HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Cu Ba

Thứ Năm, ngày 10/10/2024 09:09

Tăng cường hợp tác về y tế nhân chuyến thăm chính thức của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tới Mông Cổ, Ireland và Pháp

Thứ Năm, ngày 10/10/2024 07:52

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm, động viên bệnh nhân ghép tim - gan tại Bệnh viện Việt Đức

Thứ Tư, ngày 09/10/2024 09:13

Chính thức đưa vào hoạt động Bệnh viện Nhi Hà Nội

Thứ Tư, ngày 09/10/2024 08:35

Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Cộng hòa Belarus

Thứ Ba, ngày 08/10/2024 10:06

Công đoàn Y tế Việt Nam biểu dương 198 gia đình tiêu biểu và 149 cháu học sinh thành tích cao giai đoạn 2022-2024

Thứ Hai, ngày 07/10/2024 12:38

Lễ phát động Chương trình vì sức khỏe cộng đồng “Mắt khoẻ ngời sáng tương lai”

Thứ Hai, ngày 07/10/2024 07:43

Một tháng, BVĐK Đức Giang thực hiện thành công 5 ca ghép thận

Thứ Hai, ngày 07/10/2024 01:00

Giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 08:57

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm Viện trưởng Viện Trang thiết bị và Công trình y tế

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 08:52

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Viện Tony Blair vì sự phát triển toàn cầu

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 06:23

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 09:14

Bộ Y tế kiện toàn công tác cán bộ Bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quỳnh Lập Nghệ An

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 06:44

Thủ tướng: Mỗi công dân Việt Nam sẽ đều có sổ sức khoẻ điện tử

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 01:53

Đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em tại Nghệ An

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 08:32

Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 06:21

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp đại diện Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 05:08

Hội nghị công tác truyền thông y tế năm 2024: đánh dấu bước tiến với lễ công bố ra mắt mạng lưới truyền thông của ngành y tế

Thứ Bẩy, ngày 28/09/2024 07:11

Tôn vinh vẻ đẹp tri thức, tài năng, y đức, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế cơ sở

Thứ Bẩy, ngày 28/09/2024 03:08

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp đoàn đại biểu thành phố Quảng Châu

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 15:10

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Ý nghĩa của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng trong bệnh lý Huyết học

30/09/2024 | 15:08 PM

 | 

 

Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng, Viện Huyết học – Truyền máu TW thực hiện các kỹ thuật như: Siêu âm, X quang kỹ thuật số, nội soi tiêu hóa, chụp cắt lớp vi tính 64 dãy, cùng với các thủ thuật can thiệp khác cho phép phát hiện sớm và chính xác các bệnh lý, đồng thời hạn chế các thủ thuật điều trị không cần thiết.

Mời các bạn đọc bài viết dưới đây của BSCKII. Trương Vũ Trung – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng của Viện để tìm hiểu về tầm quan trọng của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng trong công tác điều trị và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân nói chung và cho bệnh nhân bệnh máu nói riêng.

BSCKII. Trương Vũ Trung (đứng bên trái), Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng, Viện Huyết học – Truyền máu TW cùng các đồng nghiệp tại khoa.

Chụp X-quang

Hiện nay, X-quang đã trở thành một công cụ y tế có giá trị cao trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý trên hầu hết các bộ phận cơ thể người.

Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng triển khai đa dạng các dịch vụ chụp X-quang kỹ thuật số ở tất cả bộ phận cơ thể, phát hiện sớm những bất thường bệnh lý của bệnh nhân nói chung và đặc biệt những tổn thương của bệnh nhân trong bệnh lý huyết học đang được ứng dụng tại Viện Huyết học – Truyền máu TW như:

  • Bệnh nhân Đa u tủy xương: Chụp X-quang hệ xương toàn bộ đánh giá ổ khuyết xương, gãy xương bệnh lý…

  • Bệnh nhân Thalassemia: Chụp X-quang các xương đánh giá hình ảnh loãng xương và phì đại xương…

  • Bệnh nhân Hemophilia: Chụp X-quang các xương, khớp để đánh giá tình trạng thoái hóa, hẹp, biến dạng khớp và tiêu xương là hậu quả của chảy máu kéo dài tại khớp và nhiều vị trí khắp cơ thể…

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp cắt lớp vi tính (CT) cung cấp nhiều thông tin hỗ trợ cho hình ảnh X-quang thông thường. Chụp CT thường được bác sĩ chỉ định thực hiện cho các vấn đề về chấn thương cũng như bệnh lý ở tất cả những bộ phận cơ thể: đầu – mặt – cổ; vùng ngực; xương khớp; chẩn đoán các bệnh lý về tim mạch; các bệnh lý về đường tiêu hóa, hệ tiết niệu, đánh giá mạch máu toàn thân…

Tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng, kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính 64 dãy ngoài những ứng dụng kể trên còn được ứng dụng chẩn đoán chuyên sâu các bệnh lý huyết học phức tạp như:

  • Bệnh nhân U lympho: Chup CT toàn thân đánh giá tổn thương lympho nguyên phát ở các cơ quan trong cơ thể như tại thần kinh trung ương, tại phổi, trung thất và các tạng trong ổ bụng. Đánh giá sau điều trị hóa chất như tầm soát hạch và tổn thương di căn lymphoma…

  • Bệnh nhân Thalassemia: Chụp CT ngực hoặc bụng tìm khối sinh máu ngoại tủy, đánh giá suy tim trên bệnh nhân ứ sắt tim, tổn thương áp xe gan trên bệnh nhân ứ sắt tại gan…

  • Bệnh nhân đa u tủy xương: Chụp CT đánh giá hệ xương, đánh giá ổ khuyết xương, khối u tương bào trong cơ thể…

  • Bệnh nhân Hemophilia: Chụp CT đánh giá mức độ chảy máu tại hầu như tất cả các vị trí trên cơ thể bệnh nhân Hemophilia đều có thể bị chảy máu. Đánh giá các tổn thương xương, khớp là hậu quả của chảy máu kéo dài…

  • Bệnh nhân giảm tiểu cầu: Chụp CT chẩn đoán chảy máu não cấp tính, chảy máu ổ bụng…

Hệ thống chụp cắt lớp vi tính (CT) tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng, Viện Huyết học – Truyền máu TW

Siêu âm

Kỹ thuật siêu âm được sử dụng trong khảo sát nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau trong cơ thể như tim, gan, thận, túi mật, lá lách, tuyến giáp, buồng trứng, tử cung, thai nhi, mạch máu,… nhằm phát hiện các khối u bất thường, những thay đổi ở các cơ quan (thay đổi về kích thước và tính chất các ở các cơ quan như: sỏi, nang, polyp…).

Hiện tại, Khoa Chẩn đoán hình ảnh và TDCN ngoài thực hiện các chỉ định siêu âm tổng quát phổ biến còn triển khai một số kỹ thuật siêu âm chuyên sâu đối với các bệnh nhân tại Viện, trong đó giá trị chẩn đoán rất lớn của siêu âm đối với các bệnh lý huyết học có thể nói đến như:

  • Bệnh lý thiếu máu nói chung: Siêu âm đánh giá gan, lách tăng kích thước trong bệnh lý thiếu máu. Phát hiện một số nguyên nhân gây thiếu máu do mất máu như U xơ tử cung, khối lạc nội mạc tử cung gây rong kinh hoặc phát hiện ban đầu một số bệnh lý tiêu hóa như viêm loét đại tràng hoặc khối u đường tiêu hóa có nguy cơ gây mất máu…

  • Bệnh Thalassemia: Đánh giá gan to, ứ sắt tại gan, lách to, sỏi túi mật trên siêu âm. Ngoài ra còn có siêu âm tim đánh giá suy tim và một số bệnh lý tim khác do việc ứ sắt tim. Siêu âm Doppler mạch đánh giá huyết khối tĩnh mạch cửa sau phẫu thuật cắt lách…

  • Bệnh Hemophilia: Siêu âm đánh giá vị trí tính chất chảy máu, các khối máu tụ. Siêu âm Doppler mạch đánh giá huyết khối lòng mạch tại các mạch máu lớn…

  • Bệnh lý Lympho: Đánh giá hạch toàn thân trên siêu âm, tìm vị trí tổn thương di căn lymphoma. Ngoài ra Khoa còn ứng dụng siêu âm trong chọc hút tế bào hạch nhằm tăng tính chính xác của việc chẩn đoán bệnh lý U Lympho.

Nội soi tiêu hóa

Nội soi tiêu hóa bao gồm nội soi đường tiêu hóa trên và nội soi đường tiêu hóa dưới. Nội soi đường tiêu hóa trên đưa ống soi vào từ đường miệng để quan sát các tình trạng bệnh lý ở thực quản, dạ dày và tá tràng.

Nội soi đường tiêu hóa dưới đưa ống soi vào từ đường hậu môn để quan sát các tình trạng bệnh lý ở đại tràng, từ manh tràng đến hậu môn.

Ngoài ra, nội soi tiêu hóa cũng giúp bác sĩ có thể quan sát kỹ niêm mạc thực quản, dạ dày và phát hiện ra những tổn thương rất nhỏ. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết để xác định tổn thương là lành tính hay ác tính.

Hiện tại, Khoa Chẩn đoán hình ảnh và TDCN đã và đang thực hiện các kỹ thuật nội soi tiêu hóa: Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng, đại trực tràng ống mềm không sinh thiết và có sinh thiết cùng với một số thủ thuật can thiệp cho bệnh nhân đến thăm khám và điều trị tại Viện. Đặc biệt, nội soi tiêu hóa có giá trị rất lớn trong chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu cũng như theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân như:

  • Viêm niêm mạc dạ dày giảm hấp thụ Vitamin K tại niêm mạc dạ dày dẫn đến thiếu máu.

  • Loét dạ dày chảy máu kéo dài dẫn đến thiếu máu.

  • Bệnh Crohn, cắt bỏ một phần ruột non hoặc dạ dày khiến ruột kém hấp thụ sắt.

  • Tình trạng trĩ nội hoặc trĩ ngoại gây chảy máu rỉ rả dẫn đến thiếu máu.

  • Phát hiện khối u tại ống tiêu hóa gây chảy máu gồm cả đường tiêu hóa trên và đường tiêu hóa dưới.

  • Tổn thương Lymphoma tại dạ dày và ruột.

Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng Viện Huyết học – Truyền máu TW hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sỹ đầu ngành về chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) & thăm dò chức năng (TDCN) trong chuyên khoa Huyết học, đã được đào tạo chuyên sâu tại các trung tâm và bệnh viện lớn trong và ngoài nước về chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh & thăm dò chức năng giúp quá trình thực hiện cũng như chẩn đoán nhanh chóng, chính xác. Đội ngũ y bác sỹ luôn đề cao y đức và chuyên môn, một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần tạo nên dịch vụ y tế hàng đầu của Viện Huyết học – Truyền máu TW.

Tập thể y bác sĩ Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng, Viện Huyết học – Truyền máu TW

 

 

 

 

Nguồn: Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Ý nghĩa của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng trong bệnh lý Huyết học - Viện Huyết học - Truyền máu Trung ươngViện Huyết học – Truyền máu Trung ương (vienhuyethoc.vn)ư

Phòng truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến