HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Giảm số lượng, tăng nguồn lực khi sắp xếp các bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Thứ Sáu, ngày 19/04/2024 09:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 11/04/2024 07:07

Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 07:16

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội nghị Thông tin chuyên đề quý I năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 05:24

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:44

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp đoàn Doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:15

Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thứ Ba, ngày 09/04/2024 15:22

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Đại sứ Cộng hòa Belarus tại Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 11:20

Cột mốc quan trọng cho ngành ghép tạng Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 10:17

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Thăm hỏi trực tuyến và cấp cứu ngoại viện - Cách chăm sóc F0 tại nhà hiệu quả

18/09/2021 | 19:53 PM

 | 

Chăm sóc F0 tại nhà bằng mô hình kết hợp giữa chăm sóc trực tuyến và đội cấp cứu ngoại viện đã đáp ứng y tế, củng cố tinh thần giúp mỗi F0 an tâm vượt đại dịch.

Song song với mô hình trạm y tế lưu động của Bộ Y tế, TP.HCM cũng đang triển khai mô hình "Chăm sóc F0 tại cộng đồng" do Đại học Y Dược TP.HCM đề xuất, bước đầu đã có những kết quả khả quan tại Quận 10, Quận 8…

Hai "nguyên tắc vàng" mô hình hướng đến là đưa F0 ra khỏi nhà khi có chuyển biến xấu và cấp cứu kịp thời nhất. Mỗi F0 được kết nối thường xuyên để thực hiện linh hoạt nhiều biện pháp tư vấn, chăm sóc một cách toàn diện.

Tại Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Quận 8 số 1, nơi đang triển khai mô hình "Chăm sóc F0 tại cộng đồng", PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan, Trưởng Khoa y Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, phụ trách mô hình cho biết: F0 ở nhà thường có tâm lý lo lắng không biết nên làm gì khi bệnh chuyển nặng. Mô hình bao gồm 2 đội, đội 1 chăm sóc trực tuyến qua điện thoại, online. Cả khi F0 ở nhà không có triệu chứng, tinh thần vẫn tốt  thì thành viên đội 1 vẫn chủ động gọi đến.

Thăm hỏi trực tuyến và cấp cứu ngoại viện-Cách chăm sóc F0 tại nhà hiệu quả - Ảnh 2.

PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan chia sẻ về mô hình

"Khi nhận được thông tin sẽ thiết lập sẵn hồ sơ bệnh án điện tử về các F0. Tần suất thăm hỏi phụ thuộc vào tình trạng nặng-nhẹ của F0 sau khi phân loại. Nếu F0 có nguy cơ, tuổi cao, có bệnh nền sẽ hỏi thăm liên tục. Những người không có nguy cơ thì vài ngày hỏi thăm 1 lần, động viên. Riêng tại Quận 8 có đến 131 tổ tư vấn, mỗi tổ 5-6 người nhận 60 F0 để chăm sóc từ xa", PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan chia sẻ. 

Song song với đội chăm sóc trực tuyến là đội cấp cứu ngoại viện (đội 2). Cả hai đội có mối quan hệ khăng khít nhau. 

Khi nhân viên chăm sóc qua điện thoại phát hiện yếu tố nguy cơ trở nặng của F0 nào đó tại nhà thì sẽ lập tức báo đến đội cấp cứu ngoại viện. Vừa tất bật với việc điều tiết hoạt động của mô hình BS Lan vừa cho biết thêm: "Đội cấp cứu chia ra thành các nhóm với 3 xe cấp cứu được trang bị đầy đủ phương tiện cần thiết. Khi nhận được thông tin ca F0 oxy tụt, khó thở…từ đội 1, thì đội 2 lập tức cho xe xuất phát đến nhà để đón F0 tới BV dã chiến điều trị COVID-19 Quận 8 số 1 sơ cấp cứu ngay.

Ths-BS Lê Phước Truyền cho biết: "Có khi lực lượng hỗ trợ còn phải vác cả bình oxy nữa. Các thành viên đội 2 làm việc với công suất rất cao, chia làm 3 ca, 4 kíp".

"Nếu bệnh nhân nhẹ thì chăm sóc, xử lý tại khu sơ cấp cứu 20 giường của bệnh viện này, còn nặng quá thì chuyển tiếp lên tuyến cao hơn để điều trị. Cách làm này tăng tối đa sự tiếp cận của người dân với dịch vụ y tế, nhân viên y tế" – PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan nói.

Cần nhân rộng để chăm sóc tốt cho F0

Một trong những ưu điểm nổi trội của mô hình này là có thể chăm sóc số lượng lớn F0 tại nhà và thực hiện cá thể hóa việc chăm sóc theo hình thức bác sĩ gia đình, đồng thời phát hiện sớm, cấp cứu nhanh nhất trường hợp chuyển nặng. Bên cạnh đó còn sàng lọc, chuyển bệnh đúng tầng điều trị, tránh chuyển sai tầng gây quá tải cho các cơ sở điều trị.

Thăm hỏi trực tuyến và cấp cứu ngoại viện-Cách chăm sóc F0 tại nhà hiệu quả - Ảnh 5.

Nhân viên tiếp nhận thông tin các trường hợp cần chăm sóc, cấp cứu

Từ thực tế triển khai hoạt động cấp cứu ngoại viện theo mô hình "Chăm sóc F0 tại cộng đồng", Ths-BS Lê Phước Truyền cho hay: Mô hình cấp cứu ngoại viện rất hữu ích. Các y bác sĩ, tình nguyện viên đánh giá, tư vấn qua điện thoại được tập huấn kỹ càng. Hàng ngày đội cấp cứu ngoại viện đến đón bệnh nhân là cho thở oxy và một số thuốc ngay. Khi đưa lên khu cấp cứu,  tùy tình trạng bệnh mà xử lý có thể thở HFNC, thở oxy mask…Trường hợp nặng quá, không đáp ứng được tại đây thì chuyển đi tuyến điều trị cao hơn.

"Điều quan trọng nhất để mô hình này vận hành thành công là sự phối hợp chặt chẽ giữa y tế phường xã với 2 đội của mô hình. Y tế phường, xã phải cung cấp danh sách, địa chỉ chính xác nhất các F0" – Ths-BS Lê Phước Truyền chia sẻ.

Thăm hỏi trực tuyến và cấp cứu ngoại viện-Cách chăm sóc F0 tại nhà hiệu quả - Ảnh 6.

Túi thuốc các F0 tại nhà luôn được trang bị

Hiệu quả mô hình chăm sóc F0 tại cộng đồng kết hợp giữa chăm sóc trực tuyến và cấp cứu ngoại viện thể hiện ngày càng rõ nét. Sau khi áp dụng thành công mô hình này ở Quận 10 thì từ ngày 8/8 được áp dụng cho Quận 8. 

Hiện tại Quận 8 đã không còn F0 tử vong tại nhà. Nhiều F0 tại nhà được tiếp cận nhanh với dịch vụ y tế. Những người không triệu chứng được thăm hỏi, tư vấn qua điện thoại không còn lo âu, đối diện và vượt qua dịch bệnh.

"Niềm an tâm trong cộng đồng đã thấy rõ, F0 nào cũng có số điện thoại các nhân viên chăm sóc trực tuyến và đội cấp cứu. F0 gọi đến là được trực tiếp nói chuyện với chuyên gia, y bác sĩ ngay. Thậm chí có người được chăm sóc sát sao quá còn bảo "điện hỏi thăm gì mà nhiều thế". Nhiều quận khác đang tiếp cận để triển khai mô hình này. Điển hình như Quận Bình Tân"- PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan kể.

Th.s BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá: Mô hình "Chăm sóc F0 tại cộng đồng" của Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh có thể thực hiện được ở các địa bàn, nhất là khu vực có lượng F0 lớn đang theo dõi, điều trị tại nhà. Vừa song song quản lý F0 tại nhà vừa cấp cứu, xử lý kịp thời nhất các trường hợp cần can thiệp y tế cho thấy hiệu quả trong bối cảnh giãn cách xã hội phương tiện cá nhân và công cộng bị giới hạn lưu thông. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đội tư vấn từ xa và đội cấp cứu ngoại viện đáp ứng tốt nhu cầu được chăm sóc y tế của F0 tại nhà. /

Nguồn: SKĐS


Thăm dò ý kiến