm giống như mô hình của các nước đang phát triển một cách toàn diện cả con người, cơ sở vật chất, hoạt động, cơ chế tài chính và nhân lực, Bộ trưởng cho biết.

Chân kiềng thứ hai bên phải đó là khi bị bệnh, vào bệnh viện phải được chăm sóc một cách chu đáo, toàn diện, chất lượng, giảm thời gian nằm viện, giảm lây chéo, tăng điều trị ban ngày, tăng cơ sở vật chất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giảm bớt người ra nước ngoài chữa bệnh.

Sắp tới Bộ Y tế sẽ khánh thành một loạt cơ sở khám, chữa bệnh hiện đại theo thiết kế nước ngoài và đội ngũ cán bộ cao cấp, thậm chí mời cả chuyên gia nước ngoài theo yêu cầu để cán bộ và những người thu nhập cao thay vì phải ra nước ngoài khám, kiểm tra sức khỏe có thể khám, kiểm tra tại Việt Nam giống như chất lượng của nước ngoài, Bộ trưởng cho biết.

Người đứng đầu ngành y cũng khẳng định trong tương lai không xa việc những người nước ngoài công tác tại Việt Nam và người Việt Nam không phải ra nước ngoài mà chữa tại Việt Nam là trong tầm tay của nền y tế Việt Nam hiện nay, nhưng phải có nhiều chính sách đồng bộ, đặc biệt là cơ chế tài chính.

Chân kiềng thứ ba không thể không có, theo Bộ trưởng đó là nhân lực, tài chính và cơ sở hạ tầng. (918)

 

2.    Củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở

Hiện nay, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) ở nước ta đã chiếm tới 86,9% dân số, cho thấy nhu cầu chăm sóc sức khỏe, y tế của người dân ngày càng cao, nhất là chăm sóc sức khỏe y tế ban đầu.

Y tế cơ sở được coi là “người gác cổng”, là nơi đầu tiên người dân tiếp cận khi ốm đau, bệnh tật, góp phần nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ y tế. Tuy nhiên, nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện đã được đưa ra tại Phiên giải trình về chất lượng và hiệu quả của mạng lưới y tế cơ sở, do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức vừa qua.

Khả năng cung ứng dịch vụ còn hạn chế

Báo cáo tại phiên giải trình, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Thành tựu lớn nhất của ngành y tế trong thời gian qua là từng bước khôi phục, củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở (YTCS). Hiện cả nước có 11.400 trạm y tế xã bao gồm cả mạng lưới y tế thôn, bản; gần 99% số xã, phường và thị trấn đã có nhà trạm; 87,5% số trạm có bác sĩ khám, chữa bệnh (KCB); 97% số trạm có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; gần 75% số thôn, bản, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động, trong đó ở nông thôn, miền núi là 96%. Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cơ bản được triển khai hiệu quả, sâu rộng như tiêm chủng mở rộng, phòng, chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Đến nay, đã triển khai KCB BHYT tại khoảng 80% tổng số trạm y tế. Đáng chú ý, chất lượng KCB tại tuyến huyện ngày càng tăng, nhiều đơn vị đã thực hiện được các kỹ thuật của tuyến trên, góp phần tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân lên đến gần 50% số thẻ đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện/trung tâm y tế huyện…

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đánh giá, YTCS cả tuyến huyện và tuyến xã còn nhiều hạn chế về chất lượng chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, khiến người bệnh thiếu tin tưởng và thường vượt lên tuyến trên, gây nên tình trạng quá tải tại bệnh viện (BV) tuyến tỉnh, Trung ương. Trạm y tế xã chưa quan tâm đến phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như sàng lọc phát hiện sớm các bệnh cho người dân... Điều này do tổ chức hệ thống y tế chưa ổn định, lúc nhập vào, lúc tách ra, chất lượng nguồn nhân lực còn yếu. Về nền tảng và tiềm năng, nhìn chung chất lượng chưa cao thiếu đồng bộ. Đầu tư cho YTCS còn thấp, có trạm y tế rất “xơ xác”. Chính sách đãi ngộ cho nhân viên YTCS chưa thỏa đáng; nhận thức, quan điểm chỉ đạo của cấp chính quyền và cơ quan y tế chưa quan tâm đến YTCS... Nguồn nhân lực tại y tế cơ sở còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, có xu hướng bác sĩ không muốn làm việc tại YTCS mà muốn làm việc ở tuyến trên hoặc khu vực tư nhân.

Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho rằng, một trong những lý do khiến người dân không lựa chọn trạm y tế xã là nơi chăm sóc sức khỏe, KCB BHYT ban đầu là do chính sách thông tuyến được thực hiện từ năm 2015, với điều kiện giao thông thuận tiện như hiện nay, người bệnh BHYT thường lựa chọn KCB tại các bệnh viện tuyến huyện thay vì đến các trạm y tế xã. Ngoài ra, hệ thống trạm y tế xã hiện nay chưa đảm đương được yêu cầu, nhiệm vụ và còn nhiều bất cập cả về nhân lực và cơ sở vật chất.

Chất lượng KCB tại YTCS chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân, tình trạng khám bệnh, kê đơn, cấp thuốc tại nhiều trạm y tế xã còn bất cập. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến người dân không lựa chọn trạm y tế xã làm nơi KCB ban đầu, dẫn tới người dân sẽ lại tiếp tục vượt tuyến, chịu chi phí cao cho chăm sóc sức khỏe, các bệnh viện tuyến trên tiếp tục quá tải và sự hài lòng sẽ khó được cải thiện. Bên cạnh những thách thức nêu trên, còn có thêm một số khó khăn, vướng mắc về mô hình tổ chức, cơ chế chính sách, nguồn lực, nhân lực… đã tạo áp lực không nhỏ cho ngành Y tế và BHXH trong quá trình tổ chức, thực hiện chính sách BHYT tại tuyến YTCS.

Đồng thời, lợi dụng chính sách thông tuyến, nhiều cơ sở KCB tuyến huyện tiếp nhận người bệnh không có đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở này và cấp giấy chuyển lên tuyến trên để điều trị những bệnh thông thường do không phải quản lý quỹ. Tình trạng chỉ định quá mức dịch vụ KCB diễn ra phổ biến tại các bệnh viện tuyến huyện, nhất là việc kê thêm giường, kéo dài ngày điều trị nội trú, chỉ định sử dụng thuốc, vật tư y tế chưa hợp lý… Đơn cử, ở một số bệnh viện bệnh nhân phẫu thuật phải nằm viện từ 5 đến 7 ngày hay đẻ thường nằm viện tới 5 - 6 ngày; hay có những bệnh nhân chỉ bị viêm họng nhưng YTCS vẫn giữ lại điều trị tới ba ngày để được BHYT chi trả nhiều hơn.

Bảo đảm chất lượng khám, chữa bệnh ở YTCS

Có ý kiến cho rằng, việc trạm y tế vắng bệnh nhân không chỉ do nguyên nhân nguồn nhân lực cán bộ y tế quá yếu mà còn do việc khoán KCB BHYT cho tuyến xã cao nhất chỉ 20%, nên người dân ít muốn đến trạm y tế. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách y tế, 31% số ca trường hợp KCB ở tuyến Trung ương có thể giải quyết ở tỉnh, 41% số ca KCB ở tuyến tỉnh có thể chữa ở huyện... Tuy nhiên, hiện chưa có quy định pháp lý để BV tuyến Trung ương, tuyến tỉnh hạn chế nhận KCB bệnh nhân thông thường ở tuyến dưới. Về vấn đề này, Bộ Y tế đã từng kiến nghị, không quy định giao quỹ KCB cho trạm y tế cao nhất bằng 20% quỹ KCB BHYT ngoại trú như hiện nay, thay vào đó cơ quan BHXH sẽ thanh toán chi phí cho trạm y tế dựa trên chi phí thực tế do ứng dụng dịch vụ kỹ thuật mới, thuốc mới, chức năng nhiệm vụ mới… kể cả chi phí điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, chi trả chi phí thuốc điều trị HIV, lao…

Qua thảo luận tại phiên giải trình, đại biểu, lãnh đạo các bộ, ngành thống nhất YTCS cần phải được củng cố và đầu tư một cách thỏa đáng để có thể đảm nhiệm vai trò là “người gác cổng” trong hệ thống y tế, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. UBND các tỉnh, thành phố cần phải bố trí ngân sách địa phương cho việc thực hiện Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới theo Quyết định 2348/QĐ-TTg ngày 5-12-2016 của Thủ tướng Chính phủ, ưu tiên bố trí vốn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để đầu tư các trạm y tế xã chưa đạt chuẩn quốc gia.

Đồng thời, Bộ Y tế cần đào tạo nguồn nhân lực cho y tế cơ sở theo vị trí việc làm, triển khai các chính sách thu hút và duy trì nguồn nhân lực y tế tại tuyến cơ sở; tăng cường công tác luân phiên cán bộ y tế theo hai chiều từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện tự chủ BV tuyến huyện và việc sử dụng quỹ KCB BHYT ở BV tuyến huyện. (1443)

 

3.    Khi sự hài lòng tăng lên...

Những năm gần đây, mạng lưới y tế ở nước ta đã phát triển rộng khắp. Đội ngũ thầy thuốc phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng tăng. Năng lực và chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, tiếp cận được hầu hết kỹ thuật tiên tiến trên thế giới...

Song, sự biến chuyển này chưa đồng đều và chưa đáp ứng được đòi hỏi của người dân. Ngành Y tế vẫn còn không ít “điều tiếng” với nhiều bất cập, hạn chế. Trong đó có thể thấy rõ nhất là hệ thống tổ chức y tế "đông nhưng chưa mạnh", hoạt động chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là y tế dự phòng, y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tình trạng quá tải ở một số bệnh viện tuyến trên chậm được khắc phục. Thái độ phục vụ thiếu chuẩn mực của một bộ phận cán bộ y tế vẫn còn... Đặc biệt, người dân chưa có niềm tin với y tế tuyến dưới bởi chất lượng khám, chữa bệnh không cao; cơ sở hạ tầng cùng trang thiết bị y tế nghèo nàn...
Với quan điểm “Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển”, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TƯ (ngày 25-10-2017) về "Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới". Nghị quyết nhấn mạnh, phải nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe...

Muốn đạt mục tiêu đó, không có cách nào khác là cả hệ thống y tế phải chuyển động, phải làm cuộc cách mạng toàn diện và đồng bộ.

Cách mạng trước tiên phải từ con người. “Thầy thuốc phải như mẹ hiền” - Mỗi người làm nghề phải luôn tâm niệm, học và rèn mình; cần loại bỏ suy nghĩ coi người bệnh là khách hàng để kiếm tìm lợi nhuận. Mỗi cán bộ, nhân viên ngành Y cần đặt mình vào hoàn cảnh của người bệnh để đồng cảm và tận tụy vì họ. Khi sự tận tụy trở thành ý thức tự thân thì thái độ phục vụ, sự cầu tiến trong nghề nghiệp của mỗi người cũng sẽ tích cực hơn... Bên cạnh đó, kỷ luật, kỷ cương trong ngành Y tế cũng phải tăng cường để bảo đảm y đức luôn là khuôn mẫu được thực hiện triệt để mọi lúc, mọi nơi.

Ngoài yếu tố con người, việc trang bị máy móc, thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng cũng phải được đầu tư theo trọng tâm, trọng điểm, phù hợp từng vùng, miền. Nguồn lực cho sự đầu tư này là những cú hích từ cơ chế tài chính trong việc đẩy mạnh sự tự chủ, xã hội hóa, hợp tác, liên kết của các cơ sở y tế... Khi cả máy móc và con người đều bảo đảm, chắc chắn người bệnh sẽ khám, chữa đúng tuyến chứ không đổ dồn về tuyến cuối cho an toàn như hiện nay.

Y tế cơ sở hiện là mạng lưới rộng khắp, bao trùm và gần dân nhất, nhưng không mạnh. Bất cập này bắt nguồn từ nhận thức chưa thực sự coi y tế cơ sở, y tế dự phòng là gốc, là căn bản. Do đó, tư duy này cần được thay đổi sâu sắc trong hành động và trong phương thức quản lý của ngành Y. Chỉ khi xây được nền móng vững chắc thì mới mong xóa được sự quá tải, mới hy vọng mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe…

Ngày 31-12-2017, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TƯ, trong đó nhấn mạnh tới 65 đề án, nhiệm vụ nhằm nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Theo đó, yêu cầu đặt ra là xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng; bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe...

Thực hiện tốt các nhiệm vụ đó là yêu cầu tự thân, cấp bách đối với ngành Y tế.

Những cố gắng đổi mới của ngành Y tế trong năm đầu thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TƯ cũng cho thấy một bài học giá trị: Khi sự hài lòng của người bệnh tăng lên thì tồn tại, thách thức sẽ vợi bớt. (833)

4.    Đổi mới theo hướng “kiềng 3 chân”

Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhưng thời gian qua, ngành Y tế đã không ngừng đổi mới, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới". Tập trung phát triển theo hướng “kiềng 3 chân” (nâng cao chất lượng y tế cơ sở, chất lượng khám, chữa bệnh kết hợp với đổi mới tinh thần thái độ, phong cách phục vụ người bệnh và đổi mới cơ chế tài chính) là mục tiêu mà ngành Y tế đang hướng tới.

Y tế cơ sở được ví như “người gác cổng”, thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Nghị quyết số 20 - NQ/TƯ đã đặt ra mục tiêu với ngành Y tế là phải bảo đảm “y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng”. Hiện công tác đổi mới toàn diện và đồng bộ tuyến y tế cơ sở để tạo niềm tin với người dân đang được gấp rút triển khai.

Nâng cấp y tế cơ sở

Theo Bộ Y tế, cả nước có hơn 700 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã; hơn 11.100 trạm y tế xã, phường, thị trấn, trong đó hơn 60% số trạm y tế đã đạt chuẩn tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2010-2020. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, mặc dù hệ thống y tế cơ sở đã có nhiều thay đổi, nhưng người dân vẫn chưa tin tưởng. Nhận định này được người đứng đầu ngành Y tế đưa ra sau nhiều lần thị sát tại các bệnh viện tuyến trung ương và được nhiều bệnh nhân phản ánh họ phải xếp hàng từ 3-4h sáng chỉ để khám đau đầu, đau chân tay, huyết áp…

Trước thực tế trên, Bộ Y tế đang xây dựng thí điểm mô hình 26 trạm y tế đạt chuẩn tại 8 tỉnh, thành phố với đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ nhân lực có trình độ để tổ chức tốt việc khám, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình, quản lý hiệu quả các bệnh không lây nhiễm như: Tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… 

Thế nhưng, theo khảo sát của Bộ Y tế, dù đã lựa chọn các trạm y tế có cơ sở vật chất tương đối tốt, song về nhân lực còn hạn chế. Cụ thể, chỉ có các trạm y tế của TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Yên Bái là có đầy đủ bác sĩ, các địa phương khác rất thiếu... Các trạm y tế chỉ thực hiện được khoảng 68% trong tổng số 76 dịch vụ của gói dịch vụ y tế cơ bản, trong đó trạm y tế cao nhất đạt 89,5%, thấp nhất chỉ đạt 19,7%... 

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, có thực tế người dân chê y tế cơ sở, thậm chí, bác sĩ không muốn về trạm y tế làm việc, nhưng cũng có nơi thì ngược lại. Đơn cử như tại một trạm y tế xã của tỉnh Thừa Thiên - Huế, bác sĩ không muốn lên tuyến trên mà tình nguyện làm việc ở tuyến xã. Còn người dân thay vì đến bệnh viện lại tìm tới trạm y tế xã mỗi khi đau ốm, vì nơi đây có bác sĩ giỏi. Ngay trên địa bàn huyện Sóc Sơn (Hà Nội), dù có Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn là bệnh viện hạng 2 của thành phố, nhưng người dân vẫn đến trạm y tế để khám bệnh. 

“Trong ngành Y, một trong những vấn đề quan trọng, quyết định tới năng lực cung ứng dịch vụ, đó là trình độ chuyên môn của cán bộ. Khi y tế cơ sở làm tốt vai trò của mình, thì niềm tin của người dân sẽ tăng lên” - Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn khẳng định.

Hiện tại, Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn có 87 bác sĩ - là một trong những tuyến y tế cơ sở có số lượng bác sĩ khá lớn. Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn Phạm Quang Hải chia sẻ, tháng 7-2014, trung tâm thực hiện thí điểm mô hình bác sĩ gia đình ở một trạm y tế xã và 4 phòng khám đa khoa khu vực. Sau một năm, trung tâm đã mở rộng mô hình cho 26 trạm y tế còn lại. Trung bình một ngày, trung tâm khám từ 2.000 đến 2.500 lượt và quản lý 38.000 bệnh nhân. Còn tại các trạm y tế xã, trung bình một ngày tiếp nhận từ 40 đến 50 bệnh nhân/trạm; thậm chí có trạm khám từ 60 đến 80 bệnh nhân/ngày. Tình trạng trạm y tế đìu hiu, vắng bóng bệnh nhân đã không còn.

Cần từ 10 đến 15 năm để làm… “tròn vai”

Theo ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế), việc củng cố, phát triển mạng lưới y tế cơ sở để hệ thống này làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, thực sự là “người gác cổng” phải cần từ 10 đến 15 năm với nhiều cơ chế, chính sách như: Đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, bảo đảm nguồn nhân lực. Mặt khác, cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp để khuyến khích bác sĩ yên tâm công tác tại đây… 

Đối với 26 trạm y tế triển khai thí điểm được trang bị đồng bộ từ giường tủ, tủ quầy thuốc, đến các thiết bị: Máy siêu âm, xét nghiệm, X-quang…, Bộ Y tế cũng cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh về hỗ trợ. Không chỉ đưa giảng viên về địa phương, trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, Bộ Y tế còn tổ chức các chương trình đào tạo 3 tháng, 1 năm và sắp tới sẽ áp dụng chương trình đào tạo trực tuyến để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho y tế cơ sở…  Dự kiến trong năm 2018, mô hình 26 trạm y tế điểm sẽ hoàn thành. Đối với các tỉnh, thành phố khác tiếp tục rà soát, phân loại các trạm y tế để xây dựng lộ trình triển khai, phấn đấu trong 5 năm (2019-2023) hoàn thành việc đầu tư về cơ sở vật chất và nhân lực. 

Cùng với việc đầu tư, phát triển y tế cơ sở, thời gian qua, ngành Y tế còn tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, sửa đổi lề lối, tác phong làm việc trong từng bệnh viện với mục tiêu khi đã bị bệnh phải vào viện, họ cần được khám, điều trị tốt nhất và hài lòng nhất (1214)

 

5.     Tiền chi chăm sóc y tế của người Việt chưa bằng 1/3 Trung Quốc

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) đề nghị Chính phủ cần có cơ chế thông thoáng và ổn định để huy động các nguồn lực xã hội cùng chung tay, góp sức vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Phát biểu trước nghị trường ngày 27/10, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Tuấn cho biết Chính phủ những năm gần đây đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là chất lượng khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, các tồn tại còn nhiều và cần thời gian vào cuộc của cả thể chế chính trị để giải quyết vì nếu chỉ có một mình ngành y tế thì chắc chắn sẽ không giải quyết được.

Những nguyên nhân được vị đại biểu này chỉ ra như tổng chi của toàn xã hội cho chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, tuy nhiên vẫn còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Chi cho y tế bình quân đầu người của Việt Nam là 140 USD, chưa bằng 1/2 so với chi bình quân của các nước có thu nhập trung bình là 290 USD và chỉ bằng 1/3 so với Trung Quốc là 420 USD.

“Với điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, tôi xin đề nghị Chính phủ cần có cơ chế thông thoáng và ổn định để huy động các nguồn lực xã hội cùng chung tay, góp sức vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân”, ông Tuấn nói.

Nguyên nhân thứ 2 được đại biểu Tuấn dẫn ra là tỷ lệ chi ngân sách cho toàn ngành y tế có xu hướng giảm. Năm 2016 ước thực hiện 97.600 tỷ đồng, chiếm 7,67% tổng chi ngân sách. Tuy nhiên, năm 2018 ước thực hiện là 92.745 tỷ đồng, chiếm 5,85% tổng chi ngân sách, không tính trái phiếu Chính phủ. Nếu so hai tỷ lệ % này thì năm 2018 đã giảm 23,7% chi ngân sách cho ngành y tế, trong đó chi mua và hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội là 22.628 tỷ đồng, bằng 27,5% tổng chi ngân sách cho toàn ngành y tế.

Thứ ba, tỷ trọng ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế đầu tư và chi cho y tế cơ sở còn thấp, chưa đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ, chức năng. Bên cạnh đó quy định về chi phí khám chữa bệnh tại trạm y tế xã tối thiểu bằng 10% và tối đa không vượt quá 20% của quỹ khám chữa bệnh ngoại trú tính trên số thẻ bảo hiểm đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế xã là không phù hợp thực tế. Cơ cấu bệnh tật hiện nay khi bệnh không lây nhiễm đang tăng lên và trạm y tế xã phải quản lý bệnh này, trong đó có tăng huyết áp, đái tháo đường.

“Tôi kiến nghị Quốc hội sửa Luật Bảo hiểm y tế và Luật Khám chữa bệnh đồng thời xây dựng Luật Phòng bệnh để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong bối cảnh cơ cấu bệnh tật thay đổi nhiều”, ông Tuấn nêu.

Nguyên nhân thứ tư, mệnh giá bảo hiểm thấp trong khi giá thuốc, vật tư, trang thiết bị phải trả theo mặt bằng quốc tế. Với điều kiện hiện nay khi tỷ giá ngoại tệ thay đổi nhiều, tỷ trọng khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng nhanh.

Hiện nay, theo ước tính của bảo hiểm xã hội bình quân đóng trung bình là 1 triệu đồng/1 thẻ trong 1 năm. Nhưng mức chi chung là khoảng 1.100.000 đồng cho 1 thẻ trong 1 năm. Như vậy, bảo hiểm y tế đang bội chi khoảng 10%. Bảo hiểm xã hội đưa ra nhiều giải pháp nhằm kiềm chế mức chi cũng như tình trạng lạm dụng dịch vụ, trục lợi quỹ.

“Do vậy, việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết làm ảnh hưởng đến quyền lợi dân, đến cơ sở y tế và tâm lý của các thầy thuốc bác sỹ. Tôi đề nghị Chính phủ hướng dẫn 2 ngành bảo hiểm y tế và Bộ Y tế thống nhất quy định thanh quyết toán cho các cơ sở khám chữa bệnh”, ông Tuấn nói.

Cuối cùng, ông Tuấn cũng đưa ra đề xuất Quốc hội nghiên cứu tăng tỷ lệ đóng bảo hiểm y tế và đưa ra nhiều mệnh giá bảo hiểm y tế để người dân lựa chọn. (804)

 

 

6.    42 người ở Lai Châu ăn thịt trâu bị ngộ độc, trong đó có 1 cháu bé mới 20 tháng tuổi

Sáng 27/10, Trung tâm y tế huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận 42 người nhập viện trong tình trạng đau đầu, buồn nôn sau khi ăn thịt trâu ở bản Mè, xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Theo VOV, vào trưa 26/10 tại bản Mè, xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu có một gia đình dựng nhà mới và tổ chức mổ trâu làm cơm. Những người ăn cơm gồm hơn 20 người trong gia đình và khoảng 30 người họ hàng, người thân tới giúp dựng nhà. Sau khi ăn xong, một số người có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài.

Được biết, mâm cơm gồm nhiều món được chế biến từ thịt trâu, trong đó có món nộm bì trâu chua, thịt đầu trâu, nậm pịa…

Dân Việt thông tin chi tiết, vụ việc xảy ra khi gia đình ông Lò Văn Xương là trưởng bản.

Nhận thấy nhiều người cùng bị chung triệu chứng, người thân trong gia đình đã đưa các nạn nhân đến Trung tâm y tế huyện Than Uyên cấp cứu.

Đến cuối giờ chiều 28/10, có 42 người nhập viện, trong đó có 1 bệnh nhân mới 20 tháng tuổi.

Bác sĩ Vũ Văn Quang - Giám đốc Trung tâm y tế huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu trả lời trên nguồn tin trên, dựa trên biểu hiện của các bệnh nhân và sau khi khám, tập thể y bác sĩ của trung tâm chẩn đoán và điều trị cho các bệnh nhân theo phác đồ ngộ độc thực phẩm.

Hiện nay, tình hình sức khỏe của các bệnh nhân đã cơ bản ổn định. (285)

 

 

7.    Mổ trâu liên hoan nhà mới, 42 người nhập viện nghi ngộ độc 

Sau khi ăn liên hoan nhà mới, 42 người trong đó có trẻ 20 tháng tuổi phải nhập viện nghi do ngộ độc.

Ngày 28/10, Trung tâm y tế huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) cho biết, đơn vị đã tiếp nhận 42 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau đầu, buồn nôn và đi ngoài nghi do bị ngộ độc sau khi ăn các món thực phẩm từ thịt trâu.

Trước đó, trưa 26/10 tại bản Mè, xã Ta Gia, huyện Than Uyên có một gia đình dựng nhà mới và mổ trâu để liên hoan. Ngoài hơn 20 người trong gia đình, chủ nhà còn mời khoảng 30 người họ hàng, người thân từng giúp dựng nhà tới ăn.

Bữa cơm liên hoan gồm nhiều món được chế biến từ thịt trâu như nộm bì trâu chua, thịt đầu trâu, nậm pịa...

Sau khi ăn xong, một số người có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Khi số người có triệu chứng trên gia tăng, người thân trong gia đình cùng bà con trong bản đã đưa các nạn nhân đến Trung tâm y tế huyện Than Uyên để cấp cứu.

Bác sĩ Vũ Văn Quang, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Than Uyên cho biết, tính đến trưa 28/10, đã có 42 người nhập viện, trong đó bệnh nhân mới 20 tháng tuổi. Dựa trên biểu hiện của các bệnh nhân và sau khi khám, tập thể y bác sĩ của trung tâm chẩn đoán và điều trị cho các bệnh nhân theo phác đồ ngộ độc thực phẩm. Các bác sĩ đã truyền nước, bù điện giải…

"Đến nay, nhìn chung tình hình sức khỏe của các nạn nhân đã cơ bản ổn định. Hiện chúng tôi đang tiếp tục theo dõi, không có gì thay đổi, ngày mai các nạn nhân sẽ được ra viện", bác sĩ Quang nói. (320)

 

8.    30 trẻ bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì dăm bông

Bệnh viện quận Tân Phú, TP HCM vừa tiếp nhận khoảng 30 trẻ em nhập viện do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì dăm bông.

Bác sĩ Lương Văn Sinh, Phó Giám đốc Bệnh viện quận Tân Phú cho biết, từ 11 giờ đến 13 giờ trưa nay (28/10), khoa cấp cứu liên tục tiếp nhận các ca nhập viện với các triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Hầu hết các bệnh nhân là trẻ em trong độ tuổi từ 7-12 . Trong số này có 5 trẻ bị tụt huyết áp, sức khỏe yếu, lừ đừ. Sau khi sơ cứu, bệnh viện đã chuyển lên tuyến trên là  Bệnh viện Nhi đồng 1 để tiếp tục điều trị.

Hiện nhiều bé đã ổn định nhưng gia đình muốn xin ở lại theo dõi, chưa cho xuất viện. 

Bác sĩ Lương Văn Sinh cho biết: "Các bé này phải cho truyền dịch, một số bé thì tiêm thêm thuốc, uống thuốc chống nôn và thuốc đau bụng. Tình hình  hiện giờ đã ổn, có chục em nặng hơn đang theo dõi".

Một số phụ huynh cho biết, sáng nay, các bệnh nhi này đã tham dự lễ thiếu nhi tại một nhà thờ trên địa bàn và dùng bánh mì dăm bông do 1 công ty thực phẩm cung cấp tại đây. Sự việc đã được trình báo lên Ban quản lý an toàn thực phẩm TP HCM.

Hiện Đội quản lý An toàn thực phẩm số 6 - Tân Phú đang cùng phối hợp với cơ quan chức năng, cơ sở sản xuất bánh mì... niêm phong để kiểm tra và xử lý nếu có vi phạm./. (283)

 

9.     TP Hồ Chí Minh: 30 trẻ em nhập viện do ăn bánh mì

Ngày 28/10, trên địa bàn quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) đã xảy ra một vụ ngộ độc tập thể, với 30 trường hợp nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện quận Tân Phú trong tình trạng đau bụng, nôn ói.

Theo thông tin ban đầu, hầu hết các bệnh nhân bị ngộ độc là trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 12 tuổi.

Bác sĩ Lương Văn Sinh - Phó Giám đốc Bệnh viện quận Tân Phú cho biết: Sáng 28/10 khi dự buổi lễ tại một nhà thờ trên địa bàn phường Tân Quý (quận Tân Phú), các bé có ăn bánh mì dăm bông. Từ 11 giờ trưa đến 2 giờ chiều tại khoa Cấp cứu bệnh viện Tân Phú đã có 30 bệnh nhân nhập viện cấp cứu với các triệu chứng đau bụng, nôn ói và đi cầu lỏng.

Bước đầu bệnh viện xử lý kịp thời, các trường hợp ổn định đã cho xuất viện, còn các trường hợp nặng tiếp tục điều trị tích cực. Hiện đang có 5, 6 trường hợp nặng đang cấp cứu.

Cũng theo thông tin ghi nhận, bước đầu cơ quan chức năng nghi ngờ bánh mì được dùng trong bữa ăn nhiễm vi sinh. (209)

 

10.   30 học sinh nhập viện sau khi ăn bánh mì chà bông

Chiều 28-10 thông tin từ Bệnh viện (BV) quận Tân Phú cho biết, các bác sĩ tại khoa cấp cứu BV đã tiếp nhận khoảng 30 trường hợp trẻ em từ 7-12 tuổi được chẩn đoán nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn món bánh mì chà bông gà. Các bé vào viện với tình trạng ói mửa, sốt, đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy. 

Bác sĩ Lương Văn Sinh – Phó Giám đốc BV quận Tân Phú cho biết, trong các trường hợp nhập viện đều đã được xử lí theo hướng chẩn đoán nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh nhi sau khi ổn có ca được về, ca nào chưa ổn thì được theo dõi tiếp tại khoa cấp cứu. Chiều 28-10 vẫn còn có 5, 6 em nặng đang nằm theo dõi, truyền dịch, truyền chất điện giải.

Sơ bộ ban đầu, người nhà bệnh nhân cho biết sáng cùng ngày khi dự lễ tại nhà thờ Tân Thái Sơn- phường Tân Quý, các bé có được ăn bánh mì chà bông gà, tới trưa, khoảng 11 giờ bắt đầu có những em đầu tiên có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy phải nhập viện cấp cứu. Khoa Cấp cứu - BV quận Tân Phú bắt đầu tiếp nhận bệnh nhi do người nhà đưa vào trong khoảng thời gian từ 11 giờ trưa cho đến khoảng 2 giờ chiều.    

Theo một Thành viên thuộc Đoàn kiểm tra xác minh ngộ độc thực phẩm quận Tân Phú cho biết, hiện tại vụ việc đã được báo cáo lên Đội quản lý ATTP (số 6) thuộc quận Tân Phú và Ban Quản lý ATTP TP HCM cũng như lãnh đạo UBND quận Tân Phú. Theo đó, đã thực hiện niêm phong mẫu thực phẩm là bánh mì chà bông gà nghi ngờ nguyên nhân gây ngộ độc.

 Về nguyên nhân gây ngộ độc cũng theo bác sĩ trên cho biết, món bánh mì chà bông do nhà thờ đặt ( khoảng 300 phần ) từ một cơ sở bán bánh mì trên địa bàn quận. Tuy nhiên cơ sở này đặt nguồn cung ứng chà bông từ một cơ sở SX chế biến chà bông tại Củ Chi. Các suất bánh mì được chuyển tới nhà thờ từ khoảng 16 giờ chiều 27-10 nhưng tới sáng 28-10 mới phát cho mọi người ăn. Do đó nghi ngờ bánh có thể bị vấy nhiễm vi sinh trong quá trình để qua đêm này.

Chiều tối 28-10 theo nguồn tin từ các bác sĩ cũng cho biết trong số ca nặng đã có 2 em phải chuyển lên khoa Cấp cứu- BV Nhi Đồng 1 TP. HCM do tình trạng bị choáng, tiêu chảy, mất nước nhiều. 

 Ngay khi tiếp nhận một lượng lớn bệnh Nhi, theo chỉ đạo của lãnh đạo BV, các bác sĩ đã triển khai tập trung cho việc cứu chữa cho các bệnh nhân. BV cũng không xảy ra tình trạng quá tải vì số giường cũng như thuốc men điều trị đã luôn sẵn sàng. 

Được biết, theo dự kiến, ngày 29-10, Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP của quận Tân Phú sẽ thực hiện trực tiếp xuống kiểm tra cơ sở cung ứng bánh mì trên về công tác thực hiện ATVSTP, nếu phát hiện việc không đủ điều kiện SX, chế biến ATTP sẽ phải xử lý nghiêm. (569)

 

11.   Đồng Nai: Gần 100 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

99 công nhân đã phải nhập viện với các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm sau khi dùng bữa trưa tại công ty.

Tin từ Vietnamplus.vn, ngày 27/10, bác sỹ Lương Thị Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh (Đồng Nai) cho biết, trong số gần 100 công nhân nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc thực phẩm đã có 29 công nhân được xuất viện. 70 công nhân khác đang tiếp tục được điều trị tại bệnh viện, dự kiến nếu ổn định sẽ được xuất viện vào thứ hai tuần tới. Trước đó, khoảng 13 giờ 15 phút ngày 26/10, sau giờ ăn trưa, 99 công nhân của Công ty Trách nhiệm hữu hạn NYG Việt Nam (vốn Thái Lan, chuyên sản xuất quần, áo xuất khẩu, đóng tại Khu Công nghiệp Long Khánh, thị xã Long Khánh, Đồng Nai) có các triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh.

Một số công nhân nhập viện cho biết, bữa trưa họ ăn tại Công ty, trong đó có đậu phụ, rau muống. Tuy nhiên một vài người phát hiện đậu phụ có mùi thiu nên đã không ăn. Những công nhân không ăn đậu phụ không bị những triệu chứng trên và không phải nhập viện.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, ngành chức năng đã lấy mẫu thức ăn đi xét nghiệm. Liên đoàn Lao động thị xã Long Khánh cũng đã có mặt, làm việc với Công ty NYG Việt Nam, phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc. (278)

 

12.    Nấm 'ma thuật' đầu độc giới trẻ, mua dễ như rau ở Sài Gòn

"Nấm ma thuật hay còn gọi là nấm thức thần có chứa chất ma túy gây ảo giác mạnh. Người sử dụng sẽ có cảm giác bay bổng, phấn khởi, đầu óc hoang tưởng…"

CLIP: Mời chào bán nấm ma thuật ở Sài Gòn

Đó là lời giới thiệu chào hàng của một thanh niên tên Tuấn, khoảng 19 tuổi trong một buổi chiều khi gặp khách tại Sài Gòn chỉ sau một cú điện thoại.

Tuấn hăm hở, mắt liếc tứ phương rồi rút trong túi quần ra bịch nilon chứa thứ được cho là nấm ma thuật chỉa vào người mua nói: “Hàng đây anh, 500 ngàn 1 tríp (gói 1gram), hàng tốt, không độc địa gì đâu, anh yên tâm sử dụng”.

Khi khách tò mò là nấm ma thuật thật hay chỉ là trò lừa bịp thì người này đáp: “Tụi em bán chạy hàng lắm, yên tâm đi. Em đâu dám bán bậy bạ lỡ ăn vào họ chết em đi tù sao” – Tuấn nói thêm

“Hàng này còn mới nên ít người biết. Cả tuần nay em bán hơn 20 tríp rồi. Nếu anh dùng không được thì nói em, em bồi thường cho anh cái khác. Tụi em còn có bán bủn (một loại chất kích thích hệ thần kinh – P.V) anh mua không em giao luôn” - vẫn lời chào mời của người bán hàng.

Theo Tuấn, cách sử dụng nấm ma thuật không khó. Người dùng chỉ việc nhai nhuyễn hết 1 tríp nấm, sau đó uống kèm nước cam và chờ vài phút sau sẽ có tác dụng ngay.

“Cái này phê hơn cỏ, cần sa nhiều anh ơi. Em sử dụng chỉ để mở đầu óc bay bổng hơn thôi. Anh sử dụng đi nếu không được em bồi thường cho, em bán hàng chuẩn còn giữ mối sau này...” – Tuấn cam đoan. 

Tuy nhiên, trên thực tế, theo tìm hiểu từ một người từng sử dụng loại nấm này, khi mới ăn vào có cảm giác đắng và buồn nôn. Chừng 15 - 20 phút sau thì bắt đầu thấm. Người sử dụng bị mất quyền kiểm soát, cười cười, nói nói và quay cuồng như điên dại theo tiếng nhạc bay bổng.

Các mẫu xét nghiệm tại Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an cho thấy những nấm này có chứa chất psilocybine và psilocine, chất ma túy gây ảo giác cực mạnh tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức – Đại học Y dược TP.HCM, loại nấm ma thuật hay nấm thức thần, nấm ảo giác mọc khá phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới như ở Trung Mỹ và khu vực Bắc Âu và vài vùng ở châu Á.

“Việc sử dụng các chất này sẽ dẫn đến đầu óc hoang tưởng, bấn loạn và dễ bị kích động. Loại chất này cũng giống các loại ma túy gây ra cảm giác lo sợ vô cớ, trầm cảm hoặc hào hứng đến mất kiểm soát hành vi. Gần đây, cũng xuất hiện nhiều vụ "ngáo đá" dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật khiến dư luận sợ hãi cũng do sử dụng chất kích thích, ma túy” - PGS-TS nói.

Cũng ông Đức, các chất có trong “nấm thần” đặc biệt nguy hiểm và gây nghiện. Theo thống kê của bệnh viện Tâm Thần TP.HCM, hàng năm có hàng trăm người đến khám và điều trị vì các triệu chứng hoang tưởng và rối loạn hành vi liên quan đến sử dụng chất kích thích, ma túy tổng hợp.

Theo cơ quan chức năng, thời gian gần đây xuất hiện nhiều loại ma túy có trong tự nhiên với độc tố cao hơn heroin, len lỏi về nước đầu độc giới trẻ. 

Trước diễn biến phức tạp trên, Cục CSĐT tội phạm về ma túy (C47 - Bộ Công an) cũng đã chỉ đạo công an các tỉnh, thành vào cuộc điều tra, xác minh những đối tượng rao bán công khai các loại "nấm thần" chứa chất ma túy qua mạng xã hội và xử lý nghiêm trước pháp luật. (704)

 

13.   UNICEF: Việt Nam có khoảng 3 triệu thanh thiếu niên mắc vấn đề về tâm thần

Theo báo cáo mới nhất của UNICEF năm 2018, Việt Nam ước tính có ít nhất 3 triệu thanh thiếu niên có các vấn đề Cụ thể báo cáo này nêu, về tình hình sức khỏe tâm thần trong trẻ em và thanh niên độ tuổi từ 14 đến 18, có khoảng 12% là mắc các rối loạn tâm thần, phổ biến là trầm cảm, rối loạn lo âu, sợ cô đơn và tăng động giảm chú ý. Như vậy, ước tính ít nhất 3 triệu thanh thiếu niên ở Việt Nam có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được các hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết. Số còn lại vì không có sự hỗ trợ của y tế nên phải nhờ rượu, thuốc lá và ma túy để “tự chữa”, xoa dịu các dấu hiệu của rối loạn tâm thần.

Tại Hội thảo “Sức khỏe tâm thần và sử dụng ma túy trong thanh niên: Thấu hiểu và hỗ trợ" do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phát triển Cộng đồng (SCDI) tổ chức tại Hà Nội mới đây, Bác sĩ Nguyễn Song Chí Trung, Trung tâm Chuyển giao công nghệ điều trị nghiện và HIV (VHATTC) - ĐH Y Dược TP HCM, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng các chất kích thích, gây nghiện ở thanh thiếu niên nhưng thông thường luôn có những lý do đằng sau như: sức ép của việc khẳng định bản thân, bị bạo hành, bị lạm dụng, bố mẹ ly hôn...

Hầu hết thanh thiếu niên lúc đầu sử dụng ma túy chỉ với mục đích thử nghiệm sau đó ngưng lại khi đã sử dụng một thời gian. Thế nhưng việc thử nghiệm này không những không giúp ích trong việc điều trị các rối loạn tâm thần mà còn làm tăng nguy cơ lạm dụng chất dẫn đến phụ thuộc và nghiện.

Cũng theo Bác sĩ Trung, sự kỳ thị và phân biệt đối xử là một rào cản nghiêm trọng hạn chế việc chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ và tiếp cận hỗ trợ của các thanh thiếu niên sử dụng ma túy, vì có đến 65,9% lo sợ phản ứng của mọi người nếu biết mình sử dụng ma túy, 53,8% cảm thấy cần thiết phải che giấu tình trạng.

Bác sĩ Trung nói: “Hiện chưa có một nghiên cứu riêng biệt về kỳ thị - phân biệt đối xử trên thanh thiếu niên có vấn đề về sử dụng ma túy và mắc rối loạn tâm thần nhưng có thể dễ dàng nhận thấy nhóm này sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ việc bị kỳ thị khiến các em càng khép kín và bế tắc hơn. Càng bị cô lập thì việc chẩn đoán các rối loạn sẽ càng muộn, điều trị sẽ bị trì hoãn, khiến cho những tổn thương do nghiện ma túy và rối loạn tâm thần gây ra cho não bộ sẽ khó hồi phục và mất thời gian hơn rất nhiều”.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, một nửa các bệnh lý về tâm thần khởi phát ở độ tuổi 14 nhưng phần lớn đều không được phát hiện hay điều trị.

Trong đó trầm cảm được xem là rối loạn tâm thần phổ biến thứ ba trong thanh thiếu niên. Tự sát là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trong nhóm độ tuổi từ 15 đến 29. Việc sử dụng rượu và ma túy gây hại trong thanh thiếu niên là vấn đề nổi cộm tại nhiều quốc gia và có thể dẫn đến các hành vi nguy cơ như có quan hệ tình dục hoặc điều khiển phương tiện giao thông không an toàn. Bên cạnh đó, rối loạn ăn uống cũng bắt đầu là một mối lo ngại. (657)

14.   Khoảng 3 triệu thanh thiếu niên Việt gặp vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần

Theo Báo cáo mới nhất của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) về tình hình sức khỏe tâm thần trong trẻ em và thanh niên thì tỷ lệ trung bình mắc các rối loạn tâm thần của nhóm này là 12%. Như vậy, ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần

Thông tin đáng chú ý vừa được đưa ra tại Hội thảo “Sức khỏe tâm thần và sử dụng ma túy trong thanh thiếu niên: Thấu hiểu và hỗ trợ” do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) tổ chức ngày 26/10 tại Hà Nội.

Báo cáo của UNICEF cho thấy, các chứng rối loạn tâm thần chủ yếu của nhóm tuổi trẻ em và thanh thiếu niên là trầm cảm, rối loạn lo âu, sợ cô đơn và tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được các hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết, khiến cho một bộ phận các bạn tìm kiếm và sử dụng rượu, thuốc lá và ma túy để “tự chữa”, xoa dịu các dấu hiệu của rối loạn tâm thần. Trên thực tế, điều này không những không giúp ích trong việc điều trị các rối loạn tâm thần mà còn làm tăng nguy cơ lạm dụng chất dẫn đến phụ thuộc và nghiện.

Chia sẻ tại Hội thảo, bác sĩ Nguyễn Song Chí Trung, Trung tâm Chuyển giao công nghệ điều trị nghiện và HIV (VHATTC), Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng ma túy ở thanh thiếu niên. Thông thường là sức ép của việc khẳng định bản thân, rủ rê từ bạn bè, bị bạo hành, bị lạm dụng, bố mẹ ly hôn, cuộc sống quá cơ cực...

Hầu hết thanh thiếu niên sử dụng ma túy ban đầu chỉ với mục đích thử nghiệm, sau đó lạm dụng và nghiện do có chịu ảnh hưởng của các yếu tố: khiếm khuyết bẩm sinh trong hệ thần kinh; di truyền; gen; căng thẳng; trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu; sang chấn tâm lý; rối loạn tâm thần…

Trong một nghiên cứu trên gần 600 thanh thiếu niên có sử dụng ma túy độ tuổi 16-24 tại Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh do Dự án Bảo vệ Tương lai 2  thực hiện, cho thấy chỉ riêng với trầm cảm có tới 43% người tham gia cho biết có những dấu hiệu trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng.

Các vấn đề rối loạn tâm thần có thể xuất hiện trước (là nguyên nhân) hoặc xuất hiện sau (là hệ quả) việc sử dụng - lạm dụng ma túy ở thanh thiếu niên. Việc điều trị rối loạn tâm thần và điều trị nghiện là không giống nhau bởi đây là hai phạm trù bệnh khác biệt, nhưng nếu chỉ điều trị một trong hai thì kết quả hồi phục sẽ thấp hơn rất nhiều so với việc điều trị cả hai cùng một lúc.

Cũng theo bác sĩ Trung, sự kỳ thị và phân biệt đối xử đã hạn chế người sử dụng ma túy có nhu cầu chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ. Đến 66% người được hỏi nói rằng họ lo sợ phản ứng của mọi người nếu biết mình sử dụng ma túy, gần 54% cảm thấy cần thiết phải che giấu tình trạng nghiện của mình.

“Họ càng bị cô lập thì việc chẩn đoán rối loạn tâm thần càng muộn, điều trị bị trì hoãn khiến cho tổn thương ở não bộ khó hồi phục và mất thời gian hơn rất nhiều”, bác sĩ Trung cho biết. (647)

 

15.   Nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống ung thư

Ngày 28-10, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bệnh viện K đã tổ chức Lễ phát động nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống ung thư. 

Đây là một trong những hoạt động nằm trong dự án Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2018.

 Lễ phát động bao gồm nhiều nội dung như diễu hành bằng xe đạp mang theo các thông điệp phòng chống ung thư; tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về phòng chống ung thư; tổ chức các buổi khám sàng lọc ung thư…nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc tự phát hiện sớm bệnh ung thư để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL), năm 2018 trên toàn thế giới có 18,1 triệu trường hợp mới mắc bệnh ung thư và 9,6 triệu trường hợp tử vong do ung thư. Tại Việt Nam, năm 2018 có 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư.

Ung thư là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cho đến nay, kết quả điều trị ung thư lệ thuộc chủ yếu vào việc phát hiện bệnh ở giai đoạn nào. Ở giai đoạn sớm, nhiều loại bệnh ung thư có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, ở các giai đoạn muộn, việc điều trị vừa tốn kém, vừa ít hiệu quả, chủ yếu chỉ có thể kéo dài và giảm nhẹ triệu chứng bệnh. 

Phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng, là cơ hội may mắn cho bất cứ ai để chữa khỏi bệnh. Vì vậy, người dân, đặc biệt sau tuổi 40 hay những người có yếu tố nguy cơ cao, tiền sử gia đình có người mắc ung thư, cần khám sức khoẻ định kỳ, sàng lọc phát hiện sớm ung thư.

 Hiện nay, tại bệnh viện K và các cơ sở y tế chuyên khoa có nhiều gói khám tầm soát các loại ung thư phổ biến, như ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng, ung thư đại trực tràng, dạ dày, gan, phổi, tiền liệt tuyến... giúp tầm soát, phát hiện sớm bệnh ung thư. (418)

 

16.   Ngày hội Nón hồng: Nâng cao nhận thức của phụ nữ về bệnh ung thư vú


Phụ nữ cần có những hiểu biết nhất định và thường xuyên kiểm tra sức khỏe tuyến vú của mình.

Đây là lời kêu gọi được đưa ra tại Ngày hội Nón hồng 2018 diễn ra ngày 28/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sự kiện do Mạng lưới ung thư vú Việt Nam tổ chức với thông điệp “Khi yêu thương mạnh hơn sợ hãi.”

Ngày hội Nón hồng thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, trong đó có những bệnh nhân đã và đang chiến đấu với căn bệnh ung thư vú.

Năm nay, với chủ đề yoga, Mạng lưới ung thư vú Việt Nam hướng tới việc tăng cường sự hiểu biết cho cộng đồng về tác dụng của yoga đối sức khỏe, đặc biệt là với những người đang chiến đấu với ung thư.

Ngoài ra, chiến dịch còn giới thiệu rộng rãi hệ thống các lớp học yoga dành riêng đang được tổ chức miễn phí cho bệnh nhân ung thư vào sáng Chủ Nhật hàng tuần tại Trung tâm Yoga Elite Gò Vấp, Đồng Khởi, Thành phố Hồ Chí Minh và tại Long Biên, Phạm Ngọc Thạch của Hà Nội.

Phát biểu tại Ngày hội, bà Karen Lanyon, Tổng Lãnh sự quán Australia tại Thành phố Hồ Chí Minh - Đại sứ Nón hồng của Mạng lưới ung thư vú Việt Nam từ năm 2018 chia sẻ mình là người sống sót sau ung thư vú.
Trong suốt 10 năm chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư vú, bản thân bà cũng phải trải qua quá trình phẫu thuật, hóa trị, xạ trị như bao bệnh nhân khác.
Theo bà Karen Lanyon, tinh thần lạc quan không bỏ cuộc chính là bí quyết để bà chiến thắng căn bệnh này. “Nếu bạn buông xuôi và nói rằng, tôi bị ung thư, tôi sẽ chết rồi tự cô lập mình, có khả năng chuyện đó sẽ trở thành sự thật. Nhưng nếu bạn nói, tôi bị ung thư, tôi có thể đánh bại nó, tôi sẽ chiến đấu với nó thì mọi chuyện có thể sẽ khác,” bà Karen Lanyon chia sẻ.

Từ câu chuyện của bản thân, Tổng Lãnh sự quán Australia tại Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi phụ nữ Việt Nam quan tâm đến sức khỏe tuyến vú của mình nhiều hơn, thường xuyên tự kiểm tra vú cũng như đến các cơ sở y tế để tầm soát ung thư vú đối với phụ nữ trên 30 tuổi.

Tại Ngày hội Nón hồng, Ban tổ chức cũng đã kêu gọi cộng đồng quyên tặng tóc của mình để Mạng lưới ung thư vú Việt Nam xây dựng thư viện tóc giả.
Những đoạn tóc thật được hiến tặng sẽ dùng để kết thành tóc giả và gửi tặng những bệnh nhân ung thư vú.

Đến nay, Mạng lưới ung thư vú Việt Nam đã trao tặng hơn 100 bộ tóc cho bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng và Hà Nội./. (504)

 

17.   Hơn 300.000 người đang sống chung với ung thư

Ngày 28-10, tại Hà Nội, Bệnh viện K đã tổ chức lễ phát động nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống bệnh ung thư. 

Đây là một trong những hoạt động nằm trong dự án phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến thuộc Chương trình mục tiêu y tế - dân số năm 2018. Theo số liệu của Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL), năm 2018 thế giới có 18,1 triệu trường hợp mắc mới ung thư và 9,6 triệu trường hợp tử vong do ung thư. Trong khi đó, tại Việt Nam, hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư. Năm 2018, cả nước ước có 164.671 ca mới mắc ung thư và hơn 114.800 trường hợp tử vong.

Đến nay, kết quả điều trị ung thư lệ thuộc chủ yếu vào việc phát hiện bệnh ở giai đoạn nào. Giai đoạn sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn nhiều loại ung thư như: vú, dạ dày, đại tràng, vòm họng...

Ở giai đoạn muộn, việc điều trị ung thư vừa tốn kém, ít hiệu quả, chủ yếu chỉ có thể kéo dài và giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Do đó mọi người dân, nhất là những người sau tuổi 40, hoặc có yếu tố nguy cơ cao, hay các trường hợp tiền sử gia đình có người mắc ung thư cần khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc phát hiện sớm ung thư. (252)

 

18.    Ung thư gia tăng ở người trẻ tuổi

Nếu như trước đây ung thư thường thấy ở người già và người có tuổi thì hiện nay căn bệnh này lại xuất hiện nhiều đáng kể ở thanh niên, những người trẻ tuổi. Đây là thực trạng đáng lo ngại đối với cộng đồng.

3 tháng nay, em Nguyễn Thị Trâm (Thanh Hóa), sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã phải gác lại việc học để vào Bệnh viện K điều trị bệnh ung thư. Dù trước đó đã thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường nhưng chưa bao giờ em nghĩ mình gặp phải hoàn cảnh này. Chia sẻ về căn bệnh của mình, em cho biết: Em hay bị sốt vào buổi chiều, người mệt, sụt cân, nổi hạch. Mệt mỏi quá mới quyết định đến bệnh viện (BV) khám nhưng bệnh đã ở giai đoạn nặng phải vào bệnh viện K điều trị.

Còn em Nguyễn Vân Anh quê ở Nghệ An, còn rất trẻ chỉ mới 22 tuổi nhưng đã nhập viện gần 2 tháng nay. Em được chẩn đoán có u ác ở ngự. Em cho biết, chỉ cách đây hơn 2 tháng khi vệ sinh cá nhân em sờ thấy cục nhỏ ở ngực. Nhập viện, em được các bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn 4.

Theo các chuyên gia, có một thực tế đang tồn tại chính là ung thư ngày càng trẻ hóa về độ tuổi. Đáng lưu ý có 3 loại ung thư tăng mạnh ở tuổi trẻ: Ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư cổ tử cung. Đây là 3 loại ung thư được ghi nhận nhiều người trẻ mắc phải, mức độ tăng dần theo năm.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam, trong 15 năm qua hầu hết các loại ung thư tại Việt Nam đều gia tăng, trong đó ung thư ở nam giới tăng nhanh nhất là phổi, dạ dày, đại trực tràng, thực quản; ở nữ tăng nhanh nhất là ung thư vú, đại trực tràng, dạ dày, tuyến giáp, cổ tử cung. Theo dự đoán đến năm 2020, số mắc ung thư sẽ gần 200.000 ca.

Nói về ung thư vú - loại ung thư nhiều người trẻ mắc, theo các bác sĩ bệnh viện K, đây là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư, trong đó riêng bệnh ung thư vú chiếm tới 1,2 triệu ca. Ở nước ta, mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 126.000 ca mới mắc và 94.000 trường hợp tử vong do ung thư, thì riêng ung thư vú chiếm khoảng 11.000 ca mới mắc và trên 5.000 trường hợp tử vong.

Xu hướng mắc bệnh ung thư vú ngày một gia tăng, ví dụ năm 2000, thống kê khi đó 100.000 phụ nữ mới có khoảng 18 người mới mắc thì đến năm 2010 con số này đã lên tới 30 người, tức là đã tăng lên gần gấp đôi sau 10 năm. Đặc biệt bệnh ung thư vú ở nước ta ghi nhận ngày càng trẻ hoá. Tại Bệnh viện K Trung ương, các bác sĩ đã điều trị cho không ít những cô gái chỉ ở tuổi 20, 21 đã bị ung thư vú. Cái khó nhất là chưa thể xác định được nguyên nhân trẻ hoá độ tuổi mắc bệnh. Ước tính đến năm 2020, chỉ tính riêng ung thư vú thì số trường hợp mới mắc lên khoảng 23.000 ca.

Lý giải về nguyên nhân khiến tình trạng mắc ung thư ở người trẻ ngày càng tăng, các bác sĩ cho biết, lý do khiến căn bệnh ung thư ngày càng trẻ hóa, đó là hiện nay, người dân tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ chiên nướng, thói quen uống bia rượu, thường xuyên thức khuya, ngủ dậy muộn. Đây là thói quen ăn uống của giới trẻ cũng là tác nhân dẫn đến ung thư.

Bởi vậy, để phòng ngừa bệnh ung thư, giới trẻ không nên hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, giữ cân nặng, thường xuyên tập thể dục, chủng ngừa các loại vi rút siêu vi, tiêm ngừa ung thư cổ tử cung, an toàn trong tình dục và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ..

Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã cảnh báo giới trẻ, nếu không thay đổi cách sống thì nguy cơ mắc ung thư trong giới trẻ sẽ tăng cao trong những năm tới.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia hàng đầu về ung bướu, ung thư vú ở đối tượng trẻ, tiên lượng sẽ xấu hơn rất nhiều. Do vậy, quá trình điều trị và đáp ứng sẽ khó khăn hơn, thời gian phục hồi sau điều trị sẽ đem lại những gánh nặng cho bản thân người bệnh cũng như cho các bác sĩ theo dõi và điều trị.Bởi điều trị ung thư là một chặng đường rất dài, chứ không kết thúc khi người bệnh đã ra khỏi bệnh viện. Đây là một thực tế rất khó khăn, vì thế các bạn trẻ cần hiểu và trang bị cho mình tâm lý để chữa bệnh đạt được thành công./. (906)

 

19.   Đà Nẵng: Chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng

Thời gian qua, bệnh tay chân miệng (TCM) trên địa bàn TP Đà Nẵng có chiều hướng diễn biến phức tạp, khó lường nên ngành y tế đang chủ động triển khai những biện pháp phòng, chống dịch bệnh bùng phát.

Theo Sở Y tế TP Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc bệnh TCM, tăng 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2017. Số ca mắc TCM chủ yếu là trẻ em từ 1 - 3 tuổi, chiếm 72%. Hiện nay đang là cao điểm đợt 2 thường niên của dịch bệnh TCM. Mỗi tuần, Đà Nẵng ghi nhận từ 60 - 80 ca TCM. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn TP ghi nhận 16 ổ dịch bệnh TCM nhỏ. Qua khảo sát, trên địa bàn chưa ghi nhận chủng virus EV71 và cũng chưa xảy ra trường hợp tử vong do TCM.

Theo các bác sĩ Khoa Y học nhiệt đới (BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng), mỗi ngày Khoa điều trị cho hơn 100 ca bệnh TCM. Để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân, Khoa Y học nhiệt đới đã phải kê thêm giường. Ngay cả ngoài hành lang, dọc lối đi, thậm chí cả dưới chân cầu thang cũng được tận dụng để các bệnh nhân có nơi nghỉ ngơi... Nhiều bệnh nhi mắc TCM tại Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng được cha mẹ đưa ra BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng điều trị khiến bệnh viện càng quá tải.

Ông Đặng Quang Ánh - Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng) cho rằng, dù Đà Nẵng chưa ghi nhận ca bệnh TCM nào nhiễm khuẩn EV71 nhưng không vì thế mà mọi người chủ quan, lơ là. Bởi, đây đang là đỉnh của dịch bệnh TCM nên phải chủ động phòng chống, tránh để dịch bệnh bùng phát.

Đứng trước nguy cơ dịch bệnh TCM lan nhanh từng ngày và diễn biến tương đối phức tạp, Sở Y tế TP Đà Nẵng đã chủ động phối hợp với các đơn vị y tế trực thuộc và các sở, ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp phòng chống. Theo đó, Sở liên tục tuyên truyền đến tận khu dân cư, trường học, nhất là các trường mầm non, các nhóm trẻ gia đình nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp mắc bệnh và khống chế không để dịch bùng phát trên diện rộng. Ngành y tế Đà Nẵng cũng đã thành lập các đội cấp cứu lưu động, các đội chống dịch lưu động để kịp thời ứng phó tình huống dịch bệnh bùng phát và lan rộng.

Chủ động phòng chống dịch

Theo ghi nhận, đa số các trường hợp mắc bệnh TCM trở nặng là do không đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu của bệnh mà tự điều trị tại nhà. Do vậy, việc phụ huynh nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh là yếu tố rất quan trọng.

Dấu hiệu bệnh TCM ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da… Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay khi thấy các triệu chứng như: Bóng nước hoặc vết loét trong niêm mạc miệng (thường biểu hiện bằng khó ăn, khó uống, bú ít và chảy nước bọt nhiều); bỏng nước hoặc mụn đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, cùi chỏ, gối.

Theo các bác sĩ, đối với những trẻ mắc bệnh TCM được bác sĩ cho phép điều trị tại nhà thì cần nghỉ ngơi, tránh kích thích, ăn lỏng, chia nhỏ nhiều bữa; vệ sinh răng miệng, thân thể và hạ sốt, giảm đau bằng Paracetamol hoặc Efferalgan, kháng sinh nếu có bội nhiễm. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ sốt cao hoặc nôn ói nhiều kèm theo giật mình, hốt hoảng, run hoặc yếu tay chân, quấy khóc nhiều, mệt mỏi thì cần đưa ngay đến bệnh viện để tái khám. Biến chứng của bệnh TCM là viêm màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù hổi cấp. Các biến chứng này thường diễn tiến rất nhanh và gây tử vong cao có thể trong vòng 24 giờ.

Bác sĩ Tôn Thất Thạnh - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng khuyến cáo: Để phòng chống bệnh TCM hiệu quả, mọi người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, đặc biệt vào các thời điểm trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ… Người dân cần phải ăn chín, uống sôi; đảm bảo nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay; không cho trẻ dùng chung khăn lau, dụng cụ ăn uống. Đặc biệt, khi trẻ mắc bệnh cần thông báo với trạm y tế nơi cư trú để được hướng dẫn cách phòng bệnh cho gia đình và cộng đồng. (878)

 

20.   Bệnh dại - vừa thiệt người, thêm gánh nặng xã hội

Mỗi năm Việt Nam có đến nửa triệu dân cần tiêm vaccine dại, tốn kém hàng nghìn tỷ đồng, tạo gánh nặng không nhỏ cho nguồn lực xã hội và đời sống nhân dân.

Bổ sung vaccine dại vào Chương trình 30a để hỗ trợ các huyện nghèo, hỗ trợ tiêm vaccine kháng huyết thanh miễn phí cho người nghèo ở khu vực có nguy cơ cao như vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hay kiểm soát vận chuyển chó thông qua việc thiết kế xây dựng trạm lưu giữ tạm thời... là những giải pháp được đưa ra tại "hội nghị tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh dại tại các tỉnh trọng điểm". Hội nghị do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cục Thú y (Bộ NNPTNT) phối hợp Sở Y tế tỉnh Lào Cai tổ chức mới đây.

90% số ca tử vong do không tiêm vaccine

Tại hội nghị, đại diện của 36 tỉnh trọng điểm về dại và các đại biểu tổ chức quốc tế, ban ngành liên quan đã bàn thảo nhằm tìm giải pháp tăng cường tỷ lệ tiêm vaccine phòng dại cho đàn chó, giảm số người tử vong ở các tỉnh trọng điểm và giải quyết việc buôn bán thịt chó trong công cuộc loại trừ bệnh dại...

Theo Viện Dịch tễ Trung ương, bệnh dại hiện đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước. Từ năm 2008 đến hết tháng 10.2018, cả nước đã có 512 trường hợp tử vong do bệnh dại; trong đó riêng 9 tháng đầu năm 2018 có 67 người tử vong, xuất hiện ở 6 tỉnh mới là Hòa Bình, Phú Thọ, Kiên Giang, Bến Tre, Vĩnh Phúc, Kon Tum.

Đặc biệt, ông Đặng Quang Tấn - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, trong suốt 20 năm qua, số ca tử vong do bệnh dại chiếm đến 50% số ca tử vong của tất cả các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam. 90% số ca tử vong vì bệnh dại do người dân không đi tiêm vaccine phòng dại… Mỗi năm Việt Nam có đến nửa triệu dân cần tiêm vaccine dại, tốn kém hàng nghìn tỷ đồng, tạo gánh nặng không nhỏ cho nguồn lực xã hội và đời sống nhân dân.

Mặc dù bệnh dại diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, nhưng hiện nay công tác phòng, chống bệnh dại trên cả nước vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đó là, tình trạng thiếu vaccine phòng dại cục bộ vẫn diễn ra ở 208/684 huyện và giá vaccine phòng dại khá cao.

Các địa phương cũng chưa quản lý được đàn chó nuôi, tỷ lệ tiêm phòng dại cho đàn chó rất thấp. Tính đến tháng 9.2018, cả nước có 5,4 triệu con chó được nuôi tại các gia đình,  nhưng mới có 39% số chó nuôi này được tiêm phòng…

Đề nghị bổ sung bệnh dại vào bảo hiểm y tế

Nhằm đạt mục tiêu khống chế bệnh dại trên đàn chó nuôi và trên người vào năm 2010 nhằm tiến tới loại trừ bệnh dại, hội nghị đã đưa ra nhiều giải pháp để tăng cường công tác phòng chống bệnh dại các địa phương.

Trong đó, Cục Thú y Việt Nam đề xuất bổ sung vaccine dại vào Chương trình 30a để hỗ trợ các huyện nghèo, dự phòng vaccine dại để hỗ trợ địa phương tiêm phòng bao vây ổ dịch; khuyến khích các địa phương du lịch phát triển xây dựng vùng an toàn bệnh dại. Ngoài ra, Cục cần xây dựng kế hoạch giám sát chủ động, bản đồ dịch tễ lưu hành mầm bệnh, ổ dịch, đánh giá hiệu lực vaccine để công khai trên các phương tiện truyền thông và thông tin cho các cơ quan liên quan, nghiên cứu phát triển sản xuất vaccine dại trong nước...

Cục Thú y đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ tiêm vaccine kháng huyết thanh miễn phí cho người nghèo ở khu vực có nguy cơ cao như vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; hay tiêm vaccine miễn phí dự phòng trước phơi nhiễm cho người có nguy cơ cao như các cán bộ làm công việc lấy bệnh phẩm, xét nghiệm, tiêm vaccine dại cho chó... Đồng thời bổ sung bệnh dại vào bảo hiểm y tế, tổ chức bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ nuôi chó đã chấp hành tiêm phòng cho chó trong trường hợp chó cắn người hoặc người bị chó cắn tử vong...

Bà Thẩm Hồng Phượng - đại diện Tổ chức đối xử nhân đạo với động vật - thành viên của nhóm ACPA (Liên minh các tổ chức bảo vệ chó châu Á) nhấn mạnh, giết mổ chó hay mèo làm thịt là một trong các tuyến đường lan truyền bệnh dại và nguyên nhân gây ra 1,6% bệnh dại ở người trong những năm gần đây. (858)

 

21.   Bệnh viện đột quỵ đầu tiên ở miền Tây có ca nô cấp cứu

Sau khi đi vào hoạt động vào tháng 11 năm nay, Bệnh viện đột quỵ tim mạch Cần Thơ đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đưa 3 ca nô vào cấp cứu cho bệnh nhân.

Mỗi năm khu vực 13 tỉnh miền Tây có hơn 10 nghìn bệnh nhân bị đột quỵ, hầu như trong số này phải chuyển lên TPHCM điều trị

Ngày 28/10, TS- BS Trần Chí Cường- Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TPHCM đồng thời là chủ đầu tư bệnh viện Đột quỵ và tim mạch Cần Thơ cho biết bệnh viện sẽ đi vào hoạt động vào tháng 11/2018. “Sau khi đi vào hoạt động, chúng tôi đầu tư mua 3 ca nô để cấp cứu bằng đường thuỷ cho các bệnh nhân trong khu vực miền Tây”- bác sĩ Cường nói. Người đứng đầu bệnh viện đồng thời cho biết, việc đầu tư ca nô cấp cứu bệnh nhân đột quỵ và tim mạch đã được tính toán kỹ, bởi không chỉ Cần Thơ mà các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình sông nước chằng chịt, việc cấp cứu đường sông bằng ca nô sẽ giúp bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện kịp thời, nhất là các trường hợp bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Trước đó, đầu năm 2017, Bệnh viện đột quỵ và tim mạch Cần Thơ được khởi công xây dựng trên diện tích 4.000m2, với 300 giường nội trú, tổng kinh phí đầu tư khoảng 500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện chuyên sâu đột quỵ và tim mạch đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. “Khi bệnh viện đi vào hoạt động, chúng tôi sẽ tạo điều kiện điều trị cho cả người giàu, người nghèo và cả các đối tượng không có tiền”- TS.BS Trần Chí Cường- Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TPHCM chia sẻ.

Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm nước ta có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ, cướp sinh mạng của gần 100 nghìn người. Trong đó, khu vực miền Tây chiếm khoảng 10.000 trường hợp mắc.  Tuy nhiên, nhiều năm nay, khả năng can thiệp nội mạch cấp cứu đột quỵ tại các bệnh viện khu vực miền Tây còn hạn chế trong khi bệnh nhân đột quỵ phải chuyển lên TPHCM điều trị lại đến muộn sau 6 giờ vàng vì giao thông đi lại khó khăn.

Khi đi vào hoạt động, bệnh viện này sẽ mở Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, thực hành chuyên sâu cho các bệnh viện trong và ngoài nước có nhu cầu, là nơi tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế nghiên cứu khoa học cho khu vực. (465)

 

22.   Lý do kem dưỡng ẩm Vaseline SH bị thu hồi khẩn

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã phát đi công văn về việc đình chỉ lưu hành trên toàn quốc lô sản phẩm mỹ phẩm Kem dưỡng ẩm VASELINE SH do Công ty TNHH hóa mỹ phẩm Sơn Hải sản xuất.

Cụ thể, căn cứ công văn số 1151/SYT-NVD ngày 11/10/2018 của Sở Y tế tỉnh Yên Bái gửi kèm phiếu kiểm nghiệm số 18L - 36MP ngày 6/9/2018 về kết quả kiểm nghiệm mẫu sản phẩm kem dưỡng ẩm Kem dưỡng ẩm VASELINE SH (nhãn sản phẩm không ghi số lô, ngày sản xuất, hạn dùng) do Công ty TNHH hóa mỹ phẩm Sơn Hải (địa chỉ: Thông Thượng Phúc, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội) sản xuất.

Mẫu sản phẩm do Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm Yên Bái lấy tại quầy thuốc Nguyễn Thị Nga, Công ty TNHH thương mại dược phẩm Cường Mùi (tổ 9 thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) để kiểm tra chất lượng. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy mẫu sản phẩm không đáp ứng qui định về chỉ tiêu khối lượng sản phẩm.

Ngày 24/10/2018, Cục Quản lý Dược có Công văn số 20290/QLD-MP đình chỉ lưu hành trên toàn quốc lô sản phẩm mỹ phẩm Kem dưỡng ẩm VASELINE SH (không ghi số lô, ngày sản xuất, hạn dùng; số tiếp nhận Phiếu công bố: 817/15/CBMP-HN).

Bên cạnh đó, Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu công ty TNHH hóa mỹ phẩm Sơn Hải phải gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng sản phẩm kem dưỡng ẩm Vaseline SH này và tiến hành thu hồi lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định.

Đặc biệt, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế TP Hà Nội kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm theo quy định của Công ty TNHH hóa mỹ phẩm Sơn Hải; giám sát việc thu hôi lô mỹ phẩm Vaseline SH không đáp ứng quy định kể trên; xử lý, xử phạt vi phạm theo quy định và báo cáo kết quả về Cục trước ngày 31/10.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn tiến hành thu hồi lô sản phẩm mỹ phẩm vi phạm nêu trên. Xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành. (415)

 

 

23.     3 ĐOÀN KIỂM TRA CỦA BỘ Y TẾ VỀ DƯỢC MỸ PHẨM, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

 

Nhằm kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập trong công tác QLNN về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành

Hoạt động này, nhằm đánh giá thực trạng hoạt động cấp phép sản xuất, lưu hành, quảng cáo, giám định, chứng nhận chất lượng, chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn đối với các lĩnh vực trên.

Cụ thể, trong thời gian từ tháng 11/2018 đến tháng 1/2019, các đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiến hành thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trên địa bàn tại 18 tỉnh, TP trong cả nước là Hà Nội, TP.HCM, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Điện Biên, Hải Phòng, Quảng Trị, Kon Tum, Đắc Lắc, Quảng Bình, Phú Yên, Bình Định, Cần Thơ, Đồng Tháp, Tây Ninh, Kiên Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu.

Đối với Sở Y tế các tỉnh, TP, việc kiểm tra sẽ tập trung vào các nội dung: Công tác tiếp nhận, phổ biến, triển khai các văn bản quản lý nhà nước về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền. Việc tiếp nhận và triển khai Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền.

Hoạt động cấp phép sản xuất, lưu hành, quảng cáo, giám định, chứng nhận chất lượng, chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn đối với lĩnh vực, mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền. Công tác lấy mẫu, kiểm tra, đánh giá chất lượng, thu hồi thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền. Công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, xử lý vi phạm về thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh: Việc kiểm tra tập trung vào điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền của đơn vị được kiểm tra. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng, đăng ký lưu hành, công bố tiêu chuẩn, thông tin quảng cáo thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền. (486)

 

24.     CỤC ATTP `TUÝT CÒI` 2 SẢN PHẨM VƯƠNG LÃO KIỆN VÀ NATTOSPES VÌ QUẢNG CÁO SAI SỰ THẬT

 

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã có thông báo phát hiện sản phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện và Nattospes đang quảng cáo với nội dung sai quy định, không đúng sự thật trên các website.

Cụ thể, sản phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện được quảng cáo trên website runchantay.com với nội dung sai quy định, không đúng sự thật. Cục ATTP đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý. Đồng thời, cảnh báo người tiêu dùng không nên mua Vương Lão Kiện tại website trên.

 

 

Sản phẩm Vương Lão Kiện được nhà sản xuất ghi công dụng hỗ trợ làm giảm dần các chứng run chân tay (run khi cầm, nắm, đi đứng run rẩy, nói run …) ở người già, trong bệnh và hội chứng parkinson, do tai biến mạch máu não, do rối loạn thần kinh thực vật, run vô căn

 Cục An toàn thực phẩm cũng cảnh báo người tiêu dùng cẩn trọng với thông tin quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes trên website dotquynao.com và benhtanghuyetap.vn.

Bởi hiện tại, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes đang quảng cáo trên website dotquynao.com và benhtanghuyetap.vn đang quảng cáo với nội dung sai quy định, không đúng sự thật. (220)

 

25.   Liên tiếp cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế liên tiếp đưa ra cảnh báo tình trạng nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang quảng cáo trên các trang mạng với nội dung sai quy định, không đúng sự thật.

Thực hiện công tác hậu kiểm sau khi rà soát nội dung quảng cáo trên một số trang website, Cục An toàn thực phẩm đã phát hiện hàng loạt vi phạm. Đơn cử, ngày 23/10, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện tại một số website quảng cáo. Theo đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện đang quảng cáo trên website runchantay.com với nội dung sai quy định, không đúng sự thật. 

Theo TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, nguyên tắc đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trước khi lưu thông ra thị trường đều phải được thẩm định về mặt an toàn, công dụng sản phẩm. Tình trạng bán hàng online nhiều mặt hàng liên quan đến sức khỏe nhưng không công bố, không đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước xuất hiện, đó là lưu hành sản phẩm bất hợp pháp.

Nhiều đối tượng sử dụng mạng xã hội, thậm chí sử dụng cả một số nhân vật có ảnh hưởng tới công chúng để quảng cáo. Nhiều người tham gia vào quảng cáo này cũng không hiểu biết hết các quy định của pháp luật nên vô hình trung thành tiếp tay cho sai phạm. Tuy nhiên, việc quản lý các website, mạng xã hội không thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế nên Cục đôn đốc, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, website quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ sai phạm phải gỡ bỏ nội dung quảng cáo không đúng…

Trước thực trạng vi phạm đó, ngày 24/10, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành nhằm đánh giá thực trạng hoạt động cấp phép sản xuất, lưu hành, quảng cáo, giám định, chứng nhận chất lượng, chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn đối với lĩnh vực, mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền của một số cơ quan, đơn vị.

Theo đó, các đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiến hành thanh, kiểm tra tại 18 tỉnh, TP trong cả nước gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Điện Biên, Hải Phòng, Quảng Trị, Kon Tum, Đắk Lắk, Quảng Bình, Phú Yên, Bình Định, Cần Thơ, Đồng Tháp, Tây Ninh, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đợt kiểm tra này nhằm tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Đồng thời, kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền. Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền những biện pháp khắc phục những sơ hở bất cập và nâng cao công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực dược, an toàn thực phẩm.

Đối với Sở Y tế các tỉnh, TP, việc kiểm tra sẽ tập trung vào các nội dung: Công tác tiếp nhận, phổ biến, triển khai các văn bản quản lý nhà nước về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền; Hoạt động cấp phép sản xuất, lưu hành, quảng cáo, giám định, chứng nhận chất lượng, chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn đối với lĩnh vực, mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền. 

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, việc kiểm tra tập trung vào điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền của đơn vị được kiểm tra. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng, đăng ký lưu hành, công bố tiêu chuẩn, thông tin quảng cáo thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền. (799)

 

26.   Nghiện rượu 25 năm, tay chân người đàn ông sùi to như súp lơ

Người đàn ông có tới 25 năm làm bạn với rượu bia, hậu quả bàn chân bị biến dạng khớp nặng, sùi thành ụ lớn như súp lơ.

Nam bệnh nhân 47 tuổi chuyển đến BV ĐH Y Hà Nội giữa tuần qua trong tình trạng cơ thể suy kiệt, nằm liệt giường và đau đớn. Đặc biệt, các khớp bàn chân của bệnh nhân bị biến dạng nghiêm trọng, sần sùi, nổi u cục lớn.

BS Lưu Xuân Hào, người tiếp nhận ca bệnh nói trên chia sẻ, đây là biến chứng rất điển hình của bệnh nhân gout mạn, tuy nhiên trường hợp các khớp “mọc” sần sùi to như này rất hiếm gặp. 

Bệnh nhân được chẩn đoán suy thận - vô niệu/ gout mạn, biến dạng khớp nặng, nhiễm trùng hạt tophi, thiếu máu nặng, sức khoẻ suy kiệt.

Qua khai thác, bệnh nhân cho biết đã sử dụng rượu bia trên 25 năm, được chẩn đoán gout gần 20 năm nay.

“Nhìn người bệnh suy kiệt, nằm liệt giường và nhăn nhó vì đau đớn vừa thương, vừa sợ. Sợ vì biến chứng ghê rợn”, BS Hào chia sẻ.

BS Hào cho biết, gout là một bệnh khớp vi tinh thể do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, đặc trưng là làm tăng acid uric trong máu. Khi acid uric máu tăng đến một mức nào đó sẽ bị bão hoà ở dịch ngoài tế bào dẫn đến lắng đọng tinh thể monosodium urat tại các mô, khớp, thận, gây nên các triệu chứng của bệnh gout trên lâm sàng.

Viêm khớp do gout thường có triệu chứng sưng - nóng - đỏ - đau tại khớp viêm, có thể viêm ở 1 khớp hoặc nhiều khớp. Thường ở các khớp gót chân, mắt cá chân, gối, cổ tay, khuỷu tay, ngón tay...ít gặp ở khớp lớn. Toàn thân bệnh nhân thường sốt 38 - 38,5 độ C, mọc các hạt tophi, bệnh thận (do gout và sỏi tiết niệu)...

Nguyên nhân gây gout được xác định do tăng acid uric máu, trong đó liên quan rất chặt chẽ với nồng độ ure, creatinin máu, khối lượng của cơ thể, chiều cao, tuổi, huyết áp và đặc biệt là rượu bia. 

Bệnh gout thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, đặc biệt là ở những người béo, ưa uống rượu, ăn chế độ nhiều đạm. Ở các nước phát triển bệnh chiếm tỉ lệ từ 1- 2% dân số.

Có hai loại gout, trong đó gout nguyên phát có thể do di truyền, do thức ăn như ăn quá nhiều đạm, uống quá nhiều bia rượu. Trong bia chứa nhiều purin, rượu làm đẩy nhanh chu chuyển adenosine triphosphate (ATP) dẫn đến tăng sản sinh ra acid uric.

Loại thứ hai là gout thứ phát, do suy thận dẫn đến giảm thải acid uric, sử dụng thuốc lợi tiểu. Ngoài ra các bệnh về máu, vảy nến, suy cận giáp, suy giáp, nhiễm khuẩn... cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh gout.

Qua trường hợp này, BS Hào mong tất cả người dân chú ý dự phòng trong ăn uống để không bị gout: Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp; ăn giảm đạm, không quá 150g thịt/ngày, không ăn nhiều phủ tạng động vật, cá béo...

Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, trứng, sữa chua, hoa quả và uống nhiều nước trong ngày và cần tăng cường các hoạt động thể chất, khám sức khoẻ định kỳ. (590)

 

27.   Tiến hành tư vấn và khám chăm sóc sức khỏe cho các nữ CNLĐ

Đã có gần 230 nữ CNLĐ đang trong độ tuổi sinh sản đang tham gia lao động, sản xuất đã được tiến hành tư vấn và khám chăm sóc sức khỏe sinh sản...

Hôm 28.10, CĐ Khu chế xuất & Công nghiệp (CĐ KCX&CN) TP.Cần Thơ được sự hỗ trợ của một số doanh nghiệp tại địa bàn thành phố đã tổ chức buổi "Truyền thông, tư vấn và khám chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các nữ công nhân lao động Khu Chế xuất và Công nghiệp năm 2018".

Được biết, đây là đợt tư vấn kèm theo khám chăm sóc sức khỏe lớn nhất từ trước đến nay của CĐ KCX&CN TP.Cần Thơ. Ước tính đã có khoảng 230 nữ CNLĐ hiện đang làm việc tại các nhà máy, công ty, doanh nghiệp trong độ tuổi sinh sản được tư vấn và khám chăm sóc sức khỏe sinh sản. 

Rất đông các nữ CNLĐ đứng chờ để được tư vấn và khám chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ảnh: P.V

Hiện nay, tại một số nhà máy, khu chế xuất, có nhiều nữ CNLĐ còn thiếu kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, một số trường hợp mang thai ngoài ý muốn đã đi nạo, phá thai gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc và sức khỏe.

Ngoài ra, nạo phá thai không an toàn còn có thể dẫn đến một số bệnh phụ khoa, vô sinh...Đây là dịp để các nữ CNLĐ bày tỏ những suy nghĩ, thắc mắc về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản với các bác sĩ nhằm có được những thông tin tư vấn bổ ích và xác đáng nhất.

Được biết, mỗi CNLĐ sau khi được tư vấn và khám sức khỏe còn được cấp khoảng 300.000 đồng thuốc men cùng một số ít vật dụng dùng trong sinh hoạt hằng ngày. (319)

 

28.   Vượt qua cửa tử nhờ ghép tim "xuyên Việt"

Những người suy tim giai đoạn cuối, sự sống mong manh tính từng giờ. Với họ, ghép tạng là giải pháp duy nhất vượt qua cửa tử. LIKE VOV

Năm 2010, ca ghép tim đầu tiên thực hiện thành công tại Bệnh viện Quân y 103 đã tạo bước ngoặt mới trong lịch sử ghép tạng Việt Nam, mở ra nhiều hy vọng sống cho những người suy tim giai đoạn cuối.

Bệnh viện Trung ương Huế hiện là một trong những Trung tâm triển khai thành công kỹ thuật ghép tim xuyên Việt. Mới đây, với 2 ca ghép tim chạy đua cùng thời gian cách nhau chưa tới một tháng mang lại sự hồi sinh diệu kỳ càng khẳng định uy tín và trình độ của đội ngũ y bác sĩ nơi này.

Hơn 4 tháng trôi qua, bà Huỳnh Thị Ánh ở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng không bao giờ quên giây phút các bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế giành lại sự sống cho con trai mình.

Giáo sư- Tiến sĩ Phạm Như Hiệp- Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế kể, chiều ngày 13/6, ông đang họp Quốc hội thì nhận được thông tin có nguồn tạng hiến từ người chết não tại Bệnh viện Việt- Đức, Hà Nội, phù hợp với bệnh nhân Phạm Văn Cơ, 15 tuổi. Bệnh nhân này là con trai của bà Ánh bị suy tim giai đoạn cuối đã nhiều lần chết đi sống lại.

Vừa xong buổi họp chiều, ông chạy thẳng vào Bệnh viện Việt- Đức cùng với ê kíp bác sĩ ở đây phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não. Ngay sau đó, GS.TS Phạm Như Hiệp cùng các chuyên gia bảo quản tim của bệnh viện Việt- Đức trực tiếp vận chuyển tạng về Huế. Chuyến bay về thẳng Huế không còn nên ông và các cộng sự phải bay vào Đà Nẵng rồi lên ô tô chạy ngược ra Huế.

Lúc này, kíp mổ ở bệnh viện Trung ương Huế sẵn sàng chờ nhận tạng để ghép cho bệnh nhân. Sau hơn 3 giờ vận chuyển bằng máy bay và ô tô, quả tim từ Hà Nội về tới bệnh viện Trung ương Huế an toàn. Ca phẫu thuật ghép tim cho Cơ kéo dài từ 2h30 phút đến 6h sáng ngày 14/6 kết thúc tốt đẹp. Vài giờ sau, bệnh nhân Phạm Văn Cơ hồi tỉnh, sức khỏe tạm ổn định, ông Phạm Như Hiệp đến thăm, chúc mừng rồi vội vàng trở ra Hà Nội kịp dự họp.

Theo GS.TS Phạm Như Hiệp, đây là ca ghép tim xuyên Việt khá ly kỳ, mọi tính toán phải chính xác và thỏa mãn 3 điều kiện. Đó là, quãng đường vận chuyển tim dài, quỹ thời gian rất ngắn để chuẩn bị cho 1 ca ghép tim và phải bảo đảm thời gian thiếu máu tim trong giới hạn cho phép.

"Có 1 ê kíp đưa xe cứu thương vào đón và chạy từ Đà Nẵng đến Huế mất hơn 1 giờ 20 phút. Tôi cũng lo lắng thời gian không kịp nên khẩn trương lắm. Khi đến Đà Nẵng tôi mới điện thoại ra thông báo, quả tim này chất lượng rất tốt và xuống máy bay an toàn, lúc đó ở nhà mới bắt đầu tiến hành mở ngực, tiến hành ghép tạng. Khi về đây, cháu này cũng rất đặc biệt vì đã ngưng tim 3 lần và đã phải cấp cứu để hồi sức tim, trong thời gian ngắn nếu không cấp cứu sẽ chết. Lúc đó tôi nghĩ làm tất cả vì bệnh nhân thôi.”GS.TS Phạm Như Hiệp chia sẻ.

Theo các chuyên gia trong ngành ghép tạng Việt Nam, ca ghép tim xuyên Việt này khá đặc biệt. Bình thường trước khi ghép tạng, mẫu máu của người nhận phải chuyển đến nơi có bệnh nhân hiến tạng để đọ chéo có phù hợp hay không. Đối với ca ghép tim này, thời gian quá gấp, lịch bay không cho phép nên các bác sỹ phải lấy mẫu máu của người hiến tạng ở Hà Nội gửi qua đường hàng không vào Huế để xét nghiệm. Đây là tình huống cân não đối với cả ê kịp trực hôm đó. Bởi nếu xét nghiệm chéo mà không phù hợp thì coi như quả tim được hiến tặng trở nên vô nghĩa vì không còn thời gian để chuyển quả tim này cho người khác. Căng thẳng hơn, bệnh nhân Phạm Văn Cơ đã 3 lần ngừng tim, bác sỹ phải cấp cứu để hồi sức tim, nếu không kịp ghép bệnh nhân sẽ chết. Trong phòng mổ, các bác sỹ căng thẳng; ngoài hành lang mẹ chờ tin con, tâm trạng ai cũng rối bời. Sau 15 tiếng đồng hồ hồi hộp chờ đợi, bà Huỳnh Thị Ánh nghẹn ngào nói không nên lời khi ca mổ thành công ngoài mong đợi.

“Không thể nói hết sự mừng vui. Cứu được cháu, cứu được 2 mẹ con. Lúc nào tôi cũng nghĩ nếu con còn thì mẹ còn, con mất, mẹ mất. Anh trai của Cơ cũng bị bệnh này và đã mất năm 2002. Vì thế khi nghe tin cháu Cơ bị bệnh tôi rất lo. Bây giờ tôi  mừng lắm. Mong muốn của mẹ con tôi là gặp được gia đình đã hiến cho cháu quả tim. Họ đã cho cháu được sống lại lần thứ 2”, bà Huỳnh Thị Ánh vui mừng nói trong nước mắt.

Từ một cậu bé gầy gò, xanh xao, chỉ nặng khoảng 38 kg, Phạm Văn Cơ đã ra dáng một thanh niên, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh. Phạm Văn Cơ tâm sự, nếu không có người trao tặng quả tim khỏe mạnh và không được các bác sỹ bệnh viện Trung ương Huế chạy đua với thời gian hoàn thành ca phẫu thuật ghép tim thì em không còn trên cõi đời này.

Vượt qua cửa tử, mẹ con bà Huỳnh Thị Ánh không quên những tháng ngày cơ cực. Đằng đẵng bao nhiêu năm, mẹ dắt con chạy hết trong Nam ra ngoài Bắc chữa trị bệnh tim. Chồng mất sớm vì bệnh ung thư để lại mình bà với 4 đứa con thơ dại. Đứa con trai đầu mắc bệnh giãn cơ tim, mất lúc 15 tuổi. Tiếp đến, cơn bão Xang sen đổ bộ vào Đà Nẵng năm 2006 đã cuốn phăng ngôi nhà cấp 4, nơi trú ngụ của mấy mẹ con bà. Không nhà, không tài sản, mẹ con dắt díu nhau tá túc khắp nơi. Cuộc sống tạm bợ, được bà con lối xóm cưu mang, hỗ trợ ít tiền, mẹ con bà quay về chốn cũ. Bà Ánh nhặt nhạnh mấy tấm tôn che tạm ngôi nhà để mẹ con có chỗ chui ra chui vào...

Tưởng đâu, hoạn nạn đã qua! Nào ngờ, năm 2016, cháu Cơ bị suy tim giai đoạn cuối. Biết con mắc bệnh hiểm nghèo, bà Ánh gần như suy sụp. Bà cố gượng dậy, chạy vạy khắp nơi, kiếm tiền chữa bệnh cho con. Nhưng, phận nghèo như bà đâu dễ vay mượn cả trăm triệu đồng để lo cho con. Bà đưa con vào Sài Gòn, ra Huế chữa bệnh mà trong túi chẳng có mấy đồng. May thay, trong khốn khó, ngặt nghèo, mẹ con bà nhận được sự sẻ chia, đùm bọc của mọi người. Chi phí ca phẫu thuật ghép tim cho con được nhiều người giúp đỡ. Bà Ánh luôn biết ơn mọi người, đặc biệt là tấm lòng yêu thương của những người thầy thuốc.

“Bác sĩ từ TP Hồ Chí Minh đến Huế, người nào cũng tốt. Bác sĩ xin cho cháu máy hỗ trợ tim nghe đâu 240 triệu đồng, phẫu thuật cũng không lấy tiền. Những người trong viện thấy cảnh nghèo khó của 2 mẹ con nên người giúp 500.000 đồng, người 1 triệu; có người cho cháu tới 25 triệu đồng. Tôi cầm tiền mà nước mắt cứ tuôn trào. Đi đâu cũng có người giúp. Mẹ con tôi nợ mọi người nhiều lắm!”bà Huỳnh Thị Ánh nhớ lại.

Thành công của ca ghép tim xuyên Việt lần này khẳng định sự tiến bộ vượt trội của Bệnh viện Trung Huế trong lĩnh vực ghép tạng. Gần một tháng trước đó, bệnh viện cũng thực hiện thành công ca ghép tim xuyên Việt cho bệnh nhân Trần Tuấn, 52 tuổi, ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Nửa năm trôi qua, ông Tuấn sống khỏe mạnh nhờ quả tim của người khác. Ông Tuấn nhớ lại những ngày chờ ghép tim tại Bệnh viện Trung ương Huế, chứng kiến nhiều người suy tim lần lượt ra đi, hy vọng sống trong ông dần tắt lịm. Thế rồi, may mắn đã mỉm cười với ông.

Ngày 15/5, Bệnh viện Trung ương Huế nhận được thông tin có nguồn tạng hiến từ người cho chết não tại Bệnh viện Việt- Đức, Hà Nội. Ngay lập tức, bệnh viện cử một kíp bác sĩ ra Hà Nội phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Việt- Đức phẫu thuật lấy tạng hiến chuyển về Huế.

Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cũng hỗ trợ tích cực để đưa quả tim lên máy bay kịp vào Đà Nẵng, sau đó đi ô tô về Bệnh viện Trung ương Huế. Sáng ngày 16/5, các bác sĩ tiến hành ghép tim vào cơ thể bệnh nhân Trần Tuấn. Ông Tuấn cho rằng, mình là người quá may mắn so với hàng ngàn bệnh nhân suy tim đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế./.(1628)

 

29.   200 học viên được tập huấn sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh

Mới đây, Phòng Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm Y tế huyện Phúc Thọ đã tổ chức tập huấn sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh cho 200 học viên là nữ hộ sinh các trạm y tế, cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số của 23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.  

 

Tại lớp tập huấn, 200 học viên đã được nghe bà Nguyễn Thị Liên – Phó Giám đốc TTYT huyện truyền đạt kiến thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động sàng lọc trước sinh, sơ sinh; những căn bệnh có thể sàng lọc và sàng lọc hiệu quả như suy giáp trạng bẩm sinh, bệnh thiếu men G6PD, tăng sản thượng thận bẩm sinh, cách tiên lượng, phương pháp thu thập mẫu xét nghiệm, lưu trữ và vận chuyển mẫu...

Cạnh đó, các học viên cũng được tuyên truyền về vai trò của hoạt động sàng lọc trước sinh, sơ sinh như giúp phát hiện, chẩn đoán sớm, điều trị can thiệp cho thai nhi ngay trong thai kỳ, sau đẻ hoặc quyết định chấm dứt thai nghén các thai nhi có bệnh lý di truyền hay dị tật bẩm sinh không thể khắc phục được. Sàng lọc sơ sinh còn giúp phát hiện sớm các bé mắc bệnh nội và rối loạn chuyển hóa, di truyền. Khi các bé bị bệnh này được phát hiện sớm và được can thiệp kịp thời trong vài tuần đầu sau sinh sẽ giúp các bé phát triển bình thường, tránh được gánh nặng tật nguyền…

Từ những kiến thức được truyền đạt tại buổi tập huấn, các cộng tác viên dân số sẽ là những tuyên truyền viên cho nhân dân, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ về lợi ích của chương trình sàng lọc và các bệnh di truyền trong chương trình sàng lọc. Đây cũng là cơ hội để các cộng tác viên dân số gặp gỡ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, cách làm hay để áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại địa phương.(356)

 

30.   Phát triển mạng lưới chấn thương chỉnh hình

Sáng 26/10, Hội nghị khoa học thường niên Hội Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam lần thứ XVII chính thức khai mạc tại Hà Tĩnh. Dự hội nghị có gần 1.000 đại biểu là các giáo sư, tiến sỹ, các chuyên gia trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình.

Hội nghị khoa học diễn ra trong 2 ngày (26 và 27 tháng 10) với chủ đề “Phát triển mạng lưới chấn thương chỉnh hình”. Đây là diễn đàn để các bệnh viện, các chuyên gia trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình trong nước giới thiệu kết quả nghiên cứu, các kỹ thuật cao chuyên sâu đồng thời trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong chẩn đoán, điều trị chấn thương chỉnh hình với đại biểu trong nước và quốc tế.

Ngay sau lễ khai mạc là chương trình hội thảo, các chuyên gia đầu ngành về chấn thương chỉnh hình đã có các bài giảng về thay khớp gối toàn phần, phẫu thuật cột sống (MIS-TLIF) có sử dụng robot, phẫu thuật nội soi khớp vai. Đồng thời thực hiện phẫu thuật trình diễn trên 3 bệnh nhân mắc các bệnh trên.

Các ca phẫu thuật trình diễn được truyền hình trực tiếp về 3 hội trường nơi diễn ra hội thảo. Sau phẫu thuật trình diễn, các chuyên gia đầu ngành về chấn thương chỉnh hình cùng chia sẻ và giải đáp những câu hỏi của các đại biểu tham dự đối với các kỹ thuật thay khớp gối, mổ cột sống, thay khớp vai.

Chiều nay, các giáo sư, chuyên gia đầu ngành về chấn thương chỉnh hình sẽ tiếp tục phẫu thuật cho các bệnh nhân đã đăng kí mổ trước đó. Theo kế hoạch sẽ có thêm khoảng 6 bệnh nhân được mổ.

Cũng trong chương trình hội nghị khoa học thường niên của Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam lần thứ 17, ngày hôm nay 27/10 sẽ là chương trình khoa học với gần 100 bài báo cáo về các nội dung: Phẫu thuật cột sống, phẫu thuật chi dưới và chấn thương chung, phẫu thuật chi trên và vi phẫu, phẫu thuật nội soi và thay khớp...(370)

 

31.   Khám miễn phí cho bệnh nhân mắc bệnh lý chấn thương chỉnh hình

Theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, từ ngày 31/10 đến ngày 1/11/2018, tại khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các chuyên gia của Thụy Sỹ chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình sẽ cùng các bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám và tư vấn miễn phí cho bệnh nhân các bệnh lý về chấn thương chỉnh hình.

Theo đó những bệnh nhân mắc các dị tật, chấn thương cơ quan vận động sẽ được các bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức khám sàng lọc, sau đó được các chuyên gia đến từ Thụy Sỹ khám và tư vấn.

Các chuyên gia nước ngoài đến Bệnh viện Việt Đức lần này là các bác sĩ, chuyên gia thuộc chuyên ngành phẫu thuật chi trên, y học thể thao, phẫu thuật nội soi, tạo hình khớp vai và khớp khuỷu.

Đây là hoạt động thường niên của Khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao Bệnh viện Việt Đức phối hợp với các y bác sĩ đến từ Thụy Sỹ, Tổ chức hội Chữ thập xanh và nhiều quốc gia khác, đặc biệt là chuyên gia chỉnh hình và xử lý các dị tật phức tạp.

Thời gian khám và tư vấn: Thứ tư, ngày 31/10/2018; Thứ năm, ngày 1/11/2018. Địa điểm: Khám sơ bộ: Phòng 133 nhà C2, BV Việt Đức; Khám chuyên gia: Phòng 310 tầng 3 nhà B3 khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học Thể thao, BV Việt Đức. (262)

 

32.   Truyền hơn 9 lít máu cứu người đàn ông bị máu và phân tràn kín ổ bụng

Bệnh nhân vỡ phình động mạch lách, bục đại tràng, viêm phúc mạc, bác sĩ phải truyền hơn 9 lít máu và các chế phẩm của máu.

TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, nhiều chuyên khoa của BV vừa phối hợp cứu sống trường hợp bệnh nhân bị vỡ phình động mạch lách, bục đại tràng, viêm phúc mạc, suy gan, xơ gan do rượu hết sức hy hữu.

Bệnh nhân là Phan Văn B. (46 tuổi, Hải Phòng), làm bảo vệ tại Hà Nội. Bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu và xơ gan do rượu.

Cuối tháng 9, ông B. được đồng nghiệp chuyển vào khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai trong tình trạng đau bụng dữ dội.

Kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân bị vỡ phình động mạch lách, máu đang phun dữ dội.

Ngay lập tức, các bác sĩ chỉ định can thiệp nút mạch, sau đó bệnh nhân được chuyển về Trung tâm chống độc điều trị.

Tuy nhiên sau nút phình động mạch lách, tình trạng bệnh nhân vẫn rất nặng: Đau khắp bụng, thiếu máu, giảm tiểu cầu…

Sau hội chẩn căng thẳng toàn viện, các chuyên gia đầu ngành của BV Bạch Mai quyết định chuyển bệnh nhân đến khoa Ngoại để mổ cấp cứu.

Lúc này đại tràng xuống và đại tràng xích ma của bệnh nhân bị vỡ, máu và phân tràn đầy ổ bụng. Phẫu thuật viên đã phải cắt toàn bộ đại tràng, đưa ruột non ra làm hậu môn nhân tạo, rửa sạch ổ bụng đồng thời đặt 4 dẫn lưu gồm 1 dưới gan, 1 dưới lách, 1 ở manh tràng và 1 ở túi cùng Douglas. 

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển về Trung tâm Chống độc điều trị. Theo TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, đây là ca mổ rất “kinh khủng”. Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân được truyền hơn 9 lít máu bao gồm hồng cầu, tiểu cầu và các chế phẩm máu khác.

Trong quá trình điều trị sức khoẻ của ông B. hồi phục tốt, bệnh nhân không bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn phổi, ổ bụng, bệnh nhân đã được rút hết các ống dẫn lưu. Sau hơn 10 ngày điều trị, khi tình trạng sức khoẻ ổn định, bệnh nhân được chuyển về tuyến dưới để điều trị tiếp.

TS Dũng cho hay, đây là trường hợp rất may mắn do chuyển đến viện sớm và được xử lý kịp thời nên đã cứu sống được bệnh nhân. (432)

 

II. THÔNG TIN QUỐC TẾ

33.   Dịch Zika lây lan tại Ấn Độ

Dịch Zika đang có dấu hiệu lây lan tại Ấn Độ khi virus này được phát hiện tại bang miền Tây Gujarat. Đây là bang thứ 2 ở Ấn Độ ghi nhận có người nhiễm virus Zika sau khi gần 150 ca nhiễm khác được thông báo trong năm nay tại bang Rajasthan.

Phát biểu với báo giới ngày 28/10, giới chức y tế địa phương cho biết một phụ nữ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Zika và hiện đang được điều trị tại thủ phủ Ahmedabad.

Hiện chính quyền bang đang áp dụng mọi biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus này. Theo đó, hàng trăm bác sĩ và nhân viên y tế cùng hơn 250 phụ nữ mang thai bị sốt được yêu cầu thăm, khám khẩn cấp. Các khu vực công cộng cũng đang được phun thuốc để diệt muỗi có thể gây bệnh.

Tại bang lân cận Rajasthan, kể từ tháng 9 vừa qua đến nay, đã có 147 trường hợp nhiễm virus, chủ yếu ở thủ phủ Jaipur và khoảng 440.000 người phải theo dõi. Bộ Y tế Ấn Độ đã thành lập một phòng kiểm soát đặc biệt tại Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh quốc gia để giám sát tình hình dịch bệnh tại bang này.

Virus Zika do muỗi Aedes lây truyền, gây ra những triệu chứng như sốt, nổi mẩn đỏ trên da, đau cơ hoặc đau toàn thân, đau đầu. Một số trường hợp còn gây dị tật thai nhi nếu người mẹ bị nhiễm virus Zika trong thai kỳ.

Đây là đợt bùng phát bệnh Zika thứ 3 tại Ấn Độ kể từ tháng 1/2017. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tính tới nay, dịch đã từng bùng phát tại 86 quốc gia trên thế giới. Hiện chưa có vaccine để phòng chống dịch. (316)

 

34.   Bánh mì kẹp thịt gà kiểu Nhật nhiễm khuẩn salmonella bị thu hồi

Cơ quan kiểm tra thực phẩm Canada đã ban hành cảnh báo thu hồi bánh mì kẹp thịt gà kiểu Nhật Bản do nghi nhiễm salmonella.

Cơ quan kiểm tra thực phẩm Canada cho biết đã nhận được thông báo có 25 trường hợp nhiễm salmonella có liên quan đến việc ăn bánh mì kẹp thịt gà kiểu Nhật Bản.

Trong số 25 trường hợp mắc bệnh có liên quan tới việc ăn bánh mì kẹp thịt gà kiểu Nhật Bản có một người ở British Columbia, ba người ở Alberta, ba người ở Saskatchewan, một người ở Manitoba, 12 người ở Ontario, hai người ở Quebec, một người ở New Brunswick, một người ở Đảo Prince Edward và một người ở Newfoundland và Labrador. Trong số này, hai cá nhân đã phải nhập viện. Rất may không có trường hợp tử vong nào.

Theo đó, sản phẩm trên có hạn sử dụng thu hồi chót nhất vào ngày 14 tháng 5 năm 2019. Việc thu hồi bao gồm các sản phẩm mang mã UPC - 0 69299 12491 0 cũng như mã lô hộp bên ngoài 2019 MA 14 EST 374 và mã lô túi bên trong 1348M.

Cũng theo Cơ quan kiểm tra thực phẩm Canada, sản phẩm được sản xuất bởi Sofina Foods Inc. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm salmonella và bị ngộ độc. Những đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn hẳn là trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Trong năm qua, đã có nhiều cảnh báo thu hồi gấp các sản phẩm thịt gà tẩm bột, trong đó có unbranded $ 10 Fries gà, No Name Gà Nuggets, No Name Gà Burgers, Harvest Creek Gà Nuggets và Chủ tịch Choice Pub Recipe Chicken Nuggets. (293)

 

35.   Căn bệnh lạ khiến cụ bà 63 chảy xệ mặt đến biến dạng

Cụ bà 63 tuổi mắc một tình trạng bệnh hiếm gặp khiến khuôn mặt chảy xệ khủng khiếp nhưng vẫn từ chối phẫu thuật vì sợ chết trên bàn mổ.   

Gần đây, cụ Wiang Boonmee đã chuyển nhà từ tỉnh Surun đến thủ đô Bangkok, Thái Lan để bán phụ kiện trên vỉa hè trung tâm thành phố và nhận được nhiều sự chú ý vì khuôn mặt biến dạng nghiêm trọng. Nhiều người hỏi thăm, thậm chí có bác sĩ yêu cầu hỗ trợ nhưng cụ bà đều từ chối. Bất chấp tình trạng bệnh, cụ bà cho biết rất sợ chết trên bàn mổ.

Căn bệnh của cụ được cho là có liên quan đến thoái hóa thần kinh. Ngay từ khi còn nhỏ, cụ Wiang đã có những dấu hiệu bất thường trên khuôn mặt và làn da thì dần chảy xệ với tốc độ đáng kinh ngạc. Sau nhiều thập kỷ không có biện pháp chữa trị phù hợp, mũi miệng cụ biến dạng và cả mắt cũng mù.

 “Tôi đã mắc căn bệnh này trong một thời gian dài, lâu hơn cả thời gian mà tôi có thể nhớ. Dù vậy tôi vẫn sống sót, khỏe mạnh và có việc làm. Nếu tiến hành một cuộc phẫu thuật thì tôi sẽ không bao giờ có thể thức dậy. E rằng tôi sẽ không sống sót”, cụ Wiang thổ lộ.

Cụ bà cho biết mình đã kết hôn, có hai cháu trai và con gái là người đã đưa cụ đến vỉa hè để bán hoa cùng dầu camphor. Dù cụ Wiang rất biết ơn những người đã liên hệ với nhân viên y tế và các khoản tiền đóng góp nhưng cụ cho rằng điều đó là không cần thiết.

“Tôi thấy cụ bà ngồi bán hàng trên vỉa hè trước cửa ngân hàng. Thật đáng tiếc vì cụ không thể nhìn thấy và chắc cụ cũng đau khổ vì điều đó. Dù có một cuộc sống khó khăn nhưng cụ bà vẫn làm việc chăm chỉ, không cầu xin ai và chỉ bán hoa cùng những thứ lặt vặt khác. Tôi thực sự muốn cụ nhận được sự giúp đỡ”, Praew Wattana, người đã liên hệ với nhân viên y tế cho cụ Wiang chia sẻ.

Tiến sĩ Sunura Ourairat, Chủ tịch Đại học Rangsit cho biết theo phán đoán ban đầu, cụ Wiang đã mắc bệnh u xơ thực vật. Đây là một căn bệnh di truyền thường có dấu hiệu từ thời thơ ấu, gây ra những khối u lành tính trên các mô thần kinh. Mức độ nghiêm trọng của căn bệnh là khác nhau giữa mỗi người nhưng nếu ở giai đoạn đầu, bệnh có thể điều trị bằng phẫu thuật. (461)

 

36.   Stress khiến não bị teo nhỏ

So với người bình thường, người có nồng độ cortisol cao thì khả năng ghi nhớ, tư duy kém hơn và tổng khối lượng não cũng giảm 0,2%.

Stress có thể gây ra những tác động tiêu cực như đau đầu, đau ngực, mệt mỏi và các vấn đề về tiêu hóa. Gần đây, một nghiên cứu chỉ ra stress còn làm tổn thương bộ não.

Theo CNN, trên tạp chí Neurology, các nhà khoa học từ Trường Đại học Y Harvard chỉ ra người có nồng độ cortisol hay còn gọi là hormone stress trong máu cao thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ. Não bộ của họ cũng nhỏ hơn.

Nhóm tác giả đã quan sát 2.000 tình nguyện viên tuổi trung bình 49 và kiểm tra khả năng ghi nhớ cũng như tư duy của họ. Các nhà khoa học lấy mẫu máu và đo khối lượng não bằng MRI. Mức cortisol bình thường dao động trong khoảng 10,8 đến 15,8 µg/dL. Dựa vào nồng độ hormone stress, nhóm nghiên cứu chia các tình nguyện viên ra ba nhóm là thấp, trung bình và cao.

Kết quả cho thấy so với người có lượng cortisol bình thường, người có nồng độ cortisol cao đạt điểm kỹ năng ghi nhớ, tư duy kém hơn và tổng khối lượng não cũng giảm 0,2%.

"Cortisol ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác nhau", bác sĩ Justin B. Echouffo-Tcheugui từ Đại học Harvard dẫn đầu nghiên cứu nói. "Công trình của chúng tôi cho thấy hiện tượng mất trí nhớ và cao xuất hiện ở người trung niên trước khi triệu chứng xuất hiện nên điều quan trọng là mọi người phải tìm cách xả stress như ngủ đủ, tập thể dục đều đặn, kết hợp các phương pháp thư giãn và tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm cortisol nếu cần".

Năm 2014, một nghiên cứu từ Đại học California phát hiện stress mạn tính kéo đến những tổn thương lâu dài về cấu trúc và chức năng não, từ đó khiến con người dễ mắc các rối loạn về tâm trạng, lo hãi. 

Các tác giả nhận thấy stress mạn dẫn đến tình trạng dư thừa myelin và chất trắng ở một số khu vực não. Chất trắng được làm từ các sợi kết nối tế bào thần kinh, giúp các vùng não giao tiếp tốt hơn. Trong khi đó, chất xám là tập hợp những tế bào thần kinh dùng để suy nghĩ, tính toán, đưa ra quyết định. Cả chất trắng lẫn chất xám đều quan trọng song nếu dư thừa chất trắng, các chức năng thần kinh cao hơn sẽ bị hạn chế. 

Đồng tác giả công trình của Trường Y Harvard là Sudha Seshadri nhận định việc cortisol thay đổi não "vừa đáng báo động vừa đem tới cơ hội" bởi suy giảm nhận thức có thể là tiền thân của chứng mất trí. 

"Giờ chúng ta đã có thêm manh mối để phòng tránh bệnh mất trí cho cộng đồng", bà Seshadri nói. "Tôi không thể chắc chắn rằng giảm cortisol nhất định đem tới hiệu quả nhưng đó là bước đầu tiên". (534)

 

37.   Đã có 5 người tử vong ở Mỹ do bệnh cúm vào mùa 2018-2019, tổ chức y tế khuyến cáo các cách phòng ngừa bệnh!

Mùa cúm mới chỉ bắt đầu nhưng đã có 5 người tử vong ở Mỹ do các biến chứng liên quan đến bệnh cúm. trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã khuyến cáo mọi người cách phòng ngừa bệnh.

Mùa cúm năm nay: Không phải chuyện đùa!

Nếu bạn hoặc con bạn chưa tiêm phòng ngừa cúm hàng năm, bạn có thể nghĩ đến việc ưu tiên tiêm chủng. Mùa cúm đang diễn ra trên khắp nước Mỹ, và người dân đã bị các triệu chứng cúm thông thường. Ngoài hàng trăm ca nhập viện được báo cáo, mùa cúm đã tuyên bố những con số thương vong đầu tiên.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), nạn nhân đầu tiên tử vong do bệnh cúm trong mùa 2018-2019 là một trẻ nhỏ vào ngày 13-10, có liên quan đến virus cúm A. Sở Y tế Florida cũng thông báo rằng một đứa trẻ không tiêm phòng cúm đã tử vong vào tháng 10 năm nay.

Đã có những ca tử vong liên quan đến bệnh cúm ở người lớn. Một bệnh nhân 65 tuổi ở Connecticut, một người khác ở California và một bệnh nhân nữa ở Kentucky. Trong khi những thương vong này có thể không đáng kể so với kỷ lục 80.000 người đã mất mạng vì những ca tử vong liên quan đến cúm trong mùa 2017-2018, giới chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh mùa cúm đang hoành hành và thực sự không phải chuyện đùa.

Prevention mới đây có cuộc trò chuyện cùng Lisa Maragakis, giám đốc phòng ngừa nhiễm trùng tại Hệ thống Y tế Johns Hopkins và phó giáo sư y khoa cho Đại học Y Johns Hopkins, về cách hiệu quả nhất để chống lại bệnh cúm. Và đó là điều mà hầu hết chúng ta đã biết: Hãy tiêm phòng cúm.

Việc chích ngừa không đảm bảo hoàn toàn việc bạn sẽ không mắc bệnh cúm nhưng nó có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các biến chứng nặng nề dẫn đến tử vong từ 40-60%. Cdc đặc biệt khuyến cáo nên tiêm chủng vào cuối tháng 10. "Đây thực sự là thời gian vàng để vắc-xin đi vào cơ thể, trước khi dịch cúm lan rộng và cơ thể bạn có đủ thời gian phản ứng với vắc-xin và xây dựng khả năng miễn dịch", TS Maragakis giải thích.

Chích ngừa cúm đem lại hiệu quả gì?

Nếu cảm cúm không được phòng ngừa bằng thuốc chủng ngừa cúm hoặc không được điều trị bằng thuốc kháng virus, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng khác, như viêm phổi hoặc thậm chí tử vong. Theo CDC, những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ tử vong do bị cảm cúm cao nhất.

Theo CDC, tiêm phòng cúm là cách tốt nhất để tránh bị nhiễm trùng trong mùa cúm. Chích ngừa bệnh cúm hiệu quả nhất nếu nhận được trước khi nhiễm trùng lan rộng khắp cộng đồng, do đó hãy đi khám sớm. Một khi bạn đã được chủng ngừa cúm, phải mất khoảng 2 tuần để phát triển các kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi virus cúm. Vắc-xin cúm sẽ liên tục được cập nhật mỗi năm để đối phó với sự thay đổi liên tục của virus gây cúm.

Nguồn tin từ CDC cũng cho thấy, tiêm vắc-xin cúm hàng năm giúp giảm nguy cơ biến chứng nặng của bệnh cúm từ 40% đến 60%. Hiệu quả của việc tiêm phòng vắc-xin cúm thay đổi tùy theo từng người, tùy thuộc vào độ tuổi, sức khoẻ và bản thân vắc-xin này được thiết kế để chống lại các virus đang lưu hành hay không.

Giới chuyên gia khuyến cáo thêm, nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức so với bình thường, chuyên gia khuyên người dân nên nhập viện càng sớm càng tốt. Nếu thấy xuất hiện hiện tượng sốt cao sau vài ngày sốt nhẹ, đau nhức toàn thân, đau ngực, khó thở… thì càng phải đến viện sớm. Đây chính là những biến chứng cực nguy hiểm của bệnh cảm cúm, không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Các chuyên gia cho biết, bệnh nhân bị bệnh cảm cúm không nên vận động quá mức, thường xuyên bổ sung nước và dinh dưỡng kịp thời để đề phòng mất nước. Để phòng bệnh cảm cúm, chúng ta cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, giữ vệ sinh mắt, mũi, miệng thật sạch, hạn chế đến nơi công cộng để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác, chủ động tiêm phòng vắc-xin cúm ngay từ bây giờ để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc căn bệnh này.​ 

Thăm dò ý kiến