Những điểm mới trong dự thảo Luật Dược (sửa đổi)
17/06/2024 | 08:12 AM



Luật Dược được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 06/4/2016, thay thế Luật Dược năm 2005, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về dược tại Việt Nam, cơ bản phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cũng cho thấy một số nội dung của Luật Dược 2016 không còn phù hợp với yêu cầu quản lý; gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dược, ảnh hưởng đến việc cung ứng thuốc, nhất là trong điều kiện cấp bách như phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua.
Nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc đó, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển của ngành dược thời gian tới, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân,… trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua. Trong chương trình hôm nay, Thạc sỹ Nguyễn Thành Lâm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) sẽ trao đổi về những điểm mới của dự thảo Luật Dược (sửa đổi) lần này.
Tin liên quan
- Bộ Y tế bãi bỏ 17 thủ tục hành chính về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc
- Thu hồi lô kháng viêm Alfachim 4.2 không đạt chất lượng
- Xử nghiêm cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc cổ truyền quảng cáo sai sự thật
- Thông tư 18/2025/TT-BYT quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp và phân cấp trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh
- Bộ Y tế yêu cầu bảo đảm công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
- Bộ Y tế chúc mừng các cơ quan thông tấn báo chí nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6
- Cần đẩy nhanh tiến độ giảm lao động trẻ em trên toàn cầu