HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 08:43

12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 00:52

Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”

Thứ Năm, ngày 10/07/2025 07:50

Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 15:29

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:19

Bộ Y tế làm việc tại Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 – 2035

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:16

Bộ Y tế và Hội Quân Dân y Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 15:02

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 09:37

Cảnh báo tình trạng kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh sốt rét

Chủ Nhật, ngày 06/07/2025 01:31

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 14:25

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Nhận biết, xử trí nhiễm trùng tiết niệu ở người cao tuổi

28/09/2019 | 14:56 PM

 | 

Nhiễm trùng tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở người cao tuổi. Đáng lưu ý là so với người trẻ tuổi, người cao tuổi có thể gặp các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng hơn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là nhiễm trùng của bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, bao gồm 2 thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu - bàng quang và niệu đạo. Các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu có thể bao gồm: Cảm giác buồn tiểu gấp gáp; Đi tiểu thường xuyên hơn, thậm chí có khi chỉ rặn ra được một ít nước tiểu; Có cảm giác nóng rát, đau buốt hoặc khó chịu khi đi tiểu; Có cảm đau tức lưng hoặc bụng dưới; Nước tiểu đục hoặc có mùi bất thường; Có lẫn máu trong nước tiểu; Cảm giác tiểu không hết: Bàng quang không cảm thấy trống rỗng sau khi đi tiểu; Sốt hoặc rét run (dấu hiệu có thể nhiễm trùng đã lan lên thận); Cảm giác mệt mỏi, run rẩy; Cảm thấy buồn nôn; Nôn.

Triệu chứng ở người cao niên

Người cao tuổi bên cạnh các triệu chứng UTI điển hình ở trên còn có nhiều khả năng lâm vào tình trạng lú lẫn, mê sảng hoặc thay đổi hành vi. Những thay đổi trong hành vi có thể chỉ điểm tình trạng UTI ở người cao tuổi bao gồm: bồn chồn, lo lắng, ảo giác, chán ăn, kích động, lú lẫn hoặc giảm linh hoạt, thậm chí hôn mê. Các triệu chứng không điển hình khác có thể là bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ, nước tiểu rỉ ra thường xuyên.

Tại sao có các triệu chứng này ở người cao niên? Người ta không chắc chắn tại sao có các triệu chứng bổ sung như lú lẫn hoặc mê sảng xảy ra ở người lớn tuổi. Một giả thuyết cho rằng do các mạch máu cung cấp cho não kém hơn và có thể có nhiều khả năng nhiễm trùng lan truyền đến hệ thần kinh.

Nhiễm trùng đường tiểu có thể do vi khuẩn xâm nhập hệ thống tiết niệu qua niệu đạo.

Nguyên nhân và các yếu tố tăng nguy cơ cho người cao niên

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm gây nên. Nhiều UTI xảy ra do E.coli, một loại vi khuẩn thường có trong phân và có thể xâm nhập hệ thống tiết niệu qua niệu đạo. Các vi khuẩn khác có khả năng gây ra UTI thường gặp ở người cao tuổi có ống thông tiểu hoặc đang nằm trong bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc như viện dưỡng lão.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ người cao tuổi mắc UTI bao gồm: Thay đổi hệ thống miễn dịch; Tiếp xúc với các vi khuẩn khác nhau trong bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc; Có sẵn các bệnh khác, chẳng hạn như tiểu không tự chủ; Bị nhiễm trùng tiểu trước đây; Sự thay đổi cách thức hoạt động của hệ thống tiết niệu, chẳng hạn phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới; Tình trạng đang đặt ống thông tiểu. Như thế, điều quan trọng là người thân, người chăm sóc người cao tuổi cần phải nhận thức được các yếu tố nguy cơ này và quan sát bất kỳ thay đổi nhận thức nào ở người cao tuổi để phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiểu.

Biến chứng của UTI ở người cao tuổi

Nhiễm trùng tiểu khá là phổ biến, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Tổn thương thận: Nhiễm trùng tiểu nếu không được điều trị có thể lan đến thận và gây tổn thương thận hoặc bệnh thận. Nhiễm trùng thận là rất nghiêm trọng và cần phải nhập viện điều trị ngay.

Nhiễm trùng huyết: Một biến chứng khác của nhiễm trùng tiết niệu là nhiễm trùng huyết. Đây là một biến chứng đe dọa tính mạng, nếu không được điều trị có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng và cuối cùng là tử vong. Nhiễm trùng huyết có thể gây ra các biến chứng khác bao gồm rối loạn chức năng nội tạng, đe dọa mất chi và rối loạn đau majn tính. Ngay cả khi đã điều trị nhiễm trùng huyết, các biến chứng vẫn có thể xảy ra.

Nếu nghi ngờ có UTI, cần làm xét nghiệm nước tiểu. Nuôi cấy nước tiểu có thể xác định vi khuẩn nào đang gây nhiễm trùng để có điều trị phù hợp.

Điều trị thế nào?

Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho nhiễm trùng tiết niệu là kháng sinh, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng là nấm thì dùng thuốc chống nấm. Điều quan trọng là người bệnh phải dùng thuốc chính xác theo đơn, không tự ý dừng thuốc ngay cả khi cảm thấy hết triệu chứng.

Dùng thuốc chống loạn thần: Nếu UTI gây ra tình trạng lú lẫn hay mê sảng nghiêm trọng, có thể sử dụng thuốc chống loạn thần cho đến khi hết nhiễm trùng. Thuốc chống loạn thần làm giảm sự khổ sở, kích động và nguy cơ chấn thương ở người bệnh có triệu chứng này.

Kháng sinh tiêm tĩnh mạch: Các trường hợp UTI tiến triển hơn, chẳng hạn như những trường hợp dẫn đến nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng thận, phải nhập viện và dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Một tình trạng gọi là nhiễm trùng tiết niệu không triệu chứng (ASB) cũng phổ biến ở người lớn tuổi. Đó là khi xét nghiệm có vi khuẩn trong nước tiểu, nhưng chúng không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm trùng nào. Mặc dù ASB khá phổ biến ở người cao tuổi, nhưng thường không cần điều trị, trừ khi nó gây ra các triệu chứng lâm sàng khác.

Có thể ngăn ngừa được UTI?

Ngăn ngừa UTI là rất quan trọng đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao, trong đó có người cao tuổi. Các biện pháp ngăn ngừa UTI bao gồm: Uống nhiều nước; Tránh caffein và rượu. Khi đi vệ sinh: Thực hiện nguyên tắc lau từ trước ra sau. Kịp thời thay miếng lót hoặc đồ lót khi ướt (do tiểu không tự chủ). Liệu pháp estrogen âm đạo có thể giúp phụ nữ cao tuổi giảm nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu trong và sau khi mãn kinh do viêm teo âm đạo.

Nói chung, những người cao tuổi già yếu thường phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác. Hơn nữa, người cao tuổi thường mắc những bệnh đi kèm tuổi già như bệnh mất trí nhớ, Alzheimer làm người bệnh không thể kể cho bác sĩ, người chăm sóc dù họ có các triệu chứng điển hình của UTI. Do vậy, hiểu biết của người chăm sóc rất quan trọng trong việc phòng ngừa UTI cho người cao tuổi.

BSCKI. Nguyễn Thông

Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống


 

 

 


Thăm dò ý kiến