HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Cu Ba

Thứ Năm, ngày 10/10/2024 09:09

Tăng cường hợp tác về y tế nhân chuyến thăm chính thức của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tới Mông Cổ, Ireland và Pháp

Thứ Năm, ngày 10/10/2024 07:52

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm, động viên bệnh nhân ghép tim - gan tại Bệnh viện Việt Đức

Thứ Tư, ngày 09/10/2024 09:13

Chính thức đưa vào hoạt động Bệnh viện Nhi Hà Nội

Thứ Tư, ngày 09/10/2024 08:35

Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Cộng hòa Belarus

Thứ Ba, ngày 08/10/2024 10:06

Công đoàn Y tế Việt Nam biểu dương 198 gia đình tiêu biểu và 149 cháu học sinh thành tích cao giai đoạn 2022-2024

Thứ Hai, ngày 07/10/2024 12:38

Lễ phát động Chương trình vì sức khỏe cộng đồng “Mắt khoẻ ngời sáng tương lai”

Thứ Hai, ngày 07/10/2024 07:43

Một tháng, BVĐK Đức Giang thực hiện thành công 5 ca ghép thận

Thứ Hai, ngày 07/10/2024 01:00

Giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 08:57

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm Viện trưởng Viện Trang thiết bị và Công trình y tế

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 08:52

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Viện Tony Blair vì sự phát triển toàn cầu

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 06:23

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 09:14

Bộ Y tế kiện toàn công tác cán bộ Bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quỳnh Lập Nghệ An

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 06:44

Thủ tướng: Mỗi công dân Việt Nam sẽ đều có sổ sức khoẻ điện tử

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 01:53

Đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em tại Nghệ An

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 08:32

Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 06:21

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp đại diện Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 05:08

Hội nghị công tác truyền thông y tế năm 2024: đánh dấu bước tiến với lễ công bố ra mắt mạng lưới truyền thông của ngành y tế

Thứ Bẩy, ngày 28/09/2024 07:11

Tôn vinh vẻ đẹp tri thức, tài năng, y đức, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế cơ sở

Thứ Bẩy, ngày 28/09/2024 03:08

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp đoàn đại biểu thành phố Quảng Châu

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 15:10

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Xử trí thành công ca bệnh phức tạp bằng kỹ thuật ESD

02/10/2024 | 14:45 PM

 | 

So với phẫu thuật mở, kỹ thuật cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi là một thủ thuật ít xâm lấn hơn, gây ra ít tổn thương cho các mô xung quanh và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Đồng thời, bệnh nhân thường hồi phục nhanh chóng sau khi thực hiện thủ thuật ESD, có thể xuất viện sớm và nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường.

Ê kíp xử trí thành công ca bệnh phức tạp cho bệnh nhân bằng kỹ thuật ESD

Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho hay Trung tâm Tiêu hoá - Gan mật, của cơ sở y tế này đã điều trị thành công nhiều ca bệnh phức tạp bằng kỹ thuật cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi (ESD). Gần nhất, tháng 8 vừa qua, nữ bệnh nhân 46 tuổi đến Bệnh viện Bạch Mai khám vì đau bụng hạ sườn phải, buồn nôn. Bác sĩ Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật chỉ định nội soi dạ dày và phát hiện có một tổn thương kích thước 4x7cm chiếm 1% chu vi tá tràng.

Bệnh nhân này ngay sau đó đã được sinh thiết tổn thương với kết quả giải phẫu bệnh là u tuyến ống nhung mao loạn sản độ cao. Kết quả siêu âm nội soi cho thấy tổn thương nằm tại vị trí Dll tá tràng, chỗ dày nhất đo được là 2,8mm, lớp hạ niêm mạc vùng tổn thương tá tràng chưa đứt đoạn.

Sau khi cân nhắc thận trọng, hội chẩn và thảo luận với bệnh nhân, gia đình về phương án điều trị, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Nam và Hoàng Văn Chương đã quyết định cắt u tuyến lớn tá tràng bằng kỹ thuật ESD (kỹ thuật cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi - Endoscopic Submucosal Dissection) nhẳm bóc tách toàn bộ nguyên khối tổn thương. Cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi là kỹ thuật khó vì tá tràng có lớp cơ mỏng, dễ thủng khi can thiệp cắt khối tá tụy nhằm loại bỏ hết tổn thương.

Bệnh nhân này được ekip thầy thuốc xử trí thành công cắt trọn khối u bẳng kỹ thuật ESD. Tổn thương bao quanh Papilla nên bệnh nhân đồng thời được đặt stent mật ruột, hậu phẫu nhẹ nhàng. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân được xuất viện. Kết quả giải phẫu bệnh là u tuyến nhú loạn sản độ cao, ung thư tại chỗ, diện cắt âm tích.

Đây là một trong những bệnh nhân mang bệnh lý phức tạp đã được Trung tâm Tiêu hoá - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai điều trị thành công bằng kỹ thuật ESD.

Chia sẻ thêm về kỹ thuật này, thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Chương cho hay, ESD cho phép cắt bỏ chính xác khối u, chỉ tác động đến lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc, giúp bảo tồn tối đa cấu trúc và chức năng của cơ quan. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cơ quan như tá tràng, nơi mà việc cắt bỏ một phần có thể ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu hóa.

So với phẫu thuật mở, ESD là một thủ thuật ít xâm lấn hơn, gây ra ít tổn thương cho các mô xung quanh và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Đồng thời, bệnh nhân thường hồi phục nhanh chóng sau khi thực hiện thủ thuật ESD, có thể xuất viện sớm và nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện ESD, các mẫu mô bệnh phẩm được lấy để xét nghiệm, giúp chẩn đoán chính xác loại bệnh và giai đoạn bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

ESD có hiệu quả điều trị cao đối với các khối u sớm đường tiêu hóa, giúp loại bỏ hoàn toàn khối u và ngăn ngừa tái phát. Bệnh nhân thường cảm thấy ít đau đớn hơn so với phẫu thuật mở, nhờ vào việc sử dụng thuốc giảm đau và kỹ thuật gây tê tại chỗ. Đặc biệt, so với phẫu thuật mở, ESD thường có chi phí thấp hơn do không yêu cầu gây mê toàn thân và thời gian nằm viện ngắn hơn.

Theo bác sĩ Chương, ESD có thể điều trị cho các trường hợp: Tổn thương loạn sản, ung thư giai đoạn sớm (ESD có thể điều trị triệt để các khối u sớm, chưa xâm lấn quá sâu vào lớp dưới niêm mạc) và các tổn thương tiền ung thư khác như polyp lớn, polyp có nguy cơ ác tính cao.

Để phòng bệnh, chuyên gia khuyến cáo nếu trong gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng, dạ dày, thực quản, người dân nên tầm soát sớm hơn và thường xuyên hơn.

Ngoài ra, những người hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, béo phì, ít vận động, mắc các bệnh viêm đường tiêu hóa mãn tính, trên 40-45 tuổi cũng cần lưu ý để tầm soát bệnh. Bác sĩ Chương nhấn mạnh độ tuổi càng cao, nguy cơ mắc ung thư càng lớn.

Theo đó, người có nguy cơ cao nên nội soi định kỳ 1-2 năm/lần. Người bình thường có thể nội soi 5 năm/lần, bắt đầu từ tuổi 45.

Nếu có những dấu hiệu sau, người dân nên đi khám:

  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài: Thay đổi thói quen đi đại tiện bất thường.

  • Đau bụng âm ỉ, khó chịu: Đau bụng không rõ nguyên nhân, đặc biệt là vùng bụng dưới.

  • Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, đầy bụng, khó tiêu.

  • Máu trong phân: Có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc chỉ phát hiện được qua xét nghiệm phân.

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Giảm cân đột ngột, không ăn uống được nhiều.

  • Mệt mỏi, thiếu máu: Do mất máu mãn tính qua đường tiêu hóa.

 

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến