HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc điều hành Toàn cầu của Viện Tony Blair vì sự phát triển toàn cầu

Thứ Hai, ngày 04/12/2023 09:04

Hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8

Thứ Hai, ngày 04/12/2023 07:26

Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Người bệnh ung thư phải đương đầu với những khó khăn chồng chất'

Thứ Hai, ngày 04/12/2023 02:11

Nối dài yêu thương tới trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh

Chủ Nhật, ngày 03/12/2023 11:12

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII

Thứ Bẩy, ngày 02/12/2023 11:19

Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai có vai trò đặc biệt như một trung tâm chống độc quốc gia

Thứ Bẩy, ngày 02/12/2023 10:01

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp cựu Đại sứ Hữu nghị Việt Nam– Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 01/12/2023 09:16

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó viện trưởng phụ trách chuyên môn Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường

Thứ Sáu, ngày 01/12/2023 07:59

Tăng cường phối hợp công tác quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lĩnh vực y tế

Thứ Sáu, ngày 01/12/2023 04:30

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 01/12/2023 00:08

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham gia Đoàn công tác tháp tùng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân thăm chính thức Nhật Bản

Thứ Năm, ngày 30/11/2023 08:04

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên gặp mặt Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028

Thứ Tư, ngày 29/11/2023 13:14

Hợp tác y tế nâng tầm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đan Mạch

Chủ Nhật, ngày 26/11/2023 00:41

Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (01/12): Cộng đồng sáng tạo cùng chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

Thứ Bẩy, ngày 25/11/2023 12:18

Bộ trưởng Bộ Y tế: Chuyển tuyến bằng giấy hay điện tử đều rất cần thiết

Thứ Bẩy, ngày 25/11/2023 06:02

Lễ trao Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho GS.TS.BS Oka Shinichi, Giám đốc danh dự Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Điều trị AIDS thuộc Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Y tế toàn cầu của Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 24/11/2023 10:56

Kỹ thuật và Công nghệ Y sinh nâng tầm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 24/11/2023 09:24

Hội nghị thường niên Câu lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam - lần thứ XXI năm 2023

Thứ Sáu, ngày 24/11/2023 03:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tham dự kỳ họp lần thứ 42 Đại Hội đồng UNESCO

Thứ Tư, ngày 22/11/2023 07:54

Tiếp tục nâng cao nhận thức về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam

Thứ Ba, ngày 21/11/2023 01:36

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc dài hạn của người cao tuổi Việt Nam

20/08/2023 | 15:01 PM

 | 

Gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là của các bệnh không lây nhiễm đang ngày càng gia tăng, chăm sóc truyền thống tại gia đình đang giảm đi do quy mô gia đình ngày càng nhỏ, di cư ngày càng lớn và thu nhập chưa cao... đang là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến nhu cầu chăm sóc dài hạn của người cao tuổi Việt Nam.

 

Thông tin trên được ông Phan Văn Toàn  - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế nhấn mạnh tại hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc người cao tuổi tại Việt Nam do Bộ Y tế, Ngân hàng phát triển Châu Á và các đối tác tổ chức tại Hà Nội.

Chăm sóc sức khoẻ dài hạn cho người cao tuổi còn hạn chế

Việt Nam hiện là một trong những nước có tốc độ già hóa nhanh trên thế giới. Nếu như năm 2021, Việt Nam có 10 tỉnh, thành có chỉ số già hoá dân số cao nhất gồm Thái Bình, Bến Tre, Vĩnh Long, Hà Nam, Nam Định, Tiền Giang, Hải Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang, Hải Phòng, trong đó Thái Bình có chỉ số già hoá cao nhất là 95,77.

Và ở thời điểm này chỉ số già hoá của toàn bộ dân số Việt Nam là 53,13; chưa có tỉnh nào có chỉ số già hoá hơn 100 thì với tốc độ già hoá tăng nhanh như hiện nay, dự báo đến năm 2029, tăng lên 14 tỉnh, thành có chỉ số già hoá trên 100, tức là có dân số cao tuổi nhiều hơn dân số trẻ em. Và đến năm 2039, sẽ tăng lên 41 tỉnh, thành.

Việt Nam có tốc độ già hóa nhanh nhưng thiếu mô hình chăm sóc dài hạn sức khoẻ người cao tuổi hiệu quả - Ảnh 1.

Ông Phan Văn Toàn - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho hay có nhiều yếu tố ảnh hưởng lớn đến nhu cầu chăm sóc dài hạn của người cao tuổi Việt Nam

"Trong khi việc chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi vẫn còn hạn chế, chưa có mô hình hiệu quả"- ông Toàn nói.

Làm rõ thêm nội dung này, GS.TS Giang Thanh Long - Viện nghiên cứu Y xã hội học cho hay, các hoạt động chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Việt Nam phần lớn được thực hiện tại nhà và do người trong gia đình thực hiện. Do đó việc cung cấp gói dịch vụ chăm sóc dài hạn tại nhà cho người cao tuổi là cần thiết.

"Cần phải phát triển và tiến hành đào tạo về kiến thức và kỹ năng chăm sóc dài hạn với ưu tiên hàng đầu là dành cho người trong gia đình của người cao tuổi. Cùng đó, sự ưu tiên trong các dịch vụ chăm sóc dài hạn cần dành cho những người trong nhóm đại lão, nhất là phụ nữ"- GS.TS Giang Thanh Long khuyến nghị.

Tài chính cho chăm sóc dài hạn sức khoẻ người cao tuổi: Khuyến nghị từ chuyên gia

Về tài chính cho chăm sóc dài hạn, GS. Soonman KWON, nguyên Viện trưởng Viện Phát triển ngành y tế Hàn Quốc đưa ra các mô hình hiệu quả dựa vào thuế như trên 90% chi tiêu công cho chăm sóc dài hạn được tra bằng tiền tiêu thụ từ thuế ở các nước như Thuỵ Điển, New Zealand, Úc, Đan Mạch. Hay tài chính cho chăm sóc dài hạn thông qua chính sách bảo hiểm ở Đức, Nhật Bản hoặc cơ chế tài chính hỗn hợp cho chăm sóc dài hạn được triển khai ở Hà Lan, Đức, Nhật Bản.

Việt Nam có tốc độ già hóa nhanh nhưng thiếu mô hình chăm sóc dài hạn sức khoẻ người cao tuổi hiệu quả - Ảnh 2.

Việt Nam có tốc độ già hóa nhanh nhưng thiếu mô hình chăm sóc dài hạn sức khoẻ người cao tuổi.

GS. Soonman KWON cũng cho biết thêm, tại Hà Lan và Đức tất cả mọi người tàn tật ở mọi lứa tuổi đều được hưởng lợi từ bảo hiểm chăm sóc dài hạn; Tại Nhật Bản chăm sóc dài hạn áp dụng cho người cao tuổi trên 65 tuổi và chăm sóc dài hạn cho người có sức khoẻ yếu liên quan đến già hoá ở độ tuổi từ 40- 64; Tại Hàn Quốc, chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi trên 65 tuổi và chăm sóc dài hạn cho người có sức khoẻ yếu liên quan đến già hoá tuổi trẻ hơn 65.

Tham luận tại hội nghị, PGS.TS Phạm Huy Tuấn Kiệt - Viện Đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội cùng ThS Đoàn Ngọc Thuỷ Tiên - Chuyên gia chi phí mô hình chăm sóc dài hạn người cao tuổi nhấn mạnh: Hoạt động chăm sóc dài hạn và các chính sách liên quan cần được quản lý bởi ngành y tế.

Việc đánh giá nhu cầu cá nhân cho chăm sóc dài hạn cần được xác định thông qua giám định y khoa, đề xuất áp dụng phương pháp theo tiêu chuẩn quốc tế chính sách tài chính cho chăm sóc dài hạn cần được đề cập trong Luật Bảo hiểm y tế.

Cũng tại hội nghị, Ban Tổ chức đã khởi động dự án "Hỗ trợ xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc dài hạn dựa vào cộng đồng" với sự hỗ trợ của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á từ Quỹ vì một Châu Á - Thái Bình Dương thịnh vượng và bền vững của Chính phủ Nhật bản (JFPR) nhằm cung cấp các hỗ trợ về kỹ thuật trong việc xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc dài hạn dựa vào cộng đồng cho người cao tuổi.

Theo ông Phan Văn Toàn, trong quá trình thực hiện, dự án sẽ tiến hành phân tích nhu cầu chăm sóc dài hạn của người cao tuổi, thực trạng của hệ thống chăm sóc tại cộng đồng, từ đó xây dựng và triển khai thí điểm mô hình chăm sóc dài hạn dựa vào cộng đồng tại 12 thôn trong 4 xã của 2 huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) và Kim Bôi (Hòa Bình).

Kết quả của dự án sẽ cung cấp các bằng chứng về sự phù hợp, tính khả thi, tính hiệu quả và khả năng bền vững của mô hình từ đó đề xuất với Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và các đơn vị liên quan về việc mở rộng mô hình, mở rộng quyền lợi chăm sóc, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ do bảo hiểm y tế chi trả đối với người cao tuổi tại cộng đồng, đồng thời đa dạng hóa nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác chăm sóc người cao tuổi...

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến