HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm, động viên bệnh nhân ghép tim - gan tại Bệnh viện Việt Đức

Thứ Tư, ngày 09/10/2024 09:13

Chính thức đưa vào hoạt động Bệnh viện Nhi Hà Nội

Thứ Tư, ngày 09/10/2024 08:35

Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Cộng hòa Belarus

Thứ Ba, ngày 08/10/2024 10:06

Công đoàn Y tế Việt Nam biểu dương 198 gia đình tiêu biểu và 149 cháu học sinh thành tích cao giai đoạn 2022-2024

Thứ Hai, ngày 07/10/2024 12:38

Lễ phát động Chương trình vì sức khỏe cộng đồng “Mắt khoẻ ngời sáng tương lai”

Thứ Hai, ngày 07/10/2024 07:43

Một tháng, BVĐK Đức Giang thực hiện thành công 5 ca ghép thận

Thứ Hai, ngày 07/10/2024 01:00

Giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 08:57

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm Viện trưởng Viện Trang thiết bị và Công trình y tế

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 08:52

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Viện Tony Blair vì sự phát triển toàn cầu

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 06:23

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 09:14

Bộ Y tế kiện toàn công tác cán bộ Bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quỳnh Lập Nghệ An

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 06:44

Thủ tướng: Mỗi công dân Việt Nam sẽ đều có sổ sức khoẻ điện tử

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 01:53

Đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em tại Nghệ An

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 08:32

Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 06:21

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp đại diện Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 05:08

Hội nghị công tác truyền thông y tế năm 2024: đánh dấu bước tiến với lễ công bố ra mắt mạng lưới truyền thông của ngành y tế

Thứ Bẩy, ngày 28/09/2024 07:11

Tôn vinh vẻ đẹp tri thức, tài năng, y đức, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế cơ sở

Thứ Bẩy, ngày 28/09/2024 03:08

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp đoàn đại biểu thành phố Quảng Châu

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 15:10

Bộ Y tế tổ chức hội nghị tập huấn công tác Tổ chức cán bộ năm 2024

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 15:06

Những đội nào tham dự Cuộc thi Y tế cơ sở giỏi năm 2024 khu vực Nam Bộ?

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 07:17

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Tạo hình vi phẫu và hy vọng cho nhiều người bệnh gặp tổn thương lớn vùng hàm mặt

20/09/2024 | 10:08 AM

 | 

Tạo hình vi phẫu tái tạo lại các khuyết hổng cho người bệnh được xem là phương pháp tối ưu và đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

 

Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật vi phẫu cho người bệnh.

Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật vi phẫu cho người bệnh.

Theo thống kê, tỷ lệ người dân mắc các bệnh lý liên quan đến vùng hàm mặt, nhất là ung thư hàm mặt đang có chiều hướng gia tăng. Đây được xem là thách thức lớn đặt ra cho các bác sĩ ngành phẫu thuật hàm mặt khi vừa phải bảo đảm an toàn về tính mạng cho người bệnh, vừa phải mang lại cho họ một cuộc sống bình thường.

Kỹ thuật tiến bộ nhất trong tái tạo khuyết hổng vùng hàm mặt

Hiện nay, khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E là một trong những khoa của bệnh viện có tiếp nhận và điều trị cho người bệnh bị những thương tổn lớn, phức tạp vùng hàm mặt bằng kỹ thuật tạo hình vi phẫu tái tạo lại các khuyết hổng cho người bệnh. Đây được xem là phương pháp tối ưu và đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tấn Văn, Phó trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E; Trưởng Bộ môn Phẫu thuật Miệng và Hàm mặt, Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, vi phẫu là một trong những kỹ thuật tiến bộ nhất trong tái tạo khuyết hổng vùng hàm mặt trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay.

Trong trình phẫu thuật vi phẫu, các phẫu thuật viên sử dụng kính hiển vi chuyên dụng kết hợp các dụng cụ y khoa mức độ chính xác cao để sửa chữa, bảo tồn từng cấu trúc nhỏ nhất trong cơ thể. Đưa những vạt từ xa có cuống mạch lên vùng có khuyết hổng, sau đó, sử dụng kỹ thuật vi phẫu để nối mạch máu (động mạch, tĩnh mạch), dây thần kinh… đường kính chỉ vài mm, giúp phục hồi lại các khuyết hổng đó bằng các vạt từ xa cho người bệnh.

Nếu như trước đây, nhiều tổn thương vùng hàm mặt rất khó điều trị bảo tồn khi phải phẫu thuật thì hiện nay, với những tiến bộ trong vi phẫu đã mang lại chất lượng điều trị mới.

Tạo hình vi phẫu và hy vọng cho nhiều người bệnh gặp tổn thương lớn vùng hàm mặt ảnh 1

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tấn Văn khám cho bệnh nhi.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là ghép nối, khôi phục, bảo vệ các bộ phận cơ thể bị tổn thương. Đối với những khuyết hổng lớn vùng hàm mặt, khi sử dụng những các vạt tại chỗ là không đủ để che lấp những khuyết hổng, đôi lúc khi lấy những vạt tại chỗ sẽ gây biến dạng ngay tại vị trí lấy vạt.

Do vậy, đối với những trường hợp có khuyết hổng lớn, phương pháp tối ưu nhất là đưa những vạt có cuống đuôi từ xa lên chỗ khuyết hổng đó, phẫu thuật viên tạo hình sử dụng kính hiển vi và kỹ thuật vi phẫu để nối mạch máu nhằm tái lập cấp máu nuôi dưỡng vạt da.

Đây là một kỹ thuật khó, đòi hỏi đội ngũ phẫu thuật viên có trình độ chuyên môn cao, trong phẫu thuật phải tập trung tinh thần cao, chính xác gần như tuyệt đối do những ca phẫu thuật vi phẫu thường kéo dài từ 8-10 tiếng, thậm chí có thể lên tới gần 20 tiếng. Để thực hiện những ca phẫu thuật vi phẫu, phẫu thuật viên phải thao tác trên những mạch máu thần kinh với những tổ chức rất nhỏ, việc làm này không thể làm bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi phóng đại. Tất cả những quá trình đó đòi hỏi các động tác của các phẫu thuật viên phải rất tỉ mỉ, không được có sai sót trong quá trình phẫu thuật. Vì vậy, những ca phẫu thuật vi phẫu thường kéo dài rất lâu.

Với những trường hợp người bệnh bị ung thư vùng hàm mặt, phương pháp vi phẫu được coi là “tiêu chuẩn vàng” giúp điều trị cho người bệnh bị ung thư.

Đặc biệt, với những trường hợp người bệnh bị ung thư vùng hàm mặt, phương pháp vi phẫu được coi là “tiêu chuẩn vàng” giúp điều trị cho người bệnh bị ung thư. Trong phẫu thuật, việc loại bỏ hoàn toàn và ngăn chặn sự phát triển của khối u ung thư là rất quan trọng giúp bảo đảm tính mạng cho người bệnh.

Tuy nhiên, khi phẫu thuật cắt triệt để khối u sẽ để lại khuyết hổng vùng mặt rất lớn, hơn nữa, còn ảnh hưởng đến chức năng ăn uống, nói, thở và thẩm mỹ của người bệnh.

Do đó, để bảo đảm các chức năng đó của người bệnh, các phẫu thuật viên Bệnh viện E cần phải tạo hình che phủ bằng các vạt da, xương tự do được lấy từ các vùng khác của cơ thể như chân, tay, bụng, lưng… Việc đó sẽ nhằm tái tạo và phục hồi ở những tổn thương giúp người bệnh phục hồi cả chức năng và thẩm mỹ. Mang lại dáng vẻ bình thường cho người bệnh giúp họ nhanh hòa nhập với cuộc sống sau khi điều trị.

Mang lại gương mặt thẩm mỹ cho người bệnh

Với những thương tổn lớn, phức tạp vùng mặt sẽ ảnh hưởng đến người bệnh về nhiều mặt. Người bệnh bị ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, gây ra tâm lý mặc cảm, ngại giao tiếp với cộng đồng. Các chức năng chính của khuôn mặt bị ảnh hưởng như nhai cắn khó khăn, nuốt khó, phát âm sai, ảnh hưởng đến sức khoẻ… Ngoài ra những biến dạng nếu không được điều trị kịp thời sẽ kéo theo các di chứng nặng nề khác như sai khớp cắn, teo lép phần mềm, lệch xương... và lâu dần sẽ ảnh hưởng đến lan đến nhiều cơ quan khác của người bệnh.

Nếu như trước kia, các trường hợp như bị khối u lớn/ung thư vùng hàm mặt sẽ gây nhiều khó khăn cho các bác sĩ trong quá trình điều trị do đa phần người bệnh khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, khối u phát triển lớn, phá hủy nhiều vùng tổ chức, di căn xa… không thể thực hiện phẫu thuật được.

Tạo hình vi phẫu và hy vọng cho nhiều người bệnh gặp tổn thương lớn vùng hàm mặt ảnh 2

Tạo hình vi phẫu là kỹ thuật tiến bộ nhất trong tái tạo khuyết hổng vùng hàm mặt.

Hiện nay, tại khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E với đội ngũ phẫu thuật viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại… đang sử dụng kỹ thuật vi phẫu điều trị cho những trường hợp có tổn thương nghiêm trọng như vậy, các bác sĩ có thể thực hiện tạo hình lại các cơ quan bộ phận ngay trong một lần mổ bằng các vạt tổ chức tự do.

Hiện tại, đây được xem là phương pháp với độ chính xác cao, mang lại nhiều lợi ích về kết quả và sự phục hồi của nhiều người bệnh. Kỹ thuật này giúp giảm thiểu thiệt hại cho các mô xung quanh, đồng thời cải thiện độ chính xác của việc sửa chữa nên người bệnh sẽ có thời gian hồi phục nhanh hơn và giảm các biến chứng sau phẫu thuật. Hơn nữa, việc thực hiện các sửa chữa phức tạp trên các cấu trúc rất nhỏ là tiền đề giúp Bệnh viện E thực hiện các ca ghép tạng tại Bệnh viện trong tương lai.

Nhiều năm qua, Bệnh viện E cũng đã phối hợp với tổ chức Operation Smile tổ chức chương trình khám, điều trị và phẫu thuật miễn phí dành cho người bệnh mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng và nhiều dị tật khác tại Bệnh viện E. Đây là chương trình được tổ chức thường niên tại Bệnh viện E nhằm giúp đỡ cho nhiều trẻ em loại bỏ đi những khiếm khuyết và trở nên tự tin hơn với nụ cười của mình. Bên cạnh miễn toàn bộ chi phí phẫu thuật, chăm sóc hậu phẫu, Bệnh viện còn hỗ trợ một phần chi phí sinh hoạt, nơi ở cho gia đình khi ở tại Bệnh viện.

Để mọi người dân đều được điều trị bằng kỹ thuật cao, từ 18/11-22/11/2024, Bệnh viện E sẽ tiếp tục phối hợp với tổ chức Operation Smile, Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chương trình “Vi phẫu quốc tế”. Chương trình sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí phẫu thuật cho các trường hợp người bệnh bị các khối u lớn hoặc ung thư vùng hàm mặt; người bệnh bị khuyết hổng vùng hàm mặt; liệt dây thần kinh số VII.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến