Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự họp báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với thuốc lá mới
28/03/2024 | 20:40 PM
Quang cảnh cuộc họp
Chiều ngày 27/3/2024, tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế đã tham dự cuộc họp báo cáo về công tác quản lý nhà nước đối với thuốc lá mới. Tham dự cuộc họp có đại diện của Vụ pháp chế, Cục quản lý khám chữa bệnh và một số Vụ, Cục liên quan của Bộ Y tế.
Tại cuộc họp các đại biểu đã nghe đại diện Vụ Pháp chế - Bộ Y tế trình bày báo cáo “Về thực trạng, tác hại, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất biện pháp cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng”
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Đinh Thị Thu Thủy báo cáo tại cuộc họp
Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy nhờ có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong nam giới trưởng thành giảm trung bình 0,5%, giảm 50% ở nhóm tuổi 13-17, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá đã giảm đáng kể tại hầu hết các khu vực có quy định cấm. Đặc biệt tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong học sinh giảm từ 5,36% năm 2013 xuống còn 2,78% năm 2019 ở nhóm tuổi 13-17 và từ 2,5% xuống còn 1,9% ở nhóm tuổi 13-15.
Đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, những thành tựu này có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử đang trở lên ngày càng công khai và phổ biến trong giới trẻ. Theo các nghiên cứu do Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá phối hợp với các cơ quan, tổ chức triển khai:
- Năm 2020: Theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại 34 tỉnh, thành phố năm 2020 (PGATS): tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở người trưởng thành (15 tuổi trở lên) tăng 18 lần (từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% năm 2020), trong đó tỷ lệ sử dụng cao nhất tập trung ở nhóm tuổi 15-24 với tỉ lệ là 7,3% sau đó là các nhóm tuổi 25 - 44 tuổi (3,2%), 45 - 64 tuổi (1,4%);
- Năm 2022: Theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh 13-15 tuổi (GYTS 2022), tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở chung ở học sinh từ 13-15 tuổi là 3,5%;
- Năm 2023: theo báo cáo sơ bộ từ nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng trong học sinh THCS và THPT tại 11 tỉnh, thành phố: tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử chung ở nhóm tuổi 11-18 là 7,0%, nhóm tuổi 13-15 là 8,0%. Học sinh khối cuối của các cấp THCS và THPT có tỷ lệ sử dụng cao hơn các so với các khối còn lại ( khối 8 là 9,1%; khối 9 là 10,4%; khối 11 là 8,2%; khối 12 là 8,9%);
Có thể thấy, chỉ trong vòng 2 năm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã tăng nhanh ở mức báo động: tăng hơn 2 lần (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023).
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế - Bộ Y tế thực hiện năm 2020 về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh THCS và THPT tại Hà Nội, riêng đối với phụ nữ và trẻ em gái, có tới 8% phụ nữ và trẻ em gái hút thuốc lá điện tử trong khi tỷ lệ hút thuốc lá điếu ở nữ chỉ có 1,5%. Hút thuốc lá điện tử ở trẻ em gái độ tuổi vị thành niên, thanh niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ gây ra các hệ lụy về sức khỏe sinh sản và chất lượng giống nòi.
Báo cáo cũng có những phân tích chuyên sâu về tác hại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đối với sức khỏe của người sử dụng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới chưa có bằng chứng về việc thuốc lá điện tử giúp cai nghiện thuốc lá thông thường. WHO cũng không xác nhận thuốc lá điện tử là một biện pháp hỗ trợ cai nghiện. Ngược lại, bằng chứng cho thấy người sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tăng nguy cơ sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc lá. Việc người dùng sử dụng đồng thời cả thuốc lá điện tử , thuốc lá nung nóng và thuốc lá thông thường đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia. Cụ thể, như ở Mỹ, bằng chứng cho thấy hầu hết người sử dụng thuốc lá điện tử để cai thuốc lá đều không bỏ được thuốc lá, thay vào đó họ tiếp tục sử dụng đồng thời cả thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu truyền thống. Khoảng 70% người dùng thuốc lá nung nóng ở Nhật Bản và 96,2% người dùng thuốc lá nung nóng ở Hàn Quốc sử dụng đồng thời thuốc lá nung nóng với thuốc lá điếu truyền thống.
Các số liệu cho thấy thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có xu hướng nhắm chủ yếu tới đối tượng là giới trẻ, nguy cơ tác động đến cả một thế hệ trẻ. Tại Hoa Kỳ, giai đoạn 2017-2019 tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử tăng vọt từ 11,7% lên 27,5% ở học sinh THPT, và từ 3,3% lên 10,5% ở học sinh THPT. Tại Vương quốc Anh, sử dụng thuốc lá điện tử ở trẻ em gái 15 tuổi đã tăng từ 10% vào năm 2018 lên 21% vào năm 2021, trong khi ở New Zealand 27% thanh niên sử dụng thuốc lá điện tử.
Tháng 10 năm 2023, Bộ Y tế nhận được Bản khuyến nghị của WHO về việc Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm nhập khẩu, sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm Nicotine, hệ thống phân phối điện tử không chứa nicotine và các sản phẩm thuốc lá nung nóng, cũng như cấm quảng cáo, khuyến mại các sản phẩm này ở Việt Nam. Ngày 20 tháng 5 năm 2024, WHO cũng đã gửi tới bản kiến nghị lần thứ 2, trong đó có cập nhật thêm một số thông tin về tác hại của các sản phẩm nicotine và thuốc lá mới từ các nghiên cứu mới nhất. Đồng thời ngày 22 tháng 12 năm 2023, Bộ Y tế nhận được Thư từ Tổ chức Southeast Asia Tobacco Control Alliance (SEATCA – Liên minh kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á) đề gửi Phó Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tiêu đề: Ủng hộ chính sách cấm lưu hành thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và shisha.
Báo cáo cũng nêu ra kinh nghiệm kiểm soát thuốc lá điện tử tại một số quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Campaign for Tobacco Free Kids, Hoa Kỳ (CTFK), hiện nay đã có ít nhất 39 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử. Trong khu vực ASEAN đã có 5 quốc gia cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử là Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei, Campuchia. Hiện nay số lượng các quốc gia áp dụng chính sách cấm đang tăng lên, cụ thể theo thống kê có ít nhất 3 quốc gia và vùng lãnh thổ chuyển từ phương pháp kiểm soát như dược phẩm sang phương pháp cấm (Hong Kong, Đài Loan, Venezuela). 03 quốc gia bán thuốc lá điện tử dưới dạng dược phẩm được cấp phép và thuốc kê đơn được điều trị theo phác đồ (Chile, Úc và Nhật). Thực tế 03 nước này chưa cấp được cho sản phẩm nào bán dưới dạng sản phẩm cai thuốc lá do không chứng minh được dữ liệu lâm sàng. 88 quốc gia quản lý thuốc lá điện tử (trong đó có 27 quốc gia thuộc khối liên minh Châu Âu). Việc quản lý được tiến hành chặt chẽ theo các biện pháp của Công ước khung (WHO FCTC).
Đối với thuốc lá nung nóng, ít nhất 18 quốc gia cấm (trong đó có 5 quốc gia thuộc ASEAN gồm Capuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Brunei). Không có quốc gia nào bán thuốc lá nung nóng dưới dạng dược phẩm được cấp phép và thuốc kê đơn theo phác đồ điều trị. 71 quốc gia quản lý thuốc lá nung nóng (trong đó 27 quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu). Việc quản lý có sử dụng các biện pháp phòng ngừa là khác nhau.
Cùng với đó báo cáo cũng nêu lên những lợi ích nếu nghị quyết được ban hành tới sự phát triển của kinh tế xã hội và người dân. Dựa vào những phân tích, đánh giá như vậy, báo cáo đề xuất ban hành văn bản cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá mới. Căn cứ vào luật pháp hiện hành, Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ xem xét và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết.
Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại cuộc họp
Cuộc họp cũng nghe ý kiến đóng góp của các Vụ, Cục chuyên môn về các vấn đề liên quan đến bản báo cáo.
Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị ban soạn thảo rà soát lại các nội dung và hoàn thiện trước khi trình lên Chính phủ, dựa vào ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và chỉ đạo của Ủy ban Xã hội của Quốc hội về việc triển khai hoạt động này.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu kết luận cuộc họp
Báo cáo về các nội dung về thực trạng sử dụng, tác hại của thuốc lá mới, các vấn đề sử dụng thuốc lá mới trong thanh thiếu niên, vấn đề xử lý vi phạm, những khó khăn vướng mắc trong quản lý nhà nước và tổ chức triển khai thực hiện liên quan đến các Bộ ngành.
Hệ thống văn bản pháp luật cần phân tích rõ là Luật phòng, chống tác hại thuốc lá đã tính đến những đối tượng này chưa và có thể áp dụng cho các đối tượng này không. Phải có đủ căn cứ để trình ban hành Nghị quyết về việc cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá mới.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị ban soạn thảo cần xin ý kiến của các Bộ ngành liên quan; Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung thông tin liên quan đến tác hại của thuốc lá mới đối với thanh thiếu niên và học sinh sinh viên. Từ đó Bộ Y tế có căn cứ sẽ tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Liên quan đến vấn đề thực trạng, cần có văn bản chính thức gửi các bệnh viện (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Tâm thần Trung ương...) và các bệnh viện liên quan đề nghị gửi cho Bộ Y tế các báo cáo liên quan đến hoạt động khám và điều trị bệnh liên quan đến thuốc lá mới và những đề xuất kiến nghị.
Bổ sung cập nhật thêm ý kiến của WHO, trong khuyến nghị cũng đưa khuyến nghị của WHO thì trước mắt là sẽ ban hành Nghị quyết, trong dài hạn sẽ trình sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá. Nghị quyết được ban hành và có hiệu lực đến khi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá sửa đổi được trình lên Quốc hội và thông qua.
Cần có lộ trình cụ thể về việc xây dựng, đệ trình và ban hành Nghị quyết. Vụ Pháp chế, Bộ Y tế sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu trong cuộc họp và điều chỉnh lại báo cáo trình lãnh đạo Bộ. Gửi công văn xin ý kiến góp ý của các Bộ ngành liên quan lấy ý kiến và tổng hợp để trình Chính phủ.
Trong phần đánh giá tác động, cần có ý kiến của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất các sản phẩm thuốc lá. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giao đơn vị soạn thảo hoàn thiện và trình báo cáo trước ngày 10/4/2024./.
Tin liên quan
- Giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm Viện trưởng Viện Trang thiết bị và Công trình y tế
- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Viện Tony Blair vì sự phát triển toàn cầu
- Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025
- Bộ Y tế kiện toàn công tác cán bộ Bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quỳnh Lập Nghệ An
- Thủ tướng: Mỗi công dân Việt Nam sẽ đều có sổ sức khoẻ điện tử
- Đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em tại Nghệ An
Xuất bản thông tin
Giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 08:57Toàn cảnh cuộc họp Chiều ngày 04/10/2024, tại trụ sở Bộ Y tế đã diễn ra cuộc họp giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và thanh...
Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm Viện trưởng Viện Trang thiết bị và Công trình y tế
Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 08:52Ngày 04/10/2024 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Viện trưởng Viện Trang thiết bị và Công trình y tế. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dự và trao quyết định....
Bộ Y tế kiện toàn công tác cán bộ Bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quỳnh Lập Nghệ An
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 06:44Ngày 01/10/2024, Bộ Y tế tổ chức lễ công bố công tác cán bộ tại Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quỳnh Lập Nghệ An. GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế dự và phát biểu tại buổi lễ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Viện Tony Blair vì sự phát triển toàn cầu
Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 06:23Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Viện Tony Blair vì sự phát triển toàn cầu Sáng ngày 04/10/2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã có buổi làm việc...
Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 09:14Sáng ngày 03/10/2024, tại nhà hát Trưng Vương, Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên - Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng...
Văn phòng Bộ Y tế mời báo giá điều hòa không khí
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 09:02Văn phòng Bộ Y tế mời báo giá điều hòa không khí cụ thể như sau.
Phẫu thuật thành công trường hợp u quái khổng lồ ở dạ dày trẻ sơ sinh cực kỳ hiếm gặp
Thứ Sáu, ngày 13/09/2024 07:54Vừa qua bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận và điều trị một bé trai 1 tháng tuổi vì ọc ói rất nhiều, nhất là 3 ngày trước nhập viện. Qua khai thác bệnh sử bé có tiền căn lúc sinh là 37...
Thêm một em bé được thông tim can thiệp bào thai chào đời khoẻ mạnh
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 02:24Chiều ngày 2/10, Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) đã thông tin về trường hợp em bé thứ 4 được thông tim can thiệp bào thai chào đời khoẻ mạnh. Được biết, sản phụ được can thiệp bào thai lần này là...
Làm gì để tăng tiếp cận và chi trả thuốc điều trị ung thư cho người bệnh BHYT?
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 02:19Tại Việt Nam, ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai, sau bệnh tim mạch. Gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam chiếm 10% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các bệnh khác. ...
Tiền Giang ghi nhận ca sốt xuất huyết tử vong đầu tiên trong năm 2024
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 02:17Ngày 2/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang (CDC Tiền Giang) cho biết, ngành chuyên môn đã ghi nhận ca sốt xuất huyết đầu tiên tử vong trong năm 2024 tại huyện Châu...
Đơn giản hóa thủ tục hành chính về y tế
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 02:06Bộ Y tế đã triển khai thí điểm tích hợp giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế và giấy hẹn tái khám trên các ứng dụng VNeID. Kết quả bước đầu khá tích cực, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính là...
Tăng cường hợp tác trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 01:48Ngày 2/10/2024, Bệnh viện K và Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai đơn vị trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư. ...
Cảnh báo bệnh xoắn khuẩn vàng da gây suy thận nặng tại vùng ngập lụt
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 02:01Sau đợt mưa lũ lịch sử do bão Yagi gây ra tại các tỉnh phía Bắc, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có tiếp nhận nhiều ca mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da gây suy thận nguy hiểm. Bệnh...
Thủ tướng: Mỗi công dân Việt Nam sẽ đều có sổ sức khoẻ điện tử
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 01:53Thủ tướng chỉ rõ mục tiêu mỗi công dân Việt Nam, kể cả những người chưa có thẻ BHYT đều sở hữu một sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID, tiến tới có bệnh án điện tử. Đến đầu năm...
90% người mắc ung thư phổi, 75% mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do liên quan đến sử dụng thuốc lá
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 06:55Theo WHO, thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, nung nóng đều là những sản phẩm gây hại đối với sức khoẻ; 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, 75% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do liên...
Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến tái tạo phần da hoại tử do rắn độc cắn
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 07:35Đối với bệnh nhân bị rắn độc cắn, ngoài việc cần nhanh chóng đảm bảo dấu hiệu sinh tồn, tái tạo da cũng rất cần thiết và quan trọng. Giáo sư Trần Thiết Sơn, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh...
Điều trị tích cực cứu chữa người đàn ông bị suy kiệt trầm trọng
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 07:55Mới đây, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), đã tiếp nhận bệnh nhân N.V.S (nam, 41 tuổi, trú tại Bắc Giang) vào viện trong tình trạng suy kiệt trầm trọng.
Thế giới ghi nhận thành tựu của vi phẫu Việt Nam
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 07:38Theo TS.BS Tống Hải, Chủ nhiệm Khoa Vi phẫu và Tái tạo, Trung tâm Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Tái tạo, Bệnh viện Bỏng Quốc gia, vi phẫu là một lĩnh vực chuyên sâu và cần thiết trong y tế. Đáng...
Tái tạo vú cho bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật: An toàn và nhân văn
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 07:36Một bệnh nhân trẻ tuổi 31 tuổi, chẩn đoán ung thư vú giai đoạn sớm, được phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú có bảo tồn da, cắt bỏ toàn bộ quầng núm vú. Sau đó, cô phải xin nghỉ việc vì không thoát được mặc...
Cứu sống bệnh nhi 11 tuổi nguy kịch do tai nạn giao thông
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 07:57Sau hơn 8 tiếng cấp cứu và can thiệp, phẫu thuật khẩn cấp, bật báo động đỏ toàn viện, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã thành công cứu sống bệnh nhi qua cơn nguy kịch trước khi...