HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Bộ Y tế trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho Giám đốc Quốc gia, CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam
Thứ Năm, ngày 14/11/2024 13:30Chiều ngày 14/11/2024, tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trao Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho ông Eric Joseph Dziuban, Giám đốc Quốc gia, Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa...
UNDP-WHO hỗ trợ giải quyết ô nhiễm không khí tại Việt Nam
Thứ Năm, ngày 14/11/2024 10:18Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chủ trì buổi làm việc với UNDP và WHO Sáng ngày 11/11/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã chủ trì...
Tăng cường sàng lọc, chẩn đoán và điều trị viêm gan B,C tại tuyến y tế cơ sở
Thứ Năm, ngày 14/11/2024 09:06Ngày 13/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội thảo quốc tế chia sẻ kết quả ban đầu triển khai mô hình chăm sóc và điều trị viêm gan vi rút tại tuyến y tế cơ sở. GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng...
Ký kết ghi nhớ giữa Bộ Y tế nước CHXHCN Việt Nam và Cục Giám sát Dược phẩm Quốc gia nước CHND Trung Hoa
Thứ Ba, ngày 12/11/2024 11:11Ngày 12/11/2024 tại trụ sở Bộ Y tế đã diễn ra lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa Bộ Y tế nước CHXHCN Việt Nam và Cục Giám sát Dược phẩm Quốc gia nước CHND Trung Hoa về hợp tác giám sát quản lý dược phẩm,...
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Quản lý bệnh viện Châu Á năm 2025
Thứ Ba, ngày 12/11/2024 04:16Đây là thông tin được GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tại cuộc buổi làm việc với Tổ chức quản lý Bệnh viện Châu Á (HMA) về đề xuất tổ chức Hội nghị Quản lý bệnh viện Châu Á lần...
Tổng thuật chiều 11/11: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế
Thứ Hai, ngày 11/11/2024 13:00Chiều 11/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì điều...
Đảng ủy Bộ Y tế triển khai, quán triệt công tác tổ chức đại hội các cấp thuộc Đảng bộ Bộ Y tế
Thứ Hai, ngày 11/11/2024 12:38Ngày 11/11/2024, Đảng ủy Bộ Y tế đã tổ chức triển khai, quán triệt công tác tổ chức đại hội các cấp thuộc Đảng bộ Bộ Y tế. Tham dự hội nghị gồm các đồng chí là lãnh đạo, cấp ủy viên các Đảng bộ,...
Bộ Y tế chuẩn bị “Hội chợ dược liệu Y Dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai, năm 2024”
Thứ Hai, ngày 11/11/2024 12:35Thực hiện kế hoạch về tổ chức “Hội chợ dược liệu Y Dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai, năm 2024”, ngày 11/11/2024, Bộ Y tế đã có cuộc họp trực tiếp và trực tuyến với...
Đồng bộ các biểu mẫu và đưa vào sử dụng phù hợp với mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe ngành Y tế
Thứ Hai, ngày 11/11/2024 12:27Đây là ý kiến yêu cầu của PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế tại hội thảo lập kế hoạch và giám sát chỉ đạo tuyến về truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2024 do Trung tâm Truyền thông...
Bệnh ung thư gia tăng mạnh mẽ và trở thành một trong những vấn đề sức khỏe hàng đầu hiện nay
Chủ Nhật, ngày 10/11/2024 11:37Ngày 08/11/2024, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội tổ chức hội thảo phòng, chống ung thư Hà Nội năm 2024. TS.BSCKII Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế dự và phát biểu tại hội thảo. ...
Cập nhật và triển khai các chiến lược phòng ngừa, cấp cứu và điều trị đột quỵ một cách toàn diện
Chủ Nhật, ngày 10/11/2024 11:32Các đại biểu tham dự hội nghị Đột quỵ Quốc tế năm 2024 với chủ đề tiếp cận đa chuyên khoa và trí tuệ nhân tạo Sáng ngày 09/11/2024, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Hội Đột quỵ...
Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường và ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt
Thứ Bẩy, ngày 09/11/2024 02:57Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11 và ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt 2/11 Sáng ngày 08/11/2024, tại Lào Cai, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ...
Ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mang tính cách mạng trong y học
Thứ Bẩy, ngày 09/11/2024 02:53Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự lễ khởi công tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC - HOSTEP Sáng ngày 07/11/2024, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, đã diễn ra lễ...
Tiếp tục nỗ lực thực hiện đấu thầu, mua thuốc và thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 07:32Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì buổi làm việc về công tác đấu thầu, mua thuốc, thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh Ngày 07/11/2024, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế...
Thủ tướng bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia
Thứ Tư, ngày 06/11/2024 10:20Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1333/QĐ-TTg ngày 5/11/2024 bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan gửi thư chúc mừng Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động thuộc các cơ sở đào tạo và các cơ sở thực hành đào tạo nhân lực lĩnh vực y tế
Thứ Tư, ngày 06/11/2024 05:06Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024, thay mặt Lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gửi...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với đoàn công tác Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam
Thứ Tư, ngày 06/11/2024 03:05Chiều ngày 05/11/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã có buổi làm việc với đoàn công tác Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam về thực trạng rào cản và đề xuất...
Bộ Y tế công bố các Quyết định công tác nhân sự thuộc Đảng Bộ Văn phòng Bộ Y tế
Thứ Tư, ngày 06/11/2024 02:59Chiều ngày 05/11/2024, tại trụ sở Bộ Y tế, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Y tế, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Y tế đã trao các Quyết...
Chia sẻ kinh nghiệm của các nước khu vực ASEAN về kiểm soát thuốc lá
Thứ Hai, ngày 04/11/2024 11:37Chiều ngày 04/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Y tế (Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá) hợp Liên minh Kiểm soát Thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Liên minh Phòng, chống tác hại thuốc lá Đông Nam Á
Thứ Hai, ngày 04/11/2024 11:24Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, làm việc với Liên minh Phòng, chống tác hại thuốc lá Đông Nam Á ( SEATCA) Sáng ngày 04/11/2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Uỷ viên...
Xuất bản thông tin
Nước lụt dễ mang nhiều mầm và cách xử trí
12/06/2023 | 10:56 AM
Nhiều đợt mưa lớn đang đổ bộ vào các tỉnh miền Trung gây lũ lụt nghiêm trọng. Lũ lụt tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe, nhất là lúc mọi người đã quá mệt mỏi về thể chất và tinh thần khắc phục hậu quả ngập nước kéo dài.
1. Rủi ro sức khỏe do nước trong lũ lụt không đạt vệ sinh
Nước ở vùng lũ lụt thường bị ô nhiễm bởi nước thải, hóa chất và có thể chứa đựng các vật sắc nhọn làm bằng kim loại hoặc thủy tinh. Nước thải có thể gây ra viêm da hoặc phát ban trên các bộ phận của cơ thể khi bị ngập trong nước lụt với thời gian dài như các vùng da của chân và bàn chân.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nước lụt cũng dễ mang nhiều mầm bệnh. Đó là một vấn đề nghiêm trọng ở các nước đang phát triển nơi có mầm bệnh dịch tả, thương hàn... Những rối loạn tiêu hóa phổ biến là bệnh tiêu chảy hoặc các vấn đề về dạ dày nếu tiếp xúc với nước bị ô nhiễm hoặc tiêu thụ thức ăn, đồ uống nhiễm bẩn nước lũ.
Để hạn chế nhiễm trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) nhắc nhở phụ huynh không cho trẻ chơi với đồ chơi đã ngâm trong nước lụt, trừ khi đồ chơi đã được rửa kỹ. Tiếp xúc với nước lụt, ngoài nguy cơ phát ban da còn có thể nhiễm bệnh lý tai mũi họng và viêm kết mạc.
Lũ lụt có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe, nhất là lúc mọi người đã quá mệt mỏi chống lũ.
2. Dễ lây lan bệnh lý hô hấp trong bão lũ khi trú ẩn đông người
Các nhiễm trùng đường hô hấp có nhiều khả năng lây lan ở trong khu vực trú ẩn mưa lũ với quy mô nhiều người.
Trong lũ lụt, người dân khó có thể duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh lành mạnh. Khi mọi người ở cùng nhau trong những nơi trú ẩn với các nhóm người đông, thật dễ dàng để lây lan mầm bệnh.
Tốt nhất, nên tuân thủ vệ sinh chung và các khuyến cáo giữ gìn sức khỏe nơi trú ẩn.
3. Thương tích và nhiễm trùng da do mưa lũ
Nguy cơ thương tích trong và sau một đợt mưa lũ là rất cao. Nước lũ và các vùng nước đọng ẩn chứa nhiều rủi ro, bao gồm các bệnh truyền nhiễm, các mối nguy hiểm do chất hóa và thương tích.
Công an, giáo viên dọn bùn tại trường Mầm non xã Hương Thủy, huyện Hương Khê. Ảnh: Đức Hùng
Nếu đang có vết thương sẵn ở da, các xử trí ban đầu có thể giúp chữa lành các vết thương nhỏ và ngăn ngừa nhiễm trùng. Thực hiện các bước sau để bảo vệ bản thân và gia đình của bạn:
Tránh tiếp xúc với nước lũ nếu bạn có vết thương hở;
Giữ vết thương hở càng sạch càng tốt bằng cách rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch;
Che sạch vết thương bằng băng không thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng;
Tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức nếu vết thương phát triển đỏ, sưng, hoặc rỉ dịch hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng khác như sốt, tăng đau, khó thở, nhịp tim nhanh.
Nếu bị thương tích trong mưa lũ, bạn có thể xử trí ban đầu vết thương như:
Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch;
Tránh chạm vào vết thương bằng ngón tay của bạn trong khi điều trị, nếu có thể hãy sử dụng găng tay cao su dùng một lần;
Loại bỏ đồ trang sức và quần áo khỏi phần cơ thể bị thương;
Băng ép trực tiếp băng vô trùng cho bất kỳ vết thương chảy máu nào để làm ngừng chảy máu;
Làm sạch vết thương sau khi chảy máu đã dừng lại;
Loại trừ bụi bẩn và vật lạ khỏi vết thương bằng nước đóng chai hoặc nước sạch hoặc dung dịch nước muối;
Nhẹ nhàng làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch;
Lau khô và dán băng dính hoặc vải sạch khô;
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
5. Thách thức dọn dẹp môi trường liên quan đến sức khỏe
Các bác sĩ thường thấy nhiều người bị nhiễm trùng đường hô hấp sau khi nước lũ rút đi. Ô nhiễm từ nước lũ và nấm mốc phát triển nhanh chóng trong môi trường ấm áp có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn hoặc gây dị ứng đường hô hấp.
CDC khuyên mọi người nên mang ủng cao su và găng tay khi dọn dẹp nhà cửa, tránh tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ vật dụng nào đã tiếp xúc với nước lụt, có thể dùng khẩu trang hoặc mặt nạ khi dọn dẹp. Tường, sàn và bất kỳ vật gì có bề mặt cứng tiếp xúc với nước lũ, mặt bàn hoặc khu vực vui chơi trẻ em cần phải được làm sạch bằng xà phòng và nước sạch, khử trùng bằng dung dịch thuốc tẩy.
Vải nên được giặt sạch bằng nước nóng hoặc giặt khô. Đồ nội thất như giường và ghế sofa bọc vải nên được phơi khô dưới ánh mặt trời và sau đó được xịt bằng các chất khử trùng. Thảm nên được làm sạch bằng hơi nước và phơi khô. Thực phẩm và đồ uống đã tiếp xúc với nước lũ nên được vứt bỏ.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho rằng, mọi người cũng nên vứt bỏ thuốc đã ngâm nước, vì thuốc có thể không còn an toàn nếu chúng tiếp xúc với nước bị ô nhiễm.
7 rủi ro thường gặp đối với sức khỏe mùa mưa lũ và các cách xử trí ban đầu - Ảnh 2.
Những người sinh sống gần nước đọng nên cẩn thận hơn trong vấn đề phòng bệnh do muỗi đốt sau lũ lụt.
6. Rủi ro sức khỏe do nước đọng sau lũ lụt
Sau khi lũ lụt đi qua, có nguy cơ gia tăng nhiễm một số căn bệnh do muỗi đốt như sốt xuất huyết. Muỗi mang mầm bệnh phát triển mạnh trong nước đọng và sinh sản nhanh chóng.
Khuyến cáo những người sinh sống gần nước đọng nên cẩn thận hơn trong vấn đề phòng bệnh do muỗi đốt sau lũ lụt. Nhưng phải luôn nhớ muỗi không phải là côn trùng duy nhất, còn có các sinh vật khác bao gồm kiến, động vật gặm nhấm, bò sát và vật nuôi trong nhà có thể đóng vai trò trung gian lây truyền bệnh. CDC khuyến cáo giữ khoảng cách an toàn để tránh bị côn trùng cắn trong và sau mùa mưa lũ.
Nước đọng có thể bị rò rỉ điện do các đường dây điện bị rơi trong các vùng ngập nước hoặc những đường dây điện ngầm nhưng điện vẫn đang hoạt động. Chính tình trạng này có nguy cơ bị gây điện giật cho bất cứ ai tiếp xúc.
7. Phát sinh rối loạn sức khỏe tinh thần do căng thẳng lo âu trong bão lũ
Nghiên cứu cho thấy có nhiều mối quan tâm về sức khỏe từ một trận lũ lụt, ngoài những mối nguy hiểm hiện hữu lên sức khỏe thể chất, mưa lũ và thảm họa thiên nhiên còn ảnh hưởng xấu lên sức khỏe tinh thần. Bão và lũ lụt tạo thêm sự lo lắng, trầm cảm và căng thẳng, có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần hiện có hoặc dẫn đến phát sinh những vấn đề rối loạn tâm thần kinh mới.
Hiện tại, người dân đang dốc sức phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, lại thêm căng thẳng do mùa bão lũ đến càng làm dễ bộc lộ các rối loạn cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, lo lắng hoặc buồn phiền, suy nghĩ có thể trở nên lộn xộn, và có thể khó nhớ mọi thứ hoặc khó lắng nghe mọi người.
Một số người có thể phát triển các vấn đề liên quan đến những rối loạn tâm thần kinh liên quan đến rối loạn stress kéo dài do thảm họa thiên nhiên và dịch dã, nhưng phần lớn những người bị ảnh hưởng hồi phục nhanh chóng.
Nghiên cứu cho thấy, những người có kết nối chặt chẽ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp có xu hướng phục hồi tốt nhất, vì vậy các chuyên gia đề xuất chú ý đến những mối quan hệ xung quanh để giúp phục hồi tinh thần. Đối với những người có khó khăn về tinh thần kéo dài, nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ./.
Tin liên quan
- Bộ Y tế trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho Giám đốc Quốc gia, CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam
- UNDP-WHO hỗ trợ giải quyết ô nhiễm không khí tại Việt Nam
- Tăng cường sàng lọc, chẩn đoán và điều trị viêm gan B,C tại tuyến y tế cơ sở
- TỔNG THUẬT: Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng TTĐT các bộ, ngành, địa phương
- Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
- Hơn 21.000 thầy thuốc trẻ tình nguyện khám bệnh cho trên 1 triệu lượt người dân
- Đáp ứng cơ bản nhu cầu điều trị, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế