HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp Giám đốc Viện Đột quỵ và Ứng dụng khoa học Thần kinh Quốc gia New Zealand

Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 05:25

Bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, phòng chống tác hại của thuốc lá

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:54

Nỗ lực hợp tác quốc tế nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:38

Công khai, minh bạch trong xây dựng, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:26

Cuộc họp nhóm đối tác y tế: Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:20

Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ

Thứ Tư, ngày 04/12/2024 09:12

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 10:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:47

Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:36

Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Thứ Hai, ngày 02/12/2024 09:25

Kêu gọi ủng hộ người bệnh ung thư qua chiến dịch “Triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”

Thứ Hai, ngày 02/12/2024 02:03

Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng

Chủ Nhật, ngày 01/12/2024 05:32

Y tế tư nhân dần khẳng định vị thế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân

Chủ Nhật, ngày 01/12/2024 02:11

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Y học cổ truyền Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 30/11/2024 04:06

Hội nghị thường niên Câu Lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ XXII

Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 10:12

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS

Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 07:50

Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 28/11/2024 09:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận làm việc với Hiệp hội sản xuất Dược Hàn Quốc

Thứ Năm, ngày 28/11/2024 07:31

Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Thứ Ba, ngày 26/11/2024 01:32

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

Thứ Hai, ngày 25/11/2024 07:28

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Phải can thiệp ECMO vì bị mắc cúm B nặng

16/05/2024 | 10:11 AM

 | 

 

thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện cơ sở y tế này đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, đều là người có tiền sử khỏe mạnh và ở lứa tuổi còn trẻ. Hai bệnh nhân trong số đó đã được chỉ định can thiệp ECMO (phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể).

Bệnh nhân đang can thiệp ECMO.

Bệnh nhân đang can thiệp ECMO.

Bệnh nhân nam (19 tháng tuổi) nhập khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốt cao liên tục (39 đến 40 độ C). Trước khi nhập khoa, bệnh nhân đã điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, được làm xét nghiệm có kết quả cúm B dương tính.

Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân vẫn sốt cao liên tục, ho, mệt nhiều, ăn kém, nôn, đi ngoài phân lỏng có dấu hiệu của suy hô hấp được chuyển tuyến lên khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi nặng, cúm B, nhiễm khuẩn huyết.

Sau khi nhập viện, bệnh nhân vẫn sốt cao liên tục, mệt tăng dần, phải thở oxy. Sau một ngày bệnh nhân chuyển sang thở HFNC (oxy dòng cao). Bệnh nhân được làm xét nghiệm và cấy máu ra vi khuẩn tụ cầu.

Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân nam (40 tuổi, ở Thanh Hóa) nhập khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 8/5/2024. Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh.

Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, ăn uống kém. Khi thấy khó thở đau tức ngực sau xương ức, khó thở tăng dần, ho khạc đờm xanh bệnh nhân nhập viện được test cúm B dương tính.

Khi chụp cắt lớp có hình ảnh tổn thương phổi bên phải, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi nặng, cúm B. Bệnh nhân được thở O2 mask và chuyển đến Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bệnh nhân nhập trong tình trạng khó thở và tức ngực nhiều, sau đó được đặt ống thở máy. Hiện tại bệnh nhân đã được đặt ECMO.

Phải can thiệp ECMO vì bị mắc cúm B nặng ảnh 1

Bệnh nhi mắc cúm B đang nằm điều trị tại bệnh viện.

Trường hợp thứ ba là bệnh nhân nữ (30 tuổi, ở Hải Hậu, Nam Định). Bệnh nhân xuất hiện sốt cao 39-40 độ C, kèm theo đau tức ngực và khó thở tăng dần. Bệnh nhân được đưa vào cơ sở y tế gần nhà khám và kê đơn điều trị ngoại trú 2 ngày. Tuy nhiên tình trạng không cải thiện mà xuất hiện suy hô hấp nặng.

Bệnh nhân lại nhập viện để điều trị, được làm xét nghiệm có kết quả cúm B dương tính. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi, suy hô hấp, cúm B. Sau 2 ngày điều trị tình trạng khó thở tăng dần bệnh nhân đã được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tại đây, bệnh nhân được đặt ống thở máy nhưng đáp ứng kém, bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó Trưởng khoa Cấp Cứu, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo, khi bị mắc cúm B có diễn biến nặng, người bệnh cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế điều trị chuyên sâu và theo dõi biến chứng và nguy cơ bội nhiễm…

Để phòng bệnh cúm, Tiến sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do virus cúm gây ra.

Cũng như cúm A, cúm B lây từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ (có chứa virus cúm) trong không khí khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Do trẻ chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm bởi các giọt bị nhiễm bệnh rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của trẻ.

Thời gian ủ bệnh của bệnh cúm B từ 1 ngày đến 4 ngày kể từ khi bị nhiễm virus cúm.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau đầu, sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ khớp và nói chung là cảm giác khó chịu. Bệnh cúm thường nặng hơn cảm lạnh đơn thuần mặc dù bệnh cũng có thể nhẹ.

Phải can thiệp ECMO vì bị mắc cúm B nặng ảnh 2

Bác sĩ cảnh báo khi thấy có triệu chứng cúm B nặng lên, phải đến ngay cơ sở y tế, tránh biến chứng nặng nề.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh từ các triệu chứng nhẹ đến viêm phổi nặng, viêm não và nhiễm trùng toàn thân, có thể đe dọa tính mạng.

Những biểu hiện nghiêm trọng này có thể là do bản thân virus cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn/virus khác xảy ra sau nhiễm cúm làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể. Bệnh nặng hơn thường gặp ở người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.

Tuy nhiên, nhiễm trùng nặng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào có thể trạng sức khỏe tốt. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng cúm hàng năm. Vaccine ngừa cúm có khả năng bảo vệ tốt, làm giảm nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tiến triển nặng./.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến