Điểm tin y tế ngày 17/3/2019

18/03/2019 | 05:00 AM

 | 

I. THÔNG TIN TRONG NƯỚC

1.Bệnh viện hiện đại ngang tầm quốc tế đi vào hoạt động, giảm tải 20% cho bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam chính thức tổ chức khám ngày 25/3 tới, dự kiến mỗi ngày khám khoảng 1000 – 1500 bệnh nhân, góp phần giảm tải cho cơ sở 1.

Giai đoạn 1, BV Bạch Mai cơ sở 2 sẽ mở 16 phòng khám với đầy đủ 14 chuyên khoa do các bác sĩ tại cơ sở 1 Giải Phóng luân phiên về khám bệnh. Toàn bộ máy móc, trang thiết bị cũng được đem từ cơ sở 1 xuống, đảm bảo chất lượng chữa bệnh tương đương như tại BV Bạch Mai hiện tại.

 “Hiện tại cơ sở 1 mỗi ngày tiếp nhận từ 7- 8 nghìn lượt bệnh nhân, tạo ra sự quá tải khá lớn. Chúng tôi hi vọng cơ sở 2 hiện đại đi vào khám chữa, bước đầu đáp ứng 1000—1500 bệnh nhân/ngày sẽ góp phần giảm tải khoảng 20% cho cơ sở 1”, PGS Quốc Anh chia sẻ.

Để tổ chức công tác khám chữa bệnh tốt nhất, chu đáo nhất, tại cơ sở 2 BV Bạch Mai sẽ cung cấp nước uống miễn phí; với bệnh nhân khi khám có chỉ định nhập viện sẽ được chuyên trở về cơ sở 1 miễn phí.

Nguồn nhân lực phục vụ công tác khám chữa bệnh từ 120 – 130 người cho hoạt độngcủa 16 phòng khám, xét nghiệm, chiếu chụp, nội soi tiêu hóa, khám nhi…

“Ban đầu đây là những trang thiết bị đưa từ cơ sở 1 xuống, đảm bảo khám cho bệnh nhân chất lượng nhất. Còn khi bệnh viện hoàn thiện, trang thiết bị được đầu tư hiện đại tầm khu vực và quốc tế. Ngoài ra, chúng tôi còn mời các chuyên gia Nhật Bản hợp tác để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, điều trị cho bệnh nhân”, PGS Quốc Anh cho biết.

Về chế độ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân, bệnh viện cũng đã có buổi làm việc với Bộ Y tế, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Hà Nam để tạo điều kiện cho những đối tượng chính sách được đăng kí khám bảo hiểm ban đầu tại BV Bạch Mai.

  1. Thực thi nghiêm khắc các hình phạt với vi phạm quy định xử lý nước và nước thải

Ban hành, thực thi nghiêm khắc các hình phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định xử lý nước và nước thải, dần dần hạn chế các túi polythene không phân hủy cùng với việc cấm sử dụng hoàn toàn túi polythene không phân hủy sau từ 2 đến 5 năm.

Đó là kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tại lễ ra mắt ấn bản thứ 11 của ấn phẩm thường niên Sách trắng và tổ chức Sự kiện “EVFTA: Đổi mới và số hóa công nghiệp vì một Việt Nam thịnh vượng”.

Kể từ khi thành lập với 60 thành viên vào năm 1998, EuroCham đã phát triển với hơn 1.000 thành viên, bao gồm một số DN hàng đầu thế giới.

Tại buổi ra mắt Sách trắng, EuroCham đã đưa ra một số kiến nghị của cộng đồng thành viên EuroCham theo 3 chủ đề lớn: Ngành y tế tại Việt Nam, Môi trường thuế và hải quan, và tăng trưởng bền vững.

Theo EuroCham, Bộ Y tế nên tạo điều kiện triển khai mô hình điều trị tại nhà (ngoại trú) thông qua các cơ chế hỗ trợ chi phí ưu đãi nhằm giảm số lượng bệnh nhân dồn về các BV, đặc biệt những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính. Việc này sẽ hạn chế chi phí tự chi trả cho bệnh nhân.

Đồng thời, cần có một quy trình đăng ký thuốc tối ưu hóa, hài hòa giữa các quy định pháp luật của Việt Nam với các hướng dẫn quốc tế và thông lệ thực hành trong khu vực, cùng cơ chế rà soát thường xuyên danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế, sẽ giúp nâng cao khả năng tiếp cận của người bệnh Việt Nam tới các loại thuốc phát minh mới, đồng thời giảm thiểu gánh nặng hành chính.

Hoạt động mua sắm công đóng vai trò lớn tại Việt Nam và lượng thuốc biệt dược gốc chỉ chiếm 4% xét về lượng thuốc sử dụng tại các BV công. Việc xác định cơ chế đàm phán giá cho các sản phẩm thuốc biệt dược gốc hết hạn bảo hộ và đã có thuốc generic nhóm 1 (hoặc từ các nước ICH) sẽ góp phần đảm bảo các loại thuốc này luôn sẵn có tại các BV, duy trì khả năng lựa chọn của bác sỹ và đảm bảo khả năng tiếp cận thuốc của người bệnh, đồng thời khuyến khích các DN đến với Việt Nam để đầu tư sản xuất trong nước và chuyển giao công nghệ.

Đồng thời, cần đưa vào dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế quy định điều chỉnh và xác định vai trò của Bảo hiểm y tế thương mại đối với Bảo hiểm Y tế Toàn dân; lựa chọn thí điểm các lĩnh vực bệnh lý và trị liệu cung cấp bảo hiểm y tế đồng chi trả và bảo hiểm y tế bổ sung.

Để bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, EuroCham cũng kiến nghị Chính phủ đưa ra các mục tiêu và quy định chính sách cụ thể về kiểm soát chất lượng không khí và khí thải, áp dụng thuế đối với các nhà máy điện than, nhà máy xi măng và các nguồn ô nhiễm chính dựa trên những ảnh hưởng về mặt kinh tế, xã hội và sức khỏe và đẩy mạnh phát triển phương tiện công cộng.

Cùng với đó, ban hành, thực thi nghiêm khắc các hình phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định xử lý nước và nước thải, dần dần hạn chế các túi polythene không phân hủy cùng với việc cấm sử dụng hoàn toàn túi polythene không phân hủy sau từ 2 đến 5 năm.

Bên cạnh đó, việc phân loại chất thải sinh hoạt ở cấp hộ gia đình phải cho phép xử lý hiệu quả về mặt chi phí chất thải sinh hoạt và sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân trong lĩnh vực này. Cùng với túi nhựa sử dụng một lần, cần giảm việc sử dụng các sản phẩm nhựa không phân hủy sinh học khác, chẳng hạn như ống hút, cốc và hộp nhựa.

Đồng Chủ tịch EuroCham Denis Brunetti cho rằng, trong 30 năm qua, con đường phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội và nguồn việc làm trong tương lai chủ yếu sẽ đến từ nền kinh tế kỹ thuật số với nhu cầu nhân lực công nghệ cao khi tất cả các ngành công nghiệp sẽ được số hóa. Các DN châu Âu cũng cam kết sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tận dụng triệt để các cơ hội mà làn sóng đổi mới kỹ thuật số toàn diện và bền vững sẽ mang lại.

  1. Tập thể dục giữa giờ, tại sao không?

Tinh thần thể dục, thể thao giữa giờ làm việc đã lan rộng ra nhiều bộ, ngành, các cơ quan, xí nghiệp trên khắp cả nước sau khi mạng xã hội lan truyền clip của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hướng dẫn bài tập luyện.

 Hoạt động này đã và đang mang đến những tín hiệu tích cực trong việc xây dựng ý thức rèn luyện thể dục, thể thao của người dân. 

Lý giải về việc vận động người dân thực hiện những bài tập giữa giờ làm việc, người đứng đầu ngành y tế cho rằng cuộc sống hiện đại, gấp gáp khiến người dân trở nên ít vận động hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ của các bệnh nguy hiểm như béo phì, huyết áp, bệnh tim mạch và thậm chí ung thư. Vì vậy, Bộ Y tế vận động người dân tăng cường vận động thể lực bằng mọi hình thức và đơn giản nhất như tập thể dục giữa giờ. Với những bài tập chỉ hơn 3 phút, động tác dễ thực hiện và thường có âm nhạc kèm theo sẽ giúp người tập có sự phấn khởi, khí huyết lưu thông, tinh thần minh mẫn, tăng sức đề kháng và phòng chống nhiều bệnh về cột sống, mắt, tay chân, tiêu hóa... Điều này rất tốt đối với những người lao động làm văn phòng ngồi nhiều, đọc nhiều, dán mắt vào máy vi tính nhiều. Nhiều chuyên gia y tế cũng thừa nhận rằng, nếu cùng nhau tập thể dục 2 - 3 phút giữa những giờ làm việc hoặc giờ họp căng thẳng, thì đó sẽ trở thành một liều thuốc tinh thần tuyệt vời. Và, đó cũng là thông điệp tích cực mà người đứng đầu ngành y tế gửi đến toàn dân về một xã hội văn minh phải phát triển không chỉ dựa trên nền tảng trí lực mà còn cả thể lực nữa.

Tại Chương trình Sức khỏe Việt Nam vừa được tổ chức ở Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, trước hết là phải nâng cao nhận thức và đề cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và toàn dân đối với công tác chăm sóc sức khỏe. Tuyên truyền các hành vi, lối sống có lợi cho sức khỏe nhằm tạo ra phong trào có sức lan tỏa sâu rộng, bền vững, trở thành thói quen, nếp sống văn hóa trong cộng đồng.

Hưởng ứng phong trào ấy, nhiều bộ, ngành, công ty, doanh nghiệp đã vận dụng vào thực tế tại đơn vị mình và đem lại hiệu quả khá rõ rệt. Mới đây, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã yêu cầu tất cả các cán bộ, công chức, viên chức thuộc bộ sẽ bắt đầu khởi động chương trình tập thể dục giữa giờ tại công sở, nơi làm việc. Liên đoàn Lao động TPHCM, Công đoàn Viên chức TPHCM cũng đã ban hành kế hoạch tổ chức phong trào tập luyện thể dục giữa giờ “Khỏe để lao động sản xuất”. Phong trào này đã lan rộng ra các công ty, xí nghiệp trên địa bàn thành phố và được nhiều người ủng hộ. Nhiều công nhân thích thú với những động tác tập đơn giản được thể hiện trên nền nhạc với khẩu hiệu “Sức khỏe tốt, năng suất cao”, tạo thêm động lực, tinh thần trong thời gian làm việc, góp phần tăng năng suất lao động mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và giúp thay đổi tư thế, đỡ mệt mỏi, cũng như cải thiện sức khỏe khi về già.

Bệnh viện Đà Nẵng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(Năm 2018, bằng việc triển khai hiệu quả 398 dịch vụ kỹ thuật nổi bật như lâm sàng (bóc nội mạc động mạch cảnh, đặt stent ống động mạch cấp cứu trong các bệnh tim bẩm sinh sống phụ thuộc vào ống động mạch), cận lâm sàng (định lượng C-Peptid, Test hồi phục phế quản…) đã giúp bệnh viện Đà Nẵng hoàn thành 100% kế hoạch được giao.

Với tổng số nhân lực 2.006 người (trong đó có 353 bác sĩ, 63 dược sĩ, 694 điều dưỡng và 159 kỹ thuật viên), đơn vị đã thực kê 2.569 giường (so với kế hoạch 2.000 giường), khám 446.468 bệnh nhân (tăng 131%, bao gồm 295.395 bảo hiểm y tế) và điều trị nội trú cho 123.096 bệnh nhân (tăng 150%, bao gồm 111.937 bảo hiểm y tế) với tổng số 867 384 ngày điều trị nội trú (tăng 125% ngày so với năm trước).

Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Lê Đức Nhân - Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết đơn vị đã triển khai đúng và đầy đủ các quy định về BHYT, công tác giám định dữ liệu trên cổng thông tin điện tử đã đi vào thường quy và có hiệu quả, đặc biệt phối hợp tốt với cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết quyền lợi cho người bệnh BHYT tham gia khám chữa bệnh.

Trực thuộc Sở Y tế Đà Nẵng, được giao đảm bảo y tế phục vụ các sự kiện lớn năm 2018, bệnh viện đã thành lập Ban chỉ đạo, kiện toàn 3 đội cấp cứu, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, máu, vật tư y tế sẵn sàng ứng cứu trong các tình huống khẩn cấp. Phân công Ban Giám đốc, Ban Chủ nhiệm khoa, phòng theo dõi hoạt động chuyên môn cũng như an ninh trật tự trong suốt dịp lễ, tết cũng như trong những ngày diễn ra các sự kiện lớn trong năm; đảm bảo công tác báo cáo theo quy định.

Theo Giám đốc Nhân, đơn vị cũng triển khai tập huấn phác đồ điều trị sốt xuất huyết của Bộ Y tế và điều trị một cách có hiệu quả, khống chế tỉ lệ tử vong; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc; tăng cường nhân lực tại Khoa Y học Nhiệt đới; mở rộng khu điều trị khi có dịch; phổ biến kiến thức về bệnh sốt xuất huyết đến tận các khoa, phòng trên hệ thống loa phóng thanh và trong các buổi họp hội đồng người bệnh; tổ chức phun thuốc diệt muỗi trong toàn viện và treo băng rôn tuyên truyền về phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại các điểm dễ thấy trong bệnh viện…

Ngay sau khi có Chỉ thị 847/CT-BYT của Bộ Y tế về các giải pháp để bảo đảm và nâng cao chất lượng dịch vụ khi thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, bệnh viện Đà Nẵng đã thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh; tạo môi trường sạch sẽ để chăm sóc và điều trị người bệnh, bảo đảm quyền và lợi ích của người bệnh.

Với phương châm "Lấy người bệnh làm trung tâm", thái độ phục vụ, tâm lý tiếp xúc của bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý đã được cải thiện rất nhiều, nhận được sự hài lòng hơn từ phía người bệnh. Kết quả là mức độ hài lòng người bệnh nội trú đạt 96%, ngoại trú 95%, và hài lòng nhân viên y tế 96%.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai bệnh viện điện tử, bệnh viện đã kết nối mạng giữa khoa khám bệnh, xét nghiệm, khoa dược, thu viện phí, lãnh đạo và các bộ phận liên quan giúp giảm thời gian chờ, tăng cường quản lý, giảm sai sót, nhầm lẫn, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính qua bệnh án điện tử, đảm bảo độ chính xác trong nhập các thông tin hành chính, chỉ định xét nghiệm, chỉ định điều trị, tăng cường thời gian phục vụ người bệnh.

Tuy nhiên, hiện nguồn tài chính của đơn vị phụ thuộc phần lớn vào nguồn thu từ khám chữa bệnh BHYT nhưng thực tế, bệnh viện không được thanh quyết toán kinh phí khám chữa bệnh BHYT kịp thời vì nhiều lý do như vượt trần, vượt quỹ ... mà nguồn kinh phí để lại chưa thanh toán rất lớn. Do đó, việc cân đối nguồn thu nhằm đảm bảo thực hiện tự chủ chi thường xuyên gặp nhiều khó khăn.

Mức lương cơ bản làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ y tế tại Thông tư 15/2018/TT-BYT là 1.150.000 đồng, đến nay mức lương cơ bản đã tăng lên 1.390.000 đồng, dự kiến tháng 7/2019 sẽ là 1.490.000 đồng, như vậy phần chênh lệch tăng lương do mức lương cơ bản thay đổi cũng là một thách thức lớn về tài chính đối với bệnh viện.

Cơ cấu giá dịch vụ y tế hiện nay chỉ mới bao gồm chi phí trực tiếp, tiền lương, chưa tính chi phí quản lý, đào tạo, khấu hao tài sản, chi phí ứng dụng công nghệ thông tin, thuê đất …, trong khi bệnh viện vẫn phải chi trả.

Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, trong năm 2019 đơn vị sẽ tiếp tục triển khai sâu rộng Nghị định 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; phấn đấu lương tăng thêm với hệ số 1,0; triển khai thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thất thoát ở các khoa, phòng; đặc biệt phối hợp với BHYT thực hiện tốt các nghị định, thông tư liên quan đến công tác BHYT mới ban hành năm 2018 (đặc biệt là Nghị định 146), đồng thời thực hiện tốt công tác giám định hồ sơ trên cổng thông tin điện tử, tránh xuất toán do thực hiện sai quy chế chuyên môn, sai quy định về công tác BHYT.

Bên cạnh đó, tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng, thực hiện tốt dịch vụ tầm soát và khám sức khỏe; các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu đặc biệt; khám chữa bệnh cho người nước ngoài; khai thác tối đa cơ sở hạ tầng sau khi sáp nhập Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ thành phố.

Đồng thời, tập trung nguồn lực phát triển nhiều kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng, giúp giảm ngày điều trị, giảm chuyển người bệnh lên tuyến trên, triển khai tốt Đề án 1816 “cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”, bệnh viện vệ tinh tại Đà Nẵng và các địa phương lân cận./.

4. Bệnh nhân 'tố' bác sĩ tự ý thắt một bên vòi trứng khi mổ ruột thừa

Một nữ bệnh nhân ở Hà Tĩnh bức xúc vì cho rằng bản thân chưa có dấu hiệu mang thai và chỉ viêm ruột thừa nhưng các bác sĩ khi mổ ruột thừa thì tự ý thắt luôn một bên vòi trứng.

Sau gần 3 ngày nằm điều trị tại Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, chị Trần Thị Hóa (31 tuổi, trú tại thôn 2 Trung Hậu, xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã tỉnh táo nhưng vẫn đang được các bác sĩ theo dõi sát sao. Chị Hóa là bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện đa khoa thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) lên tuyến trên.

Nằm tại giường bệnh, chị Hóa cho biết, sáng 12.3, chị có dấu hiệu đau bụng nên đến một phòng khám tư ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) siêu âm để kiểm tra. Bác sĩ phòng khám cho biết chị bị viêm ruột thừa và khuyên đến bệnh viện để mổ.

Trưa cùng ngày, chị Hóa vào Khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa thị xã Hồng Lĩnh để làm các xét nghiệm và các bác sĩ khẳng định chị bị viêm ruột thừa, cần phải nhập viện ngay.

“Khoảng 14 giờ 30 ngày 12.3, tôi được các bác sĩ đưa vào phòng mổ để cắt ruột thừa. Đến khoảng 16 giờ, tôi bắt đầu tỉnh táo và biết mình đang nằm ở phòng hồi sức. Tuy nhiên, khoảng vài tiếng sau thì tôi thấy bụng chướng lên, khó thở và dịch máu ở bụng chảy ra rất nhiều. Rất đông các bác sĩ đã vào thăm khám cho tôi và sau đó thì chuyển tôi quay trở lại phòng mổ để mổ lần 2”, chị Hóa nói.

Theo anh Tôn Quang An (30 tuổi, chồng chị Hóa), đến chiều tối, sau khi hoàn tất ca mổ lần 2 cho vợ anh, bác sĩ thông báo là chị Hóa mang thai ngoài tử cung với một tụ máu không đông ở vòi trứng bên phải nên phải thắt lại để cầm máu.

“Vợ tôi hoàn toàn bất ngờ về việc bác sĩ nói cô ấy đang mang thai. Chưa kể, trước khi vào mổ lần 2, bác sĩ không thông báo cho gia đình biết là vợ tôi mang thai ngoài tử cung và cũng không xin ý kiến gia đình về việc thắt vòi trứng”, anh An bức xúc nói.

Còn chị Hóa nói thêm: “Lần hai vợ chồng quan hệ mới nhất thì chị đã mua một viên tránh thai khẩn cấp để uống vì con đầu mới được gần 10 tháng tuổi và sinh mổ nên chị chưa muốn có con. Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện để mổ ruột thừa, tôi bắt đầu có kinh nguyệt”.

Đến trưa 13.3, người thân thấy chị Hóa có biểu hiện khó thở, bụng vẫn chướng lên nên yêu cầu được chuyển lên tuyến trên. Đến chiều cùng ngày, chị Hóa được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong tình trạng toàn thân tím tái, khó thở, bụng chướng. Sau khi hội chẩn, chị Hóa được đưa vào phòng mổ cấp cứu.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Thái Lâm, Giám đốc Bệnh viện đa khoa thị xã Hồng Lĩnh, khẳng định việc các bác sĩ tiến hành thắt vòi trứng là bắt buộc phải làm để cứu sống bệnh nhân Hóa. Đồng thời, sau ca mổ lần 1, các bác sĩ đã thông báo cho người nhà về việc bệnh nhân vừa bị viêm ruột thừa và mang thai ngoài tử cung.

“Trong quá trình tiến hành mổ nội soi ruột thừa lần 1 cho bệnh nhân Hóa thì ê kíp mổ phát hiện 1 tụ máu không đông ở phía khu vực vòi trứng bên phải nên mới biết bệnh nhân mang thai ngoài tử cung. Sau khi hút hết phần máu tụ để bảo vệ vòi trứng và cắt ruột thừa, ê kíp phẫu thuật tiến hành đóng ổ bụng”, ông Lâm nói.

Theo ông Lâm, khoảng 5 giờ sau mổ lần 1 thì bệnh nhân bị chảy máu ổ bụng vì vòi trứng bên phải rỉ máu. Ê kíp phẫu thuật phải tiến hành mổ cấp cứu và buộc phải thắt một bên vòi trứng để cứu sống bệnh nhân. Quá trình nội soi có hình ảnh chứng minh bệnh nhân mang thai ngoài tử cung.

"Ngày 15.3, khoảng 15 người là người thân của bệnh nhân Hóa kéo lên bệnh viện yêu cầu chúng tôi trả lời về việc thắt vòi trứng. Mặc dù bệnh viện đã giải thích cho người nhà bệnh nhân nhưng họ không chịu. Hiện chúng tôi đang làm văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh thành lập đoàn y khoa kiểm tra lại toàn bộ quá trình mổ cho bệnh nhân để có cơ sở khoa học trả lời cho người nhà bệnh nhân hiểu rõ”, ông Lâm nói.

Ông Bạch Tuấn Anh, Trưởng Khoa ngoại tiêu hóa Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, cho hay khi tiếp nhận bệnh nhân Hóa từ tuyến dưới chuyển lên, các bác sĩ của khoa này mới chỉ tiến hành xử lý vùng rỉ máu để cứu sống bệnh nhân chứ không biết bệnh nhân có thai hay không.

5. Mổ ruột thừa, bệnh nhân tá hỏa khi thấy mình bị... thắt vòi trứng

Kết thúc ca mổ ruột thừa, chị Hóa phải phẫu thuật thêm lần nữa vì bụng chướng, khó thở và dịch máu ở bụng chảy ra rất nhiều. Sau đó, chị ngã ngửa khi các bác sĩ cho biết đã thắt một bên vòi trứng của mình.

Theo phản ánh của anh Tôn Quang An (30 tuổi) – chồng chị Trần Thị Hóa (SN 1988), ngày 11/3, vợ anh có dấu hiệu đau bụng, được người nhà đưa đến BV đa khoa thị xã Hồng Lĩnh để cấp cứu. Tại đây bác sĩ chẩn đoán chị Hóa bị viêm ruột thừa và chỉ định mổ ruột thừa gấp.

“Khoảng 14h30 ngày 12/3, vợ tôi được các bác sĩ đưa vào phòng mổ để cắt ruột thừa. Sau khi trở về phòng hồi sức được vài tiếng thì tôi thấy bụng vợ chướng lên, khó thở và dịch máu ở bụng chảy ra rất nhiều. Rất đông các bác sĩ đã vào thăm khám, ngay sau đó vợ tôi được chuyển trở lại phòng mổ để mổ lần 2”, anh An nói.

Anh An thông tin, đến chiều tối cùng ngày thì ca mổ thứ 2 kết thúc. Lúc này bác sĩ thông báo chị Hóa mang thai ngoài tử cung với một tụ máu không đông ở vòi trứng bên phải nên phải thắt lại để cầm máu.

“Vợ tôi hoàn toàn bất ngờ về việc bác sĩ nói cô ấy đang mang thai. Chưa kể, trước khi vào mổ lần 2, bác sĩ không thông báo cho gia đình biết là vợ tôi mang thai ngoài tử cung và cũng không xin ý kiến gia đình về việc thắt vòi trứng”, anh An bức xúc.

Sau ca mổ thứ 2, chị Hóa vẫn có biểu hiện khó thở, bụng vẫn chướng lên nên yêu cầu được chuyển lên tuyến trên. Trưa ngày 13/3, chị Hóa được người thân chuyển đến BV đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, nhợt nhạt, khó thở, đau nhiều khắp bụng. Các bác sĩ đã lấy que thử thai nhưng chỉ hiện lên một vạch, không có thai.

Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán chị Hóa bị nhiễm trùng, nhiễm độc, viêm phúc mạc sau hai ngày mổ nên đã tiến hành mổ. Tại đây, bệnh nhân được bác sĩ CK II Bạch Tuấn Anh, Trưởng khoa ngoại tiêu hóa thăm khám, chỉ định mổ cấp cứu và phát hiện trong bụng bệnh nhân có máu không đông lẫn máu cục, kiểm tra tất cả ổ bụng, mạc nối rỉ máu, xử lý khâu và rửa ô bụng, đặt dẫn lưu, ruột thừa bị cắt và thông báo bệnh nhân đã bị bệnh viện Hồng Lĩnh thắt một bên vòi trứng.

Nằm điều trị tại Khoa Ngoại tiêu hóa, BV đa khoa tỉnh Hà Tĩnh chị Hóa cho rằng, việc chị có thai là khó xảy ra bởi, lần hai vợ chồng quan hệ mới nhất chị đã mua một viên tránh thai khẩn cấp để uống vì con đầu mới được gần 10 tháng tuổi và sinh mổ nên chị chưa muốn có con. Trước khi nhập viện để mổ ruột thừa khoảng 1 tuần chị bắt đầu có kinh nguyệt.

Ông Nguyễn Thái Lâm, Giám đốc Bệnh viện đa khoa thị xã Hồng Lĩnh khẳng định, việc các bác sĩ tiến hành thắt vòi trứng là bắt buộc phải làm để cứu sống bệnh nhân Hóa. Hơn nữa sau ca mổ lần 1, các bác sĩ đã thông báo cho người nhà về việc bệnh nhân vừa bị viêm ruột thừa và mang thai ngoài tử cung (?!).

“Trong quá trình tiến hành mổ nội soi ruột thừa lần 1 cho bệnh nhân Hóa thì ê kíp mổ phát hiện 1 tụ máu không đông ở phía khu vực vòi trứng bên phải nên mới biết bệnh nhân mang thai ngoài tử cung. Sau khi hút hết phần máu tụ để bảo vệ vòi trứng và cắt ruột thừa, ê kíp phẫu thuật tiến hành đóng ổ bụng”, ông Lâm nói.

Theo vị Giám đốc, khoảng 5 giờ sau mổ lần 1 thì bệnh nhân bị chảy máu ổ bụng vì vòi trứng bên phải rỉ máu. Ê kíp phẫu thuật phải tiến hành mổ cấp cứu và buộc phải thắt một bên vòi trứng để cứu sống bệnh nhân. Quá trình nội soi có hình ảnh chứng minh bệnh nhân mang thai ngoài tử cung.

“Hiện chúng tôi đang làm văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh thành lập đoàn y khoa kiểm tra lại toàn bộ quá trình mổ cho bệnh nhân để có cơ sở khoa học trả lời cho người nhà bệnh nhân hiểu rõ vì sao phải thắt buồng trứng”, ông Lâm cho hay.

Còn ông Bạch Tuấn Anh, Trưởng khoa ngoại BV đa khoa Hà Tĩnh cho hay, khi tiếp nhận bệnh nhân Hóa từ tuyến dưới chuyển lên, các bác sĩ của khoa mới chỉ tiến hành xử lý vùng rỉ máu để cứu sống bệnh nhân chứ không biết bệnh nhân có thai hay không.

6. Vòi tiền người bệnh, một bác sĩ bị người nhà cầm dao rượt chém

Một bác sĩ được xác định có hành vi vòi tiền của nhiều người bị bệnh hiểm nghèo. Vụ việc chỉ bị vỡ lở khi mới đây vị bác sĩ này bị người nhà của một bệnh nhân cầm dao rượt chém ngay trong bệnh viện.

Ngày 16-3, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết ban giám đốc Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM vừa quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bác sĩ N.L.M.T. (công tác tại khu điều trị tổng hợp, khoa hồi sức cấp cứu) để xác minh hành vi vòi tiền của người bệnh.

Sự việc chỉ bị vỡ lở vào ngày 14-3, khi bác sĩ T. bị một người nhà bệnh nhân cầm dao rượt chém ngay trong bệnh viện.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, ban giám đốc Bệnh viện Truyền máu huyết học yêu cầu bác sĩ T. viết kiểm điểm tường trình vụ việc. 

Qua đó, vị bác sĩ này thừa nhận có nhận tiền của bệnh nhân N.H.D. (được chẩn đoán bị bạch cầu cấp dòng tủy) hai lần với tổng số tiền là 9 triệu đồng để điều trị giảm nhẹ.

Ngoài ra, bác sĩ này còn thừa nhận có đề nghị và nhận tiền của hai trường hợp bệnh nhân khác với tổng số tiền là 20 triệu đồng. 

Được biết bác sĩ T. được đánh giá có trình độ chuyên môn tốt, làm việc tại Bệnh viện Truyền máu huyết học từ năm 2012 đến nay.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 16-3, bác sĩ N.L.M.T. xác nhận ông đã làm bản kiểm điểm gửi ban giám đốc bệnh viện và phía bệnh viện có quyết định tạm đình chỉ công tác để xác minh vụ việc. 

Trước câu hỏi có nhiều bệnh nhân phản ảnh ông nhận tiền của họ, bác sĩ T. nói: "Hiện tại theo yêu cầu của bệnh viện thì bệnh viện sẽ trực tiếp trao đổi với báo chí. Ở vị trí tôi lúc này không thể cung cấp thông tin gì được cả".

Bác sĩ Phù Chí Dũng - giám đốc Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM - cho biết qua xác minh, bác sĩ T. không chỉ nhận tiền từ một trường hợp mà nhiều trường hợp. 

Hiện đơn vị vẫn đang trong quá trình xác minh nên chưa "chốt" chính xác số tiền mà bác sĩ T. đã nhận của người bệnh.

Bác sĩ Dũng cho biết thực tế bác sĩ T. là cán bộ giảng dạy thuộc biên chế của Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Nhà trường có ký hợp đồng cử bác sĩ T. qua Bệnh viện Truyền máu huyết học để thực hành. Khi phát hiện sai phạm, bệnh viện cũng đã báo cáo về trường để đơn vị có hướng xử lý. "Đây là giao dịch giữa bác sĩ này với bệnh nhân nên phía bệnh viện không thể nào nắm hết được. Qua vụ việc này bệnh viện cũng đã thông báo cho người bệnh khi cần đóng tiền thì xuống trực tiếp quầy thu phí của bệnh viện, tuyệt đối không nghe và không đóng cho cá nhân" - bác sĩ Dũng khuyến cáo. "Ngay khi xảy ra vụ việc, phía bệnh viện cũng đã tiến hành họp hội đồng kỷ luật. Trước mắt bệnh viện đã tạm đình chỉ công việc và yêu cầu bác sĩ này hoàn trả lại tiền cho người nhà bệnh nhân" - bác sĩ Dũng nói.

7. Bệnh nhân ung thư vác dao tìm... bác sĩ vì bị 'vòi tiền'

Bác sĩ N.L.M.Tr. bị Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM cho thôi hợp tác và trả về Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) chờ họp hội đồng kỷ luật xử lý vì có hành vi 'vòi tiền' bệnh nhân.

Chiều 16.3, bác sĩ CK.II Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM, cho biết bệnh viện đã cho thôi viêc đối với bác sĩ N.L.M.Tr. , bác sĩ thuộc Khoa huyết học, Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, đang hợp tác khám, chữa bệnh tại Khoa điều trị tổng hợp tại bệnh viện này vì có hành vi "vòi tiền" bệnh nhân.

Ngoài ra, bệnh viện cũng đã chuyển vụ việc sang Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch để họp hội đồng kỷ luật xem xét trường hợp bác sĩ Tr.

Nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết vào đầu giờ khám bệnh sáng 14.3, một bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM đã... cầm dao đi tìm bác sĩ Tr. Khi gặp bác sĩ Tr., người này cầm dao dọa thì được những người xung quanh can ngăn kịp thời.

Nguyên nhân vụ việc được cho là bác sĩ Tr. đã nhiều lần “vòi tiền” của bệnh nhân ung thư điều trị tại bệnh viện. Theo bác sĩ Phù Chí Dũng, bệnh viện đã yêu cầu bác sĩ Tr. tường trình và trả lại tiền cho bệnh nhân. Hiện bệnh viện đang chờ tường trình bác sĩ Tr.

8.Phó giám đốc bệnh viện chết trong tư thế treo cổ để lại thư tuyệt mệnh xin lỗi người thân

Qua khám nghiệm hiện trường nơi phát hiện phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ (Hà tĩnh) chết trong tư thế treo cổ, cơ quan chức năng phát hiện 1 lá thư tuyệt mệnh có nội dung xin lỗi người thân, gia đình.

Ngày 16-3, tin từ Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, cho biết trong quá trình khám nghiệm hiện trường tại nhà bác sĩ Nguyễn Trọng L., Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ, cơ quan chức năng có phát hiện 1 lá thư tuyệt mệnh. Nội dung bức thư bác sĩ L. dặn dò, xin lỗi người thân.

Theo nhận định ban đầu của cơ quan công an, đây có thể là một vụ tự tử, không có dấu hiệu tội phạm. Nguyên nhân dẫn tới việc bác sĩ L. quyên sinh có thể là do ức chế trong cuộc sống, không giải quyết được nên tự tìm đến cái chết.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa, theo thông tin ban đầu, vào khoảng 22 giờ ngày 14-3, người thân bác sĩ Nguyễn Trọng L. (SN 1959, hiện là Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ) bàng hoàng phát hiện vị bác sĩ này tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà riêng ở thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Bác sĩ Trần Văn Nhân, quyền Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Thọ, cho biết bác sĩ L. là người có chuyên môn tốt, sống hòa đồng với mọi người trong bệnh viện, trước khi sự việc xảy ra bác sĩ L. vẫn đi làm bình thường.

Hiện, nguyên nhân cuối cùng dẫn đến sự việc trên đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.

9. Ra mắt Trung tâm Bệnh Nhiệt đới đáp ứng nhu cầu điều trị các bệnh truyền nhiễm

Trước diễn biến các bệnh dịch truyền nhiễm gia tăng, ngày 15/3 Bệnh viện Bạch Mai đã ra mắt Trung tâm Bệnh Nhiệt đới.

 Tại hội thảo khoa học về bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới diễn ra cùng ngày, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho biết trong năm 2018 có 10 dịch bệnh truyền nhiễm lớn nhất năm trên thế giới như sởi, bạch hầu, viêm gan A ở Mỹ, bệnh than ở Madagascar, nhiễm E.colo từ bơ đậu nành ở vài bang của Mỹ, cúm gia cầm A/H7N9 quay trở lại Trung Quốc...

Tại Việt Nam sởi cũng có nhiều nguy cơ với số ca mắc nhiều trong năm 2018, trong khi đó đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, sởi là bệnh có thể ngừa bằng vắc xin. Theo đó, nếu tiêm thì không mắc bệnh, có mắc cũng ở thể nhẹ. Nhưng thực tế thời gian qua Trung tâm tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân sởi, với 50% số ca mắc là ngời lớn.

Điều này cho thấy miễn dịch cộng đồng còn những vùng trũng, vẫn có những nguời chưa có miễn dịch. Trong khi đó, sởi là một bệnh truyền nhiễm vô cùng dễ lây. Hầu như những người chưa từng mắc sởi, tiếp xúc nguồn lây đều có nguy cơ lây bệnh. Đặc biệt GS Kính cảnh báo các biến chứng nguy hiểm của sởi, nhất là ở những trẻ có miễn dịch kém, sẵn bệnh lý nền.

Biến chứng sởi trẻ em ám ảnh nhất với bác sĩ là biến chứng viêm phổi, viêm thanh quản gây phù nề khiến trẻ khó thở, tắc thở. Nhiều trẻ khi đến bệnh viện đã ngừng thở, bác sĩ phải cấp cứu 2 tiếng liên tục. Biến chứng viêm phổi cũng gây ra số ca tử vong nhiều nhất so với các biến chứng khác, như vụ dịch sởi năm 2014 đã khiến hơn 100 trẻ tử vong vì biến chứng này.

Biến chứng viêm não cũng rất nghiêm trọng, xảy ra ở cả ngời lớn và trẻ em. Biến chứng viêm não có thể để lại những di chứng nặng nề cả đời cho người mắc bệnh, khiến từ một người khỏe mạnh bình thường sau khi mắc sởi, bị biến chứng có những di chứng về thần kinh khó phục hồi.

Ngoài ra, biến chứng tiêu chảy, mắt mũi kèm nhèm cũng rất hay gặp ở sởi, phải hết sức chú ý chăm sóc phòng nguy cơ mất nước, trụy mạch.

Chủ động thực hiện tiêm chủng vắc xin, đây là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu và tốt nhất phòng bệnh sởi. Theo đó, trẻ từ 9-12 tháng tuổi cần được tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Trẻ trên 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm vắc xin sởi cần được tiêm vắc xin tại các điểm tiêm chủng dịch vụ, nếu không tiêm sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh sởi.

Ngày nay, sự biến đổi khí hậu đã làm thay đổi cơ cấu các bệnh truyền nhiễm, khiến các bệnh này có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào với mức độ nguy hiểm cao và diễn biến khó lường. Các dịch bệnh truyền nhiễm như như dại, sốt xuất huyết, liên cầu lợn, viêm màng não, cúm gia cầm, cúm, bệnh lây từ động vật sang người luôn đe dọa. ..

Các bệnh truyền nhiễm mới nổi nguy hiểm, trong đó 75% bệnh bắt nguồn từ động vật như: SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H7N9, MERS-CoV, Ebola...

Trung tâm Bệnh Nhiệt đới là tuyến cuối chẩn đoán điều trị bệnh nhân các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới sẽ tham gia công tác phòng chống dịch bệnh, đào tạo, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học, hợp tác Quốc tế nhằm thúc đẩy, tăng cường phòng chống các bệnh truyền nhiễm.

10. Bé trai nghèo xuất viện với 1,4 tỷ đồng được các nhà hảo tâm giúp đỡ

Bé Uôl xuất viện sau 20 ngày điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng TP HCM, được các nhà hảo tâm hỗ trợ lo cho tương lai bé.

Tiến sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết sau ca mổ cứu bé Nguyễn Văn Uôl bị máy cắt lúa đâm rách gan, thủng cơ hoành, tràn máu màng phổi ngày 23/2, các bác sĩ không tránh khỏi canh cánh về tương lai cậu bé.

Bé mới 13 tuổi, ông bà nội già yếu, bố mắc bệnh tâm thần, mẹ bỏ đi lúc chưa tròn một tuổi. Uôl phải nghỉ học và là lao động chính nuôi gia đình, gặp nạn khi đi cắt lúa thuê. Bé được các bác sĩ nỗ lực giữ được tính mạng nhưng còn phải theo dõi thường xuyên.

"Bệnh viện quyết định chia sẻ câu chuyện của bé, không ngờ nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người ở khắp nơi", bác sĩ Định chia sẻ. Có những nhà hảo tâm từ các tỉnh tìm đến tận nơi giúp đỡ hoặc chuyển tiền vào tài khoản bệnh viện. Nhiều người ngỏ lời lo chi phí học tập, giúp cậu bé quay lại trường.

Chiều 15/3, đại diện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã trao sổ tiết kiệm hơn 1,4 tỷ đồng cho gia đình bé trước khi xuất viện. Bệnh viện đã phối hợp địa phương liên hệ trường học để bé tiếp tục đến lớp sau khi sức khoẻ ổn định.

Cậu bé với vóc dáng gầy gò, khuôn mặt hiền lành hiện hồi phục khoẻ mạnh, trở về quê Kiên Giang với niềm tin về tương lai tươi sáng hơn.

Không nén được xúc động trước tình cảm mọi người, bà nội bé Uôl cho biết sẽ sử dụng hợp lý số tiền để lo cho tương lai của cháu. "Từ nhỏ cháu đã luôn ý thức hoàn cảnh và luôn phụ giúp gia đình, không ham chơi lêu lổng", bà nội nói.

Bé Uôl được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố ngày 23/2 với vết thương rách gan, thủng cơ hoành, tràn máu màng phổi do trượt ngã vào máy cắt lúa. Chiếc cọc xuyên từ bụng tới ngực bên phải ước tính dài 10-20 cm. Các bác sĩ báo động đỏ, phẫu thuật hơn 5,5 giờ cứu mạng bé.

  1.  Cảnh báo về “vùng lõm tiêm chủng”

Tiêm chủng dịch vụ đang dần trở thành xu hướng của các bậc phụ huynh tại TPHCM. Thế nhưng, chính việc chờ đợi tiêm vaccine dịch vụ sởi lại khiến nhiều trẻ em rơi vào “vùng lõm tiêm chủng” do không được chích ngừa đầy đủ, đúng lịch. Điều này đe dọa tính mạng của các bé và gây nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

 Tư vấn tiêm chủng không đồng nhất

Chị Đào Thị Ánh Lan (ngụ quận Tân Phú) có con đã 9 tháng tuổi, nhưng khi đến hỏi tại một cơ sở tiêm dịch vụ thì được tư vấn có thể tiêm mũi sởi - quai bị - rubella lúc 12 tháng tuổi để phòng cùng lúc 3 bệnh cho em bé. Vì vậy chị quyết định chờ đợi thêm 3 tháng mà không tiêm sởi ngay cho con. Không lâu sau đó, bé đã mắc sởi và biến chứng viêm phổi, hiện được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Sau khi nghe các bác sĩ tại Khoa Nhiễm - Thần kinh giải thích, chị mệt mỏi nói: “Biết thế này thì em đã cho con đi tiêm ở trạm y tế”.

Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, trong năm 2018, thành phố có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi là 95,6%, đạt yêu cầu so với chỉ tiêu đề ra là 95%. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vaccine sởi mũi 2 mới chỉ đạt 76,2% so với chỉ tiêu đề ra là trên 90%. Phải thừa nhận một điều, tiêm chủng dịch vụ sởi đã đóng góp phần không nhỏ trong việc bao phủ vaccine sởi cho trẻ em. Tuy nhiên, việc tiêm chủng dịch vụ vẫn còn khá nhiều bất cập, cần được khắc phục mới có thể đồng hành cùng Chương trình tiêm chủng mở rộng để  bảo vệ cộng đồng trước những bệnh truyền nhiễm có vaccine.

Vẫn theo bác sĩ Dũng, nhiều trường hợp trẻ không được tiêm ngừa sởi đúng lịch vì sự tư vấn của tiêm chủng dịch vụ và tiêm chủng mở rộng không thống nhất. Một số cơ sở tiêm chủng dịch vụ đã tư vấn cho người dân không tiêm vaccine sởi đơn giá lúc trẻ 9 tháng tuổi mà chờ đến khi trẻ trên 12 tháng tuổi để tiêm luôn vaccine sởi - quai bị - rubella. Việc này ảnh hưởng đến lòng tin của người dân về việc thông tin tư vấn giữa các đơn vị tiêm chủng không thống nhất, làm mất đi cơ hội được tiêm phòng bệnh sớm của trẻ và tăng nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng. Cùng với đó, một số người dân chỉ muốn con mình tiêm dịch vụ ngay từ khi sinh ra và các cơ sở tiêm chủng dịch vụ này thường không trang bị vaccine sởi đơn giá cho trẻ lúc 9 tháng tuổi, dẫn đến việc không được tiêm sởi lúc 9 tháng mà phải chờ đến 12 tháng. Tình trạng này đã dẫn đến dịch sởi bùng phát trong thời gian qua.

Chấn chỉnh lệch lạc

Nhìn nhận ở góc độ chuyên môn, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết thời gian chích ngừa của chương trình tiêm chủng mở rộng và vaccine dịch vụ có sự khác nhau. Sự lệch lạc trong việc chích ngừa cho trẻ đang tạo ra lỗ hổng miễn dịch khiến bệnh sởi quay lại tấn công cộng đồng. Bác sĩ Khanh cho rằng, cần phải có sự phối hợp giữa vaccine dịch vụ và vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng để tạo ra khoảng cách chích ngừa tốt với độ bao phủ miễn dịch tốt trong cộng đồng, mới có thể kéo giảm và ngăn chặn được dịch sởi.

Trước thực trạng này, Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng phải nghiêm túc tuân thủ lịch tiêm phòng sởi theo quy định của Bộ Y tế. Đó là khi trẻ được 9 tháng tuổi phải được tư vấn, chỉ định tiêm vaccine sởi đơn giá, tuyệt đối không bỏ sởi mũi 1 chờ đến 12 tháng tuổi để tiêm vaccine dịch vụ sởi - quai bị - rubella. Trẻ được 18 tháng, chỉ định tiêm cho trẻ sởi mũi 2 bằng các vaccine sởi phối hợp (sởi - quai bị - rubella hoặc sởi - rubella). Các cơ sở tiêm chủng cần lưu ý trẻ phải được tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi, phòng bệnh sởi trong 2 năm đầu đời.

Với các cơ sở tiêm chủng dịch vụ, có thể tự mua vaccine sởi đơn giá để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của người dân, tuy nhiên nhân viên y tế cần tư vấn đầy đủ thông tin về các loại vaccine tiêm ngừa. Nếu cơ sở không có vaccine sởi đơn giá, phải hướng dẫn người dân đưa trẻ về trạm y tế nơi cư trú để trẻ được tiêm ngừa. “Thời gian tới, các cơ sở tiêm chủng vẫn tổ chức tiêm vét vaccine sởi cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trạm y tế,  các bệnh viện. Ngành y tế tiếp tục phối hợp với ngành giáo dục rà soát lại các trẻ chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi để vận động, nhắc nhở phụ huynh cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và tiếp tục thực hiện công tác hậu kiểm, giám sát các cơ sở tiêm chủng”, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng nhấn mạnh.

“Đã là vaccine thì đều có tác dụng phòng ngừa bệnh cho trẻ. Tôi không khuyến cáo phụ huynh bỏ chích loại vaccine nào, nhưng các bậc cha mẹ cần căn cứ trên tình hình thực tế của bệnh sởi trong cộng đồng để lựa chọn giải pháp hợp lý và an toàn nhất cho con em mình. Trẻ phải được tiêm mũi sởi lúc 9 tháng tuổi. Còn trường hợp trẻ chích mũi dịch vụ 12 tháng thì đừng để trẻ chờ tới khi 4 đến 5 tuổi mới chích tiếp. Đây là thời gian quá dài, trong khi dịch tễ sởi ở Việt Nam nhiều, trẻ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh rất lớn trong giai đoạn này”, bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.

12. 115 người được phẫu thuật mắt miễn phí tại Hà Giang

Từ 11 đến 15-3, tổ chức Vison Care (Hàn Quốc) đã phối hợp với Bệnh viện Mắt Hà Giang phẫu thuật mắt miễn phí cho các bệnh nhân nghèo tại tỉnh Hà Giang.

Giám đốc bệnh viện mắt Hà Giang, ông Hoàng Văn Trực cho biết: Đây là lần thứ 10 tổ chức Vison Care đến Hà Giang để phẫu thuật mắt cho các bệnh nhân nghèo. Tổ chức này cũng đã đào tạo chuyên môn và hỗ trợ máy móc cho bệnh viện để thực hiện tốt hơn công tác khám, điều trị mắt cho người dân

Lần này, tổ chức Vison Care đến Hà Giang với 22 người là các giáo sư, bác sĩ có trình độ cao. Do đó, ngay sau khi nhận được thông tin về việc tổ chức mổ mắt miễn phí, Bệnh viện mắt Hà Giang đã thông báo rộng rãi đến nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến khám và phẫu thuật”.

Kết quả, sau năm ngày, đội ngũ bác sĩ, y tá đã tiến hành mổ thành công, cấp phát thuốc miễn phí cho 115 bệnh nhân bị đục thủy tinh thể. Đồng thời tiến hành khám và tư vấn về mắt cho hàng trăm người dân trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Trọng Khang, tổ 10, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang cho biết: “Mắt tôi bị đục thủy tinh thể trong gần 30 năm nay, biết có tổ chức Vison Care đến phẫu thuận nên tôi đến khám và mổ mắt, đến thời điểm hiện tại mắt đã dần phục hồi”.

Được biết, tổ chức Vison Care là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động tình nguyện trong lĩnh vực nhãn khoa với mục tiêu chia sẻ tình yêu thương đến mỗi cá nhân và cộng đồng. Vision Care tiến hành phẫu thuật miễn phí cho nhiều bệnh nhân mù khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

13. Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện thành công chia gan ghép cho 2 người

Từ lá gan của một nam thanh niên 30 tuổi bị chết não, các bác sỹ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lần đầu tiên thực hiện thành công việc “chia” gan cứu hai người bệnh, trong đó có một trẻ nhỏ.

Ngày 15/3, giáo sư Trần Bình Giang - Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sỹ thực hiện thành công ca phẫu thuật  chia gan từ người cho chết não để ghép cho 2 bệnh nhân bị suy gan.

16 giờ đồng hồ “căng sức”

Phó giáo sư Nguyễn Quang Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Ghép tạng (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho hay, vào đêm 7/3, một bệnh nhân nam tên Nguyễn Văn C. (30 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) bị chấn thương sọ não nặng và được đưa vào cấp cứu. Qua các lần kiểm tra cho thấy bệnh nhân đã chết não. Sau đó, người nhà của bệnh nhân C quyết định hiến tạng.

Từ nguồn gan được hiến từ người cho chết não, các bác sỹ của Trung tâm Ghép tạng (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) đã chia gan để ghép cho 2 bệnh nhân.

Ngày 9/3, các bác sỹ của bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiến hành chia gan của người hiến tạng để ghép. Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nhi 8 tuổi bị suy gan – hôn mê gan do xơ gan mất bù/ bệnh nhân bị rối loạn chuyển hoá đồng (Wilson) và teo đường mật bẩm sinh. Bệnh nhân mắc 2 bệnh lý hiếm và nặng và cần ghép gan cấp cứu.

Bệnh nhân thứ hai là nam giới, 49 tuổi bị ung thư gan trên nền gan xơ.

Ca ghép gan đã được các bác sỹ thực hiện trong 16 giờ đồng hồ. Ca mổ được bắt đầu từ 7h30 và kết thúc lúc 23h30.

Các bác sỹ đã cùng lúc lấy đa tạng của người hiến để ghép cho 5 bệnh nhân: 1 bệnh nhân ghép tim, 2 bệnh nhân ghép gan và 2 bệnh nhân ghép thận, ngoài ra còn lấy các đoạn mạch máu để gửi vào Ngân hàng mô bảo quản để ghép cho các bệnh nhân khác.

Ca mổ có sự kết hợp của các chuyên gia đầu ngành tại bệnh viện từ nhiều chuyên khoa: phẫu thuật ghép tạng, phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật vi phẫu, gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, các labo xét nghiệm...

Hiện tại hậu phẫu ngày 6 sau ghép, tất cả các bệnh nhân đều hồi phục, 2 bệnh nhân ghép gan đã tự thở, tỉnh táo, các chức năng của gan mới đã hoạt động tốt và hòa hợp với người nhận.

Mở ra cơ hội mới

 Giáo sư Trần Bình Giang phân tích, ca ghép gan cho hai bệnh nhân vô cùng đặc biệt. Từ nguồn của người hiến là một lá gan, trước đây các bác bác sỹ chỉ có thể thực hiện ghép gan cứu sống một người bệnh, nay cơ hội đã mở ra thêm cơ hội mới.

Bác sỹ Nguyễn Phạm Anh Hoa - Trưởng khoa Gan mật (Bệnh viện Nhi Trung ương) chia sẻ, việc chia gan ghép mở ra con đường sống rộng hơn cho bệnh nhi bị bệnh hiểm nghèo, đặc biệt bệnh nhi teo đường mật bẩm sinh.

Trước kia, với những bệnh nhi này, nguồn gan cho chủ yếu là người cho sống từ người thân trong gia đình và cơ hội được ghép rất ít. Mỗi năm, tại khoa Gan Mật (Bệnh viện Nhi Trung ương) có khoảng 20 trẻ tử vong vì không chờ đợi được cơ hội ghép gan.

“Với việc kỹ thuật mới này được thực hiện thành công sẽ là một cơ hội rất lớn cho các bé,” bác sỹ Hoa cho hay.

Ca ghép gan đầu tiên trên thế giới được thực hiện thành công năm 1967 tại Mỹ. Đến năm 1988 ca chia gan để ghép cho 2 bệnh nhân đã được thực hiện.

Kỹ thuật chia gan để ghép thời kỳ đầu chủ yếu chia trên bàn rửa cho 2 bệnh nhân nhận là người lớn, về sau khi kỹ thuật ghép gan người hiến sống ra đời thì kỹ thuật chia gan để ghép hiện tại được thống nhất là chia gan làm 2 phần: hpt 2-3 cho trẻ em, phần còn lại hpt 4-5-6-7-8 sẽ ghép cho người lớn và gan được chia ngay trong cơ thể lúc tim đang đập.

Giáo sư Giang cũng nhấn mạnh, kỹ thuật này rất khó thực hiện là do những khó khăn khi không nắm được giải phẫu của gan người hiến trước khi chia. Đặc biệt, việc cùng lúc phải thực hiện kỹ thuật ghép gan cho 2 bệnh nhân đòi hỏi mỗi trung tâm y tế phải có 3 kíp kỹ thuật có thể ghép được gan và thực hiện trong điều kiện cấp cứu (chuẩn bị người cho, 2 người nhận, kỹ thuật mổ, gây mê hồi sức....). Chính vì vậy kỹ thuật chia gan để ghép hiện nay chưa phổ biến trên thế giới.

Chương trình ghép gan tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ 21, ca ghép gan cho người lớn đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện thành công tại bệnh viện vào ngày 28/11/2007; đến ngày 15/04/2010 bệnh viện đã thực hiện thành công ca ghép gan từ người cho chết não (đầu tiên tại Việt Nam).

Hiện tại bệnh viện đã chủ động trong hầu hết các kỹ thuật ghép gan: ghép toàn bộ từ người cho chết não, ghép gan bán phần từ người cho sống, giảm thể tích gan từ người cho chết não để ghép.

Đến nay, các bác sỹ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công 62 trường hợp ghép gan, chiếm hơn 50% toàn bộ số ghép gan cả nước.

Những năm qua, khó khăn lớn nhất của ghép gan là sự khan hiếm của nguồn tạng, do vậy số lượng các ca phẫu thuật ghép gan chỉ thoả mãn khoảng 10-15% nhu cầu. Chính vì vậy Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã chủ trương tăng tối đa khả năng ghép gan cho bệnh nhân, trong đó giao cho Trung tâm ghép tạng nghiên cứu triển khai kỹ thuật chia gan để ghép./.

  1.  Hàng loạt học sinh bị nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Bộ GD&ĐT nói gì?

Liên quan đến vụ việc hơn 60 trẻ tại trường mầm non Thanh Khương (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) nhiễm sán lơn, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Sở GD&ĐT Bắc Ninh kiểm tra việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.

Cụ thể, ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT) cho biết đã yêu cầu Sở GD&ĐT Bắc Ninh kiểm tra việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.

Địa phương sớm báo cáo việc thực phẩm không đảm bảo chất lượng xuất hiện tại trường Mầm non Thanh Khương, khiến hàng chục học sinh có kết luận dương tính với sán lợn.

Từ sự việc ở Bắc Ninh, ông Duy Anh cho biết thêm, Bộ GD&ĐT sẽ có văn bản gửi các Sở GD&ĐT Bắc Ninh vào tuần tới, yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát nguồn thực phẩm, quy trình giao nhận, bảo quản thực phẩm. Các địa phương tiếp tục tuyên truyền, giáo dục học sinh về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh.

Trước đó, Infonet đã đưa tin, sáng 15/3, đã có 400 cháu học sinh mẫu giáo của trường mầm non Thanh Khương - Bắc Ninh đã được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương để xét nghiệm sau vụ việc trường Mầm non Thanh Khương (Thuận Thành, Bắc Ninh) bị phát hiện nghi dùng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh thực phẩm để chế biến món ăn cho trẻ nhỏ.

Hình ảnh món thịt lợn nổi đầy hạch trắng – dấu hiệu thịt lợn nhiễm sán gạo – tại trường mầm non này được phụ huynh ghi lại khiến nhiều người lo lắng cho sức khỏe của con em mình và không khỏi bức xúc.

Trước đó, cuối tháng 2, một số phụ huynh đăng video ghi lại hình ảnh món thịt lợn nổi đầy hạch trắng, có dấu hiệu của bệnh sán gạo trong bữa ăn tại trường Thanh Khương. Ngay sau đó, tập thể phụ huynh lên gặp Ban giám hiệu nhà trường phản ánh, nhưng chỉ nhận được câu trả lời không thỏa đáng.

Đơn vị cung cấp thực phẩm cho cho tất cả trường học trên địa bàn Thuận Thành cho rằng, thịt lợn "không có bất thường gì". Phụ huynh đồng loạt cho con nghỉ học để phản đối, nhưng nhà trường không có động thái cụ thể, tiếp tục để công ty này cung cấp thực phẩm.

Đến trưa 5/3, phụ huynh bất ngờ vào kiểm tra bếp ăn của trường, lại phát hiện thịt gà nấu cho học sinh là thịt đông lạnh đã bị mủn, có mùi, khác với cam kết cung cấp thịt tươi sống. Trong khi đó, nhiều loại chân, xương gà dùng để nấu cháo cho các cháu bốc mùi hôi thối. Các phụ huynh này đã chụp ảnh, ghi hình để tố cáo. Cơ quan công an đã lập biên bản, niêm phong toàn bộ số thực phẩm và đưa đi kiểm nghiệm.

Đến 15h chiều 15/3 đã có kết quả xét nghiệm huyết thanh, máu của 173 mẫu, cho thấy 44 trường hợp có biểu hiện đã từng bị nhiễm sán lợn.

15. Bộ Giáo dục lên tiếng vụ 1.300 trẻ mầm non ở Bắc Ninh nghi nhiễm sán lợn

Chỉ trong 2 ngày 15-16/3, số trẻ được đưa đi xét nghiệm ký sinh trùng, xét nghiệm sán lợn đã lên tới khoảng 1.300 ca. 57 trẻ được xác định dương tính sán lợn.

Ngày 16/3, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Giáo dục thể chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết Bộ đã yêu cầu Sở Giáo dục Bắc Ninh kiểm tra việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học, sớm báo cáo việc thực phẩm không đảm bảo chất lượng xuất hiện trong trường Mầm non Thanh Khương (Thuận Thành) và hàng chục học sinh có kết luận dương tính với sán lợn. Từ sự việc ở Bắc Ninh, ông Duy Anh cho biết Bộ sẽ có văn bản gửi các Sở vào tuần tới, yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát nguồn thực phẩm, quy trình giao nhận, bảo quản thực phẩm, đồng thời tiếp tục tuyên truyền, giáo dục học sinh về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh.

Trước đó, như Báo Gia đình & Xã hội đã thông tin, từ sáng sớm 15/3, hàng trăm phụ huynh của các bé có độ tuổi từ 1-6 tuổi ở xã Thanh Khương, Mao Điền (Thuận Thành, Bắc Ninh) đã đưa con em minh đến hai viện: Bệnh nhiệt đới và Viện Sốt rét (Hà Nội) để xét nghiệm sán lợn

Kết quả, trong số các mẫu lấy trong buổi sáng 15/3, có 57 trẻ dương tính với sán lợn, số còn lại chưa có. Từ kết quả này, sáng 16/3, ồ ạt gần 1.000 phụ huynh ở Thuận Thành (nhiều xã) đã đưa trẻ đi xét nghiệm sán lợn.

Như vậy, chỉ trong 2 ngày 15-16/3, số trẻ được đưa đi xét nghiệm ký sinh trùng

xét nghiệm sán lợn đã lên tới khoảng 1.300 ca (hơn 700 ca ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và hơn 600 ca ở Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương).

Tính từ ngày 12 đến nay, đã có 62 trẻ tại xã Thanh Khương được xác định dương tính với sán lợn. Trước đó từ ngày 12-14/3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét Ký sinh trùng Trung ương đã trả kết quả cho 5 trường hợp tại xã Thanh Khương dương tính với sán lợn.

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hôm nay 16/3, do nhiều trẻ được làm nhiều loại xét nghiệm nên thời gian trả kết quả có thể lâu hơn ngày hôm qua.

GS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết với các trường hợp dương tính với sán lợn, bệnh viện tiếp tục phân tích thêm tránh cho kết quả nhầm do phản ứng chéo. Danh sách cháu nhiễm sán sẽ được thông báo đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Sốt rét Ký sinh trùng Trung ương để các chuyên gia tổ chức điều tra dịch tễ.

Hiện chưa rõ số lượng lớn trẻ em ở xã Thanh Khương - nhiễm sán lợn từ đâu. Nhưng cuối tháng 2, phụ huynh phát hiện bếp ăn trường Mầm non Thanh Khương có thịt lợn nổi nhiều hạch trắng, có dấu hiệu của bệnh sán gạo. Sau đó, lại tiếp tục phát hiện gà không đảm bảo

Hiện, chính quyền địa phương vẫn phối hợp với cơ quan công an để xác minh và chờ kết quả kiểm nghiệm số thịt được cho là không đảm bảo an toàn vệ sinh xuất hiện trong bếp ăn trường.

  1.  Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh trực tiếp chỉ đạo làm rõ vụ học sinh bị nhiểm sán lợn

Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các đơn vị, lực lượng chức năng khẩn trương làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc cung cấp thực phẩm tại Trường Thanh Khương

Chiều 15/3, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh đã chủ trì cuộc họp cùng các Sở, ban, ngành chức năng tỉnh Bắc Ninh và huyện Thuận Thành liên quan đến việc cung cấp thực phẩm tại Trường Mầm non xã Thanh Khương.

Sau khi nghe báo cáo về sự việc Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh căn cứ vào các xét nghiệm, báo cáo chính thức đến các cơ quan chức năng liên quan. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức xét nghiệm đối với các học sinh của Trường Mầm non xã Thanh Khương. Đồng thời hướng dẫn người dân về ảnh hưởng, nguyên nhân và cách phòng chống sán lợn. Hàng trăm trẻ nhỏ tại xã Thanh Khương được người thân đưa đến Bệnh viện Nhiệt đới TƯ để xét nghiệm sán lợn. Đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Công an tỉnh Bắc Ninh khẩn trương điều tra làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan đến việc cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn cho các trường học.

Đồng thời, điều tra làm rõ việc cung cấp, phát tán thông tin không đúng sự thật gây hoang mang dư luận. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự tại Trường Mầm non Thanh Khương và các Trường học trên địa bàn huyện Thuận Thành, xử lý hành vi kích động gây rối làm mất an ninh trật tự.

Đối với Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh phải phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học.

Phía Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở chủ động thực hiện nghiêm quy trình kiểm soát, truy suất nguồn cho các bếp ăn tập thể bán trú tại trường học....

  1.  Ngày mai, có kết quả xét nghiệm sán lợn của hơn 1.200 trẻ ở Bắc Ninh

Đến hết 16/3, đã có hơn 1.200 trẻ từ Bắc Ninh đến BV Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TƯ để làm xét nghiệm xem có nhiễm sán lợn hay không.

Theo thống kê của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, ngày 15-16/3 có 550 trường hợp đến xét nghiệm sán lợn. Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, sáng nay có 500 bé, hôm qua có 175 bé.

Dự kiến, ngày mai (17/3) Bệnh viện mới có kết quả xét nghiệm, bởi sau hôm qua nhiều trường hợp dương tính chéo với các loại ký sinh trùng khác nên hôm nay phải chạy nhiều xét nghiệm hơn.

Trước đó, ngày 15/3, hàng trăm phụ huynh có con đang theo học trường Mầm non Thanh Khương đưa con ra Hà Nội xét nghiệm. Kết quả, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương phát hiện 57 bé dương tính với sán lợn, nhiều mẫu vẫn chưa có kết quả.

Hiện chưa rõ số lượng lớn trẻ em ở xã Thanh Khương nhiễm sán lợn từ đâu, nhưng cuối tháng 2, phụ huynh phát hiện bếp ăn trường Mầm non Thanh Khương có thịt lợn nổi nhiều hạch trắng, có dấu hiệu của bệnh sán gạo.

TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyên phụ huynh hoàn toàn bình tĩnh vì đây là bệnh không cấp tính, không ảnh hưởng đến tính mạng, có thể diệt trứng được trong vòng 2 tuần.

Liên quan đến vấn đề này, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn (sán lợn) hay còn gọi là bệnh sán dải, sán dải heo, phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, việc mắc bệnh liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín.

Người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt,…

Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột, như vậy sẽ tương tự như ăn phải đốt sán mới, do đó số lượng ấu trùng sẽ rất lớn.

Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.

Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 - 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết.

Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội. Còn nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

Người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo), khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành.

Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2 đến 12 mét, chúng ký sinh trong ruột non nhiều năm.

Bệnh sán dây trưởng thành thường không biểu hiện triệu chứng rõ rệt như gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài, đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng, một số trường hợp phát hiện thấy có trứng sán trong phân.

18. Mở rộng xét nghiệm, tìm thêm nhiều kí sinh trùng, sán cho 1000 trẻ Bắc Ninh

Đến hết ngày 16/3, tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương và BV Sốt rét kí sinh Trùng ương tiếp nhận đến cả nghìn bệnh nhi từ Bắc Ninh đến xét nghiệm sán lợn. Kết quả cho thấy có nhiều trường hợp dương tính chéo với các loại kí sinh trùng nên ngày hôm nay các bác sĩ chỉ định xét nghiệm mở rộng một số kí sinh trùng khác. 

BS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết, tính hết ngày 16/3, BV tiếp nhận khoảng 500 bệnh nhi được đưa đến từ Bắc Ninh. BV đã phải làm việc từ 5h sáng, tận dụng cả hội trường lớn và huy động nhiều y, bác sĩ từ các khoa phòng khác để lấy máu xét nghiệm, tránh chen lấn.

 “Chúng tôi sẽ cố gắng chạy trong đêm nay và ngày mai để có kết quả xét nghiệm sớm nhất. Tuy nhiên, sau một ngày chạy xét nghiệm phát hiện nhiều trẻ dương tính chéo với các loại kí sinh trùng khác, nên hôm nay bác sĩ đã chỉ định mở rộng xét nghiệm sán chó, sán lá gan. Vì thế, dự kiến chiều mai mới có kết quả”, BS Ninh cho biết.

Với bệnh viện,  đây là cuộc xét nghiệm sán lợn lớn nhất trong lịch sử, với hơn 700 ca trong 2 ngày. Trong đó, ngày hôm qua có 230 trẻ đến khám, 173 trẻ có kết quả xét nghiệm thì lên đến 44 ca dương tính. Thêm 2 ca dương tính trước đó, con số trẻ dương tính với sán lợn là 46 trường hợp.

Còn tại Phòng khám chuyên khoa của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương ngay từ 5 giờ sáng người người chen chân không còn lối đi. Đến hết ngày 16/3, con số bệnh nhi được đưa đến làm xét nghiệm là 530 trường hợp.

BS Nguyễn Quang Thiều, Phó viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng – Côn trùng – TƯ, cho biết, BV sẽ chạy xét nghiệm xuyên đêm để ngày mai có kết quả trả lời sớm nhất.

Đáng lưu ý, trong buổi sáng hôm nay, không chỉ có trẻ nhỏ tại xã Thanh Khương mà rất nhiều gia đình tại các xã lân cận của huyện Thuận Thành cũng đưa con đi xét nghiệm do lo lắng bởi đơn vị cung cấp thực phẩm cho trường mầm non Thanh Khương cũng đồng thời cung cấp thực phẩm cho 19 trường khác trên địa bàn huyện Thuận Thành.

BS Thiều cho biết, khi có kết quả chính xác dương tính với sán lợn, các bác sĩ sẽ khám, kê đơn, cho phác đồ điều trị cụ thể cho từng trẻ. Viện cũng sẽ xin ý kiến chỉ đạo để  phối hợp các địa phương về điều tra dịch tễ tại địa phương. Dự kiến ngày mai, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TƯ sẽ cử chuyên gia trực tiếp về xã Thanh Khương để điều tra dịch tễ, xác định chính xác nguyên nhân nhiễm sán.

GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trấn an các bậc cha mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng. Bởi nhiễm sán lợn không phải cấp tính như sởi hay sốt xuất huyết. Vì thế, nếu nghi ngại con nhiễm sán, sắp xếp được thời gian hợp lý gia đình cho trẻ đi khám.

“Việc điều trị sán lợn cũng rất đơn giản theo phác đồ của Bộ Y tế. Nếu để điều trị sán thông thường, thuốc chỉ điều trị một ngày là hết sán. Tuy nhiên, để diệt được trứng có những thuốc điều trị 2 tuần là hết sạch, hoàn toàn chữa khỏi, không để lại hậu quả nghiêm trọng”, GS Kính cho biết.

Tuy nhiên, do nhiễm sán thường không có dấu hiệu điển hình, không sốt, để nhiễm sán dài ngày hậu quả suy giảm thể lực, rối loạn tiêu hoá, lâu năm trở nên gầy mòn. Vì thế, nếu nghi ngờ con nhiễm sán có thể sắp xếp thời gian để đi kiểm tra và điều trị.

19. Liên tiếp học sinh Thái Nguyên, Hà Tĩnh nhập viện sau khi ăn uống

Sau khi ăn sáng ở ngoài, uống sữa được nhà trường phát, nhiều học sinh tiểu học ở Thái Nguyên, Hà Tĩnh đã phải nhập viện cấp cứu. 

Thái Nguyên: 24 học sinh tiểu học bị ngộ độc sau uống sữa tại trường

Thông tin ban đầu, khoảng 12h, ngày 15/3, nhiều hoc sinh Trường tiểu học Nhã Lộng huyện Phú Bình (Thái Nguyên) được cho uống sữa ở trường. Không lâu sau đó, các em học sinh này có biểu hiện buồn nôn, đau bụng. Nhiều bé sau đó đều chung tình trạng hoa mắt, chóng mặt và đau đầu.

Ngay sau khi nhận được thông tin về sự việc, cơ quan chức năng địa phương đã nhanh chóng triển khai các biện pháp điều tra và tìm hiểu về số lượng sữa trên.

Các cháu học sinh có biểu hiện bị ngộ độc được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Bình để cấp cứu. Theo chẩn đoán của bác sỹ, các em học sinh đã bị ngộ độc do uống sữa được nhà trường phát, theo ghi nhận từ hồ sơ bệnh án nhập viện con số này khoảng 24 cháu.

 Lãnh đạo UBND huyện Phú Bình, Phòng Y tế huyện Phú Bình đã trực tiếp đến thăm hỏi bệnh nhân và chỉ đạo các đơn vị tìm hiểu nguyên nhân sự việc.

Hà Tĩnh: 7 học sinh nhập viện sau khi ăn sáng trước cổng trường

Chiều tối ngày 15/3, ông Hoàng Văn Chung, Trạm trưởng Trạm y tế xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, khoảng 10h cùng ngày, đơn vị có tiếp nhận 7 cháu học sinh trường Tiểu học Cẩm Thăng vào điều trị với dấu hiệu đau bụng và buồn nôn.

Các học sinh gồm Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Cẩm Vân, Nguyễn Thị Cẩm Anh, Nguyễn Văn Trần Tiến, Hoàng Duy Ân, Hoàng Đức Mạnh và Hoàng Huyền Vy hiện đang là học sinh lớp 4.

Ông Chung cho biết, theo trình bày của các em học sinh, vào đầu giờ học sáng nay, 7 em này mua xôi và bánh mì tại 2 quán bán đồ ăn sáng trước cổng trường để ăn trước khi vào lớp.

Sau khi ăn xong, các cháu vẫn vào học bình thường, nhưng khoảng 3 tiếng sau có dấu hiệu ngộ độc nên đưa vào trạm cấp cứu.

 Sau khi được điều trị kịp thời, sức khỏe các cháu đã ổn định và ngay buổi chiều ngày 15/3 các cháu đã trở về trường học bình thường.

20. Hàng nghìn trẻ Bắc Ninh lên Hà Nội xét nghiệm sán lợn

Sáng thứ bảy, 16-3, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng Trung ương lại tiếp tục ghi nhận gấp đôi số trẻ em so với ngày hôm qua từ huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đổ về. Tất cả họ đều mang theo một sự phẫn nộ khi biết con mình đã ăn phải thực phẩm bẩn thời gian qua tại cơ sở bán trú và hoang mang không biết con mình có bị nhiễm sán lợn hay không.

Bất chấp cơn mưa phùn rét mướt, sáng nay, 16-3 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đã có thêm gần 500 trẻ ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh được bố mẹ đưa đến xét nghiệm, tăng gấp đôi so với ngày hôm qua là 230 cháu. Bác sĩ Vũ Minh Điền, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Số lượng trẻ đến khám như vậy trong một buổi sáng cũng hơi đông, song bệnh viện đã huy động cán bộ đến tăng cường lấy mẫu xét nghiệm và điều phối, giải quyết rất nhanh cho các cháu.

Trong khi đó, tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng Trung ương, con số bệnh nhân đến khám tăng vọt, gấp ba lần so với hôm qua. Phó Viện trưởng Nguyễn Quang Thiều cho biết, tính đến 11 giờ sáng nay, đã có hơn 400 sổ khám bệnh được phát ra, trong khi con số ngày hôm qua chỉ là 137 cháu. Còn theo con số cập nhật từ phòng đăng ký khám bệnh của viện, ngày hôm nay đã tiếp nhận tới 700 số khám. Chắc chắn với số lượng khám tăng vọt như thế này, rất khó để các gia đình có kết quả ngay trong ngày hôm nay.

Với diện tích khá nhỏ bé so với con số gần 700 cháu cùng các phụ huynh đến khám sáng nay dẫn đến tình cảnh các bé phải ngồi la liệt ở dưới sàn, ở chân cầu thang, ở cửa thang máy. Viện đã phải căng bạt và bổ sung ghế ở ngoài sân để các gia đình có chỗ ngồi tạm.

Mang theo một sự hoang mang, một phụ huynh tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh cho biết, người dân ở quê anh lo ngại trước khả năng nhiễm sán của con em mình nên đã tự bảo nhau đưa bé đi xét nghiệm. "Một lần xét nghiệm rất tốn kém hàng triệu động, chưa kể chúng tôi còn phải tốn tiền thuê xe đi lại, các cháu thì sợ hãi khóc lóc vì bị lấy máu. Ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm nếu con chúng tôi bị nhiễm sán?".

Trước sự hoang mang của người dân huyện Thuận Thành, Bắc Ninh trong ngày hôm nay và có thể sẽ tiếp diễn ở những ngày sau đó, GS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, ký sinh trùng sán lợn nằm trong đất, nước và có thể trong thực phẩm nên có nhiều nguồn lây, có thể ngoài môi trường nên không phỏng đoán được. Do đó, không có sự khẳng định về nguồn lây từ thực phẩm bẩn, cụ thể là từ thịt lợn có sán lợn như phản ánh vừa qua.

Về tỷ lệ số ca dương tính sán lợn được công bố ngày 15-3 là 44/173 trường hợp theo GS Nguyễn Văn Kính là bình thường thấp. Khi có kết quả làm những xét nghiệm về kháng nguyên, BV sẽ có sự kết hợp với Bắc Ninh để điều tra môi trường ở địa phương xem có mầm bệnh trong môi trường đất, nước hay không để cải thiện môi trường.

“Trước mắt, các phụ huynh hoàn toàn bình tĩnh vì kết quả cho thấy các cháu có dương tính với sán lợn không cấp tính, không ảnh hưởng đến tính mạng. Các cháu có thể điều trị trong khoảng 15 ngày là dứt điểm. Đây cũng không phải là bệnh nguy hiểm, và hoàn toàn chữa được nên người dân không nên quá hoang mang. Điều trị bệnh sán lợn đã có phác đồ của Bộ Y tế nên các bậc phụ huynh nên yên tâm, tin tưởng vào các bác sĩ để điều trị cho con em mình", GS Kính khuyến cáo..

Tại Viện Sốt rét - KST&CT TƯ, ông Nguyễn Quang Thiều - Phó Viện trưởng cho biết, sau thông tin về việc cung cấp thực phẩm không sạch tại Bắc Ninh, Viện đã kết nối với Trung tâm kiểm soát bệnh tật của tỉnh Bắc Ninh để xem trung tâm đã kiểm tra về thông tin nhưng Viện chưa có thông tin. Nhưng ông Thiều cũng nhấn mạnh, ở những vùng có lưu hành bệnh sán lợn, những người dân sống ở vùng đó nếu ăn thức ăn không vệ sinh đều có nguy cơ mắc sán lợn.

"Nếu có tỷ lệ nhiễm cao ở một địa bàn nghĩa là sẽ có lưu hành ấu trùng sán lợn. Nếu các cháu bị sán trưởng thành có sán bám vào ruột và khi thải ra đốt sán, trứng sẽ ra môi trường theo chất thải sẽ là nguồn lây bệnh. Để củng cố thêm số liệu cần phải có điều tra rộng hơn", ông Thiều cho biết, sau vụ việc này, viện sẽ làm báo cáo gửi Cục Y tế dự phòng và sẽ sớm có buổi về điều tra tại địa bàn về cả mặt thú y và y tế để tìm nguyên nhân nguồn lây.

Về khả năng nguồn lây từ thực phẩm thịt lợn có sán, ông Thiều cho biết "nếu ăn thịt lợn mà có sán và chưa được nấu chín (khoảng 60-70 độ C ấu trùng sán đã chết - PV) thì đương nhiên là nguy cơ mắc bệnh rất cao. Tùy mỗi người có sức đề kháng khác nhau mà dẫn tới việc mắc bệnh hay không. Có những trường hợp chỉ ăn một lần có trứng sán lợn là có thể nhiễm bệnh".

Những trường hợp dương tính vẫn đang phải chờ thêm các xét nghiệm kháng nguyên. Nếu thấy ấu trùng sán lợn sẽ phải điều trị dài nay hơn. Hiện Bộ Y tế có phác đồ và có thuốc đặc trị, tùy cơ thể từng cháu sẽ có những đáp ứng bao nhiêu đợt điều trị.

Về kết quả ngày hôm nay, BS Thiều cho biết, sẽ phải chờ tới chiều muộn, thậm chí tới ngày mai, mới có được hết kết quả xét nghiệm của gần 700 cháu đăng ký khám ngày 16-3. Cũng theo BS Thiều, Viện Sốt rét đang làm báo cáo gửi Cục Y tế dự phòng để chờ các chỉ đạo của Bộ Y tế. "Từ hôm qua đến giờ, chúng tôi liên tục trao đổi chuyên môn với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh và Trung tâm Y tế huyện Thuận Thành, Bắc Ninh", BS Thiều cho hay.

21. Hàng trăm phụ huynh tiếp tục ôm con vạ vật tại bệnh viện làm thủ tục xét nghiệm vì nghi nhiễm sán lợn

Vì lo sợ con cái bị nhiễm sán lợn, hàng trăm phụ huynh đến từ nhiều xã ở Thuận Thành, Bắc Ninh tiếp tục đưa trẻ nhỏ đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương xét nghiệm.

Sáng 16/3, tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương có hàng trăm phụ huynh đã đưa con cái đến đây làm các thủ tục xét nghiệm. Đa phần những người này họ đều đến từ các xã thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mọi người đưa con cái đến bệnh viện để tiến hành làm các thủ tục xét nghiệm vì nghi trẻ nhỏ bị nhiễm sán lợn.

Trước đó, sáng ngày 15/3, khoảng gần 400 học sinh thuộc trường mầm non Thanh Khương và Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cũng đã được bố mẹ đưa xuống Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW để làm xét nghiệm, sau vụ việc trường Mầm non Thanh Khương bị tố sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các khu vực quầy tiếp đón, nơi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm luôn đông ngịt người, thậm chí xảy ra tình trạng chen lấn do quá đông. Nhiều phụ huynh cũng ôm con ngồi vạ vật bên ngoài chờ đến lượt.

Ngồi bên cạnh con, chị Hà ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành cho biết, hai vợ chồng chị mang hai con nhỏ xuống Hà Nội từ sáng sớm chờ lấy số, đến 10h sáng chị mới lấy được số thứ tự chứ chưa lấy được sổ khám bệnh. “Vì các xã lân cận các cháu đều nghi bị nhiễm sán và đưa đi khám, gia đình tôi cũng lo lắng nên đưa hai con xuống đây khám”, chị Hà chia sẻ.

22. Thêm gần 1.000 gia đình Bắc Ninh ồ ạt đưa trẻ đi xét nghiệm sán lợn

Bất chấp mưa rét, trong sáng nay, 16.3, hàng trăm gia đình chen chân chờ đợi cho con được xét nghiệm sán lợn tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư.

Phòng khám chuyên khoa của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư (Hà Nội) vốn thưa vắng nhưng trong sáng nay như một sân ga chật kín người lớn cho con đi xét nghiệm sán lợn.

Khu vực này ồn ào với tiếng trẻ em khóc, tiếng gọi hỏi làm thủ tục của các bố mẹ cùng với tiếng của các nhân viên y tế gọi loa lạc giọng…do bệnh nhân đổ dồn về quá tải. Những nhóm người lớn và trẻ nhỏ ngồi vạ vật ngay sàn nhà, chân cầu thang đông đúc, mệt nhọc.

“Hầu hết đều là các gia đình từ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đưa con đến khám, xét nghiệm sán lợn. Đây là ngày thứ 2 có đông người đưa con em đến xét nghiệm sán lợn. Hôm nay còn đông hơn hôm qua”, các nhân viên trực chia sẻ và ai cũng cố gắng hoàn thành tối đa công việc giữa “vòng vây” của các gia đình.

Các cha mẹ căng thẳng âu lo. “Em và một mẹ cùng thuê chuyến xe đi từ nhà lúc 4 giờ sáng, đến đây lúc 6 giờ sáng lấy số đã 160. Có người đến sau, lúc 9 giờ đã số thứ tự gần 600. Hôm nay đống lắm, rất nhiều người trong xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh rủ nhau đi”, mẹ của bé gái 5 tuổi học ở Trường mầm non Mão Điền, kể.

Cùng đi với bà mẹ này là mẹ của bé trai 5 tuổi. Vừa cho con trai ăn miếng bánh cắn vội, chị vừa bày tỏ: “Chúng em lo lắm. Thấy các con ở xã Thanh Khương cùng huyện Thuận Thành học trường mầm non bị nhiễm sán lợn nghi do thực phẩm cung cấp không đảm bảo nên các gia đình ở xã Mão Điền cũng tự tổ chức đưa con em đi xét nghiệm. Vì chúng em nghe nói công ty cung cấp thịt lợn đó cung cấp thịt lợn cho tất cả 17 - 18 trường mầm non trong cả huyện Thuận Thành”.

Các bà mẹ cũng bức xúc: “Mấy người phản ánh về thịt lợn cung cấp cho trường mầm non ở huyện Thuận Thành nhiễm sán còn bị nhắn tin dọa đánh. Chúng em cũng phản ánh đến chính quyền rồi nhưng nhà trường và xã đều chưa bảo gì. Lo cho các con nên chúng em tự đưa đi”.

Một kỹ thuật viên trực tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư cho hay, trong sáng nay, ước tính đến khoảng 11 giờ 30 đã có hàng trăm mẫu máu được lấy, Viện đã tăng cường các lấy mẫu máu xét nghiệm. Kết quả chạy phải chờ trong vài giờ nên đến chiều nay sẽ có kết quả.

Một bác sĩ công tác tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư cho hay, đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua viện này ghi nhận số lượng lớn người dẫn đến khám sán lợn như thế này.

TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư, cho biết khi có kết quả xét nghiệm sán lợn chính xác, các bác sĩ sẽ khám, kê đơn, cho phác đồ điều trị cụ thể cho từng trẻ. Viện cũng sẽ xin ý kiến chỉ đạo để phối hợp các địa phương về điều tra dịch tễ tại địa phương.

Sáng cùng ngày, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư có thêm 400 trẻ ở huyện Thuận Thành được cha mẹ đưa đến xét nghiệm sán lợn. Các bác sĩ huy động tới 6 phòng khám để đáp ứng nhu cầu khám, xét nghiệm của các bé. Trong ngày hôm qua (15.3), bệnh viện này khám và xét nghiệm cho gần 200 trẻ. 

23. Bệnh ấu trùng sán lợn: Không nguy hiểm nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng phác đồ

Trước thông tin hàng loạt trẻ ở Bắc Ninh nhiễm sán lợn, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư Nguyễn Văn Kính khẳng định, đây không phải là bệnh quá nguy hiểm, không cần cách ly, bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú, uống đủ thuốc trong khoảng 15 ngày sẽ tiêu diệt được sán trong cơ thể.

Ông Nguyễn Văn Kính nhấn mạnh, nguyên nhân khiến bệnh nhân bị nhiễm sán lợn có thể từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh nguy hiểm, không cần cách ly. Trong vụ việc hàng loạt học sinh bị nhiễm sán ở Bắc Ninh, phụ huynh cần bình tĩnh và nên cho con em đi học bình thường. Danh sách các bệnh nhi nhiễm sán lợn mà Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư đã xét nghiệm, BV đã nắm được và sẽ tư vấn cụ thể cho gia đình để điều trị cho các cháu.

“Bệnh nhi nhiễm sán dây lợn có thể điều trị ngoại trú. Với phác đồ điều trị hiện nay, việc diệt sán trưởng thành chỉ một ngày nhưng để tiêu diệt toàn bộ trứng thì phải mất 2 tuần. Bệnh nhân sẽ chỉ cần uống đủ thuốc trong vòng 15 ngày có thể tiêu diệt hết. Nếu nghi ngờ con em mình có thể bị mắc sán lợn, phụ huynh có thể đưa ngay các cháu đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết. Mọi thắc mắc có thể gọi về tổng đài 19003228 của bệnh viện để được giải đáp.” – PGS.TS Nguyễn Văn Kính cho hay.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, với bệnh ấu trùng sán lợn, nguyên tắc phải chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh bị bệnh ấu trùng sán dây lợn. Việc điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn phải được thực hiện ở cơ sở y tế với trang bị phương tiện cấp cứu và phải được theo dõi.

24. Nhiều trẻ ở Bắc Ninh dương tính với sán lợn: Yêu cầu công an vào cuộc

Liên quan đến vụ nhiều trẻ ở Thuận Thành (Bắc Ninh) dương tính với sán lợn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Công an điều tra làm rõ sự việc. LIKE VOV

Từ việc nhiều trẻ ở Thuận Thành (Bắc Ninh) dương tính với sán dây lợn, chiều 15/3, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có cuộc họp khẩn chủ trì cuộc họp liên quan đến nghi vấn cung cấp thịt "bẩn", nhiễm sán vào bếp ăn tại Trường Mầm non xã Thanh Khương.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Tử Quỳnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu Sở Y tế căn cứ vào các xét nghiệm, báo cáo chính thức đến các cơ quan chức năng liên quan; hướng dẫn, tuyên truyền cho nhân dân về việc phòng chống sán lợn; tổ chức xét nghiệm với các học sinh tại trường mầm non Thanh Khương.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đề nghị Công an tỉnh khẩn trương điều tra, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến việc cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn cho trường học. Làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến việc cung cấp, phát tán thông tin không đúng sự thật gây hoang mang dư luận.

Phụ huynh không nên quá lo lắng

GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, phụ huynh không nên quá lo lắng khi các cháu có kết quả dương tính với nhiễm sán lợn. Theo GS Kính, việc điều trị sán lợn cũng rất đơn giản theo phác đồ của Bộ Y tế.

“Sán lợn có thể lây do nhiễm các ký sinh trùng trong đất, trong nước (ăn các rau thủy sinh không rửa sạch, không nấu chín) hoặc lây từ các thực phẩm không được nấu chín. Dù vậy, đây không phải là bệnh cấp tính do đó các phụ huynh hết sức bình tĩnh. Khi nghi ngờ con có giun sán nên đưa đến các bệnh viện khám.”- GS Kính cho biết.

Theo phác đồ điều trị hiện nay, để tiêu diệt sán trưởng thành chỉ mất 1 ngày, tiêu diệt hết trứng sán mất 2 tuần.  Do đó các trường hợp dương tính sẽ được bác sĩ tư vấn, quay lại để nhận thuốc điều trị. Nếu uống đủ trong 15 ngày sẽ sạch sán.

Trước đó, sáng 15/3, khoảng 400 cháu bé của trường mầm non Thanh Khương - Bắc Ninh đã được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương để xét nghiệm, sau vụ việc trường Mầm non Thanh Khương (Thuận Thành, Bắc Ninh) bị các phụ huynh tố sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để làm thức ăn cho các học sinh./.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn (lợn gạo) mắc phải do liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành. Theo số liệu được báo cáo qua các nghiên cứu, qua các cơ sở điều trị đến nay có ít nhất 55 tỉnh, thành có ca bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn

25.  Hàng nghìn trẻ mầm non nghi nhiễm sán lợn nghi do ăn ở trường: Cuộc xét nghiệm "lịch sử" của BV Bệnh nhiệt đới

Thông tin mới nhất, tới sáng nay 16/3, có thêm khoảng 500 trẻ ở Thuận Thành, Bắc Ninh tới khám, 

Các bác sĩ huy động tới 6 phòng khám để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm, khám của các bé. Ngày hôm qua, 15/3, có gần 200 trẻ.

"Gần 500 bệnh nhi được bố mẹ đưa đến trong 1 buổi sáng là số lượng khá lớn, song bệnh viện đã huy động cán bộ đến tăng cường, điều phối giải quyết rất nhanh cho các cháu nên không để phòng khám bị quá tải và cha mẹ cũng như các bé phải chờ đợi lâu" - BS Vũ Minh Điền, Phụ trách phòng QL chất lượng và CNTT, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết.

Bước đầu, 44 trong số này đã có kết quả xét nghiệm là dương tính với sán lợn. Số còn lại đang tiến hành lấy mẫu, chờ kết quả xét nghiệm. Chắc chắn số dương tính với sán lợn không chỉ dừng lại ở con số 44 này.

Tương tự, tới 11h30 sáng 16/3, tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương có tới 400 trẻ đi xét nghiệm. Số lượng này theo các bác sĩ tại đây "chưa có dấu hiệu hạ nhiệt". Nghĩa là từ hôm qua 15/3 đến hết sáng 16/3, có tới 550 trẻ đi xét nghiệm ở viện này. Dù trời mưa gió, nhiệt độ giảm thấp, nhiều phụ huynh vẫn dậy từ 5h sáng đưa con đi xét nghiệm. 

Như vậy, ở hai viện (Bệnh nhiệt đới và Sốt rét) trong ngày hôm qua và sáng nay có tới 1.300 trẻ được bố mẹ đưa đến khám và xét nghiệm, nhiều nhất trong lịch sử ngành Truyền nhiễm Việt Nam. Họ đến từ nhiều xã khác nhau ở Thuận Thành chứ không riêng xã Thanh Khương. Lý do được một số phụ huynh đưa ra là vì đơn vị cung cấp thực phẩm - công ty Hương Thành cung cấp cho trường Mầm non Thanh Khương- đồng thời cũng cung cấp cho 19/19 trường học ở Thuận Thành.

Ở Việt Nam, đã từng phát hiện một ổ hơn 100 người mắc 

sán lợn

 ở thôn Bù Gia Phúc I, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước năm 2018. Khi đó, nhà chức trách lấy mẫu của 904 người, phát hiện 108 người dương tính sán lợn.

Xét nghiệm sán lợn, làm những gì?

Loại mẫu bệnh phẩm bao gồm: Bệnh phẩm phân để tìm trứng sán dây hoặc đốt sán dây trưởng thành; Bệnh phẩm máu để tìm kháng thể kháng ấu trùng sán dây lợn trong huyết thanh bệnh nhân.

Các bác sĩ sẽ dùng các phương pháp xét nghiệm như: Xét nghiệm phân để tìm trứng theo phương pháp xét nghiệm trực tiếp hoặc phương pháp Kato. Xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng ấu trùng sán dây lợn bằng phương pháp ELISA. Ngoài ra, có thể dùng phương pháp sinh thiết cơ hoặc chụp cắt lớp não CT scanner để tìm nang sán. Tuy nhiên, việc chụp cắt lớp này phải có chỉ định cho từng trường hợp cụ thể, bệnh cảnh cụ thể.

Con có bị sán lợn, cha mẹ cần làm gì?

Các bác sĩ cho biết, riêng đối với những trẻ nhiễm sán ở ở Bắc Ninh, các bậc phụ huynh không nên quá hoang mang lo lắng. Khi nghi ngờ có giun sán nên đưa đến các bệnh viện để thăm khám. Kể cả khi phát hiện nhiễm sán lợn thì hoàn toàn có thể điều trị được.

Tuy nhiên, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nói thêm: Nếu nhiễm sán lợn trong thời gian dài mà không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến chậm phát triển thể lực.

Do đó, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, với bệnh sán lợn, nguyên tắc phải chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh bị bệnh .

"Việc điều trị bệnh ấu trùng sán lợn phải thực hiện ở cơ sở y tế với trang bị phương tiện cấp cứu và phải được theo dõi" - Cục Y tế dự phòng cho biết.

Trong trường hợp bị nhiễm sán lợn, chắc chắn cần phải điều trị bằng thuốc đặc hiệu. Thuốc điều trị bệnh và ấu trùng bệnh sán dây lợn là Praziquantel, Niclosamide và Albendazole. Phác đồ điều trị đã có, có thể áp dụng ở bệnh viện từ tuyến huyện trở lên. Không nên điều trị bằng thuốc đông y, thuốc nam hoặc các thuốc cổ điển đối với bệnh sán dây lợn vì dể xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Trong đó, với trường hợp nhiễm sán lợn trưởng thành thì điều trị nhanh hơn. Còn nhiếm ấu trùng sán lợn thì thời gian điều trị dài ngày, thậm chí kéo dài 4-5 đợt, mỗi đợt 21 ngày.

Các ấu trùng hình hạt gạo trong thịt

Trong một số trường hợp, điều trị hỗ trợ khi cần thiết để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Lưu ý những trường hợp chống chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai, những người đang bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần..., cơ địa dị ứng với thuốc cần dùng.

Các chuyên gia khẳng định sán lợn sẽ bị tiêu diệt khi được nấu chín ở nhiệt độ trên 80 độ C. Vì thế, trong trường hợp thịt lợn bệnh có nhiễm sán mà được nấu chín với nhiệt độ cao thì sán cũng bị tiêu diệt.

Tuy nhiên, phòng bệnh vẫn là yếu tố quan trọng nhất, theo đó cần vệ sinh cá nhân, không ăn thịt bò/lợn tái hoặc chưa nấu chín; thực hiện ăn chín, uống chín, ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước. Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh reo rắc mầm bệnh ra môi trường. Phát hiện và tẩy sán trưởng thành sớm nếu bị nhiễm bệnh.

  1.  Bụi mịn - “Tử thần” trong không khí

Theo Báo cáo chất lượng không khí năm 2018 của Tổ chức Thông tin về chất lượng không khí toàn cầu IQAir AirVisual công bố, Hà Nội đứng thứ 12 trong 62 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, Hà Nội ô nhiễm thứ hai, sau Jakarta của Indonesia.

Gần đây, số liệu quan trắc tại 10 trạm đo chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội với 5 chất ô nhiễm cơ bản (bụi PM10, SO2, NO2, CO, O3) do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện cho thấy, từ ngày 20 đến 26-1-2019, chất lượng không khí trên địa bàn thủ đô suy giảm rõ rệt, nhiều nơi ở mức kém, xấu, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm bụi mịn trong không khí.

Cụ thể, AQI ở Hà Nội trong những ngày cuối tháng 1, đầu tháng 2 có lúc lên tới 218, mức độ không lành mạnh cao, cảnh báo là màu tím. Thời điểm cao nhất thường là buổi sáng (7-8 giờ) và chiều (18-19 giờ), giảm xuống thấp nhất vào giữa trưa (13-14 giờ) và ban đêm (23-1 giờ).

Bụi PM10 (bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10µm, 1µm = 1/1.000mm) sẽ chạm ngưỡng nguy hại cho con người. Đặc biệt, bụi PM2.5 (bụi mịn) được ví là “tử thần” trong không khí. Các chuyên gia cho rằng, khi nồng độ bụi trong không khí càng lớn, đường kính hạt bụi càng nhỏ (PM5, PM2.5) thì bụi càng thâm nhập vào sâu trong phổi, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Khảo sát thực tế tại tuyến đường Phạm Văn Đồng, nơi đang có các dự án đầu tư xây dựng tuyến đường trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long (Hà Nội), trong những ngày hanh khô, dọc tuyến đường này bao trùm khói bụi. Dọc hai bên đường, nhà dân bị phủ những lớp bụi dày do các phương tiện giao thông qua lại cuốn lên. Tuyến đường Phạm Văn Đồng được coi như “điểm đen” về ô nhiễm không khí khi kết quả quan trắc chất lượng không khí luôn ở mức cao nhất trong 10 điểm đo không khí của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Theo các chuyên gia, với ngưỡng phân chia chất lượng không khí thành 5 nhóm tác động đến sức khỏe con người từ tốt, trung bình, kém, xấu, nguy hại, chất lượng không khí ở Hà Nội luôn ở nhóm kém.

Phân tích nguyên nhân dẫn đến không khí Hà Nội ô nhiễm nặng, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cho rằng, khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông là nguyên nhân hàng đầu, với 70% lượng khói bụi được xác định phát sinh từ hoạt động giao thông, 85% lượng khí thải CO2 và 95% lượng hợp chất hữu cơ dạng hơi mà mắt thường khó nhìn thấy được. Cùng với đó là việc khởi công xây dựng nhiều dự án lớn trong những năm gần đây như hệ thống đường sắt đô thị, các tuyến cao tốc tỏa về Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ đã và đang tác động trực tiếp đến chất lượng không khí của thủ đô.

Nói về tác hại của bụi mịn, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng như Bộ Y tế đã cảnh báo là tác nhân làm ô nhiễm không khí, gây nguy hại cho sức khỏe con người. Ước tính đã có 4,2 triệu ca tử vong mỗi năm liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời và 3,8 triệu ca liên liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà. Theo các chuyên gia y tế, những hạt bụi dù vô cơ hay hữu cơ đều xâm nhập vào hệ hô hấp của con người qua không khí và đi vào phổi. Riêng với những hạt bụi có kích thước PM2.5 có thể đi thẳng vào phế nang phổi, thậm chí đi thẳng vào máu. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương khẳng định: “Bụi mịn có thể đi thẳng vào phế nang phổi hoặc đi thẳng vào máu, gây độc cho cơ thể. Loại bụi này có thể vượt qua cả khẩu trang để đi vào cơ thể”.

Bác sĩ Hồng cho biết thêm, bụi trong không khí có nhiều loại bao gồm cả bụi vô cơ và bụi hữu cơ nên lẫn nhiều tạp chất như nitơ, lưu huỳnh, kim loại… Những loại bụi này có thể gây kích ứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, khó thở… Về lâu dài, chúng gây ra tình trạng rối loạn đường thở. Riêng với bệnh nhân có nền bệnh sẵn như bệnh hô hấp, bệnh mạn tính ở phổi, bệnh tim mạch… tình trạng có thể nặng nề hơn, biến chứng nguy hiểm hơn như ung thư phổi...

Vậy làm thế nào để giảm bụi mịn trong không khí?

Mới đây, chính quyền Hà Nội đã đưa ra kế hoạch kiểm soát chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 gồm đầu tư vào công nghệ xanh, sản xuất xanh, hạn chế sử dụng các công nghệ sản xuất lạc hậu… Tuy nhiên, các giải pháp này được cho là không thể thực hiện ngay mà cần có thời gian. Chính vì vậy, trong thời điểm này, để bảo vệ sức khỏe, bác sĩ Hồng khuyến cáo, người dân nên có ý thức tự bảo vệ mình bằng cách đeo khẩu trang, kính mắt.

“Dù khẩu trang thông thường không thể phòng tránh được bụi PM2.5, nhưng sẽ hạn chế phần nào bụi khói khi tham gia giao thông”, bác sĩ Hồng nhấn mạnh. Đặc biệt, với các đối tượng có cơ địa dị ứng, nhạy cảm, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch hoặc các bệnh nền mạn tính đều có thể khiến bệnh nặng thêm hoặc dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khi chất lượng không khí kém do vậy nên hạn chế đi ra đường. Những đối tượng này nếu thấy bất cứ triệu chứng ho, khó thở tăng lên, cần đi khám ngay.

27. Lần đầu tiên Việt Nam áp dụng 'vũ khí' mới điều trị bệnh ung thư

Vinmec vừa trở thành bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam triển khai liệu pháp điều trị ung thư hiện đại là miễn dịch tự thân và nhiệt trị. Đây là phương pháp mới, có hiệu quả điều trị cao, chống tái phát.

Mỗi năm, ở Việt Nam có hơn 160.000 người mắc mới và 115.000 ca người tử vong do ung thư. Ung thư đang ngày càng trở thành gánh nặng lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

Để ứng dụng những phương pháp điều trị tiên tiến trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng sống và cải thiện sức khỏe cho người bệnh, qua một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép triển khai áp dụng liệu pháp miễn dịch tự thân hỗ trợ điều trị ung thư.

Đây là những liệu pháp hiện đại đang được áp dụng ở các quốc gia có nền y học phát triển và được coi như “vũ khí” mới trong cuộc chiến chống ung thư hiện nay.

Liệu pháp miễn dịch - “vũ khí” mới

Bệnh nhân Lâm Văn Thuyên (sinh năm 1957) ở Hà Nội đã sử dụng liệu pháp miễn dịchtại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec.

Ông Thuyên kể, trước đó, ông thường xuyên bị táo bón, đại tiện lẫn máu. Khi đến khám tại Vinmec, ông đã được nội soi đại trực tràng, phát hiện u đại tràng ngang gây hẹp khít đại tràng.

Vào tháng 8/2017, bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt đại tràng trái, sinh thiết sau phẫu thuật được chẩn đoán ung thư đại tràng. Tháng 1/2019, bệnh nhân áp dụng 1 lần liệu pháp miễn dịch tự thân.

Phó giáo sư Nguyễn Tuyết Mai - Trưởng khoa Nội Ung bướu (Bệnh viện Vinmec Times City) phân tích, bệnh nhân đã được điều trị tích cực ung thư đại tràng theo phác đồ điều trị quốc tế kết hợp với liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân. Hiện đã kết thúc điều trị, kết quả đánh giá định kỳ đều không thấy dấu hiệu bệnh tái phát, sức khỏe ổn định.

Bệnh nhân tâm sự về sau quá trình điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.

"Đến nay, tôi đã điều trị thành công với 3 phương pháp phẫu thuật, hóa trị và liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân. Sau phẫu thuật và hóa trị, sức khỏe của tôi tốt hơn rất nhiều, ăn ngủ tốt, tăng cân, không còn tê tay, không bị mắc viêm họng như trước. Đặc biệt tình trạng đi ngoài khó khăn đã được cải thiện, không còn đại tiện ra máu, chất lượng cuộc sống cải thiện rõ rệt," ông Thuyên cho biết.

Nuôi cấy 2 loại tế bào

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ Gen Vinmec cho hay, tiên phong trong việc áp dụng các phương pháp điều trị ung thư tiên tiến từ các quốc gia phát triển, Vinmec đang tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp mô hình điều trị đa mô thức, đem lại hiệu quả chữa trị cao nhất cho người bệnh.

Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân là phương pháp sử dụng tế bào NK, tế bào lympho T được tách chiết từ máu, sau đó nuôi cấy 2 loại tế bào này và kích hoạt nhằm tăng cường khả năng chống lại tế bào ung thư và truyền lại cho người bệnh. Vinmec là cơ sở ở Việt Nam duy nhất nuôi cấy 2 loại tế bào tăng cường miễn dịch.

“Khi kết hợp với các biện pháp điều trị truyền thống, miễn dịch tự thân sẽ tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, giúp người bệnh đáp ứng với điều trị tốt hơn. Phương pháp này được chỉ định áp dụng với nhiều loại ung thư phổ biến hiện nay như phổi, dạ dày, gan, mật, tụy, thực quản, đại tràng, cổ tử cung, buồng trứng vú, u não và u đặc vùng đầu cổ... Với tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, liệu pháp còn giúp giảm mệt mỏi mạn tính ở người bệnh ung thư, giảm nguy cơ mắc các bệnh cúm, viêm phổi, viêm họng, nhiễm nấm… tăng chất lượng sống,” giáo sư Nguyễn Thanh Liêm phân tích.

Trong vòng hai thập kỷ gần đây, liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân đã được nghiên cứu ứng dụng trong lâm sàng ở Nhật Bản, châu Âu và Mỹ. Một nghiên cứu trên 10.000 bệnh nhân ung thư tại Viện Liệu pháp sinh học Nhật Bản cho thấy, khi kết hợp liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân với các biện pháp truyền thống như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật đã tăng hiệu quả điều trị lên 25-35%.

Cùng với liệu pháp miễn dịch tự thân, Vinmec đã áp dụng liệu pháp nhiệt trị bổ trợ điều trị ung thư. Phương pháp này dựa trên cơ chế tăng nhiệt độ tại vị trí khối u hay một vùng cơ thể đến 41 - 43 độ C. Nhiệt độ này có thể gây tổn thương và giết chết tế bào ung thư nhưng ít ảnh hưởng đến tế bào lành.

Khi phối hợp với các liệu pháp hóa trị hoặc xạ trị, nhiệt trị còn làm tăng độ nhạy cảm của tế bào ung thư với các liệu pháp trên, đồng thời thúc đẩy quá trình tự chết của các tế bào ung thư còn sót lại sau hóa trị hoặc xạ trị. Nhiệt trị cũng giúp tăng hiệu quả hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách kích hoạt các tế bào miễn dịch và khiến tế bào u trở nên dễ bị tấn công và tiêu diệt hơn.

Phương pháp nhiệt trị được coi là có hiệu quả ngay cả các trường hợp tái phát hoặc đã điều trị bằng các phương pháp khác không hiệu quả. Trên thế giới, phương pháp nhiệt trị đã được nhiều Trung tâm ung thư ở Mỹ, Nhật Bản, Đức áp dụng trong điều trị ung thư vú tái phát, ung thư cổ tử cung, ung thư đầu cổ, ung thư xương và mô mềm…

Là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu áp dụng liệu pháp miễn dịch tự thân hỗ trợ điều trị ung thư từ năm 2015, áp dụng liệu pháp nhiệt trị từ năm 2018, Vinmec Times City đã xây dựng quy trình chuẩn, đảm bảo truyền tế bào miễn dịch an toàn, không có các biến chứng nặng, đạt hiệu quả tối ưu.

Quy trình nuôi cấy tế bào miễn dịch tại Vinmec tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới và cơ quan chuyển giao kỹ thuật BIJ (Nhật Bản) để các chế phẩm truyền cho người bệnh đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.

“Kết quả bước đầu trên các bệnh nhân được điều trị tại Vinmec đã có sự cải thiện rõ rệt về kết quả điều trị và tình trạng sức khỏe. Ngoài ra liệu pháp điều trị này cho thấy chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được nâng lên. Cùng với việc áp dụng liệu pháp miễn dịch tự thân và nhiệt trị, Vinmec đang tiếp tục hoàn thiện mô hình điều trị đa mô thức, đem lại hiệu quả chữa trị cao cho người bệnh ung thư” – phó giáo sư Nguyễn Tuyết Mai, Trưởng khoa Nội Ung bướu (Bệnh viện Vinmec Times City) chia sẻ./.

Những năm qua, để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân thông qua đẩy mạnh ứng dụng các nghiên cứu trong điều trị lâm sàng, Vinmec đã thành lập các viện nghiên cứu chuyên sâu như Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gen, Viện Ứng dụng y học tái tạo, Viện Nghiên cứu ung thư, Trung tâm công nghệ cao…

Đặc biệt, trong lĩnh vực tế bào gốc và công nghệ gen, Vinmec là đơn vị tiên phong tại Việt Nam nghiên cứu và áp dụng tế bào gốc trong điều trị các bệnh phức tạp như xơ phổi trẻ sinh non, bại não, tự kỷ, liệt do chấn thương cột sống và đạt được nhiều kết quả tích cực.

28.Giải cứu’ người đàn ông mang khối u nặng 2kg suốt hàng chục năm

Trước khi nhập viện ông H. đã mang khối u 12 năm với kích thước 15x15cm, nặng 2kg. Sau phẫu thuật, bệnh nhân H. hoàn toàn tỉnh táo và đã có thể đi lại bình thường.

Trước đó, ngày 13/3, ông T.T.H, (61 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Quốc tế Vinh trong tình trạng khối u chảy máu, bốc mùi và có dấu hiệu hoại tử. Qua thăm khám, 1 khối u hỗn hợp có kích thước 15x15cm, nặng 2kg, suốt một thời gian dài đã làm biến dạng dáng đi của ông H.

Ông H. cho biết, cách đây 12 năm, mặt sau đùi phải của ông đã xuất hiện một khối u nhỏ. Theo thời gian khối u lớn ngày càng lớn khiến ông H. gặp nhiều khó khăn trong đi lại và sinh hoạt, nhưng vì thấy không đau đớn nên ông không giải quyết. Trong 3 tháng gần đây, khối u phát triển lớn hơn và bị loét rộng gây hiện tượng chảy máu và đau nhức.

Các bác sĩ Bệnh viện quốc tế Vinh chẩn đoán đây là u sợi thần kinh và quyết định can thiệp cắt bỏ. Phẫu thuật cắt bỏ khối u lớn sẽ giải thoát cho bệnh nhân khỏi cơn đau vì ổ loét, loại bỏ nguy cơ gây hoại tử chân cùng nhiều biến chứng có thể xảy ra.

Ca phẫu thuật diễn ra 40 phút, các bác sĩ đã bóc tách thành công khối u ra khỏi chân người bệnh, đồng thời bảo tồn các mạch máu và thần kinh chân phải. Sau phẫu thuật, bệnh nhân H. hoàn toàn tỉnh táo và đã có thể đi lại bình thường.

BSCKI Nguyễn Văn Tuấn (trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân H.) thông tin: “U sợi thần kinh rất dễ phát triển thành ung thư, vì vậy mọi người cần tạo thói quen thường xuyên kiểm tra thân thể. Không nên chủ quan trước những dấu hiệu bất thường trên da và cần đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân.”

29. Trường học bị tố dùng thịt bẩn: Thêm hàng nghìn trẻ đi xét nghiệm sán

Trong ngày 16.3, hai Bệnh viện Nhiệt đới TƯ và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TƯ đã tiếp nhận thêm hàng nghìn cháu nhỏ ở huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) được gia đình đưa đến để làm xét nghiệm sán lợn.

Theo thông tin mới nhất từ các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chỉ trong vòng sáng 16.3, bệnh viện đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm sán lợn cho 500 em nhỏ. Số lượng trẻ đến xét nghiệm quá đông, bệnh viện trở nên quá tải. Các bác sĩ làm việc với cường độ cao để khám cho trẻ.

Cũng trong ngày 16.3, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng TƯ  có khoảng hơn 400 bé được gia đình đưa đến xét nghiệm tìm bệnh sán lợn. Các lối đi, hành lang của Viện đều chật kín người đến chờ để làm thủ tục xét nghiệm sán lợn cho con em mình.

Những phụ huynh này đều đến từ huyện Thuận Thành (Bắc Ninh).  Vì lo lắng khi nhiều cháu nhỏ trên địa bàn huyện đã đi xét nghiệm và dương tính với sán lợn nên những gia đình khác cũng đồng loạt cho con đi khám. Tính đến sáng 16.2 đã có 62 trẻ được kết luận là dương tính với sán lợn.

Các bệnh viện vẫn đang 'làm việc hết công suất" để sớm có kết quả xét nghiệm trả cho phụ huynh.

Trước đó, ngày 15.3, khoảng 400 gia đình ở huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) đã đi từ 4h sáng, chia nhau đến 2 Bệnh viện Nhiệt đới TƯ và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TƯ để xét nghiệm sán lợn cho con.

Phụ huynh lo lắng là bởi trước đó, Trường Mầm non Thanh Khương bị tố dùng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh (thịt lợn nổi nhiều hạch trắng nghi mắc sạn gạo, thịt gà nát như cám) để chế biến món ăn cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, công ty cung cấp thực phẩm cho Trường mầm non Thanh Khương còn cung cấp cho khoảng 20 trường học trên địa bàn huyện Thuận Thành.

Giữa tháng 2.2019, một số phụ huynh có con học tại Trường Mầm non Thanh Khương đăng video ghi lại món thịt lợn nổi đầy hạch trắng, có dấu hiệu của bệnh sán gạo trong bữa ăn tại trường. Ngay sau đó, tập thể phụ huynh lên gặp Ban giám hiệu nhà trường phản ánh, nhưng chỉ nhận được câu trả lời "vòng vo".

Đơn vị cung cấp thực phẩm cho cho các trường học trên địa bàn Thuận Thành cho rằng thịt lợn "không có bất thường gì" và đơn vị này vẫn được tiếp tục cung cấp thực phẩm vào trường học.

Trước sự việc này, phụ huynh đã đồng loạt cho con nghỉ học để phản đối.

Đến trưa 5.3, phụ huynh bất ngờ vào kiểm tra bếp ăn của trường, phát hiện thịt gà nấu cho học sinh là thịt đông lạnh đã bị mủn, có mùi. Họ đã chụp ảnh, ghi hình để tố cáo. Cơ quan công an đã lập biên bản, niêm phong toàn bộ số thực phẩm và đưa đi kiểm nghiệm.

II. THÔNG TIN QUỐC TẾ   

  1. Người tự bốc cháy - hiện tượng bí ẩn trong lịch sử

Y học thế giới hiện nay chưa giải thích được nguyên nhân hơn 200 người trong 300 năm qua bỗng dưng bốc cháy tới chết.

Tháng 9/2017, John Nolan 70 tuổi đang đi dạo trên đường phố London (Anh) thì cơ thể đột nhiên bốc cháy dữ dội. Người đi đường dập lửa và đưa ông tới bệnh viện. Do bỏng quá nặng, Nolan qua đời. CÁc bác sĩ lẫn giới khoa học đến nay vẫn chưa có câu trả lời về nguồn lửa tự phát, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Nolan.

Nolan không phải trường hợp duy nhất tự bốc cháy. Theo Ancient-origins, lịch sử 300 năm qua ghi nhận hơn 200 trường hợp con người bỗng dưng bốc cháy tới chết, không có dấu hiệu bị thiêu từ một nguồn tác động bên ngoài. Các nạn nhân thường được phát hiện đơn độc ở trong nhà, với phần đầu và thân cháy rụi, tay chân còn nguyên vẹn. Vài trường hợp khác, nội tạng không bị tổn hại. Các căn phòng hiện trường cũng không phát hiện thấy dấu vết bị cháy, ngoài một dư lượng dầu mỡ trên đồ nội thất và tường.

Năm 1641, bác sĩ người Đan Mạch, Thomas Bartholin (1616-1680), mô tả cái chết lạ của Polonus Vorstius - một hiệp sĩ người Italy, trong cuốn sách ghi chép về những căn bệnh lạ. Năm 1470, sau khi uống một ít rượu mạnh, Vorstius bắt đầu nôn ra lửa trước khi bốc cháy. Đây được coi là trường hợp tự bốc cháy đầu tiên trong lịch sử nhân loại được y khoa ghi nhận.

Năm 1673, tác giả người Pháp Jonas Dupont cũng đã xuất bản một cuốn sách nghiên cứu về các trường hợp tự bốc cháy (SHC). Một trong những vụ nổi tiếng nhất ở Pháp là năm 1725, một chủ nhà trọ ở Paris tỉnh giấc và phát hiện vợ mình đã cháy thành tro, thi thể nằm trên tấm đệm rơm. Tấm đệm còn nguyên, không bị cháy. Đồ gỗ xung quanh bà cũng còn nguyên.

Tất cả những gì còn lại của người vợ là hộp sọ, vài đốt xương sống và xương cẳng chân. Người chồng ban đầu bị tình nghi giết vợ, sau đó đã được tuyên vô tội nhờ lời khai của một bác sĩ phẫu thuật. Bác sĩ này tình cờ nghỉ lại tại khu nhà trọ đã làm chứng cho người chồng. Cái chết của người vợ sau đó được tuyên bố là do "sự trừng phạt của Chúa".

Hiện tượng đốt cháy tự phát của con người trở nên phổ biến hơn vào thế kỷ 19. Các nạn nhân tự bốc cháy thường có đặc điểm: nữ giới trung niên, có dấu hiệu nghiện rượu mạn tính.

Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết về nguyên nhân của hiện tượng này, như chất béo trong cơ thể dễ cháy, acetone tích tụ, tĩnh điện, vi khuẩn, khí metan và thậm chí có cả sự can thiệp của Chúa. Nguyên nhân được giới khoa học đồng tình nhiều nhất là "hiệu ứng sợi bấc".

Nếu coi cơ thể con người là một cây nến, thì chất béo trong người chính là sáp nến, nhiên liệu cho sự cháy. Tóc hay quần áo chính là sợi bấc. Nếu vì một nguyên nhân nào đó quần áo hay tóc bắt lửa, đầu tiên lửa sẽ đốt cháy lớp da người. Phần mỡ dưới da sẽ ngấm vào quần áo và tiếp tục trở thành nhiên liệu cho sự cháy.

Giả thuyết này có thể giải thích được tại sao chỉ có cơ thể bị cháy, vùng xung quanh xác và các chi ít bị cháy, tuy nhiên không thể giải thích tại sao các nạn nhân luôn bất động trong suốt thời gian bị cháy. Hơn nữa, để có thể đốt nạn nhân thành tro, cần một nhiệt độ rất cao, vào khoảng 1.648 độ C. Nhiệt độ trong lò hỏa táng cũng chỉ đạt khoảng 982 độ C.

Những giả thuyết trên mới chỉ dừng lại ở mức phỏng đoán. Đến nay, hiện tượng người tự bốc cháy vẫn là dấu hỏi lớn cho nhân loại.


Thăm dò ý kiến