HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế công bố quyết định về công tác cán bộ tại TPHCM

Thứ Ba, ngày 29/04/2025 01:36

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An

Thứ Hai, ngày 28/04/2025 10:34

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 08:13

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương: Lấy sức khỏe người dân làm trung tâm của mọi chính sách

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 04:06

Ngành Y tế chủ động, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống tại Đại lễ 30/4 và Vesak

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 03:59

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, tặng quà quân, dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 03:05

Bộ Y tế tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị hiện đại tại các trung tâm y khoa lớn trong lĩnh vực điện quang can thiệp

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 01:00

Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 09:39

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tháp tùng Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Lào

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 05:38

Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:40

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:33

Họp triển khai xây dựng dự án Luật Phòng bệnh

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 05:46

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế Việt Nam - Trung Quốc

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 00:52

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 vắc xin sởi do Tập đoàn FPT tài trợ

Thứ Tư, ngày 23/04/2025 01:20

Ngành Y tế luôn phối hợp tích cực cùng toàn xã hội thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:18

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi người dân được khám sức khoẻ định kỳ, hướng đến mục tiêu miễn viện phí toàn dân'

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:15

Hội nghị quán triệt kết luận 132- KL/TW của Bộ Chính trị

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:45

Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:40

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 02:08

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035

Thứ Năm, ngày 17/04/2025 05:36

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Tầm quan trọng của việc sử dụng kháng sinh trong điều trị

05/10/2024 | 13:48 PM

 | 

Kháng kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đa kháng đang trở nên khó điều trị hơn, là thách thức lớn với ngành y tế, mối đe doạ trực tiếp tới sức khoẻ cộng đồng. Tại hội nghị “Tối ưu hoá quản lý nhiễm khuẩn, đồng hiệp lực từ đa chuyên khoa” vừa diễn ra tại BV Bạch Mai, các chuyên gia, y bác sĩ trong nước và quốc tế đã cùng bàn thảo những giải pháp điều trị hợp lý, tối ưu và tốt nhất cho các bệnh nhân.

Thách thức ngành y, mối hiểm nguy trước sức khoẻ cộng đồng

“Kháng kháng sinh, các bệnh lý nhiễm trùng, vi khuẩn đa kháng trong các tình huống lâm sàng tại bệnh viện là những gì đang diễn ra đối với ngành y tế. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó kiểm soát, kéo dài, gia tăng chi phí và tỷ lệ tử vong. Bên cạnh đó, các kháng sinh mới, quá trình nghiên cứu và phát triển chưa đủ trở thành vũ khí điều trị để hỗ trợ các thầy thuốc, y bác sĩ lâm sàng”, PGS. TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc BV Bạch Mai đặt vấn đề.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh, tuy nhiên chủ yếu đến từ việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh không đúng, không phù hợp của một bộ phận người dân, cán bộ y tế, kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi thú y.

Tại Hội nghị, các chuyên gia đều thống nhất rằng việc sử dụng đúng loại, liều lượng kháng sinh và thời điểm là rất quan trọng đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, trước thực trạng hiện nay, bên cạnh kinh nghiệm cá nhân của thầy thuốc cần có thêm sự phối hợp, hỗ trợ từ các chuyên khoa khác để tối ưu hoá chẩn đoán, điều trị, nhất là trong vấn đề quản lý nhiễm khuẩn.

Theo PGS. TS Đỗ Ngọc Sơn, Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai, kể cả khi sử dụng kháng sinh đắt tiền nhưng không đúng, sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho người bệnh, tốn kém chi phí và gia tăng nguy cơ tử vong. Mặt khác, đắt nhất, mới nhất cũng chưa chắc đã hiệu quả nhất, đôi khi phải trả giá vì điều đó. Đặc biệt, cần hết sức lưu tâm tới thời điểm sử dụng kháng sinh. Việc nhanh chóng và sớm tìm ra các loại vi khuẩn đích, các vấn đề kháng kháng sinh để có phác đồ điều trị kháng sinh thích ứng với tình trạng người bệnh là rất cần thiết, nhưng không chủ quan ỷ lại đợi kết quả đó. Ngay khi tiếp nhận, tiếp cận người bệnh, cần có những đánh giá bệnh sử, tiên lượng lâm sàng để tận dụng tối đa thời điểm điều trị vàng. Bởi trên thực tế, bệnh nhân có khả năng tử vong vì nhiều nguyên nhân khác trước khi điều trị bằng kháng sinh. Quá trình điều trị cho bệnh nhân cũng cần thường xuyên hỏi thăm, ghi nhận những biến đổi để căn cứ phối hợp và điều chỉnh kháng sinh. Trên tất cả, cần có 1 đội nhóm để cùng phối kết điều trị, tìm mọi cách để cứu chữa người bệnh.

Xung quanh về vấn đề này, PGS. TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm hô hấp, BV Bạch Mai chỉ ra: Vi khuẩn đa kháng kháng sinh ngày càng nhiều, gia tăng và ngành y đang cạn vũ khí để chống lại. Điều trị cho bệnh nhân với những phác đồ phù hợp, đúng thời điểm, liều lượng là rất quan trọng. Liệu pháp kháng sinh ban đầu không đầy đủ là yếu tố gây nguy cơ tử vong ở bệnh nhân nguy kịch, cần được theo dõi, chăm sóc chuyên sâu, đặc biệt (ICU). Tuy nhiên, thực tế nhiều bệnh nhân khi khám chữa ban đầu thường dùng các loại kháng sinh thông thường, sau một thời gian không khỏi mới đổi thuốc. Điều này dẫn đến những thách thức và hạn chế trong điều trị sau này của bệnh nhân.

Tối ưu hiệu quả, đồng hiệp lực từ đa chuyên khoa

Làm thế nào để có sự chẩn đoán, can thiệp đảm bảo điều trị cho bệnh nhân hiệu quả bằng kháng sinh là bài toán đặt ra với ngành y, khi mà vi khuẩn đang ngày càng phát triển, biến chuyển.

Thường 80% các bệnh được chẩn đoán theo kinh nghiệm nhưng còn 20% các căn nguyên, mức độ kháng khánh sinh không thể phán đoán được là những khó khăn, thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng. Có được các chẩn đoán sớm về các tác nhân gây bệnh, sẽ giảm gánh nặng cho các bác sĩ lâm sàng, giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh nhân, có phác đồ điều trị hiệu quả, tránh dùng nhiều loại kháng sinh, dùng phổ rộng, giảm chi phí, thời gian điều trị và tối ưu kết quả. TS. BS Phạm Hồng Nhung, Phó Trưởng khoa Vi sinh, BV Bạch Mai chỉ ra.

Với sự phát triển của y học hiện nay, labo vi sinh có thể cung cấp các phương pháp, kết quả chẩn đoán sớm về các tác nhân gây bệnh; Phát hiện cơ chế đề kháng kháng sinh; Xây dựng kháng sinh đồ định lượng giúp cá thể hoá điều trị; Cung cấp dữ liệu kháng sinh đồ tích luỹ, bức tranh về dịch tế; Thử nghiệm các kháng sinh mới và phác đồ kháng sinh phối hợp hiệu quả… Nói cách khác, cung cấp mức độ nhạy cảm của kháng sinh, hỗ trợ các kết quả để bác sĩ lâm sàng có những căn cứ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, sử dụng kháng sinh hiệu quả, an toàn cho người bệnh.

Tuy vi sinh có thể hỗ trợ được nhiều dữ liệu cho các bác sĩ lâm sàng, nhưng TS.BS Nhung cũng cảnh báo: Không phải lúc nào cũng có kết quả từ vi sinh, do đó các bác sĩ lâm sàng vẫn cần bám vào những biện pháp điều trị dựa theo chuyên môn, kinh nghiệm.

Đồng quan điểm đó, Giáo sư Ali Omrani, chuyên gia lâm sàng Bệnh Truyền nhiễm Đại học Qatar nhấn mạnh: Có kết quả từ vi sinh là điều rất hữu ích và vô cùng tuyệt vời, nhưng chúng ta cần vận dụng tối ưu hoá tất cả những gì có trong tay, sử dụng nhiều thông tin để khoanh vùng, xác định được thủ phạm thực sự và có phương án điều trị hợp lý, cũng như sử dụng kháng sinh đúng, trúng. Có thể điều trị phổ rộng khi cần thiết và thu hẹp ngay khi có thông tin và kết quả vi sinh. Phân tầng bệnh nhân để đánh giá cả các thông tin xung quanh, lịch sử dịch tễ để đưa ra các hướng điều trị lâm sàng, mục tiêu tốt nhất cho bệnh nhân. Sự đề kháng của kháng sinh có thể dễ hoặc khó khắc phục phụ thuộc vào từng loại khác nhau. Vi khuẩn càng kháng thuốc bao nhiêu việc điều trị càng khó khăn bấy nhiêu. Thậm chí, phải lựa chọn đi vào những điều trị tăng độc tính, phải đối mặt với những thất bại trong điều trị và sự tử vong của bệnh nhân. Tuy nhiên, trên hết, khi sử dụng kháng sinh đúng, sẽ rút ngắn thời gian điều trị, tối ưu hiệu quả.

Không phủ nhận sự hiệp lực từ kết quả vi sinh trong hướng sử dụng kháng sinh điều trị, PGS.TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm hô hấp nhấn mạnh thêm: Trên thực tế lâm sàng các bác sĩ cũng phải cân nhắc tính toán theo kinh nghiệm, chuyên môn để đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp cho người bệnh, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kháng sinh nhận được. Hơn  hết, bác sĩ khi đặt bút yêu cầu điều trị kháng sinh cần phải trả lời được các câu hỏi tại sao phải dùng, tại sao lại là loại này, thời điểm bắt đầu, các yếu tố nguy cơ, tác hại, độ nhạy cảm, phạm vi, hiệu quả, đặc điểm dược lực học… Sử dụng dựa vào tình trạng, thể trạng, bệnh sử, yếu tố dịch tễ bệnh nhân. Hiểu sự khác biệt giữa điều trị kinh nghiệm và điều trị xác định. Không lạm dụng các kháng sinh thế hệ mới, mà cần cân nhắc và sử dụng đan xen kết hợp mới cũ trong điều trị, tiết kiệm để tránh việc kháng thuốc. Đặc biệt, luôn phối hợp với dược sĩ lâm sàng, các đa chuyên khoa để đưa phác đồ và hướng dẫn điều trị hợp lý.

Cũng tại Hội nghị nhiều kết quả nghiên cứu, đánh giá phân tích dựa trên thực tế, những trường hợp, ca bệnh cụ thể đã được đưa ra chia sẻ, từ đó cung cấp thêm cho các y bác sĩ kiến thức, kinh nghiệm, độ nhạy khi chẩn đoán và xây dựng hướng điều trị cho bệnh nhân. Những thắc mắc, vướng mắc trong quá trình học tập, hành nghề của các y bác sĩ, học viên cũng được các giáo sư, chuyên gia tháo gỡ, giải đáp. Chương trình thu hút sự tham gia của gần 600 đại biểu là các giáo sư, chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực y tế đến từ nhiều nơi trên cả nước và quốc tế dưới hình thức trực tiếp và online.

Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ - Cổng thông tin bệnh viện Bạch Mai (bachmai.gov.vn)

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến