Điểm tin y tế ngày 08/5/2019

09/05/2019 | 05:00 AM

 | 

 

  1. Lễ Công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Ngày 22/4/2019, tại Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội đã tổ chức Lễ Công bố quyết định bổ nhiệm chức vụ Giám đốc với PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đến dự và trao Quyết định bổ nhiệm cho PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu. Tham dự buổi Lễ có Lãnh đạo Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội; Lãnh đạo các Vụ, Cục (Bộ Y tế), Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội; Ban lãnh đạo Bệnh viện và đông đảo cán bộ công nhân viên chức Bệnh viện…

Phát biểu tại Lễ Công bố, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chúc mừng và đánh giá cao những thành tích của tập thể lãnh đạo Bệnh viện đạt được cũng như của PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu trong thời gian qua. Bộ trưởng Bộ Y tế tin tưởng và giao nhiệm vụ cho PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu trên cương vị mới sẽ tập trung lãnh đạo Bệnh viện, phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng lưu ý Tân Giám đốc bệnh viện ngoài chú trọng chuyên môn phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân, bệnh viện cũng cần tích cực trong việc mở cơ sở 2 để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu là người có nhiều sáng tạo trong can thiệp tim bẩm sinh như cải tiến dụng cụ để đạt đến mức độ  tối ưu nhất cho người bệnh, được đồng nghiệp quốc tế đánh giá cao. PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu là người mang kỹ thuật can thiệp tim bẩm sinh của Việt Nam vươn ra thế giới. Chính vì thế PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu được tin tưởng và trở thành chuyên gia tim mạch của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều tổ chức tim mạch uy tín khác. PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cũng nhận được rất nhiều bằng khen, giải thưởng trong nước và quốc tế cho những thành tựu và cống hiến của ông trong lĩnh vực tim mạch.

Vinh dự và tự hào phát biểu nhận nhiệm vụ, PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu trân trọng cảm ơn sự tín nhiệm, tin tưởng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Y tế, cá nhân đồng chí Bộ trưởng, các cơ quan liên quan và toàn thể cán bộ công chức người lao động Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian qua đã luôn ủng hộ, đồng hành và giúp đỡ đồng chí thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và Tân Giám đốc Bệnh viện hứa sẽ kế thừa, phấn đấu tiếp bước những thế hệ đi trước, đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

  1. PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu được bổ nhiệm Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội

Ngày 22-4, Bộ trưởng Bộ Y tế  Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Phó Giám đốc chuyên môn, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Phó Trưởng Bộ môn Tim mạch.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu sẽ nhận nhiệm vụ Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ ngày 1-5-2019 sau khi PGS.TS Phạm Đức Huấn, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trưởng Bộ môn Ngoại, Trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hoá Bệnh viện Việt Đức nghỉ chế độ theo quy định hiện hành.

PGS.TS. BS Nguyễn Lân Hiếu sinh năm 1972 trong một gia đình trí thức nổi tiếng ở Việt Nam, ông Hiếu là con trai của GS Nguyễn Lân Dũng và cháu ngoại của GS.TS Nguyễn Văn Huyên. Hiện nay, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu là  đại biểu Quốc hội khóa XIV.

  1. Chủ động, tăng cường phòng chống dịch bệnh trong dịp nghỉ lễ 30/4

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã chỉ đạo các vụ, cục, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố (TP) về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp 30/4 – 1/5. Theo Bộ Y tế, trong 5 ngày nghỉ lễ, các đơn vị cần tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, tập trung tại các vùng có nguy cơ cao và kiểm tra chặt chẽ khách nhập cảnh từ các vùng có dịch vào Việt Nam.

Sở Y tế các tỉnh, TP chỉ đạo các cơ sở y tế bảo đảm thuốc chữa bệnh, trang thiết bị, phương tiện khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân; tăng cường công tác phòng, chống bệnh dịch, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phát sinh; bố trí cán bộ y tế trực 24/24h trong những ngày nghỉ lễ.

Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quản lý, tổ chức lực lượng thường trực sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp trong công tác điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả khi có sự cố ATTP xảy ra tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm và các điểm vui chơi, lễ hội.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm đầu mối chỉ đạo các bệnh viện trung ương, các bệnh viện được phân công chỉ đạo tuyến đảm bảo kế hoạch trực 24/24 giờ, lưu ý nhân lực và phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu do tuyến dưới chuyển lên, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới khi có yêu cầu; chuẩn bị đủ số lượng máu, đảm bảo khả năng cao nhất trong việc cứu chữa nạn nhân trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, thương tích.

  1. Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra khách từ vùng dịch nhập cảnh trong dịp lễ

Chiều 22.4, Bộ Y tế cho biết đã có công văn gửi đến các đơn vị y tế trên toàn quốc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp lễ 30.4 và 1.5. Trong đó, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tập trung công tác phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc.

Trong công văn số 1994 BYT/ VPB1 gửi các vụ, cục, tổng cục, thanh tra Bộ, văn phòng Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp lễ 30.4 và 1.5, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị trên tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tập trung các vùng có nguy cơ cao. Đặc biệt, các đơn vị phải kiểm tra chặt chẽ khách nhập cảnh từ các vùng có dịch vào Việt Nam trong dịp lễ này.

Các đơn vị phải chú trọng việc kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quản lý. Tổ chức lực lượng thường xuyên sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp công tác điều tra, xử lý khắc phục hậu quả khi có sự cố an toàn thực phẩm xảy ra tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm và các điểm vui chơi, lễ hội.

Bộ Y tế yêu cầu Cục Quản lý khám chữa bệnh chỉ đạo các bệnh viện đảm bảo kế hoạch trực 24/24 giờ trong dịp nghỉ lễ. Bộ Y tế cũng lưu ý các bệnh viện trong việc đảm bảo nhân lực, phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu do tuyến dưới chuyển đến; đồng thời sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho tuyến dưới khi có yêu cầu, đảm bảo số lượng máu nhằm đáp ứng cứu chữa cho các nạn nhân thương tích, tai nạn giao thông.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở y tế có giường bệnh đảm bảo thuốc chữa bệnh, trang thiết bị, phương tiện khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phát sinh, bố trí cán bộ y tế trực 24/24 giờ trong các ngày nghỉ lễ. Xây dựng kế hoạch phối hợp với công an, các lực lượng liên quan trên địa bàn nhằm đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và phòng, chống cháy nổ tại đơn vị.

  1. Cán bộ y tế trực 24/24h trong những ngày nghỉ lễ

(HNMO) - Bộ Y tế đã có công văn về đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 gửi các vụ, cục, tổng cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu lãnh đạo các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tập trung các vùng có nguy cơ cao, kiểm tra chặt chẽ khách nhập cảnh từ các vùng có dịch vào Việt Nam.

Bộ Y tế cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quản lý; tổ chức lực lượng thường trực sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp trong công tác điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả khi có sự cố an toàn thực phẩm xảy ra tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm và các điểm vui chơi, lễ hội.

Cục Quản lý khám chữa bệnh làm đầu mối chỉ đạo các bệnh viện trung ương, bệnh viện được phân công chỉ đạo tuyến bảo đảm kế hoạch trực 24/24h, lưu ý nhân lực và phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu do tuyến dưới chuyển lên; đồng thời sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho tuyến dưới khi có yêu cầu, chuẩn bị đủ số lượng máu, bảo đảm khả năng cao nhất trong việc cứu chữa nạn nhân trong trường hợp thương tích, tai nạn giao thông.

Sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở y tế có giường bệnh bảo đảm thuốc chữa bệnh, trang thiết bị, phương tiện khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân; tăng cường công tác phòng chống dịch, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh phát sinh; bố trí cán bộ y tế trực 24/24h trong những ngày nghỉ lễ.

  1. Rượu bia là thủ phạm gây nên 30 loại bệnh không lây nhiễm

Việt Nam có 44% tỷ lệ người uống rượu bia ở mức độ nguy hiểm. Rượu, bia là nguyên nhân gây nên 30 loại bệnh không lây nhiễm bao gồm: Đột quỵ, suy tim, cao huyết áp, phình động mạch chủ; tổn thương gan, xơ gan dẫn đến viêm gan, viêm tuỵ cấp, mãn tính; ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản…Những thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đưa ra tại Hội thảo Xây dựng chính sách về Phòng, chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tổ chức ngày 22-4.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam, sản lượng rượu, bia và đồ uổng có cồn khác được sản xuất gia tăng nhanh qua các năm trong khi thế giới đang giảm dần. Năm 2015, Việt Nam sản xuất 3.4 tỷ lít bia, 70 triệu lít rượu công nghiệp vả khoảng 250 triệu thủ công.

Cùng với tỷ lệ sản xuất tăng là tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức báo động. Bình quân mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 6.6 lít cồn/người/năm, tỷ lệ nam giới và thanh thiếu niên sử dụng rượu, bia đều ở mức cao. Trong đó tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia ở mức có hại là vấn đề đáng báo động.

Việc sử dụng rượu, bia không phù hơp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và xã hội cho cá nhân người uống cũng như những người xung quanh và cộng đồng. Sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau.

Sử dụng rượu bia được xếp vào hàng thứ 3 trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới. Sử dụng rượu bia còn tác động nghiêm trọng đến lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Bạo lực gia đình, mất trật tự an toàn xã hội, tội phạm, đói nghèo và gánh nặng về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và toàn xà hội do liên quan đến các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất năng suất lao động và giải quyết các hậu quả xã hội khác.

TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện mới của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết: Rượu bia gây ra đột quỵ, suy tim, các bệnh lý tăng huyết áp và phình động mạch chủ, tổn thương gan, xơ gan dẫn đến viêm gan, viêm tuỵ cấp, mãn tính… Rượu bia còn gây ra những bệnh tật đường miệng như hạ hầu, hầu họng, ung thư thanh quản, thực quản, tuyến mật trong gan, ung thư vú ở phụ nữ.

“Bên cạnh đó, sử dụng rượu bia còn làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông cho người lái xe, do cơ thể phản ứng chậm, do sự phối hợp các hoạt động bị hạn chết, tầm nhìn ảnh hưởng. Việc sử dụng rượu bia gây nhiều hệ luỵ hung hăng, bạo lực, an toàn xã hội dẫn đến tội phạm”, TS. Kidong Park nhấn mạnh.

Điều tra nguy cơ bệnh lây nhiễm năm 2015 cho thấy 44% người uống rượu bia ở Việt Nam uống quá độ, đây là hình thức uống rượu nguy hiểm. Nếu uống 6 cốc bia trong một dịp/lần sẽ rất nguy hại-đó là uống rượu bia quá độ. Việc sử dụng rượu bia ở Việt Nam dẫn đến 79.000 ca tử vong năm 2016, hàng trăm nghìn người khác phải nhập viện điều trị liên quan đến rượu bia.

Tuy nhiên, vẫn còn có sự nhầm lẫn khi cho rằng, người uống bia ít nguy hại hơn người uống rượu nhẹ và rượu mạnh. “Cách hiểu này hoàn toàn sai lầm. Các tác hại của rượu bia không phụ thuộc vào loại hình đồ uống, phụ thuộc vào tổng khối lượng ethanol và hình thức uống. Theo đó, 330ml bia hơi với độ cồn 4%, nghĩa là có 10 gram cồn. Số lượng cồn này cũng tương tự uống 1 ly rượu vang 13,5 độ, tương tự khi ta uống 1 chén rượu mạnh (30ml). Như vậy, không có ngoại lệ nào quy định về tiếp thụ rượu bia trên các loại hình đồ uống”, TS Kidong Park phân tích.

Hiện nay, hệ thống pháp luật về phòng chống tác hại của rượu, bia của Việt Nam còn nhiều khoảng trống. Việt Nam hiện chưa có quy định về hạn chế quảng cáo bia. Cùng một lượng cồn nguyên chất thì bia, rượu vang và rượu mạnh đều gây tác hại tương đương nhưng pháp luật hiện hành chỉ cẩm quảng cáo rượu vang và rượu mạnh với độ cồn từ 15% trở lên; chưa có quy định về tài trợ hoặc trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp rượu bia.

  1. Lạm dụng rượu bia gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng

Sử dụng rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau, được xếp vào hàng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong.

Ngày 22/4 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam tổ chức hội thảo "Xây dựng chính sách về phòng, chống tác hại của rượu, bia."Hội thảo nhằm cung cấp các thông tin khoa học và bài học kinh nghiệm hữu ích từ các chuyên gia trong và ngoài nước cho việc xây dựng Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn tại Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết tại Việt Nam, sản lượng rượu, bia và đồ uống có cồn khác được sản xuất gia tăng nhanh qua các năm trong khi thế giới đang giảm dần. Sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau, được xếp vào hàng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới.

“Tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức báo động. Bình quân mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 6,6 lít cồn/người/năm, tỷ lệ nam giới và thanh thiếu niên sử dụng rượu, bia đều ở mức cao. Trong đó, tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia ở mức có hại là vấn đề đáng báo động. Việc sử dụng rượu, bia không phù hợp gây ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân người uống cũng như những người xung quanh và cộng đồng,” Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia của Việt Nam còn nhiều khoảng trống. Cho đến nay, mới có Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu và Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Đây mới là chính sách mang tính định hướng và cần được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao.

Bộ Y tế được giao chủ trì xây dựng dự thảo luật, sau nhiều nỗ lực, dự thảo Luật phòng, chống tác hại rượu bia đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu và đang được tiếp tục hoàn thiện để trình Quốc hội cho ý kiến lần 2 trong kỳ họp lần thứ 7 của Quốc hội dự kiến vào tháng 5/2019.

Hiện nay, Bộ Y tế vẫn đang nỗ lực xin ý kiến các đoàn đại biểu quốc hội về dự thảo luật, đặc biệt là các giải pháp để kiểm soát, ngăn ngừa sử dụng rượu, bia ở giới trẻ.

Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, bày tỏ quan ngại về tình trạng sử dụng rượu bia tại Việt Nam. Điều tra nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm năm 2015 cho thấy, 44% người uống rượu bia ở Việt Nam uống quá độ, đây là hình thức uống rượu nguy hiểm.

Việc sử dụng rượu bia ở Việt Nam dẫn đến 79.000 ca tử vong năm 2016, hàng trăm nghìn người khác phải nhập viện điều trị liên quan đến rượu bia.

Theo tiến sỹ Kidong Park, vẫn còn có sự nhầm lẫn khi cho rằng người uống bia ít nguy hại hơn người uống rượu nhẹ và rượu mạnh. Bởi vì, các tác hại của rượu, bia không phụ thuộc vào loại hình đồ uống mà phụ thuộc vào tổng khối lượng ethanol và hình thức uống. Theo đó, 330ml bia hơi với độ cồn 4%, nghĩa là có 10 gram cồn. Số lượng cồn này cũng tương tự uống 1 ly rượu vang 13,5 độ và tương tự khi ta uống một chén rượu mạnh (30ml).

Theo các chuyên gia, lượng tiêu thụ rượu bia của Việt Nam đứng thứ 3 châu Á và đứng thứ 64 thế giới năm 2016. Năm 2017, sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam là 4,006 tỷ lít, thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu bia cao nhất thế giới. Và dự báo đến năm 2025, mức độ tiêu thụ bình quân sẽ là 7 lít/người/năm.

Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam luôn ở trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ bia bình quân hàng năm cao nhất thế giới. Đáng chú ý, trong số nam giới uống rượu, bia thì có 1/4 số người uống ở mức có hại và tuổi bắt đầu uống rượu, bia có xu hướng trẻ hóa.

  1. Mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 6,6 lít cồn mỗi năm

Ngày 22/4, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo xây dựng chính sách về phòng, chống tác hại của rượu bia tại Hà Nội.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: "Tại Việt Nam, sản lượng rượu, bia và đồ uống có cồn khác được sản xuất gia tăng nhanh qua các năm trong khi thế giới đang giảm dần. Theo đó, năm 2015, Việt Nam sản xuất 3.4 tỷ lít bia, 70 triệu lít rượu công nghiệp vả khoảng 250 triệu thủ công. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức báo động. Bình quân mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 6.6 lít cồn/người/năm, tỷ lệ nam giới và thanh thiếu niên sử dụng  rượu, bia đều ở mức cao. Trong đó tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia ở mức có hại là vấn đề đáng báo động. Việc sử dụng rượu, bia không phù hợp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và xã hội cho cá nhân người uống cũng như những người xung quanh và cộng đồng”.

Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo, sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau và được xếp vào hàng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới.

Chung quan điểm này, TS Kidong Park, Trưởng đại diện mới của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, rượu bia gây ra đột quỵ, suy tim, các bệnh lý tăng huyết áp và phình động mạch chủ, tổn thương gan, xơ gan dẫn đến viêm gan, viêm tụy cấp, mãn tính… Rượu bia còn gây ra những bệnh tật đường miệng như hạ hầu, hầu họng, ung thư thanh quản, thực quản, tuyến mật trong gan, ung thư vú ở phụ nữ. Bên cạnh đó, sử dụng rượu bia còn làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông cho người lái xe, do cơ thể phản ứng chậm, do sự phối hợp các hoạt động bị hạn chế, tầm nhìn ảnh hưởng. Việc sử dụng rượu bia gây nhiều hệ lụy hung hăng, bạo lực.

Đại diện WHO cho biết, Tổ chức này hết sức “quan ngại về mô hình sử dụng rượu bia và hệ quả tiêu cực. Theo đó, thanh niên Việt Nam uống rượu bia nhiều. Người trưởng thành Việt Nam tiêu thụ 8,3 lít cồn (470 chai bia)/ năm 2016 trong khi đó, việc tiêu dùng rượu bia ở Tây Thái Bình Dương chỉ là 1,3 lít/năm.

“Nếu uống 6 cốc bia trong một dịp/lần sẽ rất nguy hại-  đó là uống rượu bia quá độ. Điều tra nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm năm 2015 cho thấy 44% người uống rượu bia ở Việt Nam uống quá độ, đây là hình thức uống rượu nguy hiểm. Việc sử dụng rượu bia ở Việt Nam  dẫn đến 79 nghìn ca tử vong năm 2016, hàng trăm nghìn người khác phải nhập viện điều trị liên quan đến rượu bia”, TS Kidong Park nhấn mạnh.

Đáng lo ngại, TS Kidong Park cho rằng, vẫn còn có sự nhầm lẫn khi cho rằng, người uống bia ít nguy hại hơn người uống rượu nhẹ và rượu mạnh. “Cách hiểu này hoàn toàn sai lầm. Bởi, các tác hại của rượu bia không phụ thuộc vào loại hình đồ uống mà phụ thuộc vào tổng khối lượng ethanol và hình thức uống. Theo đó, 330ml bia hơi với độ cồn 4%, nghĩa là có 10 gram cồn. Số lượng cồn này cũng tương tự uống 1 ly rượu vang 13,5 độ, tương tự khi ta uống 1 chén rượu mạnh (30ml). Như vậy, không có ngoại lệ nào quy định về tiếp thụ rượu bia trên các loại hình đồ uống”, TS Kidong Park nhấn mạnh.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về phòng chống tác hại của rượu, bia của Việt Nam còn nhiều khoảng trống. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho rằng, đến nay, mới có Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu và Quyết định số 244/QĐ-TTg  ngày 12/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020.“Đây mới là chính sách mang tính định hướng và cần được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao”, ông Sơn bày tỏ.

  1. Kiến nghị bãi bỏ quy định cấm bán rượu trên Internet

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia do Bộ Y tế chủ trì, Chính phủ đang trình Quốc hội cho ý kiến thông qua. Chiều 22/4, tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng đã làm việc với 6 bộ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt thể chế, cơ chế, chính sách mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Rất nhiều vướng mắc liên quan đến các lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương được đưa ra, trong đó có kiến nghị xem xét bãi bỏ quy định cấm bán rượu trên Internet tại Nghị định 105 về kinh doanh rượu và Điều 20 của dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia.

Về vấn đề này, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam cho rằng, việc cho phép bán rượu trên Internet giúp cho việc kiểm soát tiêu thụ rượu trên thị trường tốt hơn, hạn chế người chưa đủ tuổi, giáo dục và cung cấp các thông tin về sản phẩm, ngăn chặn việc kinh doanh các sản phẩm bất hợp pháp, tăng thu ngân sách.

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát còn viện dẫn, nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ và ở khu vực châu Á gồm Trung Quốc, Campuchia, Nhật Bản… đều cho phép bán rượu trên Internet.

Mặc dù ghi nhận ý kiến nhưng ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, việc kiểm soát bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng trên mạng đang rất khó khăn. Việc kiểm soát thương mại điện tử đang còn bất cập cả về văn bản pháp quy và chế tài.

Ông An nêu quan điểm vẫn phải tiếp tục xây dựng chương trình kiểm soát bán rượu trên Internet để kiểm soát được thực sự. Bởi ông cho rằng tên tuổi của người bán, người mua trên mạng đều là ảo, không có gì chứng minh người đó, tổ chức đó là thật. Vì thế, cần có chính sách kiểm soát.

Theo ông An, nếu trường hợp Quốc hội thông qua Luật phòng chống tác hại của rượu, bia mà bỏ điều khoản này trong dự thảo thì sẽ sửa Nghị định 105.

Về vấn đề này, thông tin trên báo Pháp luật TP.HCM, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay các hiệp hội DN kiến nghị xem xét bãi bỏ quy định cấm bán rượu trên Internet tại Nghị định 105/2017 của CP về kinh doanh rượu, cũng như quy định tại Điều 20 của dự Luật Phòng chống tác hại của rượu bia đã được trình QH cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 cuối năm 2018.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Tổ công tác ghi nhận ý kiến của Hiệp hội và sẽ tham gia theo hướng làm sao thuận lợi nhưng vẫn quản lý được, không đặt vấn đề “không quản lý được thì cấm”.

  1. Tranh luận về bán rượu tại khách sạn cao cấp

 (PLO)- "Giờ người ta uống rượu không tem”-  Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu thực tế và đặt ra yêu cầu làm sao để vẫn kiểm tra, kiểm soát được nhưng giảm bớt thủ tục cho doanh nghiệp, nên tiếp cận theo cách xử lý thuận lợi cho doanh nghiệp.

Chiều 22-4, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với bảy bộ, ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật cho các doanh nghiệp. Vướng mắc nhiều nhất được đề cập tại buổi làm việc liên quan đến các lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương, đặc biệt là các quy định về quản lý, kinh doanh rượu.

Không đặt vấn đề “không quản được thì cấm”

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay các hiệp hội DN kiến nghị xem xét bãi bỏ quy định cấm bán rượu trên internet tại Nghị định 105/2017 của CP về kinh doanh rượu, cũng như quy định tại Điều 20 của dự Luật Phòng chống tác hại của rượu bia đã được trình QH cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 cuối năm 2018.

Theo các hiệp hội DN, việc cho phép bán rượu trên internet giúp cho việc kiểm soát tiêu thụ rượu trên thị trường tốt hơn, hạn chế người chưa đủ tuổi, giáo dục và cung cấp các thông tin về sản phẩm và ngăn chặn việc kinh doanh các sản phẩm bất hợp pháp và tăng ngân sách.

Mặc khác, nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore… đều cho phép bán rượu trên internet.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Tổ công tác ghi nhận ý kiến của Hiệp hội và sẽ tham gia theo hướng làm sao thuận lợi nhưng vẫn quản lý được, không đặt vấn đề “không quản lý được thì cấm”.

Một kiến nghị đáng chú ý khác được Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đưa ra là xem xét bãi bỏ yêu cầu về giấy phép kinh doanh rượu tại chỗ đối với các cơ sở lưu trú du lịch (khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch) đã được công nhận xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp khi có kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ ở các địa điểm thuộc cơ sở lưu trú du lịch.

Hiệp hội này cho rằng theo Luật Du lịch 2005, loại cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện không cần phải có giấy phép kinh doanh đối với từng hàng hóa, dịch vụ, nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện. Và vì vậy, các địa điểm kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ thuộc các cơ sở lưu trú này không phải xin giấy phép kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ.

Tuy nhiên, Luật Du lịch 2017 đã không đề cập đến vấn đề này. Và theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu, các nhà hàng có kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ, thuộc trường hợp trên vẫn phải xin giấy phép kinh doanh rượu tại chỗ.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An sau đó lý giải, mục đích của giấy phép chủ yếu là để kiểm soát nguồn gốc rượu, đảm bảo các cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao phải cam kết nguồn gốc rượu không đảm bảo tiêu chuẩn không được đưa vào hệ thống của họ.

“Sau khi Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia được Quốc hội thông qua, có hiệu lực, không chỉ riêng giấy phép này mà các giấy phép khác của Nghị định 105, chúng tôi sẽ cùng Bộ Y tế rà lại, kể cả kinh doanh, sản xuất rượu công nghiệp sẽ xem lại hết”- ông An nói.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, các cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng, xếp sao là đã được đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật. Quy định vẫn phải có giấy phép kinh doanh rượu tại chỗ, nghĩa là cơ sở này phải đi xin cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ở đây là Sở Công thương của địa phương, để xin cấp giấy phép.

Ông Dũng cũng cho rằng quy định trên “không rõ ràng, mập mờ”. “Doanh nghiệp đặt vấn đề, thay vì xin giấy phép thì chỉ việc thông báo với cơ quan nhà nước là được bán rượu, còn quản lý nguồn gốc rượu thuộc quy định khác điều chỉnh”- ông Dũng nói.

Đáp lại, Thứ trưởng Công thương cho rằng bán rượu mang lại lợi nhuận tương đối lớn và việc được xếp hạng sao không bảo đảm rằng họ không bán rượu lậu. “Dùng cái gì để kiểm soát là không bán rượu lậu thì cam kết của cơ sở đó rất quan trọng”- ông An khẳng định.  

  1. Bộ Y tế cảnh báo lừa đảo bán thực phẩm chức năng qua mạng, tổng đài tư vấn

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa cảnh báo người tiêu dùng về tình trạng lừa đảo, tư vấn bán thực phẩm chức năng của một số trang mạng, trung tâm tư vấn hiện nay. Theo thông tin từ Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), hiện nay trên một số trang mạng và một số trung tâm tư vấn thường quảng cáo hoặc gọi đến số điện thoại của khách hàng mạo danh là các nhà thuốc đông y gia truyền để tư vấn bán thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe được Bộ Y tế công nhận.

Trong đó, chủ yếu là các sản phẩm về xương khớp, sinh lý nam, tiểu đường, kích thích mọc tóc, trị mất ngủ... Nhân viên tư vấn thường nói với giọng mang tính hù dọa, do năm bắt được tâm lý người bệnh thường hay lo lắng.

Tuy khẳng định là sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép, tuy nhiên nhân viên thường không cung cấp thông tin về địa chỉ của tổ chức sản xuất sản phẩm và chỉ bán hàng thông qua hình thức chuyển phát.

Hiện nay, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã bắt và xử lý nhiều vụ, thậm chí có những trung tâm tư vấn viên chỉ là học sinh, sinh viên không có chuyên môn về khám, chữa bệnh. Trong khi các cơ quan quản lý đang tích cực phối hợp xử lý, người tiêu dùng cần cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo bán thực phẩm chức năng này.

  1.  Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (Pre-Exposure Prophylaxis - PrEP) vừa chính thức được khởi động với sự hỗ trợ của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Văn phòng CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Giai đoạn 2018-2020: Thuốc kháng HIV cho điều trị được cung cấp miễn phí

Dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm là một biện pháp mang lại hiệu quả dự phòng hữu hiệu. Từ đây, các cơ sở điều trị không còn phụ thuộc hoàn toàn vào các biện pháp cơ học để dự phòng lây nhiễm HIV như dùng bao cao su, dùng bơm kim tiêm sạch, mà còn có thể sử dụng các biện pháp y sinh học để dự phòng rộng rãi.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS(Bộ Y tế) cho biết điều trị dự phòng trước phơi nhiễm là biện pháp dự phòng nhiễm HIV bằng cách uống thuốc kháng virus ARV đều đặn hàng ngày, trước khi phơi nhiễm HIV. Tuân thủ tốt có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục lên 90%, qua tiêm chích ma túy tới 70%. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm an toàn cho người dùng, kể cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Trước mắt, dịch vụ sẽ được cung cấp tại Trung tâm y tế Đống Đa, Trung tâm y tế Long Biên, Trường Đại học Y Hà Nội. Trong tương lai, Hà Nội sẽ mở rộng dịch vụ này.

Năm 2016, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm được thí điểm đầu tiên tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội là đơn vị tiên phong triển khai thí điểm chương trình, đến nay, dịch vụ được cung cấp tại 8 cơ sở y tế, trong đó có Phòng khám đa khoa số 3 - Trung tâm Y tế Đống Đa.

Năm 2017, Bộ Y tế đã đưa nội dung điều trị dự phòng trước phơi nhiễm vào hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS tại Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 1/12/2017. Năm 2018, Bộ Y tế đã phê duyệt Kế hoạch triển khai dự phòng trước phơi nhiễm HIV, giai đoạn 2018-2020.

Đặc biệt, giai đoạn 2018-2020, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm được mở rộng, thuốc kháng HIV cho điều trị được cung cấp miễn phí. Đây cũng là cơ hội, điều kiện thuận lợi đển nhóm có nguy cơ cao dễ dàng tiếp cận dịch vụ dự phòng với chi phí thấp và hiệu quả cao.

Trong giai đoạn mở rộng hiện nay, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các dự án/tổ chức triển khai dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm tại 11 tỉnh, thành phố với 43 cơ sở y tế tư nhân và nhà nước. Hiện đã có hơn 2.000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ.Trong thời gian tới, Cục Phòng, chống HIV/AIDS sẽ làm việc với các đối tác để tiếp tục mở rộng các địa bàn triển khai dịch vụ, giúp khách hàng có nhu cầu có thể tiếp cận dễ dàng, thuận tiện hơn.

Biện pháp can thiệp hiệu quả cho nhóm nguy cơ cao

Tại Việt Nam, đến hết năm 2018, ước tính số người nhiễm HIV hiện còn sống là 250.000 người, trong đó hàng năm trung bình khoảng 10.000 người phát hiện nhiễm HIV mới.

Theo kết quả giám sát tại các tỉnh, thành phố, năm 2018 trong khi tỷ lệ nhiễm HIV ở hầu hết các nhóm có hành vi nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm có xu hướng giảm nhanh thì tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới lại tăng.

Cụ thể, trước đây tỷ lệ nhiễm HIV nhóm nghiện chích ma túy chiếm 29-30% thì nay giảm còn 9-10%, ở phụ nữ bán dâm cũng giảm từ 5% xuống 3,4%. Riêng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ đồng giới tăng cao, từ 7,4% năm 2016 lên 11,4% năm 2018.

Theo ước tính, cả nước có khoảng 174.000 nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) trong độ tuổi 15-49 và riêng Hà Nội có tới hơn 30.000 MSM (chiếm khoảng 17,5% số MSM cả nước).

Với mục tiêu hướng tới không còn người nhiễm HIV năm 2030, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo bên cạnh các biện pháp can thiệp giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV đối với những người nhiễm HIV, thì điều trị dự phòng trước phơi nhiễm là một biện pháp can thiệp có hiệu quả nhất để dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm nguy cơ cao như MSM, người chuyển giới nữ, người tiêm chích ma túy, vợ/chồng/bạn tình của người nhiễm HIV. Hiện nay, dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm là một phần trong chiến lược dự phòng HIV toàn diện, bao gồm cả việc sử dụng bao cao su...

  1.   Sẽ có thêm một loại vắcxin 5 trong 1 mới miễn phí cho trẻ vào tháng 5 tới

Việc đưa thêm vắcxin “5 trong 1” nhằm đảm bảo an ninh vắcxin, chủ động để không thiếu nguồn cung ứng vaccine, góp phần đảm bảo sức khỏe. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, loại vắcxin mới này có thành phần kháng nguyên tương tự ComBe Five đang được dùng trong tiêm chủng mở rộng.

Việc đưa thêm vắcxin vào chương trình nhằm đảm bảo an ninh vắcxin, do lượng vắcxin Combe Five  ComBE Five được cung cấp gần đây mới đạt khoảng 60 - 70% so với nhu cầu. Loại vắcxin 5 trong 1 mới do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất sẽ được thử nghiệm trong chương trình tiêm chủng mở rộng bắt đầu từ tháng 5.Vắcxin này sẽ được thử nghiệm tại 5 tỉnh thành ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên. Sau đó, Bộ Y tế sẽ tiến hành đánh giá, triển khai tiêm đại trà vào khoảng cuối năm nay.

Hiện tại, Việt Nam đang sử dụng vắcxin Combe Five trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Đến giữa tháng 4/2019, đã có gần 1 triệu liều ComBe Five cho trẻ.

Tuy nhiên, thời gian qua, đã có một số ca phản ứng nặng sau tiêm chủng khiến người dân lo lắng. Thậm chí, đã có một số trẻ tử vong được xác định do sốc phản vệ sau tiêm chủng. Vì vậy, nhiều phụ huynh lo lắng không dám cho con tiêm vaccine này mà lựa chọn vaccine dịch vụ. Dù vậy, Bộ Y tế cho biết, vẫn sẽ triển khai tiêm vắcxin Combe Five trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

  1.  Bộ Y tế phát động cuộc thi 'Thách thức 10.000 bước chân mỗi ngày'

WHO phối hợp với Bộ Y tế và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức cuộc thi “Thách thức 10.000 bước chân mỗi ngày”, nhằm hỗ trợ tăng cường các hoạt động thể lực của người dân, hưởng ứng Chương trình Sức khỏe Việt Nam. Cuộc thi sẽ chính thức được phát động vào ngày 19/5 và bắt đầu từ ngày 1/6, với 200 nhóm tham dự đến từ tới các cơ quan chính phủ và các đối tác.

Theo ban tổ chức, mỗi nhóm tham gia gồm 5 thành viên. Hàng ngày mỗi trưởng nhóm sẽ gửi cập nhật thành tích của các thành viên đến tài khoản gmail được lập cho Ban Thư ký của WHO, Bộ Y tế và Hội Thầy thuốc trẻ. Đánh giá giữa kì sẽ được thực hiện sau 3 tháng, đánh giá cuối kì và trao thưởng sẽ diễn ra vào tháng 12, mọi chi phí các thiết bị và tổ chức hoạt động sẽ do WHO hỗ trợ.

Tại cuộc họp Nhóm Đối tác y tế đầu năm 2019 diễn ra ngày 17/4 vừa qua, Ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO Việt Nam chia sẻ, người trưởng thành nên dành ít nhân 30 phút mỗi ngày để hoạt động thể lực. 10.000 bước chân tương đương với 1 giờ tập thể dục, giúp chúng ta giảm 30% nguy cơ dẫn đến tử vong, các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, ung thư vú, dạ dày… Ông Park cho biết, Quán quân cuộc thi sẽ được mời tham sự cuộc họp Nhóm Đối tác y tế vào cuối năm nay.

  1.  Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường kỷ niệm 37 năm thành lập

Ngày 22/04/2019, tại Hà Nội, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác chỉ đạo tuyến năm 2019; Hưởng ứng chương trình Sức khỏe Việt Nam với chủ đề “Khỏe để lao động sản xuất tốt hơn” và Kỷ niệm 37 năm Ngày thành lập Viện (24/4/1982-24/4/2019).

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, PGS.TS. Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cho biết: Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân đặc biệt là người lao động với lực lượng lớn tạo ra của cải vật chất, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trước yêu cầu cấp bách của công tác vệ sinh phòng dịch, phổ biến thường thức vệ sinh trong nhân dân, năm 1956 Bộ Y tế đã thành lập Viện Vệ sinh, năm 1961 thành lập Viện Vệ sinh dịch tễ học với phòng Vệ sinh lao động với chức năng vệ sinh chung cho các xí nghiệp, nhà máy và giáo dục an toàn lao động.

Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các ngành công nghiệp phát triển mạnh, ô nhiễm môi trường gia tăng cùng với các bệnh nghề nghiệp phát sinh trong quá trình sản xuất. Ngày 24/4/1982, Bộ Y tế ra Quyết định số 370/QĐ-BYT về thành lập Viện Y học lao động, trở thành một sự kiện lịch sử đối với cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe người lao động. Tổ chức WHO Tây Thái Bình Dương công nhận Viện là Trung tâm hợp tác quốc tế về Y học lao động và nhận định “Việc Việt Nam thành lập được Viện Y học lao động là một sự kiện của ngành Y học lao động của khu vực trong những năm 80 vì khi đó số Viện Y học lao động trong khu vực còn rất ít ỏi”.

Năm 1991, trước yêu cầu tăng cường công tác khoa học kỹ thuật về Vệ sinh môi trường, Bộ Y tế quyết định đổi tên Viện thành “Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường” tại Quyết định số 1179/BYT-QĐ và đẩy mạnh thêm khoa Vệ sinh môi trường.

Trong quá trình phát triển đất nước, nhất là sau khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế, nhiều cơ hội mới nhưng cũng nhiều thách thức lớn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt trong vấn đề chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người lao động, do gia tăng ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp, gia tăng yếu tố nguy cơ sức khỏe theo ngành nghề. Năm 2014, Bộ Y tế quyết định đổi tên Viện lần thứ 2 thành Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường với định hướng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, là Viện quốc gia đầu ngành trong các lĩnh vực về Sức khỏe nghề nghiệp, Vệ sinh Sức khỏe môi trường, Vệ sinh Sức khỏe trường học và phòng chống tai nạn thương tích. Từ đây, với chức năng nhiệm vụ cụ thể bao quát toàn bộ hoạt động chăm sóc sức khỏe và vệ sinh môi trường, hoàn toàn phù hợp với Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Trải qua 37 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ và lãnh đạo Viện vẫn không ngừng phấn đấu, tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp làm việc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ Y tế giao, góp phần thiết thực vào công tác phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động, bảo vệ môi trường với nhiều hoạt động thiết thực trong nghiên cứu, đào tạo, phát triển khoa học công nghệ, cung ứng dịch vụ chuyên ngành, phối hợp với các đơn vị nâng cao năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe người lao động, bảo vệ môi trường. Đến nay mạng lưới sức khỏe nghề nghiệp đã được phủ đầy và đáp ứng được nhu cầu trên khắp cả nước, Viện được nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao, nâng cao vị thế của Viện trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, với chủ trương sát nhập các đơn vị làm công tác Y tế dự phòng thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đối với các tỉnh là sự thay đổi rất lớn về tổ chức có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn cho triển khai công tác chuyên môn lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp vệ sinh môi trường và sức khỏe học đường. Với vị thế của một Viện quốc gia, năng lực chuyên môn sâu, độ ngũ cán bộ tâm huyết, Viện tự tin và cam kết đồng hành giúp các đơn vị vượt qua khó khăn và phát triển mạnh mẽ lĩnh vực chuyên ngành.

  1.  Các bệnh viện TP.HCM không được thu phí thân nhân người bệnh

Các bệnh viện không thu phí và cần đảm bảo các dịch vụ tiện ích tối thiểu phục vụ người bệnh và thân nhân người bệnh. Vừa qua, theo thông tin phản ánh trên báo đài về việc thu phí thân nhân người bệnh tại Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM), Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu bệnh viện này ngưng thu phí đối với mỗi thân nhân.

Đồng thời, hôm nay (22.4), Sở Y tế TP.HCM thông tin đã thống nhất phương thức triển khai các dịch vụ tiện ích cho thân nhân người bệnh tại các bệnh viện nhằm vừa đảm bảo công tác phục vụ người bệnh, vừa tuân thủ các quy định về thu phí trong bệnh viện.

Theo đó, các bệnh viện không thu phí và cần đảm bảo các dịch vụ tiện ích tối thiểu phục vụ người bệnh và thân nhân người bệnh như nhà vệ sinh, nước rửa tay, xà bông rửa tay, nước uống, thang máy, nơi sạc điện thoại và các tiện ích khác có trong cơ cấu giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Mặt khác, các bệnh viện cần tăng cường truyền thông đến người bệnh và thân nhân người bệnh phối hợp tốt với bệnh viện trong việc tuân thủ các nội quy sinh hoạt của thân nhân người bệnh trong thời gian lưu trú tại bệnh viện, góp phần tạo môi trường chăm sóc tốt nhất cho người bệnh.

Đảm bảo mỗi bệnh nhân chỉ một thân nhân nuôi bệnh.

Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM khuyến khích tùy theo khả năng thực tế của mỗi bệnh viện mà triển khai thêm các tiện ích phục vụ theo yêu cầu khác như: nhà lưu trú, dịch vụ cung cấp bữa ăn, dịch vụ giặt giũ, dịch vụ mua sắm vật dụng cần thiết, giường/ghế bố,…

Các loại hình tiện ích này được tổ chức cung ứng dịch vụ theo yêu cầu và có thu phí. Bệnh viện phải xây dựng cơ cấu giá và công khai giá cho thân nhân người bệnh biết để chọn lựa nếu có nhu cầu.

Đặc biệt, khuyến khích các bệnh viện có kế hoạch triển khai nhà lưu trú cho thân nhân người bệnh ở xa, nhất là nhà lưu trú cho thân nhân của bệnh nhân các khoa cách ly (như khoa hồi sức, khoa bỏng,…)

Riêng nhà vệ sinh bệnh viện, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế và lãnh đạo UBND TP.HCM, trong năm 2019, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện có kế hoạch sửa chữa nâng cấp và phân công nhân viên vệ sinh luôn thường trực nhằm đảm bảo nhà vệ sinh của các bệnh viện luôn sạch, đẹp đáp ứng mong đợi của người bệnh.

  1.  20 bệnh viện tuyến huyện, trung tâm y tế ở Nghệ An sẽ là vệ tinh của bệnh viện tuyến tỉnh

20 bệnh viện, trung tâm y tế huyện, thị và Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Nam sẽ là bệnh viện vệ tinh của 5 bệnh viện tuyến tỉnh và Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh.Chiều 22/4, UBND tỉnh tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về Đề án xây dựng và phát triển bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đồng chí Lê Minh Thông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Nâng cao năng lực khám, chữa bệnh tuyến cơ sở

Thời gian qua, công tác khám, chữa bệnh ở Nghệ An đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của các bệnh viện, thì những thành tựu này có được là nhờ hoạt động tiếp nhận, chuyển giao kỹ thuật cao từ các bệnh viện Trung ương theo Đề án 1816 và Đề án Bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế.

 Số lượt khám bệnh ở Nghệ An tăng trung bình 3,5%/năm trong giai đoạn 2013 -2018. Trong năm 2018, số lượt khám bệnh đạt 5,8 triệu lượt người, điều trị nội trú trên 618.000 lượt người và trên 119.000 ca phẫu thuật các loại.

Cùng với những thành tựu đạt được, y tế Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn: Năng lực y tế giữa các tuyến, các khu vực chưa đồng đều; nhiều đơn vị tuyến huyện chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân; việc vượt tuyến khám, chữa bệnh xảy ra khá phổ biến...

Thực tiễn này đang đòi hỏi nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tuyến cơ sở. Việc xây dựng bệnh viện vệ tinh trên địa bàn tỉnh Nghệ An là một giải pháp hiệu quả, tích cực và rất cần thiết.

Góp phần giảm quá tải bệnh viện

Dự thảo Đề án xây dựng và phát triển bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Sở Y tế soạn thảo xác định: Các bệnh viện hạt nhân là Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Nội tiết Nghệ An. Các bệnh viện vệ tinh là 20 bệnh viện, trung tâm y tế ở 20 huyện, thị và Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Nam.

Trong giai đoạn 2019 - 2020, các bệnh viện hạt nhân thực hiện triển khai cho các bệnh viện vệ tinh một số chuyên ngành cơ bản gồm: Chuyên khoa cấp cứu, nhi, ngoại, chấn thương, nội tim mạch, sản và nội tiết. Giai đoạn 2021 - 2025, các bệnh viện hạt nhân duy trì hoạt động hỗ trợ định kỳ các gói kỹ thuật đã chuyển giao và mở rộng các gói kỹ thuật tùy theo yêu cầu thực tế từng địa bàn.

Tại cuộc họp, các sở, ban, ngành tham dự đã có những ý kiến đóng góp cho Đề án. Phát biểu kết luận, đồng chí Lê Minh Thông hoan nghênh tinh thần chủ động của Sở Y tế trong việc xây dựng đề án, khi được phê duyệt Nghệ An là tỉnh đầu tiên trong cả nước ban hành đề án này.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Đề án xây dựng và phát triển bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An là rất cần thiết. Đây là bước cụ thể hóa để thực hiện Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; góp phần thiết thực giải quyết tình trạng giảm tải bệnh viện.Đồng chí Lê Minh thông yêu cầu Sở Y tế hoàn thiện đề án, lấy thêm ý kiến góp ý của các sở, ban, ngành trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.

  1.  Nghệ An sẽ tăng giá khám chữa bệnh đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế

Theo dự thảo, Nghệ An sẽ tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước. Người không có thẻ bảo hiểm y tế sẽ phải chi trả mức giá bằng mức tối đa quy định tại Thông tư số 37/2018 của Bộ Y tế.

Chiều 22/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về việc quy định các giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Tính đến hết năm 2018, số người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh là 2.778.453 người, đạt 88,7% dân số. 352.893 người chưa tham gia bảo hiểm y tế (11,3%), chủ yếu là đối tượng tiểu thương, kinh doanh cá thể, có thu nhập và mức sống trung bình trở lên. Thời gian qua, người chưa tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh ở Nghệ An được tính theo mức giá quy định tại Nghị quyết số 24/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An. Nghị quyết số 24 được xây dựng theo Thông tư số 02/2017, Thông tư số 44/2017 của Bộ Y tế về quy định mức giá tối đa khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh Nhà nước.

Năm 2018, Bộ Y tế ban hành 2 Thông tư số 37, 39 quy định giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT mới và mức giá tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi của Quỹ BHYT. Khi 2 Thông tư của Bộ Y tế có hiệu lực, bất cập xảy ra là những người chưa tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập ở Nghệ An chỉ chi trả ở mức thấp hơn hoặc chưa đồng nhất giá với người dân có thẻ BHYT.

Như vậy, mức giá hiện nay không còn phù hợp với tình hình thực tế, không đáp ứng được các chi phí để đảm bảo hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh công lập; chưa tạo được sự công bằng trong khám, chữa bệnh giữa người dân có thẻ và người dân không có thẻ BHYT; chưa phù hợp với mục tiêu khuyến khích người dân tham gia BHYT.

Trên cơ sở thực tế, UBND tỉnh Nghệ An đã giao cho Sở Y tế Nghệ An xây dựng dự thảo Nghị quyết trình HĐND tỉnh thông qua quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT mới. Theo dự thảo mới này: Người không tham gia bảo hiểm y tế sẽ phải chi trả mức giá bằng mức tối đa quy định tại Thông tư số 37/2018 của Bộ Y tế. Mức giá này cơ bản chỉ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở vào giá, từ 1.150.000 đồng lên 1.390.000 đồng.

Kết luận cuộc họp, đồng chí Lê Minh Thông nêu rõ: Mức giá mới sẽ không ảnh hưởng đến an sinh xã hội, không ảnh hưởng đến đối tượng người nghèo, chính sách, người có thẻ BHYT; tạo nên sự công bằng, bình đẳng về giá khám, chữa bệnh; đảm bảo nguyên tắc định giá của Nhà nước đủ bù đắp chi phí hợp lý, phù hợp với mặt bằng giá thị trường.

Văn bản dự thảo Nghị quyết sẽ tiếp tục được đưa ra, bàn thảo cho ý kiến tại cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 5/2019./.

Theo đó, danh mục, giá các dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc quỹ BHYT chi trả gồm: 10 dịch vụ khám chữa bệnh; 6 dịch vụ ngày giường như: Ngày điều trị Hồi sức tích cực (ICU)/ghép tạng/ghép tủy/ghép tế bào gốc; Ngày giường bệnh Hồi sức cấp cứu, chống độc; Ngày giường bệnh Nội khoa (loại 1,2,3); Ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng (loại 1,2,3,4); Ngày giường bệnh ban ngày...; 1.937 giá các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện. Giá dịch vụ tối đa gồm chi phí trực tiếp và tiền lương để đảm bảo việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế.

  1.  TPHCM: Tước giấy phép hoạt động 2 phòng khám có bác sĩ Trung Quốc

Sở Y tế TP HCM vừa tước giấy phép hoạt động đối với 2 phòng khám có bác sĩ Trung Quốc do sai phạm về chẩn đoán, điều trị để thu tiền bệnh nhân.

Sở Y tế TP HCM vừa tước giấy phép và tạm ngưng hoạt động đối với 2 phòng khám có bác sĩ Trung Quốc trên địa bàn do sai phạm về tình trạng lạm dụng chẩn đoán, điều trị để thu tiền của bệnh nhân và các sai phạm khác trong hoạt động khám, chữa bệnh.

Qua phản ánh của báo chí, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã đi kiểm tra, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với Phòng khám Đa khoa Khang Thái (ở địa chỉ 87-89 Thành Thái, Phường 4, Quận 10) với hình thức phạt tiền và tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động trong thời hạn 6 tháng. Hồ sơ xử phạt hành chính đã được thanh tra Sở chuyển lên UBND thành phố.

Trước đó, vào tháng 1/2019, phòng khám này cũng đã bị phạt 51 triệu đồng vì lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi chép đầy đủ; không bảo đảm nhân lực, cơ sở vật chất trong quá trình hoạt động. Một nhân sự của phòng khám là bà Fan Xiao Li bị phạt 10 triệu đồng vì là người nước ngoài trực tiếp khám, chữa bệnh nhưng chưa được công nhận là biết tiếng Việt thành thạo. Đến nay, phòng khám vẫn tái phạm.

Ngoài ra, Thanh tra Sở Y tế TP HCM cũng đã tiến hành kiểm tra Phòng khám Đa Khoa Đại Đông (địa chỉ 461 Cộng Hòa, phường 15, quận Tân Bình). Phòng khám này bị phản ánh về tình trạng lạm dụng chẩn đoán và điều trị để thu tiền của bệnh nhân đến khám phụ khoa và dịch vụ sức khỏe sinh sản. Thanh tra Sở Y tế yêu cầu phòng khám tạm ngừng hoạt động, đề nghị Phòng Y tế quận Tân Bình giám sát việc ngưng hoạt động của phòng khám. Hiện Thanh tra Sở Y tế đang tổng hợp hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính.

Mới đây, Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi Sở Y tế TP HCM về việc kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y tế tư nhân tại phòng khám này. Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế thành phố thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, rà soát và giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ của Phòng khám đa khoa Đại Đồng nêu trên, đặc biệt về lĩnh vực sản phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình và nhi khoa. “Nếu có phát hiện sai phạm, vi phạm luật khám, chữa bệnh thì phải có biện pháp giải quyết, xử lý triệt để”, Công văn nêu rõ.

Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế TP HCM báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý trước ngày 10/5/2019. Đồng thời, yêu cầu Sở Y chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh các cơ sở chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trên địa bàn, bao gồm cả cơ sở y tế công lập và cơ sở y tế hành nghề tư nhân, nhất là với các cơ sở khám, chữa bệnh có yếu tố người nước ngoài nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn quốc gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

  1.  Nữ doanh nhân đam mê công tác xã hội

Không chỉ giỏi làm kinh tế, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Hòa, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Việt - Mông Cổ (Vimos) còn là người đam mê hoạt động công tác xã hội, với mong muốn được đóng góp để cải thiện đời sống, sức khỏe cho càng nhiều người càng tốt.

Đã có 14 năm làm việc tại một bệnh viện có tiếng tại tỉnh Thái Nguyên, nhưng chị Nguyễn Thị Thanh Hòa vẫn không muốn "an phận", mà luôn thôi thúc khát vọng làm giàu. Năm 2012, chị mạnh dạn xin nghỉ việc ở bệnh viện để đứng ra đồng sáng lập Công ty Vimos chuyên sản xuất, kinh doanh dược phẩm. Sau những ngày đầu gian khó, nhờ không ngừng tìm tòi, tìm hướng phát triển, doanh nghiệp đã tìm được chỗ đứng trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Ngoài thời gian dành cho công việc, điều chị Nguyễn Thị Thanh Hòa luôn mong muốn là được đóng góp nhiều hơn cho xã hội bằng những việc làm thiết thực. Không chỉ tích cực với công tác từ thiện tại huyện Thanh Trì (Hà Nội) là nơi doanh nghiệp đứng chân, chị còn tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, đến với các hoàn cảnh khó khăn ở những vùng sâu, vùng xa.

Năm 2017, chị Hòa nhận được lời đề nghị của Vụ Sức khỏe bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ và đồng hành cùng chương trình triển khai sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Ðây là một hoạt động mang tính nhân văn, góp phần tích cực cho sự phát triển cộng đồng, nhất là giúp ích cho sức khỏe của trẻ em Việt Nam, thế hệ tương lai của đất nước. Bởi cuốn sổ được coi như cẩm nang để nhân viên y tế dùng tư vấn cho cộng đồng về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, trong khi sinh và sau khi sinh con, quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Sổ còn giúp cán bộ y tế nắm được toàn bộ quá trình, lịch sử bệnh tật của bé từ trong bào thai cho đến khi 6 tuổi để có hướng chẩn đoán và xử trí kịp thời; giúp các bà mẹ những kỹ năng cần thiết như xử trí khi trẻ bị hóc dị vật, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con… Chị Hòa chia sẻ: "Nếu mỗi em nhỏ ở Việt Nam đều được theo dõi sức khỏe theo khoa học, bài bản bằng cả quá trình xuyên suốt được ghi trong cuốn sổ thì chắc chắn sẽ có những kết quả rất tích cực cho thế hệ mầm non tương lai của đất nước" và chị Hòa đã bàn bạc trong ban lãnh đạo công ty lên kế hoạch triển khai chương trình.

Quyết tâm như vậy, tuy nhiên khi triển khai không phải đạt hiệu quả ngay. Bởi dù đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để in và cấp phát miễn phí sổ cho người dân, thậm chí kèm cả quà tặng thiết thực, nhưng nhiều bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ sau khi nhận sổ không biết cách sử dụng, thậm chí là bỏ đi, rất lãng phí. Vì vậy, chị Hòa cùng hàng chục cán bộ, nhân viên của mình đã tổ chức rất nhiều buổi truyền thông, trực tiếp trình bày, thuyết phục để các mẹ hiểu về ý nghĩa, từ đó chủ động sử dụng sổ, chủ động chăm sóc con một cách khoa học và tích cực. Công việc ở công ty đã rất bận, nhưng cứ đến cuối tuần, từ lãnh đạo đến nhân viên đều bố trí thời gian lên đường, tự tay đóng gói sổ, quà tặng, rồi lại làm "giảng viên" cho người dân. "Anh chị em đi lại vất vả, nhưng khi thấy công sức của mình có thành quả, ai cũng thấy phấn khởi", chị Hòa tâm sự.

Năm 2017, Vimos đã tài trợ cho 10 nghìn trẻ em của tỉnh Ninh Bình được dùng sổ; Năm 2018, đơn vị tiếp tục tài trợ cho 10 nghìn trẻ em của tỉnh Thái Nguyên được dùng sổ, đồng thời phối hợp hỗ trợ nhiều chương trình tập huấn cán bộ y tế các cấp, tổ chức hàng trăm lớp truyền thông và tài trợ cho rất nhiều bệnh nhi không may mắc bệnh hiểm nghèo, khó khăn. Năm 2019, ngay từ quý I, Vimos đã xây dựng kế hoạch và đang tích cực triển khai chương trình hỗ trợ tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình để tài trợ cho hàng trăm nghìn trẻ em được dùng sổ. Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Hòa chia sẻ "tham vọng" việc làm ý nghĩa này sẽ được thực hiện "đại trà" tại hàng chục tỉnh, thành phố trên cả nước, góp phần cải thiện, nâng cao sức khỏe cho thế hệ tương lai của đất nước.


Thăm dò ý kiến