HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025
Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 08:43Sáng ngày 18/7/2025 tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã chủ trì cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị cho Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam, sự kiện đặc biệt nằm trong...
12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng
Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59Nghị định 188 của Chính phú đã bổ sung mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng mới được quy định tại Luật BHYT số 51/2024/QH15, trong đó quy định tăng mức hỗ trợ đóng cho đối tượng học...
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm
Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), cuối giờ sáng nay (17/7), GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã đến thăm, tri ân...
Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7
Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19Chiều 16/7, tại tỉnh Ninh Bình, Phó Thủ tướng Lê Thành Long và đoàn công tác đã đến kiểm tra dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai. Phó Thủ tướng Lê...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07Chiều ngày 15/7/2025, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cùng đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã có buổi làm việc tại UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Tham...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh
Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34Chiều 15/7, nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương bệnh binh, cán bộ,...
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ
Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04Chiều ngày 14/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đã chủ trì cuộc họp tiếp và làm việc với bà Courtney Beale – Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Chuyến thăm và làm việc...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ
Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12Trong không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), 75 năm ngày Truyền thống Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, trong hai ngày 12 và...
Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"
Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26Sáng ngày 11/7/2025, Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam long trọng tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh...
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:17Sáng ngày 11/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp trực tiếp và trực tuyến về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên
Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 00:52Sáng ngày 10/7/2025, đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên để triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng...
Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”
Thứ Năm, ngày 10/07/2025 07:50Sáng ngày 10/7/2025, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng...
Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Thứ Tư, ngày 09/07/2025 15:29Ngày 09/7/2025, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn trực tiếp kết hợp trực tuyến với 34 tỉnh, thành phố, nhằm phổ biến các quy định mới liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế và...
Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'
Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11Chiều nay (8/7), tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long chủ trì cuộc họp về dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu...
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế
Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:19Ngày 08/7/2025, Bộ Y tế tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong ngành Y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế...
Bộ Y tế làm việc tại Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 – 2035
Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:16Chiều 7/7/2025, đoàn công tác của Bộ Y tế do thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành Y tế Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân...
Bộ Y tế và Hội Quân Dân y Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Thứ Hai, ngày 07/07/2025 15:02Hôm nay (7/7), tại trụ sở Bộ Y tế đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Hội Quân dân y Việt Nam trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2025...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo
Thứ Hai, ngày 07/07/2025 09:37Sáng ngày 07/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo làm việc về Trung tâm...
Cảnh báo tình trạng kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh sốt rét
Chủ Nhật, ngày 06/07/2025 01:31Ngày càng nhiều côn trùng kháng hóa chất, trong đó có An. Epiroticus, An. Minimus...Đây là nhóm thuộc 42 loài muỗi Anopheles, tác nhân chính lây truyền sốt rét tại Việt Nam. Thông tin...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 14:25Chiều ngày 5/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề với nội dung "Tình hình thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy, xây dựng chính...
Xuất bản thông tin
Rượu bia là nguyên nhân gây ra hơn 40.000 ca tử vong mỗi năm
07/07/2022 | 08:31 AM



Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong số 548.000 ca tử vong/năm ở nước ta thì nguyên nhân liên quan đến rượu bia lên tới 40.000 ca (trên 7%)
Thông tin trên được TS Trần Quốc Bảo- Trưởng phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Cục Y tế dự phòng đưa ra tại hội nghị tập huấn cung cấp thông tin về tác hại của thuốc lá, rượu bia đồ uống có đường, do Bộ Thông tin và truyền thông phối hợp với Tổ chức HealthBridge tổ chức trong 2 ngày 4-5/7.
Tại hội nghị, các chuyên gia đến từ Cục Y tế dự phòng, Tổ chức Y tế thế giới và và Tổ chức HealthBridge đều nhấn mạnh sử dụng rượu bia ở Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động, đặc biệt là ở giới trẻ và được thể hiện ở ba tiêu chí: mức tiêu thụ bình quân/đầu người quy đổi ra lượng cồn nguyên chất, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở cả hai giới, sử dụng ở mức nguy hại đều ở mức cao.
Rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh
Theo TS Trần Quốc Bảo, trong giai đoạn 2015-2019, sản lượng bia ở nước ta tăng trung bình 7,5%/năm; sản lượng rượu tăng 1,5%/năm. Đó là chưa kể đến số lượng rất lớn rượu thủ công, tự nấu không được thống kê.
Mức tiêu thụ rượu, bia ở người >=15 tuổi ở nước ta tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2005, mức tiêu thụ là 2,9 lít cồn nguyên chất/ người/ năm, thì đến năm 2018 và 2019, con số này đã tăng lên 7.9 lít.
ThS Nguyễn Tuấn Lâm - Chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay, Việt Nam xếp thứ hai trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người
Bổ sung thêm thông tin, ThS Nguyễn Tuấn Lâm - Chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay, Việt Nam xếp thứ hai trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người. Tình trạng uống quá độ đến mức nguy hại cũng đang rất phổ biến ở người trưởng thành Việt Nam: 44,2% nam giới, 2015; tăng gần gấp 2 lần so với năm 2010 (25,1%).
"Số ca tử vong do rượu bia khi tổng kết lại với con số khá lớn. Sử dụng rượu bia đã và đang gây nên gánh nặng đối với y tế, kinh tế và gia tăng các vấn đề xã hội. Theo thống kê gần đây nhất, mỗi năm có khoảng hơn 548.000 trường hợp tử vong do ung thư, bệnh tim mạch, tâm thần, tiêu hoá, nhiễm trùng và do một số bệnh khác, trong đó ước lượng có khoảng hơn 40.800 ca tử vong liên quan đến bia rượu (chiếm tỷ lệ 7,5%)"- TS Trần Quốc Bảo nói.
Cũng theo TS Trần Quốc Bảo, rượu/bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế. Rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 2 trong 10 nguy cơ gây tàn tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, rượu bia cũng là nguyên nhân lớn nhất gây ra 30% các vụ gây rối trật tự xã hội và 33,7% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam. Sử dụng rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng bất bình đẳng giới và bất bình đẳng kinh tế xã hội, thách thức các nỗ lực giảm nghèo bền vững.
Theo Điều tra yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2021 cho thấy tỷ lệ nam giới Việt Nam uống rượu bia rất cao. Theo thống kê, năm 2021 có tới 64% nam giới và 10% nữ giới hiện có uống rượu bia 30 ngày qua. Đáng lưu ý, tỷ lệ uống ở mức nguy hại đều tăng cao qua các năm, nhất là ở nam giới. Cứ 3 nam giới thì có 1 người uống ở mức nguy hại.
Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở thanh thiếu niên nam giảm nhẹ nhưng tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nữ lại tăng. Theo điều tra sức khỏe học sinh trường học 2019, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam trẻ vị thành niên (13-17 tuổi) là 24.6% (giảm so với 33.2% năm 2013) và ở nữ là 20% (tăng so với 17.6% năm 2013). Trong đó, tỷ lệ đã từng uống say ở cả vị thành niên nam và nữ đều ở mức cao với 22.1% ở nam và 19.3% ở nữ.
Khuyến nghị về tăng thuế, hạn chế quảng cáo tiếp thị rượu bia
Ước tính chi phí trực tiếp cho tiêu dùng rượu bia ở Việt Nam vào năm 2017 là 4 tỷ USD, gần bằng 7% số thu ngân sách của nhà nước (chưa tính đến chi phí gián tiếp) trong khi đóng góp cho ngân sách nhà nước toàn ngành năm 2017 là khoảng 50.000 tỷ đồng (tương đương với 2 tỷ USD).
ThS Nguyễn Tuấn Lâm cho hay hiện nay thuế rượu bia tại Việt Nam vẫn đang ở mức thấp. Theo tính toán tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ chỉ chiếm khoảng 30%, trong khi đó, ở nhiều nước thuế rượu bia chiếm khoảng 40%-85 % giá bán lẻ. Trong khi WHO đã khuyến cáo, chính sách thuế là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát tác hại của rượu bia, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do rượu bia gây ra.
Khi giá của rượu bia tăng lên, lượng tiêu thụ và tác hại cũng sẽ giảm. Ngay cả những người uống nhiều hoặc lệ thuộc vào rượu bia cũng sẽ giảm lượng uống khi giá tăng lên
Giá rượu bia tăng 20% có thể làm giảm 13% mức tiêu thụ rượu, bia (giảm 10% mức tiêu thụ bia, 16% mức tiêu thụ rượu mạnh và rượu vang)
Vì vậy, tại hội nghị, nhiều ý kiến từ chuyên gia của Cục Y tế dự phòng, WHO và Tổ chức HealthBridge nhấn mạnh kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế gới cho thấy, cần phải tăng thuế để ít nhất giữ cho sức mua không tăng và cần tăng thuế mạnh để giảm sức mua từ đó giảm thiểu hậu quả đối với sức khỏe, kinh tế, xã hội.
iệc tăng thuế để tăng giá các mặt hàng rượu bia đem lại nhiều lợi ích cho y tế công cộng, kinh tế và xã hội. Những lợi ích này bao gồm: làm giảm tiêu dùng, giảm tử vong, bệnh tật liên quan đến rượu bia, giảm chi phí y tế, cải thiện hiệu quả làm việc, giảm hậu quả về mặt xã hội của lạm dụng rượu bia và tăng thu ngân sách cho Chính phủ. Đây là chính sách hai bên (Nhà nước và người dân) cùng hưởng lợi.
Các chuyên gia khuyến nghị cần tăng thuế, hạn chế quảng cáo tiếp thị rượu bia
Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia để có thể giảm tiêu thụ rượu bia hoặc ít nhất giữ sức mua rượu bia không gia tăng.
Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung thêm thuế tuyệt đối và chuyển sang cơ chế thuế hỗn hợp để có thể hạn chế các điểm yếu của thuế tỷ lệ như vấn đề chuyển giá và chuyển dịch tiêu dùng giữa các loại sản phẩm.
Một góc độ khác cũng được TS Trần Quốc Bảo đưa ra thông tin đó là nghiên cứu ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình cho thấy: hạn chế quảng cáo tiếp thị rượu bia, đặc biệt là bia, làm giảm được tổng lượng uống và lượng uống trung bình thường xuyên.
Nghiên cứu ở 17 quốc gia với thời gian theo dõi trong 13 năm cho thấy so với các quốc gia không áp dụng cấm quảng cáo rượu bia trên đài phát thanh và truyền hình, tỷ lệ tiêu thụ rượu bia ở quốc gia cấm các hình thức quảng cáo này thấp hơn 11% và tỷ lệ tai nạn giao thông cũng thấp hơn 23%.
Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cùng thực hiện khảo sát và vừa thông báo một phần kết quả, cho biết sau 2 năm thực hiện Luật phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia, các quy định trong luật thực sự có hiệu quả trong cuộc sống.
Cụ thể, với quy định phạt nặng hành vi lái xe khi đã uống rượu bia, khảo sát năm 2015 cho thấy có 45% nam giới được hỏi cho biết có lái xe trong 2 giờ sau khi uống rượu bia, khảo sát năm 2021 tỉ lệ này chỉ còn 27%.
Ông Nguyễn Tuấn Lâm (Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam) cũng cho hay số tử vong do tai nạn giao thông giảm khoảng 1.000 ca/năm trong các năm 2020-2021 do nhiều nguyên nhân, nhưng trong số này có nguyên nhân số người uống rượu bia và tham gia giao thông đã giảm bớt.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Ngành y tế sẵn sàng mọi tình huống khi tìm kiếm được nạn nhân vụ lật tàu du lịch ở Hạ Long
- Mời báo giá sửa chữa, thay thế hệ thống mạng LAN, wifi tại Cơ quan Bộ Y tế
- Ứng cứu kịp thời 4 ngư dân gặp nạn trên biển
- Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh
- Ngành Y tế Quảng Ninh kích hoạt ứng phó khẩn cấp, huy động toàn lực cứu chữa nạn nhân
- Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng nhân lực, thuốc ứng phó với bão số 3, không để gián đoạn cấp cứu, điều trị
- Dự thảo: Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi)