HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Họp thống nhất phần mềm quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn

Thứ Bẩy, ngày 14/12/2024 09:59

Hội thảo giới thiệu hệ thống thông tin lĩnh vực sức khỏe bà mẹ - trẻ em/ sức khỏe sinh sản

Thứ Sáu, ngày 13/12/2024 01:10

Đoàn Bộ Y tế tìm hiểu số hóa, đào tạo nhân lực y tế và chăm sóc người cao tuổi tại Phần Lan

Thứ Sáu, ngày 13/12/2024 01:08

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tiếp đoàn doanh nghiệp Waldencast, Hoa Kỳ

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 09:02

Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế: Sáng về y đức, sâu về y lý và giỏi về y thuật

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 07:11

Bộ Y tế quán triệt Nghị quyết 18-NQ/TW: Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 04:50

Đoàn Bộ Y tế làm việc với Bộ Y tế và Phúc lợi Phần Lan: Tìm hiểu về cải cách y tế của Phần Lan

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 08:37

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hoàn thành tốt sứ mệnh, góp phần xây dựng một nền y học hiện đại, chất lượng cao

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn Quỹ Từ thiện Bloomberg

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49

Đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách về công tác dân số.

Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:35

Liên Bộ phối hợp hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người

Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:18

Dâng hương, báo cáo kết quả kế thừa di sản của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 13:43

Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp Giám đốc Viện Đột quỵ và Ứng dụng khoa học Thần kinh Quốc gia New Zealand

Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 05:25

Bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, phòng chống tác hại của thuốc lá

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:54

Nỗ lực hợp tác quốc tế nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:38

Công khai, minh bạch trong xây dựng, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:26

Cuộc họp nhóm đối tác y tế: Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:20

Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ

Thứ Tư, ngày 04/12/2024 09:12

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 10:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:47

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Chiến lược của ngành Y tế trong ưu tiên nguồn lực cho y tế cơ sở vùng khó khăn

16/07/2024 | 09:55 AM

 | 

 

Dự án "Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở" phản ánh chiến lược của Ngành Y tế trong việc ưu tiên nguồn lực đầu tư cho mạng lưới cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại những địa bàn khó khăn...

Đoàn công tác của Ban Quản lý dự án "Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở" TW vừa tổ chức các đợt làm việc, giám sát tiến độ thực hiện dự án tại nhiều địa phương thụ hưởng dự án.

Để làm rõ hơn quá trình triển khai dự án, những hiệu quả của Dự án đối với y tế cơ sở cũng như trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; những bài học kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả dự án trong điều kiện một nửa thời gian triển khai dự án là xảy ra đại dịch COVID-19…, phóng viên báo Sức khỏe và Đời sống đã phỏng vấn PGS.TS Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch -Tài chính (Bộ Y tế), Giám đốc Ban Quản lý dự án TW "Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở''.

PGS.TS Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch -Tài chính (Bộ Y tế), Giám đốc Ban Quản lý dự án TW "Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở''.

Ý nghĩa thiết thực của dự án với y tế cơ sở

- Theo bà, dự án "Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở'' có ý nghĩa như thế nào với y tế cơ sở của các tỉnh thụ hưởng?

PGS.TS Phan Lê Thu Hằng: Dự án ''Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở'' sử dụng nguồn vốn vay và viện trợ không hoàn lại của Ngân hàng Thế giới (WB) được triển khai thực hiện từ năm 2020.

Đây được xem là một trong những dự án có ý nghĩa quan trọng đối với Ngành Y tế nói chung, đặc biệt là đối với mạng lưới y tế cơ sở của 13 tỉnh (khó khăn về kinh tế xã hội) tham gia dự án.

Trước hết, Dự án được thiết kế nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu suất sử dụng dịch vụ y tế của mạng lưới y tế cơ sở tại 13 tỉnh dự án.

Với chiến lược đầu tư tương đối toàn diện (nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị y tế, đào tạo phát triển nhân lực y tế, cải thiện hoạt động truyển thông giáo dục sức khỏe, hỗ trợ hoàn thiện khung chính sách liên quan đến y tế cơ sở, và thực hiện thí điểm các mô hình cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu mang tính sáng tạo), Dự án được mong đợi sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực mạng lưới y tế cơ sở, thành tố được đánh giá có vai trò tối quan trọng tại 13 tỉnh dự án, qua đó góp phần đảm bảo sức khỏe, nâng cao tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống của người dân tại các địa bàn khó khăn.

Dự án cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ Ngành Y tế triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới.

Chiến lược của ngành y tế trong ưu tiên nguồn lực cho y tế cơ sở vùng khó khăn- Ảnh 2.Trạm y tế xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị khang trang được xây dựng bằng nguồn kinh phí của dự án "Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở".

Xét về quy mô nguồn vốn, Dự án ''Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở'' được xem là một trong số những dự án có tổng mức đầu tư lớn của Ngành Y tế, với tổng kinh phí khoảng 120 triệu USD. Điều này phản ánh chiến lược của Ngành Y tế trong việc ưu tiên nguồn lực đầu tư cho mạng lưới cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại những địa bàn khó khăn.

Trên bình diện quản trị, Dự án ''Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở'' được xem là một trong những dự án đầu tiên của Ngành Y tế thực hiện theo mô thức quản trị mới với quyền chủ động tối đa được trao cho các địa phương, theo đó các tỉnh dự án là chủ đầu tư dự án thành phần được triển khai trên địa bàn. Mô thức quản trị này hứa hẹn đem lại tác động tích cực mang tính dài hạn đối với năng lực quản trị dư án y tế của các địa phương, vốn trước đây lệ thuộc nhiều vào các cấu trúc quản trị cấp TW.

- Như vậy, dự án này rất có ý nghĩa đối với y tế cơ sở để triển khai hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân, thưa bà?

PGS.TS Phan Lê Thu Hằng: Dự án có ''Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở'' hiệu lực ngày 18/5/2020 và bắt đầu triển khai đúng thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát nên trong 2 năm đầu gặp rất nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh đó, Dự án đã có được sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Y tế, sự nỗ lực của 13 UBND tỉnh, sự quyết tâm hành động của Ban Quản lý dự án Trung ương và Ban quản lý dự án các tình và sự hỗ trợ nhiệt tình của các Nhà tài trợ để thúc đẩy các hoạt động hướng tới hoàn thành mục tiêu với kết quả tốt nhất.

Nhờ đó, sau hơn 4 năm triển khai, Dự án đã đạt được kết quả ở mức mong đợi. Kết quả đánh giá mới nhất của Bộ Y tế và WB về tiến độ Dự án (tháng 5/2024) cho thấy bất chấp những thách thức nghiêm trọng mang tính khách quan (tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, nhiều chính sách về giải ngân và quản lý dự án ODA của Chính phủ đã có những thay đổi so với thời điểm Bộ Y tế xây dựng Dự án…), Dự án vẫn được đánh giá ở mức đạt yêu cầu, theo đó tiến độ dự án trong việc đạt mục tiêu phát triển cũng như tiến độ thực hiện hoạt động đều được đánh giá ở mức độ chấp nhận được.

WB ghi nhận đây là Dự án được đánh giá tốt nhất trong số các Dự án y tế do WB tài trợ tại Việt Nam.

Chiến lược của ngành y tế trong ưu tiên nguồn lực cho y tế cơ sở vùng khó khăn- Ảnh 3.

PGS.TS Phan Lê Thu Hằng trò chuyện với người dân đưa con đến tiêm chủng tại Trạm y tế xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Về đầu tư, hiện đã có 412 công trình xây dựng bao gồm các trạm y tế nâng cấp hoặc xây mới và các trung tâm y tế trên địa bàn 109 huyện/thị xã của 13 tỉnh thuộc Dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, đạt trên 86% so với số công trình dự kiến.

Các công trình còn lại đều đang trong giai đoạn thi công và dự kiến sẽ được Dự án hoàn thành toàn bộ trong tháng 11/2024. Hầu hết các tỉnh cũng đã triển khai ký kết được các hợp đồng để bàn giao các trang thiết bị thiết yếu cho các trạm y tế trên địa bàn tỉnh, nhờ đó hầu hết trạm y tế được bổ sung trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn.

Hợp phần nâng cao năng lực của Dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của WB và các nhà đồng tài trợ nhằm giải quyết một phần sự thiếu hụt về năng lực của cán bộ y tế tuyến cơ sở. Trọng tâm đào tạo, tập huấn của dự án tập trung vào nhóm năng lực cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và quản lý một số vấn đề sức khỏe ưu tiên tại tuyến y tế cơ sở như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư cổ tử cung, chăm sóc bà mẹ trẻ em, lao và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, châm cứu và phục hồi chức năng…

Để đảm bảo tính bền vững của công tác nâng cao năng lực, dự án xây dựng kế hoạch đào tạo tổng thể với nguyên tắc hai bước: Đào tạo đội ngũ giảng viên tuyến tỉnh (TOT) và Tập huấn cán bộ y tế cơ sở. Đội ngũ giảng viên tuyến tỉnh ngoài việc tập huấn cho các cán bộ tuyến xã còn tiếp tục công tác giám sát hỗ trợ "cầm tay chỉ việc" sau khi Dự án kết thúc để đảm bảo khả năng duy trì bền vững.

Đến nay, đội ngũ giảng viên tuyến tỉnh, giám sát viên tuyến huyện được đào tạo là 1.857 lượt người (đạt 96% so với kế hoạch đào tạo tổng thể). Tổng số cán bộ y tế xã được tập huấn là 24.346 lượt người (đạt 85,2% so với nhu cầu đào tạo của các tỉnh).

Chiến lược của ngành y tế trong ưu tiên nguồn lực cho y tế cơ sở vùng khó khăn- Ảnh 4.

Trạm y tế xã Chiềng Khơi, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của "Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở".

Đối với các sáng kiến nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến xã, Dự án đã thiết kế và đưa vào áp dụng thí điểm Bảng điểm chất lượng để các trạm y tế tự đánh giá chất lượng dịch vụ, từ đó chủ động có kế hoạch cải thiện những dịch vụ còn chưa đạt tiêu chí theo bảng điểm.

WB và Bộ Y tế đều đánh giá can thiệp này là điểm sáng về kỹ thuật, xét trên khía cạnh diện bao phủ (tới cuối năm 2024, tỷ lệ trạm y tế xã áp dụng dự kiến đạt 56%, cao hơn 2 lần so với kế hoạch ban đầu) cũng như khía cạnh tác động tới chính sách (do kết quả vượt mong đợi tại 13 tỉnh dự án, Bộ Y tế đã quyết định đánh giá sâu sáng kiến này để có cơ sở khoa học nhân rộng trên quy mô lớn hơn).

Hoạt động điều phối, hỗ trợ, hướng dẫn, giám sát thường xuyên, liên tục: Chìa khóa thành công của dự án

- Theo bà, đâu là bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện dự án này?

PGS.TS Phan Lê Thu Hằng: Qua 4 năm triển khai thực hiện Dự án trong bối cảnh có nhiều yếu tố khách quan tác động không thuận lợi, Dự án đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý, có ý nghĩa thực tiễn không chỉ đối với giai đoạn còn lại của Dự án mà còn đối với các Chương trình, Dự án khác của Ngành Y tế.

Trước hết, sự thành công của Dự án phụ thuộc vào năng lực quản trị của các địa phương tham gia Dự án, với tư cách là chủ đầu tư Dự án thành phần trên địa bàn. Cụ thể, đó là năng lực chỉ đạo, điều phối của UBND tỉnh; năng lực phối hợp giữa các ban ngành liên quan của tỉnh (Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Ban Quản lý Dự án tỉnh); và năng lực quản lý điều hành của Ban Quản lý Dự án tỉnh.

Cần kiên trì theo đuổi mục tiêu dài hạn Dự án đã xác định nhưng cần linh hoạt trong các giải pháp thực hiện cho phù hợp với những thay đổi trong bối cảnh, môi trường triển khai thực hiện Dự án.

Kinh nghiệm triển khai Dự án cho thấy năng lực phân tích để xác định những điều chỉnh vi mô về nội dung đầu tư (địa điểm đầu tư, danh mục đầu tư sát với nhu cầu thực tế), về chỉ số phấn đầu (chẳng hạn nhanh nhạy tăng chỉ số Trạm Y tế áp dụng Bảng kiểm chất lượng khi năng lực thực hiện cho phép)…là rất cần thiết.

Chiến lược của ngành y tế trong ưu tiên nguồn lực cho y tế cơ sở vùng khó khăn- Ảnh 5.Thiết bị y tế mới đầy đủ hơn được dự án trang bị cho các trạm y tế trong 13 tỉnh thụ hưởng.

Hoạt động điều phối, hỗ trợ, hướng dẫn, giám sát thường xuyên, liên tục của Ban Quản lý Dự án TW và WB đối với các tỉnh Dự án có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt trong bối năng lực quản trị dự án của nhiều tỉnh tương đối hạn chế.

Cần nhanh nhạy trong việc đánh giá, xác định những mô hình mang tính sáng tạo phù hợp (với mục tiêu, nguồn lực và năng lực thực hiện của Dự án) để triển khai thí điểm trong khuôn khổ Dự án cũng như cần chủ động, linh hoạt trong việc huy động nguồn lực kỹ thuật bổ trợ để hỗ trợ việc áp dụng các mô hình mang tính sáng tạo.

Mô hình Bảng kiểm chất lượng áp dụng cho các Trạm Y tế xã do chuyên gia của Ban Quản lý Dự án TW thiết kế hay Mô hình quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm tại Trạm Y tế xã như tôi nói ở trên hiện được đánh giá là những điểm sáng về kỹ thuật của Dự án..

Chiến lược của ngành y tế trong ưu tiên nguồn lực cho y tế cơ sở vùng khó khăn- Ảnh 6.PGS.TS Phan Lê Thu Hằng và đại diện Sở Y tế Quảng Trị, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng của tỉnh Quảng Trị, lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Cam Lộ trò chuyện với người dân đưa con đến tiêm chủng tại Trạm y tế xã Cam Tuyền.

- Trên cơ sở những kết quả đạt được, hướng triển khai dự án này trong thời gian tới như thế nào thưa bà?

PGS.TS Phan Lê Thu Hằng: Những kết quả đạt được trong thời gian qua là cơ sở cho phép Dự án hướng tới mục tiêu cơ bản hoàn thành toàn bộ các hoạt động Dự án vào cuối năm 2024, tức là không cần tới việc gia hạn thời gian thực hiện Dự án…

Đối với các tỉnh dự án, cần chủ động có kế hoạch duy trì bền vững những can thiệp dự án sau khi Dự án đã kết thúc (sử dụng tài liệu đào tạo, đội ngũ giảng viên tuyến tỉnh đã được Dự án đào tạo để tiếp tục mở rộng nỗ lực đào tạo nhân lực y tế cơ sở trên địa bàn; đảm bảo đủ kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình và trang thiết bị y tế được Dự án đầu tư, tiếp tục duy trì và mở rộng các mô hình cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu mang tính sáng tạo…).

Chiến lược của ngành y tế trong ưu tiên nguồn lực cho y tế cơ sở vùng khó khăn- Ảnh 7.

Thăm khám cho người dân tại một trạm y tế thụ hưởng dự án của Sơn La.

Đối với Bộ Y tế, thực hiện việc đánh giá sâu những mô hình mang tính sáng tạo đã được Dự án thử nghiệm thành công trên thực địa 13 tỉnh dự án để xem xét mở rộng phạm vi áp dụng tại những điạ phương khác.

- Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phan Lê Thu Hằng!

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến